Chờ Đợi Giọng Nói Của Em

chương 15: cú sốc

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Tiểu Nụ, nữ, tuổi, học sinh cấp hai

Tôi xuất thân trong một gia đình trí thức, bố là giáo sư, mẹ là bác sĩ. Mẹ dạy bảo tôi rất nghiêm khắc,còn bố thì ngược lại. Mẹ thường ra lệnh cho tôi phải làm gì, còn bố thường hướng tôi làm theo ts của bố mẹ thông qua việc tâm sự với tôi. Tôi làm tất cả mọi chuyện theo yêu cầu của bố mẹ.Thành tích học tập của tôi luôn rất xuất sắc, lại là một trong những học sinh học đều các môn. Khi còn học tiểu học, tôi là một trong những thành viên sôi nổi của lớp. Mỗi khi có biểu diễn văn nghệ, cô giáp lại bảo tôi đăng ký,mỗi khi biểu diễn múa hát, đội múa lại do tôi dẫn đầu….Thậm chí tôi còn trở thành người dẫn chương trình thiếu nhi của đài truyền hình thiếu nhi thành phố .Oa, lần đầu tiên bước vào trường quay, tôi khá hồi hộp. Sau này tôi phát hiện ra rằng, phản ứng của mình khá nhanh nhạy,lại nói năng lưu loát. Ngoài việc làm người dẫn chương trình cho đài truyền hình thành phố, bố mẹ còn ủng hộ tôi đăng kí thi làm phóng viên nhỏ cho một tòa soạn báo thanh thiếu niên. Nhờ đi phỏng vấn, viết bài cho báo nên khả năng viết lách của tôi đã tiến bộ rất nhiều !

Sau khi lên cấp hai, tôi vẫn duy trì phong độ như hồi tiểu học. Mặc dù tôi là một “người nổi tiếng” trong trường, nhưng tôi không bao giờ cảm thấy mình có gì đáng để kiêu ngạo với mọi người cả. Bố dặn tôi phải biết cân bằng cảm xúc. Tôi luôn ghi nhớ điều bố dạy. Trong mắt của những người vừa quen biết tôi, tôi là một cô bé nho nhã, thanh lịch. Trong mắt của những người lạ, tôi là một người ít nói. Mặc dù tôi đã lên lớp bảy, cao gần bằng mẹ, nhưng không giống như các bạn nữ khác, hằng ngày tôi vẫn mặc những bộ đồng phục bình thường đến lớp. Đó là yêu cầu của mẹ. Các bạn trong lớp đọc truyện tranh và truyện tình yêu. Nhưng mẹ tôi và các thầy cô giáo đều nói, những loại sách báo này không có lợi cho sự phát triển tâm lí, tình cảm của chúng tôi. Vì thế tôi luôn tự giác không đọc những sách báo kiểu này. Các bạn trong lớp thường gọi tôi là “con ngoan của mẹ, học trò ngoan của thầy”.

Thế nhưng, dạo này tôi lại gặp phải rắc rối từ phía cô giáo của mình. Cô giáo chủ nhiệm mới của lớp tôi không thích tôi cho lắm. Từ khi nhận làm chủ nhiệm lớp, cô quyết định sẽ thay đổi hết vị trí cán bộ lớp. tôi vốn là lớp trường, nay bị cô chuyển xuống làm lớp phó. Cô nói làm vậy là để cho tất cả học sinh đều có cơ hội rèn luyện như nhau. Dần dần tôi phát hiện ra, cô giáo chủ nhiệm chỉ thích những bạn khéo léo và giỏi nịnh. Lớp tôi có một bạn nữ tên là N, kết quả học tập rất kém, chỉ giỏi khoác lác. Cô giáo chủ nhiệm cũ của chúng tôi thường xuyên phê bình bạn ấy là sĩ diện hão. Thế nhưng, N suốt ngày bám lấy cô giáo chủ nhiệm mới để nịnh nọt, lại còn mua mũ cho con cô nữa nên cô giáo rất quý N. chúng tôi chưa bào giờ dám đùa với cô giáo chủ nhiệm, nhưng N có thể thân thiện trêu đùa cô. Mỗi khi N phạm lỗi, cô thường xuề xòa cho qua, nhưng lại hết sức nghiêm khắc với những đứa như tôi. Tính tôi thẳng thắn, ít nói chuyện với những người không hợp. Thế là cô giáo chủ nhiệm mới liền nói rằng tôi kiêu căng và tuyên bố trước lớp rằng không công nhận thành tích trước đây của học sinh, cô coi trọng biểu hiện bây giờ hơn. Chính vì thế tôi cảm thấy rất buồn lòng, không hiểu tại sao cô lại ghét tôi đến như vậy !

