Đệ Nhất Hầu

chương 213

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

213. Đại điển đăng cơ.

Đại Hạ, ngày mùng 7 tháng 9 năm Thành Nguyên thứ tư, Lỗ Vương đăng cơ tại châu thành.

Tuy rằng ở Lân Châu xa xôi lại đang trong tang lễ của tiên đế và phản loạn nổi lên bốn phía, nhưng đại điển đăng cơ không hề làm qua loa.

Cũng vì loạn thế cho nên lại càng phải làm long trọng, chăm chút như vậy mới có thể trấn an được dân tâm. Thôi Chinh đã sớm tính toán, khi rời kinh thành đã vứt bỏ hết vàng bạc châu báu điển tàng sách cổ chỉ dùng hết khả năng đem theo hoàng bào chính thức tới đây.

Vốn dĩ có quan viên dâng tấu thỉnh xin di cư về Linh Châu, và coi đó là đô thành, bên kia thành trì rộng lớn, hơn nữa có Trường Thành và sông Vô Định là lá chắn nhưng Lỗ Vương cự tuyệt.

"Muôn vàn quân dân đã xả thân tại Lân Châu này, nơi đây chính là cơ nghiệp của trẫm."

Trước khi đăng cơ, Lỗ Vương đã tới tế điện trước mộ địa an táng quân dân tử nạn, còn hạ lệnh tu sửa một ngôi miếu thờ, để cho những người đã khuất được vạn dân cung phụng hương khói đời đời.

Được vạn dân cung phụng, người chết đi có thể thăng thiên làm tiên, hoặc có một cuộc sống tốt đẹp ở kiếp sau, dân chúng vội vã khấu tạ hoàng ân.

Sau khi được quan binh dân chúng hăng hái chung tay góp sức, một nửa châu thành bị hủy hoại nay đã thay đổi hoàn toàn. Từ tứ phương tám hướng, quan dân tụ tập tới Lân Châu để quan khán đại điển đăng cơ của Lỗ Vương, quang cảnh trang nghiêm, hoàng tráng khiến vô số dân chúng chấn động.

Trước kia, bọn họ có nằm mơ cũng không thể nhìn thấy cho nên nhất thời họ không biết nên buồn hay vui nữa.

Tể tướng Thôi Chinh nâng ngọc tỷ tuyên đọc chiếu thư đăng cơ, Lỗ Vương đón nhận ngọc tỷ, bái tế thiên địa tông miếu, văn võ bá quan mặc quần áo mới, bọn thái giám cung nữ từ trong hoàng cung theo tới cũng bỏ đi những đôi giày cũ nát, hoàng thân quốc thích, quyền quý phú hào cũng lấy ra tài bảo đeo lên, tất cả mọi người đều sạch sẽ ngăn nắp xinh đẹp tham gia lễ điển, chỉ có binh mã nghi thức là không đủ, Võ Nha Nhi đành để chúng binh tướng thay thế.

Bọn quan viên không quá vừa lòng với điều này bởi vì quần áo quan binh không thể, cũng không kịp làm mới được.

Lỗ Vương vung tay nói cứ mặc binh bào rách nát dính máu ấy, dùng nó để minh chứng cho trời xanh thấy dù quốc có gặp nạn, quân dân tắm máu cũng không hề buông bỏ.

Đám quan viên do dự muốn khuyên, thật ra tổ chức lễ điển tại Lỗ Vương phủ không cần nhiều nghi thức như vậy, hơn nữa có thể tham gia đại điển đăng cơ của hoàng đế hầu hết phải là con cháu của binh tướng xuất thân cao quý, còn đám binh mã này....

Thôi Chinh ngăn đám quan viên lại, còn khen ngợi cách làm của Lỗ Vương, hiện giờ là loạn thế, phải dựa vào đám binh mã này để đánh giặc, chứ không phải đựa vào thân phận. Các tướng sĩ tắm máu vì đế vương, đế vương ban cho họ vinh quang là điều tất nhiên.

Còn một điều mà Thôi Chinh không nói với đám quan lại này là hiện tại Lỗ Vương rõ ràng nghe theo lời Võ Nha Nhi. Bây giờ, lúc này, Lỗ vương sẽ không vì chúng quan viên mà phản bác lại lời người kia. Chỉ qua mấy lần gặp ngắn ngủn Thôi Chinh đã hiểu, Lỗ Vương không đường đường chính chính như tiên đế, tâm tư của tân đế không thể nắm bắt được.

Mọi việc tiến hành khá thuận lợi, đám binh tướng tắm gội sạch sẽ, tay chân gọn gàng chẳng phân biệt xuất thân tuổi tác mặc lên binh bào đeo lên vũ khí nhiễm máu của mình, giơ lên cờ xí phủng hiến tế lễ, bày ra khí thế của mười mấy vạn đại quân, đồng thanh hô "vạn tuế" khiến thiên địa chấn động, khiến dân chúng quỳ thật lâu không thể đứng dậy.

Thôi Chinh quỳ trên mặt đất, nhìn đám quan tướng kích động đến mặt mày hồng hào ưỡn ngực ngẩng đầu mà không thấy Võ Nha Nhi trong đó.

Lỗ Vương để binh mã tham dự là vì Võ Nha Nhi, nhưng người kia lại không ở trong đó, nghe nói bị thương nặng.

Hắn không tin đâu, gã vu phu trẻ tuổi đến từ nông thôn này không thể khinh thường được, cực kỳ gian trá, thủ đoạn tâm cơ cực kỳ lão luyện.

"Đi hỏi thăm xem Võ Nha Nhi đang làm gì?" Hắn nhỏ giọng dặn dò tiểu lại bên người.

...

...

"Đô tướng không ở đây."

"Đô tướng đi ra ngoài rồi."

Quân doanh thiết lập ở ngoại thành cách châu thành khoảng 10 dặm, bởi vì rất nhiều người tham gia đại điển đăng cơ cho nên nơi này có vẻ quạnh quẽ.

Đám người Khương Danh cũng không hề vào châu thành xem lễ mà thu dọn tay nải, tìm Võ Nha Nhi để chào từ biệt. Nhưng lại được báo cho rằng đối phương không ở, hỏi đi đâu thì thủ binh nói không biết, không rõ là không biết thật hay là gì.

Cũng may, không bao lâu ở nơi xa, một con ngựa đen phi nhanh tới trên mình chở theo Võ Nha Nhi mặc quần áo bình thường nhưng tướng mạo không hề bình thường kia trở về.

"Đô tướng đi đâu vậy?" Khương Danh tò mò hỏi, khi nhìn thấy trong tay Võ Nha Nhi xách theo một bao vải, không lớn không nhỏ nhưng căng phồng.

Võ Nha Nhi nhảy xuống ngựa, tùy ý treo bao vải trên cổ chú ngựa đen và vỗ vỗ nó, khiến chú ngựa vô cùng vui vẻ đón nhận nhiệm vụ mang đồ tới doanh trướng. Như vậy, nó có thể vào trong lều, có thể tìm được một vài thứ mà hàng ngày không được nhai ngoài cỏ khô.

"Tìm chút đồ." Võ Nha Nhi hàm hồ nói, nhìn hành trang trên người đám Khương Danh, hắn hỏi. "Các ngươi định đi à?"

Khương Danh thưa dạ: "Ra ngoài lâu rồi, hiện giờ Lỗ Vương và Đô tướng đều bình an, chúng ta phải nhanh chóng trở về báo tin mừng cho phu nhân và thiếu phu nhân."

Võ Nha Nhi nói: "Hai ngày nữa hẵng đi."

Đây là lần đầu tiên hắn mở miệng cự tuyệt, trước đây cả hai bên đều ngươi cảm kích thì ta biết điều, người xuôi dòng thì ta đẩy thuyền, không hề can thiệp vào ý muốn của nhau, dù sao cũng là người xa lạ.

Khương Danh thấy khó hiểu.

Võ Nha Nhi giải thích: "Ta chuẩn bị một ít đồ cho mẫu thân, còn chưa đủ hết."

Khương Danh bừng tỉnh, mỉm cười thưa dạ. Võ Nha Nhi tựa hồ như không muốn đàm luận tới chuyện này, hắn nhìn về một hướng: "Ta muốn tới doanh trướng của thương binh thăm hỏi, các ngươi có hai người đang ở đó dưỡng thương đúng không?"

Sau khi qua sông trong lúc chiến đấu, đám người Khương Danh ít nhiều gì cũng có thương tích, hai người nặng nhất vẫn đang dưỡng thương ở đây.

Tuy rằng đã đến tạm biệt, nhưng Khương Danh không ngại đi thêm lần nữa, vì thế cũng đi cùng.

Nơi dưỡng thương khác với trong quân doanh yên ắng, nơi này tràn ngập tiếng rê.n rỉ thống khổ, còn bốc lên mùi tanh hôi hư thối và mùi thuốc nồng nặc.

Nhìn thấy Võ Nha Nhi đến, nhóm đại phu và tạp dịch đang bận rộn chỉ chào hỏi qua loa: "Đô tướng đại nhân lại tới nữa."

Thương binh bên trong thì lại thấy khó hiểu: "Sao hôm nay Đô tướng lại tới đây? Không tham dự đại điển đăng cơ của bệ hạ hay sao?"

Võ Nha Nhi vừa lật xem ghi chép của nhóm đại phu về tình huống thương binh vừa trả lời:

"Bọn họ đại biểu chúng ta tham gia đại điển đăng cơ của bệ hạ rồi, ta tới làm bạn với mọi người."

Đám thương binh vui vẻ cười đùa.

Không có tiền thì nói thêm vài lời hay cũng có thể nuôi quân, Khương Danh cười cười, trong mắt thêm vài phần kính trọng, nói thì dễ chứ làm được hay không lại khác.

"Đô tướng, ngài đã đến rồi. Tiểu nhân tốt hơn rồi ngài nhanh bảo bọn họ thả tiểu nhân ra ngoài đi."

Bọn họ đi vào một doanh trướng, bên trong đại đa số đều là thương binh có vết thương nhẹ, có vài người còn gắng đứng dậy, biểu hiện mình đã có thể hoạt động tự nhiên.

Võ Nha Nhi liếc mắt đã hô lên tên một thương binh cường tráng: "Trần Ngư, qua sông bị thương đúng không?"

Hơn một nửa số quân tiên phong mà Chấn Võ quân tuyển chọn qua sông đã chết đuối, còn lại cũng phải chịu đủ loại thương tích, có người ngạt thở trong thời gian dài lâm vào hôn mê đến giờ vẫn chưa tỉnh, có người bị sặc nước bị thương lục phủ ngũ tạng, có người va phải đá ngầm dưới sông bầm tím, gãy xương v...v..

"Tiểu nhân chỉ bị sặc mấy ngụm nước với lưng bị vài vết cắt mà thôi." Trần Ngư cởi áo vỗ ngực xoay người để Võ Nha Nhi xem. "Đều là vết thương nhỏ, đã khỏi rồi, tiểu nhân biết bơi mà, còn gọi là Tiểu Ngư (*con cá) còn gì."

Một thương binh ở giường bên cạnh cười khằng khặc: "Nhưng ngươi họ Trần mà."

Trần Ngư phì một tiếng với hắn.

Võ Nha Nhi quan sát vết thương trên lưng của đối phương thấy đúng là không quá nặng, hơn nữa đã mọc ra thịt mới rất khỏe mạnh, hắn quay sang hỏi đại phu đi theo.

Đại phu cau mày: "Ngoại thương và sặc nước của hắn đã khỏi, chẳng qua, không biết vì sao, nửa đêm hắn luôn bị co quắp, quằn quại, run rẩy từng đợt rất nghiêm trọng."

