Nghe báo liên minh các bộ lạc hội quân tiến đánh, Giang Phong cho triệu Nam Dương Hạm đội Đô đốc Đinh An Bình đến, giao cho y việc chống giặc. Định Hải tướng quân Triệu Phong đã dẫn quân đi chinh phạt các nơi rồi. Ở An Phú Thành chỉ còn lại . Định Hải quân và hơn . thủy quân của Nam Dương Hạm đội. Nhưng chỉ với . quân xem ra cũng đủ chống giặc.
Chiều hôm đó, quân đội được tập trung ở phía bắc An Phú Thành. Giang Phong chỉ cho . quân xuất chinh. Số còn lại phải ở lại giữ gìn an ninh. An Phú Thành mới được xây dựng, và gần nửa cư dân của nó vốn là dân bản địa. Dù bọn họ đã thuận phục, nhưng cũng không thể không đề phòng. Hơn nữa, quân giám sát số khổ công (tù binh) ở An Hòa trấn cũng không thể điều động.
Dù chỉ sử dụng có . quân để đối địch với gần vạn địch quân, nhưng Đinh An Bình vẫn hứa chắn rằng sẽ chiến thắng địch quân, thậm chí sẽ chiến thắng thật lẫy lừng. Giang Phong cũng căn dặn y nên dùng mưu kế chứ không nên chính diện chiến đấu. Dù có tiêu diệt được toàn bộ địch quân mà quân ta thiệt hại quá lớn thì cũng là thất bại.
Quân đội tiến đến gần vị trí đóng quân của liên minh các bộ lạc, Đinh An Bình bắt đầu cho bố trí các cạm bẫy. Quân đội của Giang Phong có một bộ phận không nhỏ là người Mường, từng sinh sống ở rừng núi nên việc bố trí cạm bẫy không lạ gì đối với bọn họ.
Sáng sớm hôm sau, quân đội tiếp tục tiến quân. Có lẽ phía liên minh các bộ lạc cũng đã được tin, nên cũng kéo quân ra ứng chiến. Song phương gặp nhau trên đường, lập tức dàn ra sẵn sàng chiến đấu. Phía quân đội của Giang Phong thì còn dàn thành trận hình, còn phía đối phương chỉ loạn thành một đoàn, chẳng ra hàng ngũ gì cả. Nhưng cũng có một điều đặc biệt là phía liên minh các bộ lạc cho những chiến sĩ (chiến sĩ chứ không phải binh sĩ, vì không hề có chút tố chất quân sự) già yếu ở phía trước, còn những người mạnh khỏe cường tráng ở phía sau. Đây là cách bố trí chiến đấu thường thấy của các dân tộc còn lạc hậu, bởi đối với bọn họ, những người già yếu là không cần thiết cho xã hội, là gánh nặng cho những người còn lại, vì thế khi chiến đấu sẽ được mang ra hy sinh đầu tiên.
Sau một tiếng quát xung phong và những tiếng trống trận tùng tùng tùng vang dội, song phương tràn lên, lao vào nhau chiến đấu. Trong số . quân đang ứng chiến có đến gần . quân là cung thủ (chủ yếu là quân của Nam Dương Hạm đội), sử dụng tên dài cung cứng bắn như mưa, khiến phía đối phương thiệt hại rất nặng nề, đương nhiên đại bộ phận chỉ là những người già yếu.
Chiến đấu khích liệt, nhưng hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của Đinh An Bình.
Song phương giao chiến quá nửa giờ. Phía liên minh các bộ lạc đã thiệt hại hơn nghìn, còn phía quân đội của Giang Phong chỉ có một số bị thương, chưa có ai tử trận. Biết làm sao được, quân của Giang Phong đều thân mang khôi giáp, khí giới sắc bén, còn đối phương đa số cởi trần, sử dụng vũ khí là những thanh gỗ vót nhọn, một số ít có vũ khí bằng sắt thì cũng là hàng thô chế lạm tạo mà các quốc gia xung quanh bỏ đi không dùng, bị thương nhân mang đến đây bán lại.
Quan sát chiến sự, thấy lực lượng cường tráng khỏe mạnh của đối phương đã thay thế dần số chiến sĩ già yếu, còn số chiến sĩ tinh nhuệ của các tù trưởng cũng dần dần áp sát chiến trường, Đinh An Bình liền ra lệnh cho quân đội tạm thời rút lui. Nhưng bọn họ không rút chạy ngay, mà chỉ vừa đánh vừa lùi.
Phía liên minh các bộ lạc nhìn thấy thắng lợi, lập tức tràn lên đuổi theo. Đến lúc này tố chất quân sự của bọn họ mới hiển lộ rất rõ ràng. Mạnh ai nấy truy đuổi, không ra hàng ngũ gì cả. Bọn họ có hơn tám nghìn chiến sĩ, cứ ùn ùn tràn lên như nước lũ vỡ bờ. Một số cạm bẫy do bọn Đinh An Bình tạo ra, không gây ảnh hưởng đáng kể nào. Chưa đến một nghìn chiến sĩ thọ thương, giữa cảnh hỗn loạn đó chẳng ai chú ý đến. Đặc biệt, một số vật phẩm sử dụng trong quân đội như nồi đồng (trong quân không sử dụng nồi gốm vì quá dễ vỡ, bất tiện), quân phục, cờ xí, … bị bọn họ tranh đoạt giành giật, khiến quang cảnh đã hỗn loạn lại càng thêm hỗn loạn, không ai có thể chỉnh đốn được. Chúng tù trưởng chỉ đuổi theo phía sau. Đã làm tù trưởng, đương nhiên không ai ngu ngốc, khi chiến đấu đều ở phía sau chỉ huy. Trước cảnh hỗn loạn, bọn họ cũng chỉ thấy như thường (các bộ lạc không có khái niệm quân đội kỷ luật nghiêm minh, hàng ngũ chỉnh tề). Một số vị tù trưởng còn phái hộ vệ xông lên phía trước tranh đoạt chiến lợi phẩm. Không ít người vì tranh giành chiến lợi phẩm mà đánh lẫn nhau.
Trước tình cảnh đó, Đinh An Bình không rút lui nữa, dẫn quân quay lại giao chiến. Đồng thời, một đạo phục binh khoảng nghìn người từ trong rừng đổ ra, thừa cơ đối phương trong lúc bất ngờ, xông thẳng đến chỗ chúng tù trưởng. Bên cạnh chúng tù trưởng cũng có khoảng nghìn hộ vệ. Nhưng trước đối phương hầu như chẳng tạo nên tác dụng gì, vừa xông ra ngăn chặn đã bị đánh tan. Không sao được, vũ khí của bọn họ đâm chém vào khôi giáp của đối phương, bất quá chỉ tạo thành mấy vết xước; còn đao kiếm của đối phương, chém một nhát, không chết cũng trọng thương. Theo lệnh của Đinh An Bình, đối với chúng tù trưởng và hộ vệ của bọn họ, đồng loạt trảm thủ, không bắt tù binh. Số này vốn đều bị liệt vào hàng ngũ những phần tử bất ổn định.
Giải quyết xong chúng tù trưởng, bọn Đinh An Bình liền chuyển sang xử lý đám chiến sĩ của đối phương. Thế là, chỉ dùng . quân, bọn họ vây bắt hơn bảy nghìn địch quân. Vây bắt chứ không phải chiến đấu, bởi vì sau khi chúng tù trưởng tử trận, chiến sĩ của các bộ tộc không còn sĩ khí gì nữa.
Đánh nhau được hơn nửa ngày, viện binh của bọn Đinh An Bình đến nơi. Định Hải Tướng quân Triệu Phong nghe tin liên minh các bộ lạc hội quân, nên vội vã dẫn quân trở về. Hai đạo quân liền hợp làm một, cùng nhau vây bắt tù binh. An Phú Thành đang trong lúc xây dựng, rất cần nhiều khổ công.
Sau một phen bao vây, chia cắt, đánh bại, bắt giữ, bọn Đinh An Bình và Triệu Phong cũng giải quyết được cuộc chiến. Hơn bảy nghìn tù binh, kể cả thương binh, được áp giải về An Hòa trấn. Tại đó có một trại khổ công rất lớn, dùng để khai thác quặng mỏ và làm những công việc nặng nhọc ở các công xưởng. Do số lượng tù binh quá lớn, bọn họ cũng không rảnh để truy đuổi một số ít địch quân trốn thoát. Số chiến sĩ của các bộ lạc trốn thoát được bất quá cũng chỉ vài trăm, không đáng kể đến.
Sau cuộc chiến, quân đội của Giang Phong chỉ có người tử trận, hơn người thọ thương, bắt được hơn bảy nghìn tù binh, phải nói là chiến quả rất huy hoàng. Đinh An Bình được ghi đại công. Quân đội cũng được phong thưởng.
Nhân lúc chúng tù trưởng đều tử trận, các bộ lạc mất đi cả tù trưởng và chiến sĩ, nhân tâm hoàng hoàng, Giang Phong liền chia Định Hải quân làm ba toán, do Triệu Phong cùng hai viên phó tướng chia nhau đi đánh chiếm các nơi. Sau cuộc chiến, các bộ lạc mất đi nòng cốt, mỗi toán quân dù chỉ có . người cũng đủ giải quyết. Giang Phong muốn nhân dịp này bình định hoàn toàn Lã Tống, để rảnh tay xử lý công việc ở phương nam. Theo tin hồi báo, tiểu vương Puni đang có vẻ muốn động binh. Dù gì thì An Phú Thành cũng là do bọn Giang Phong chiếm lĩnh từ bọn họ.
Thời kỳ này ở các quần đảo Nam Dương, tình hình gần giống với thời Xuân Thu - Chiến Quốc bên Tàu. Do có quá nhiều quần đảo, hải đảo lớn nhỏ, nên trong vùng không có một quốc gia thống nhất mà tồn tại vô số tiểu quốc. Tất cả các tiểu quốc này trên danh nghĩa là một bộ phận của Vương triều ở Java hay Malacca, nhưng vì quá xa xôi, triều đình không quản đến được, nên gần như là độc lập, chỉ cần đến kỳ triều cống đầy đủ thì triều đình cũng không quản đến bọn họ. Tình trạng này vẫn tồn tại cho đến tận thời kỳ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hà Lan đến chiếm vùng này làm thuộc địa.
Do tình hình như thế, Giang Phong nhìn thấy cơ hội mở rộng vùng kiểm soát của mình. Hơn nữa, lúc này Vương quốc Java đang nội chiến, quốc vương và anh rể tranh ngôi, nên cũng sẽ không rảnh rỗi quản đến việc của các tiểu quốc, đặc biệt là tiểu quốc Puni, một cảng thương mại lớn trong vùng.
Khác với các triều đình phong kiến lúc bấy giờ, bị ảnh hưởng của Nho học nên trọng nông khinh thương, Giang Phong tuy không khinh nông, nhưng lại rất trọng thương. ‘Phi thương bất phú’, dù mãi đến thời Lê câu này mới xuất hiện, nhưng Giang Phong đã đem ra dùng ngay lúc này. Ai chẳng muốn đất nước phú cường nhỉ. Do đó, việc ưu tiên hàng đầu của Giang Phong lúc này là kiểm soát cho được tuyến thương mại trên biển giữa Ấn Độ và Trung Hoa, rồi từ đó mới có thể tiến hành các kế hoạch lớn hơn được.