Vài tháng trước, bố tôi đi Anh phỏng vấn một vị học giả. Ở nhà, tôi và mẹ luôn trong trạng thái mẹ nói,tôi nghe theo.Tôi không có thói quen kể khổ với mẹ, bố tôi lại đang ở xa nên tôi đành dấu những tâm sự này trong lòng. Cô giáo chủ nhiệm đối xử với tôi như vậy khiến cho rất nhiều bạn trong lớp mừng thầm, trong đó có N. Thậm chí tôi còn nghi ngờ N nói xấu tôi với cô giáo chủ nhiệm nữa.

Do tinh thần không ổn định nên lúc lên lớp, tôi không sao tập trung nghe giảng được. Một lần,vào tiết Anh của cô giáo chủ nhiệm, trong khi cô đang giảng về ngữ pháp thì trông thấy tôi có vẻ hoang mang và thiếu tập trung, thế là cô liền gọi tôi lên trả lời câu hỏi. Mặc dù tôi trả lời đúng nhưng cô vẫn rất bực tức, còn phê bình tôi trước lớp là kiêu căng, tự mãn, lại còn nói tôi đừng có cậy vào những thành tích trước đây mà làm phách nọ kia. Cô nói rất quá đáng, thậm chí một số học sinh trong lớp còn tỏ ra bất bình thay cho tôi. Tôi uất ức đến phát khóc. Đây là lần đầu tiên tôi bị phê bình trước lớp.

Nhưng cô giáo chủ nhiệm dường như không thèm để ý đến những giọt nước mắt của tôi, cô lạnh lùng nói : “ngồi xuống!”. Lúc đó, cả lớp đều quay lại nhìn, tôi xấu hổ vô cùng,chỉ biết gục mặt xuống bàn, âm thầm khóc. Một bạn nam trong lớp nói với giọng thông cảm : “Bạn ấy khóc rồi!”. Cô giáo chủ nhiệm thở dài nói: “Có những người luôn cho rằng mình hoàn mỹ,nên không chịu nổi dù chỉ một chút phê bình. Hôm nay tôi muốn xem họ hoàn mỹ ở chỗ nào?”. Những lời nói của cô như một con dao sắc cứa vào trái tim tôi. Nói xong, cô giáo chủ nhiệm không thèm để ý đến tôi nữa và tiếp tục giảng bài. Tôi cứ thế nằm bò ra bàn mà khóc, sau đó có vài bạn ra an ủi tôi. Sự thông cảm và đồng tình của họ đã làm tôi dễ chịu hơn một chút.

Kể từ đó, thái độ cô giáo chủ nhiệm ngày càng lạnh nhạt với tôi hơn.Đương nhiên tôi cũng không thể có cảm tình với cô được. Tâm trạng của tôi vô cùng tồi tệ, đêm nào cũng mơ thấy ác mộng. Tôi mơ cô giáo chủ nhiệm luôn cố tìm cách làm khó, mắng mỏ tôi. Một lần, trong cuộc họp của hội học sinh ở trường, cô tổng phụ trách có hỏi thăm tôi vì sao dạo này tôi lại gầy như vậy, có phải là vì học hành căng thẳng quá hai không. Cô ấy còn dặn dò tôi phải giữ gìn sức khỏe nữa! Mắt tôi đỏ hoe, nhưng cuối cùng tôi vẫn không kể cho cô ấy nghe chuyện về cô giáo chủ nhiệm. Tôi đã quen với việc giấu cảm xúc của mình, hơn nữa, cô tổng phụ trách lại là đồng nghiệp của cô giáo chủ nhiệm lớp tôi, quan hệ của hai người tương đối tốt, vậy thì làm sao tôi có thể nói xấu một giáo viên trước mặt giáp viên khác được cơ chứ?