"Đó là ta bị sặc nước, bị cảm lạnh, uống thêm chút canh nóng là tốt rồi." Trần Ngư vừa chống nạnh nói, vừa quay người lại. "Trừ cái này ra thì ta có vấn đề gì nữa đâu? Hơn nữa mấy ngày nay không phải ít bị hơn hay sao?"

"Đúng là không còn vấn đề gì khác nữa." Đại phu gật đầu thừa nhận. "So với mấy hôm trước thì đúng là ít bị hơn."

Khương Danh đứng bên cạnh nhìn Trần Ngư, hắn nhíu mày suy nghĩ, bệnh trạng này giống như.....

"Thật sự là tiểu nhân không có việc gì mà." Trần Ngư thừa dịp Võ Nha Nhi ở đây cố gắng chứng minh.." Nhanh cho tiểu nhân ra ngoài đi, nằm nhiều thân thể chẳng còn sức lực rồi."

Trần Ngư vừa nói vừa vỗ đánh lên cơ bắp rắn chắc tr.ần trụi.

"Nhìn này, tiểu nhân, thật sự không sao hết....."

Nói đến đây, sắc mặt hắn đột nhiên biến đổi, người thì ngã phịch xuống mặt đất, cả người co quắp run rẩy giống như con cá, hai mắt nhắm nghiền, khớp hàm cắn chặt lại phát ra thanh âm ken két.

"Đấy, là như vậy!" Đại phu hô to rồi nhào về phía Trần Ngư.

Mấy thương binh khác trong doanh trướng cũng vội vàng tiến tới đè Trần Ngư lại, động tác thành thạo hiển nhiên đây không phải lần đầu.

Đại phu rót thuốc, châm cứu, nhưng mới châm cứu được một nửa, thuốc cũng không uống hết, Trần Ngư đã dừng lại.

"Cơn co quắp dừng lại không phải do công dụng của thuốc hay châm cứu." Đại phu tiếp tục giải thích. "Là do tự hắn ngừng lại, cho nên thật kỳ lạ."

Trần Ngư nằm trên mặt đất, mồ hôi đổ đầm đìa, sắc mặt xanh trắng, nhưng ánh mắt đã khôi phục tỉnh táo hắn lại lầm bẩm cãi lại: "Mọi người xem, đã, đã nói không phải bệnh, ta là...."

Hắn còn chưa nói xong, Khương Danh đã la lên một tiếng: "Ta biết rồi! Là Tử Ngư Thư!"

*Tử Ngư Thư: Độc cá chết

Nói xong câu đó hắn nhào lên.

Mà những người bên cạnh cũng lập tức đẩy đại phu ra túm lấy Trần Ngư, ấn người vừa mới ngồi dậy này xuống mặt đất.

Khương Danh rút chủy thủ từ trong ủng ra, vung tay chém xuống, cắt vỡ miệng vết thương mới vừa lành lại của đối phương.

Đau đớn khiến Trần Ngư giãy giụa kêu to, nhưng lại bị mấy người họ đè chặt lại.

Cho đến lúc này, những người khác trong phòng mới phản ứng lại, nhóm thương binh đều nhảy xuống giường, có vài người phẫn nộ xông tới.

"Vì sao lại cắt thịt hắn!" Có người hô.

Khương Danh dùng đao cực kỳ tàn nhẫn, da thịt sau lưng Trần Ngư bị cắt một miếng lớn. "Vết thương của hắn vừa mới.... á!"

Đột nhiên, tiếng la im bặt, nhóm thương binh xông tới đều dừng chân, không thể tin được nhìn Trần Ngư nằm dưới mắt đất.

Miệng vết thương bị cắt ra của hắn không hề chảy ra máu đỏ tươi mà nơi ấy lộ ra một mảng thịt màu đen, đồng thời mùi hôi thối cũng bốc ra tràn ngập gian phòng, khiến người buồn nôn.

- -----------------------

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio