Lại nói, nghe Cát Ti bảo vùng Chân Lạp và bán đảo Mã Lai không vấn đề gì, Giang Phong hỏi :
- Khu vực đó hiện nay ra sao ?
Cát Ti ngẫm nghĩ một lúc mới đáp :
- Hồi bẩm Đại nhân. Nước Chân Lạp giờ đã cực kỳ suy yếu, mấy chục năm qua thường xuyên bị nước Thái bên cạnh tấn công. Nước Thái trước kia cũng là một bộ phận của Chân Lạp, sau tách ra độc lập và tấn công Chân Lạp, lấn chiếm dần đất đai. Chân Lạp hiện giờ vẫn đang cố bảo vệ kinh thành Angkor trong tuyệt vọng, không còn khả năng quản đến những vùng khác.
Chân Lạp chính là đế quốc Khmer, đóng đô ở Angkor với thành Angkor Wat nổi tiếng. Còn Thái chính là vương quốc Sukhothai tách ra độc lập từ đế quốc Khmer từ năm , sau đó đến năm thì bị vương quốc Ayutthaya thay thế. Cả hai vương triều Sukhothai và Ayutthaya đều được gọi tắt là ‘Thái’, nghĩa trong tiếng Thái là ‘tự do’ (tên gọi Xiêm La chỉ có chính thức từ thời vương triều Chakri năm , được sử dụng đến năm , sau đó sử dụng một giai đoạn ngắn nữa – ), và đều đã từng chiếm lĩnh Chân Lạp nhiều năm liền, nhưng rồi lại bị đánh lui. Đến năm , Angkor bị Ayutthaya chiếm lĩnh, đế quốc Khmer diệt vong. Một bộ phận còn lại ở phía nam xây dựng kinh đô mới tại khu vực mà ngày nay là Phnom Pênh, trở thành vương quốc Khmer nhỏ yếu.
Cát Ti lại nói tiếp :
- Còn ở bán đảo Mã Lai hiện nay vừa hình thành tiểu quốc Malacca. Tiểu quốc này do một vị vương tử của vương quốc Srivijaya bên Sumatra thành lập sau khi Srivijaya bị Majapahit ở Java tiêu diệt. Tiểu quốc Malacca này tuy mới thành lập, nhưng thế lực phát triển rất nhanh, lấn chiếm dần các tiểu quốc lân cận. Nghe nói vị tiểu vương này có mộng tưởng thành lập vương quốc và đối kháng với Majapahit.
Mọi người đều phì cười, cho rằng đó là mộng tưởng viễn vông, không nói đến bọn Giang Phong, chỉ riêng vương triều Majapahit ở Java đã là một bàng nhiên đại vật rồi, cả vương triều Srivijaya ở Sumatra còn bị bọn họ chiếm lĩnh, đừng nói chi một tiểu quốc bé nhỏ ở Malacca. Nhưng Giang Phong biết rằng mộng tưởng đó sẽ thành hiện thực, bởi trong lịch sử có tồn tại vương triều Malacca cùng vương triều ở Java phân đình kháng lễ cho đến khi thực dân ở châu Âu đến đây.
Triệu Phong nghe Giang Phong hỏi Cát Ti tình hình Chân Lạp và bán đảo Mã Lai, biết ngay lại có cơ hội chinh chiến, liền hỏi :
- Đại nhân. Khi nào sẽ xuất quân chiếm lĩnh hai xứ đó ạ ?
Giang Phong nói :
- Khi nào Puni an định sẽ xuất quân.
Triệu Phong nói :
- Đại nhân. Hiện tại Puni đã an định rất nhiều rồi. Nhìn thấy hậu quả của các bộ lạc chống đối, phần lớn các bộ lạc ở đó đều chịu chiêu an. Để lại vạn Định Hải nhị sư cũng đủ giải quyết tàn dư còn lại. Chúng ta có thể điều Định Hải nhất sư xuất quân công chiếm một trong hai xứ đó.
Giang Phong suy nghĩ giây lát, rồi chỉ vào một khu vực trên Đông Dương Hải Đồ, nói :
- Vậy hãy công chiếm khu vực này, thiết lập Gia Định tỉnh.
Khu vực mà Giang Phong chỉ đó chính là vùng miền Đông và miền Tây Nam Bộ của Việt Nam ngày nay, thời Nguyễn thiết lập Gia Định Thành, cai quản phần Nam Kỳ lục tỉnh. Khu vực này Giang Phong rất quen thuộc (không quen sao được), tổng diện tích hơn . kilômét vuông, đủ để thành lập một tỉnh. Triệu Phong nhìn khu vực đó, hoan hỉ nói :
- Toàn là vùng duyên hải. Đại nhân an tâm. Chỉ cần nửa năm là thuộc hạ sẽ bình định được khu vực đó.
Khái niệm bình định của bọn Giang Phong không phải là kiểm soát đến từng thôn làng, từng vùng đất, mà chủ yếu là kiểm soát những vị trí quan trọng, từ đó khống chế các vùng phụ cận, chiêu an các thôn làng trong vùng. Khi nào có chống đối mới xuất quân đánh dẹp. Dù sao thì bọn Giang Phong cũng không đủ người để phái xuống kiểm soát từng thôn làng. Chỉ cần dân bản địa không chống đối là có thể yên ổn sinh sống như trước đây. Hơn nữa, nhờ bọn Giang Phong đến nơi, dẫn theo các thương đội, hoàn cảnh sinh hoạt của dân bản địa còn có phần được cải thiện. Giang Phong rất chú ý việc này, bởi chủ trương trọng thương. Dễ thấy nhất là vùng Puni, các khu dân cư do Giang Phong xây dựng đã thu hút rất nhiều dân bản địa bỏ bộ lạc ra đấy sinh sống, tìm việc làm trong các công xưởng. Một số bộ lạc ở lân cận cũng kéo cả bộ lạc ra lập làng gần đó. Còn bản thân khu dân cư thì thành một khu chợ lớn để các bộ lạc trong vùng đến mua bán trao đổi hàng hóa. Nhờ vậy mà đảo Puni rộng lớn chỉ mất vài tháng là cơ bản ổn định. Riêng vùng Lã Tống, do các tù trưởng và quý tộc của các bộ lạc đều đã bị bọn Triệu Phong xử lý hết, nên dân chúng đều trở thành thuận dân và chịu sự quản lý trực tiếp của An Phú Thành.
Căn cứ vào trí nhớ, Giang Phong chỉ định một số địa điểm cần kiểm soát là Gia Định (Sài Gòn), Định Tường (Long An), Biên Hòa, Vĩnh Long, Hà Tiên, An Giang (Châu Đốc). Đó cũng chính là Nam Kỳ lục tỉnh sau này, giờ được Giang Phong đặt làm quận thuộc tỉnh Gia Định. Khu vực Vũng Tàu đáng ra cũng là một vị trí chiến lược, chỉ đáng tiếc ở đó không có đủ nước ngọt để xây dựng thành một thành thị lớn. Cho quân đóng đồn ở đó hoặc xây dựng một khu dân cư nhỏ thì được.
Giang Phong lại bảo Quảng Tế Pháp sư :
- Tăng cường tích trữ sắt thép và thạch nê đủ để xây dựng thành thị ở Gia Định, lần này kiến thành ở nội lục, chúng ta cần phải xây dựng thành tường.
Quảng Tế Pháp sư nói :
- Đại nhân. Như thế thì phải mở rộng các công xưởng, cần thêm nhiều khổ công nữa.
Giang Phong suy nghĩ giây lát, rồi bảo Đinh An Bình :
- Cắt ra một phần hạm đội, lấy thêm . quân của Định Hải tam sư xuất chinh Sula, bắt tù binh về làm khổ công.
Đinh An Bình vâng dạ. Triệu Phong nói :
- Đại nhân. Hay là thuộc hạ ưu tiên chiếm một vài cứ điểm trước, kiến thiết xong nơi đó rồi sẽ mở rộng ra xung quanh.
Giang Phong chợt nhớ đến ở Hà Tiên có nhiều núi đá vôi có thể sản xuất thạch nê, liền gật đầu nói :
- Vậy chiếm lĩnh Gia Định và Hà Tiên trước, sau đó từ Gia Định mở sang Định Tường và Biên Hòa, từ Hà Tiên mở sang Vĩnh Long và An Giang. Ở Hà Tiên có thể xây dựng các công xưởng sản xuất thạch nê lớn. Sản xuất tại chỗ thì đỡ mất công vận chuyển từ An Phú sang.
Đất sét để sản xuất gạch ngói thì xứ nào cũng không thiếu, không cần phải lo. Xây dựng một lò nung gạch ngói cũng chỉ mất ít ngày thôi. Bàn bạc chi tiết xong, mọi người cáo lui đi lo phần việc của mình. Giang Phong gọi Quảng Tế Pháp sư lại, bảo :
- Lã Tống có rất nhiều mỏ vàng bạc. Cần mở rộng khai thác.
Quảng Tế Pháp sư vâng dạ, rồi hỏi :
- Thuộc hạ sang đây, xem tình trạng An Phú Thành, dường như Đại nhân không định ở đây lâu dài.
Lão có cảm giác An Phú Thành cũng sẽ giống như Thánh sơn và Tư Dung hành doanh, Giang Phong chỉ ở tạm thời. Giang Phong mỉm cười nói :
- Ta sẽ đóng đô tại Gia Định. Nơi đó nằm gần tuyến giao thương, lại ở trong nội lục, tiện phát triển hơn. Ngươi hãy chuẩn bị, khi bình định xong xứ đó, ta sẽ cho di chuyển sang đó vạn hộ, chủ yếu lấy dân từ Lã Tống và Puni, kiến thiết Gia Định Thành.
Quảng Tế Pháp sư nghe Giang Phong nói đến đóng đô, hưng phấn nói :
- Đại nhân định kiến quốc. Thế thì tốt quá. Thuộc hạ phải chuẩn bị mới được.
Giang Phong mỉm cười bảo :
- Chuyện kiến quốc hãy còn sớm. Trước tiên phải lo xây dựng Gia Định Thành cho thật rộng lớn huy hoàng đã. Ta muốn rằng so với Gia Định Thành, đừng nói là Thăng Long, ngay cả Kim Lăng Thành của Minh triều cũng sẽ không bằng.
Giang Phong không nhắc đến Bắc Kinh, bởi lúc này nó chưa thành kinh đô. Minh Thành Tổ Chu Lệ xây dựng Bắc Kinh làm kinh đô cũng là chuyện của vài năm nữa, mãi đến năm mới xây xong và dời đô lên đó. Giang Phong quyết tâm xây dựng Gia Định Thành có quy mô thật to lớn, đương nhiên chỉ về quy mô thôi, chứ không so về sự tráng lệ; Giang Phong không định phung phí tiền của cho việc đó. Xây dựng cung điện thì không mất bao nhiêu tiền của, nhất là có sử dụng thạch nê và sắt thép, nhưng trang hoàng bằng kỳ hoa dị thảo, hay các công trình điêu khắc công phu mới tốn công tốn của. Giang Phong không cần những thứ chỉ để nhìn ngắm đó.
Đang nói chuyện, Giang Phong chợt cảm thấy trong người có gì đó khác lạ, liền cho Quảng Tế Pháp sư lui ra. Trước giờ Giang Phong thỉnh thoảng vẫn có cảm giác như thế, nhưng khi y sư kiểm tra thì không phát hiện có bệnh tật gì. Có điều lần này cảm giác trở nên rõ ràng hơn. Giang Phong tĩnh tâm định thần, cố tìm xem cảm giác đó là gì, nếu phát hiện được nguyên nhân thì càng tốt.