Cán bộ lớp mới được phân công làm việc rất tốt.Lớp trưởng mới của lớp tôi mặc dù không làm theo hướng của tôi trước đây nhưng cũng có những ưu điểm riêng. Còn về phần tôi, chức vụ lớp khó có vẻ “hưu danh vô thực”. Trước đây, lớp có chuyện gì các bạn đều tìm tôi để hỏi ý kiến. Nhưng bây giờ,tôi đã trở thàn một nhân vật mờ nhạt. Các hoạt động của trường không còn nhiều như hồi tôi học tiểu học, nhà trường lại luôn coi trọng và nhấn mạnh vào thành tích học tập của học sinh mà thành tích học tập của tôi hiện nay đã sa sút rất nhiều. Trước đây, tôi vốn là học sinh dẫn đầu lớp, nay bị tụt xuống thứ ba, thậm chí thứ năm. Tôi vừa cảm thấy đau lòng lại vừa sợ, khó chịu và rất ghét cô giáo chủ nhiệm nữa. Tôi muốn đợi đến khi bố về sẽ xin bố chuyển trường. Nhưng tôi e là không được,vì trường tôi đang học là trường chuyên, trường cấp hai tốt nhất trong thành phố.

Chat room

Nếu tôi là cô giáo chủ nhiệm của Tiểu Nụ, chắc chắn tôi sẽ rất quý,thậm chí có phần còn thiên vị Tiểu Nụ nữa. Bởi Tiểu Nụ là một cô bé ngoan ngoãn, hiền lành, chấp hành kỉ luât và rất ngây thơ. Thực ra, cách làm này của tôi thể hiện sở thích thường gặp của giáo viên. Vì thế tôi không cảm thấy ngạc nhiên khi cô giáo chủ nhiệm cũ của Tiểu Nụ lại thích cô bé đến như vậy. Vấn đề là ở chỗ, hiện nay Tiểu Nụ gặp phải một cô giáo “hơi khác thường” so với các cô giáo khác. Tiêu chuẩn chọn người, tác phong làm việc và cách nói năng của cô giáo chủ nhiệm mới đã phá vỡ hoàn toàn thói quen trong tâm lí của Tiểu Nụ, khiến cô bé cảm thấy mất thăng bằng và khó tránh khỏi việc gặp phải nhiều rắc rối. Tôi không cho rằng cách đối xử của cô giáo chủ nhiệm mới của Tiểu Nụ là đúng đẵn, nhưng tôi tin rằng , cho dù không phải là cô giáo chủ nhiệm mới thì chắc chắn sau này,trên con đường mà Tiểu Nụ đi cũng sẽ khó tránh khỏi có những thầy cô giáo, lãnh đạo hoặc một ai đó giống như vậy. Những người như thế chính là những nốt nhạc lạc điệu trong bản nhạc của Tiểu Nụ. Tuy nhiên, trong cuộc sống của chúng ta, khó có ai tránh khỏi những điều này. Chính vì thế mà Tiểu Nụ cần phải làm quen dần dần. Khi bạn có thể thích nghi với những khó khăn như vậy thì cũng là lúc bạn đã đủ trường thành. Hàm nghĩa của từ “thói quen” mà tôi nhắc đến ở đây chính là sự thiếu kinh nghiệm, chưa từng trải của Tiểu Nụ. Tôi hy vọng Tiểu Nụ sẽ không suy nghĩ quá nhiều đến vấn đề được và mất. Bố của cô bé nói đúng, phải biết cân bằng cảm xúc. Khi làm được điều này, bản thân cô bé sẽ tự biết mình phải trân trọng điều gì và bỏ qua điều gì !

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio