Cửu Dung

quyển 5 chương 9: hồi hương thăm người thân

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Sau khi tan Dung Hoa hội, mấy ngày liền Hoàng thượng vẫn chưa đến Quỳnh Anh lâu của tôi. Thư Vũ thầm kín nói với tôi: “Nương nương, người cố gắng dỗ dành Hoàng thượng đi, Hoàng thượng đang trách móc người đó. Ngài ghen với Tiết vương gia bởi vì tình hình lúc đó thật sự dễ dàng khiến người khác cảm thấy rằng, Tiết vương gia mới là người hiểu rõ người nhất, chứ không phải Hoàng thượng. Nương nương, người hãy nói chuyện với Hoàng thượng đi, chuyện này vẫn còn có khả năng biến chuyển. Cho dù người không vì người khác thì cũng phải vì đứa bé trong bụng chứ, đúng không?”.

Thư Vũ nhắc đến con của tôi, đây là uy hiếp lớn nhất đối với tôi. Đó gọi là mẫu tử liên tâm, phải rồi, dù tôi không vì người khác thì cũng phải suy nghĩ cho đứa con trong bụng chứ. Nếu tôi bị thất sủng, hài nhi của tôi đương nhiên cũng sẽ bị người ta coi thường. Nói không chừng, nó còn có thể sẽ bị người ta bế đi nuôi nấng. Trước kia, trong cung không phải chưa từng có tiền lệ như vậy.

Tôi đồng ý với đề nghị của Thư Vũ, nhưng không biết phải nói thế nào với Hoàng thượng mới phải. Chuyện dâng thư, lần trước tôi đã từng dùng rồi, lần này chưa chắc hữu hiệu được như thế. Nhưng mà ngoài ra, còn có biện pháp nào khác đây?

Đúng lúc tôi và Thư Vũ, Minh Nguyệt Hân Nhi và Băng Ngưng đang vắt óc suy nghĩ thì Hoàng thượng lại đến Quỳnh Anh lâu. Lúc tôi nhìn thấy Hoàng thượng, vẻ mặt vẫn còn chút sửng sốt, nhưng Hoàng thượng lại lên tiếng trước, người xẵng giọng, nói: “Dung Nhi, vẻ mặt này của nàng là sao? Chẳng lẽ mấy ngày trẫm không đến chỗ nàng, nàng liền không chào đón trẫm đến nữa?”.

Tôi vội cúi đầu xuống hành lễ: “Dung Nhi không dám, Dung Nhi đang nghĩ xem phải nói thế nào với Hoàng thượng thì không ngờ Hoàng thượng lại đích thân đến đây. Dung Nhi thật sự là… thật sự là vừa kinh ngạc vừa vui mừng”.

Hoàng thượng cười ha ha, tự mình đỡ tôi dậy, nói: “Được rồi được rồi, nàng đứng lên đi. Nàng bảo muốn nói gì với trẫm, trẫm cũng sẽ không tin, cho dù có nói gì cũng không phải nàng cam tâm tình nguyện. Tính tình của nàng trẫm còn không hiểu sao? Trẫm còn muốn nói cho nàng biết, trẫm là người hiểu rõ nàng nhất, ha ha ha…”.

Tôi vội vàng đáp: “Tất nhiên Hoàng thượng là người hiểu rõ Dung Nhi nhất. Hoàng thượng và Dung Nhi vốn là phu thê, đó gọi là duyên phận một ngàn năm mới có thể tu luyện thành phu thê trọn đời. Giữa phu thê, vốn nên thân mật khăng khít”.

Hoàng thượng tiến từng bước lên phía trước, dùng sức nắm lấy cằm tôi, nói: “Dung Nhi, nàng biết điều này thì có thể chứng minh người trong lòng nàng chính là trẫm. Chuyện Dung Hoa hội trẫm có thể không truy cứu nữa, nhưng trẫm không thể không làm như chưa có chuyện gì từng xảy ra. Trẫm thật lòng thật dạ tổ chức Dung Hoa hội cho nàng, nàng lại năm lần bảy lượt mày đi mắt lại với Vương gia trước mặt bao nhiêu người như vậy, nàng coi trẫm không tồn tại phải không? Trẫm muốn trừng phạt nàng…”.

Hoàng thượng nói xong, kéo tôi vào phòng, ra sức ném tôi lên giường, không màng đến điều gì, lao về phía tôi…

Tôi nằm dưới thân Hoàng thượng, đau xót rên rỉ. Hoàng thượng lại nổi cơn tàn nhẫn, nói: “Nàng nói, nàng nói đi, nàng và Tiết vương gia mày đi mắt lại thì phỏng có ích gì? Nàng vẫn cứ là người của trẫm như thường, nàng vẫn không thể không thần phục dưới thân trẫm như thường!”.

Một đêm cuồng loạn, một đêm lệ đổ như mưa.

Sau khi trải qua chuyện này, tôi đột nhiên cảm thấy trong lòng xót xa khác thường. Hoàng thượng từng luôn miệng nói thật lòng yêu thích tôi, nhưng đột nhiên tôi phát hiện ra không phải là như vậy. Những lời như vậy, chắc là Hoàng thượng đã từng nói với không biết bao nhiêu phi tần rồi. Sở dĩ Hoàng thượng trăm phương nghìn kế muốn chiếm được tôi, muốn tôi thần phục dưới chân người, hơn phân nửa là vì Tiết vương gia. Căn bản chính là tự sâu trong đáy lòng, người luôn có một chút tự ti, người không muốn bản thân mình thua kém Tiết vương gia, người phải tranh đoạt với Tiết vương gia mọi thứ. Vương vị, người thắng được, mà nữ nhân, người cũng tranh với Tiết vương gia. Người muốn chiếm lấy nữ nhân Tiết vương gia yêu mến làm của riêng, vốn không phải vì bản thân người cũng yêu mến, mà là vì muốn trội hơn Tiết vương gia ở mọi phương diện, để bù lại phần tự ti kia bên trong lòng người.

Quan hệ của bọn họ cũng giống như Tào Phi và Tào Thực trong lịch sử. Mặc dù Tào Phi trở thành hoàng đế, song vẫn ghen ghét với sự tài hoa của Tào Thực, còn có rất nhiều những thứ khác, và còn cả một thứ quan trọng nhất, người mà thê tử của Tào Phi là Chân Mật yêu thương sâu đậm nhất lại chính là Tào Thực. Bởi thế, Tào Phi muốn nghĩ cách để gây khó dễ cho Tào Thực, thậm chí còn nổi lên ý niệm muốn giết Tào Thực, ra lệnh cho chàng bảy bước thành thơ, nếu không sẽ xử tử. Cũng may Tào Thực tài hoa cái thế, bằng không thật sự đã mất mạng trong tay Tào Phi. Về một phương diện khác, Tào Phi và Tào Thực là huynh đệ ruột thịt, cùng cha cùng mẹ nên Tào Phi vừa thường xuyên nghĩ đến tình nghĩa huynh đệ giữa mình và Tào Thực, vừa thường xuyên không đành lòng. Tào Phi còn từng hoành đao đoạt ái, đoạt mất người Tào Thực yêu thương cho chính mình, đã từng đưa chiếc gối kim ngọc của Chân Mật cho Tào Thực[]. Với lại, tuy rằng Tào Thực buồn sầu vì bất đắc chí, nhưng vẫn còn phải sống tiếp. Những tình hình đó, so với Hoàng thượng và Tiết vương gia hôm nay giống nhau biết mấy?

[] Chân Mật là một mỹ nữ nổi danh thời Tam Quốc. Nàng vốn gả cho Viên Hy là con trai của Viên Thiệu. Năm , Tào Tháo đánh Nghiệp Thành, thủ phủ Ký Châu của Viên Thiệu, Chân Mật khi đó mới hai mươi hai tuổi, lọt vào tay quân Tào. Vì đã nghe đến sắc đẹp của nàng nên sai quân vào tìm kiếm, nhưng Tào Phi đã sai quân lui ra và tự vào bắt được Chân thị mang về, sau đó lại xin Tào Tháo cho cưới nàng làm vợ. Sau này Tào Phi lên ngôi Ngụy Văn Đế (năm ) thì nàng là hoàng hậu. Tuy nhiên, không chỉ Tào Tháo mà em trai của Tào Phi là Tào Thực, một văn nhân có tiếng lúc bấy giờ cũng rất si mê nàng. Dẫu vậy, vì Chân Mật đã là Chân phi, sau đó, khi Tào Phi lên ngôi, nàng lại được phong làm hoàng hậu nên Tào Thực chỉ biết chôn giấu mối chân tình của mình trong lòng. Phía Chân Mật do bị Tào Phi bắt ép về làm vợ nên cũng không có tình cảm, lại thêm sau này Tào Phi sủng ái một phi tử khác gọi là Quách phi, ghẻ lạnh với mình, vì vậy nàng cũng bắt đầu nảy sinh cảm tình với người em chồng.

Về sau phần vì Chân Mật bị Quách thị gièm pha, phần vì Tào Phi cũng nghi ngờ tình cảm giữa Chân thị và Tào Thực, nên đày Chân thị ra Nghiệp Thành rồi sau đó ép phải chết (năm ), tiếp theo lập Quách phi làm hoàng hậu, con của Chân Mật là Tào Duệ làm thái tử (sau trở thành Ngụy Minh Đế). Sau khi Chân Mật chết, có lần Tào Thực vào cung, Tào Phi đưa một số đồ dùng của Chân Mật cho chàng, trong đó có chiếc gối kim ngọc. Tào Thực thấy vật nhớ người, khi trở lại Quyên Thành, qua sông Lạc, đêm trú trong thuyền, mơ thấy nàng. Lúc tỉnh dậy hạ bút viết bài Cảm Chân phú, chính còn gọi là Lạc thần phú.

Mà tôi, giữa lúc bất tri bất giác đã trở thành Chân Mật.

Tôi biết kết cục của Chân Mật, nàng chết vô cùng thảm thương. Nàng bị Quách nữ vương xử tử, lúc nàng chết tóc dài che mặt, miệng ngậm đầy trấu, khiến cho nàng không còn mặt mũi nào mà gặp người khác, cũng không thể đến cáo trạng trước mặt Diêm Vương gia. Lãnh Cửu Dung tôi liệu có thể nào cuối cùng cũng rơi vào kết cục như vậy không? Điều đáng để Chân Mật vui mừng chính là sau khi nàng chết, nhi tử của nàng là Tào Duệ vẫn kế thừa hoàng vị của Tào Phi. Nhưng nếu Lãnh Cửu Dung chết đi, con của tôi chỉ e không có được may mắn như vậy.

Tôi nhắc nhở chính mình một lần nữa, tôi nhất định phải tranh đấu, nhất định phải giành được toàn bộ sự tín nhiệm của Hoàng thượng, nhất định phải tạm nhân nhượng vì lợi ích toàn cục. Có lẽ tôi đã thay đổi rồi, song tôi không thay đổi vì chính mình, mà là vì chúng tỷ muội bên cạnh tôi, quan trọng nhất là vì đứa con sắp chào đời của tôi.

Ngày hôm sau, mặt trời lên cao quá ba con sào thì Hoàng thượng mới thức giấc. So với hôm qua, người đã ôn hòa đi rất nhiều. Hoàng thượng dịu dàng nói: “Dung Nhi, nàng còn tức giận phải không? Tối hôm qua có phải trẫm đã làm đau nàng không? Hôm nay trẫm không lâm triều, đặc biệt ở lại với nàng, nàng cũng đừng giận trẫm nữa”.

Tôi lên tiếng: “Sao Dung Nhi lại trách Hoàng thượng được, Dung Nhi chỉ cảm thấy trong lòng tủi thân”.

Hoàng thượng có phần ngượng ngập hỏi: “Sao lại thế?”.

Tôi đáp: “Dung Nhi tủi thân vì Hoàng thượng lại có thể hiểu lầm Dung Nhi và Vương gia thế này thế nọ. Hoàng thượng cũng biết đấy, Dung Nhi và Vương gia vốn trong sạch. Từ sau khi Dung Nhi theo Hoàng thượng, bất kể thân thể hay tâm tư đều là của Hoàng thượng. Có thể là Dung Nhi vụng về lời ăn tiếng nói, thường biểu đạt không trôi chảy nên mới đến nỗi làm Hoàng thượng hiểu lầm Dung Nhi và Vương gia. Hoàng thượng, người nghĩ xem, nếu Dung Nhi và Vương gia thật sự có gì đó, sao có thể thản nhiên đối diện trước mặt bao nhiêu người. Về phần Vương gia giúp Dung Nhi, thật sự cũng chỉ là lẽ thường tình mà thôi. Dẫu sao thì Dung Nhi và Vương gia trước kia từng quen biết, dù là bằng hữu bình thường nhất, nhìn thấy bằng hữu của mình bị người khác quở trách cũng sẽ ra tay giúp đỡ. Dung Nhi thật sự không rõ vì sao Hoàng thượng lại hiểu lầm cho được? Hiện giờ Dung Nhi đã có con của Hoàng thượng rồi, không trung thành với Hoàng thượng thì trung thành với ai đây?”.

Hình như những lời tôi nói đã làm Hoàng thượng cảm động. Người lâm vào trầm tư, nửa buổi không nói năng gì, cuối cùng mới lên tiếng: “Dung Nhi, nàng đừng giận nữa, trẫm biết là trẫm không tốt, trách lầm nàng, nàng tha thứ cho trẫm lần này, được không?”.

Tôi vội nói: “Hoàng thượng nhất thiết đừng nói như thế, Dung Nhi nói thì nói vậy mà thôi, làm sao dám trách Hoàng thượng chứ”.

Hoàng thượng nở nụ cười: “Dung Nhi, người khác không biết tính cách của nàng chứ trẫm biết, tuy rằng ngoài miệng nàng nói vậy, nhưng nhất định trong lòng không nghĩ thế. Thế này đi, để biểu đạt sự áy náy của trẫm với nàng, trẫm cho phép nàng hồi hương thăm người thân, nàng thấy thế nào?”.

Tôi nghe xong lời Hoàng thượng nói, không kiềm chế nổi niềm vui sướng trong lòng, hỏi: “Hoàng thượng, người nói thật sao?”.

Hoàng thượng nghiêm túc gật đầu: “Vua không nói chơi, trẫm mà lại có thể nói dối sao?”.

Tôi vui vẻ đáp: “Tạ ơn Hoàng thượng”.

Hoàng thượng cũng cười nói: “Dung Nhi, giờ rốt cục nàng cũng không trách tội trẫm rồi chứ”.

Tôi lắc đầu: “Dung Nhi sẽ không trách tội Hoàng thượng, Hoàng thượng thật sự đối xử với Dung Nhi quá tốt rồi”.

Tôi biết trong cung Tây Tống có một quy định đã thành văn, đó chính là sau khi phi tần vào cung, một năm sau mới được hồi hương thăm người thân. Giờ Hoàng thượng lại phá lệ cho phép tôi hồi hương, thật sự là chuyện rất hiếm có.

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio