Năm Đinh Hợi (), mùa xuân. Gia Định Thành.
Tùng tùng tùng tùng tùng tùng….
Boong boong boong boong boong boong …
Long Phụng Cổ nổi dồn dập, Cảnh Dương Chung gõ liên hồi, báo hiệu điển lễ bắt đầu. Lúc này thời gian là chính Thìn, tức giờ sáng, tất cả quan viên từ cấp tỉnh trở lên, hoặc tướng lĩnh quân đội từ Lục quân Hiệu úy, Hải quân Đô đốc trở lên đều tề tụ Trường Thanh Cung, tham gia Kiến quốc đại điển. Đã năm kể từ khi Giang Phong xuyên việt, đã năm kể từ ngày chuyển đại bản doanh đến Gia Định Thành, giờ đây, theo sự khẩn cầu của chúng thuộc hạ, cuối cùng Giang Phong cũng đã đồng ý kiến quốc. Tuy vậy, Giang Phong không xưng Hoàng đế, chỉ xưng Hoàng, ý là kế thừa Thái Cổ Tam hoàng, hiệu xưng Văn Hoàng, quốc hiệu Thần Thánh Đế Quốc (dựa theo Đế Quốc La Mã Thần Thánh ở châu Âu lúc bấy giờ, và Giang Phong lại là ‘thần’, tên đó phù hợp).
Chiếu theo cổ lễ, đầu tiên sẽ phải tế cáo thiên địa, nhưng nghi thức này đã bị bỏ qua, bởi Giang Phong là ‘thần’, là ‘chân thần’ chứ không phải ‘giả thiên tử’ như các vị đế vương xưa nay vẫn tự xưng. Giang Phong đã là ‘thần’, đương nhiên có thể trực tiếp câu thông thiên địa, vì vậy mà khỏi phải tế cáo nữa.
Giang Phong chỉ ngự ở Văn Nghi Điện, mặt quay về phương nam nhận sự triều bái của văn thần võ tướng. Các vị đế vương xưa nay đều ngồi quay mặt về phương nam nhận sự triều bái của quần thần, Giang Phong thấy cũng không cần thay đổi lệ đó. Ngai vàng của Giang Phong được đúc bằng vàng khối, nặng vạn lượng, tức , tấn, được chạm trổ cực kỳ tinh xảo, hoàn toàn là một kiện nghệ thuật phẩm. Bọn Quảng Tế Pháp sư chuẩn bị cho lễ kiến quốc đăng cơ, đã lẳng lặng cho chế tạo từ năm trước, mất gần năm mới hoàn thành. Ở Lã Tống có mỏ vàng lớn nhỏ đang được khai thác nên Giang Phong không hề thiếu vàng.
Chiếu theo cổ lễ, Trung Hoa Hoàng đế sẽ phải vận cổn phục miện quan (mũ miện Thiên tử dải), Đại Việt Hoàng đế sẽ vận hoàng bào long quan để làm lễ đăng cơ. Nhưng Giang Phong chỉ thích màu trắng, không ưa màu đen của cổn miện, cũng chẳng thích màu vàng của hoàng bào, vì vậy chỉ vận y phục toàn trắng, bạch y bạch bào, ngọc đái ngọc quan. Bọn Quảng Tế Pháp sư vì chiều theo sở thích của Giang Phong, đã tra duyệt cổ tịch cổ thư, tuyên bố rằng Thái Cổ Thượng Đế của Trung Hoa, Thái Cổ Phạm Thiên của Thiên Trúc đều vận y phục màu trắng, do đó màu trắng là màu tôn quý hơn cả.
Sách xưa ghi lại, vị Thượng Đế đầu tiên được biết đến ở Trung Hoa là vị Thương Đế hay Thượng Đế (phiên sang tiếng Anh là Shang Ti, vị này không phải là Ngọc Hoàng), là tổ tiên của nhà Thương, được các vua Thương tôn làm thần tối cao trên Thiên giới, vị này thường mặc y phục trắng. Đến thời nhà Chu, các vua Chu mới tôn tổ tiên của mình là Hoàng Đế, hay còn gọi là Hiên Viên Hoàng Đế (phiên sang tiếng Anh là Yellow Emperor), lên làm thần tối cao trên Thiên giới thay thế cho vị Thượng Đế thời nhà Thương, lúc này mới chuộng màu vàng. Còn ở Ấn Độ cổ đại, màu trắng là tôn quý nhất, chỉ tầng lớp tu sĩ mới được mặc; màu vàng là thấp kém nhất, dành cho nô lệ mặc. Khi Thích Ca lập nên đạo Phật, tuyên bố không phân biệt đẳng cấp, nên đã chọn màu vàng làm màu y phục của tăng lữ, nhưng đạo Phật ở Ấn Độ không mạnh, truyền sang Trung Hoa, Đại Việt thì tăng lữ thường không mặc y phục màu vàng mà là màu xanh (ở Trung Hoa) hoặc màu nâu (ở Đại Việt). Đến thời hiện đại, ở Ấn Độ màu trắng vẫn là màu tôn quý nhất. Ngay cả các tôn giáo khác trên thế giới như Công giáo, Hồi giáo cũng vậy.
Giang Phong vận bạch y bạch bào, ngọc đái ngọc quan, ngự trên kim long ỷ (vì làm bằng vàng nên có màu vàng, Giang Phong không hề ghét hoàng kim). Quảng Tế Pháp sư dẫn đầu bách quan quỵ phục trước Giang Phong, tâu :
- Thỉnh Đại nhân tức vị.
Theo nghi lễ soạn sẵn, Giang Phong phán :
- Trẫm đăng hoàng vị, kiến lập hoàng triều, kế Thái Cổ Tam Hoàng, khôi phục nền đại thống.
Bách quan hành đại lễ, tam quỵ cửu khấu. Giang Phong truyền bình thân, bách quan tam bái, về hàng. Dàn nhạc diễn tấu :
“Gia lạc quân tử,
Hiển hiện lệnh đức,
Nghi dân nghi nhân,
Thụ lộc vu thiên,
Bảo hựu mệnh chi,
Tự thiên thân chi.
Can lộc bách phúc,
Tử tôn thiên ức,
Mục mục hoàng hoàng,
Nghi quân nghi vương,
Bất khiên bất vong,
Suất do cựu chương.
Uy nghi ức ức,
Đức âm trật trật,
Vô oán vô ố,
Suất do quần thất,
Thụ phúc vô cương,
Tứ phương chi cương.
Chi cương chi kỷ
Yến cập thần tử,
Bách bích khanh sĩ,
Mỵ vu thánh hoàng,
Bất giải vu vị,
Dân chi du hý.”
Tạm dịch :
Nhà vua anh tuấn vui tươi
Lại còn đức tốt rạng ngời đẹp thay !
Thích hợp với dân hay quan tước,
Lộc trời vua được hưởng dồi dào
Trời phù hộ, dạy giúp vào
Tự trời hành động biết bao nhiêu lần !
Lộc cầu trăm phúc được liền,
Cháu con thì số ức thiên vô cùng.
Lại tuấn tú khiêm cung tất cả,
Ở ngôi vương hoặc giả chư hầu,
Đều không tội lỗi tí nào,
Noi theo phép tắc dựa vào phép xưa.
Uy nghi thận trọng kín thầm
Đều đều hằng có tiếng tăm tốt lành.
Con cháu không riêng tình ghét oán,
Nhiệm dụng người tài cán cao sâu.
Phúc thì vô hạn dồi dào,
Làm nên giềng mối, trông vào bốn phương.
Thánh hoàng ổn định kỷ cương
Bề tôi nhờ đó mà hòng được an.
Trăm chư hầu và hàng khanh sĩ,
Đều mến thương, tôn kính thánh hoàng,
Chẳng lười chức vị đã dành,
Thì dân chúng được yên lành vui chơi.”
Nhã nhạc tấu xong, chiếu theo cổ lễ thì đến phiên dâng ngọc tỷ, nhưng Giang Phong miễn luôn việc này. Ngọc tỷ là của Giang Phong, có lý đâu lại cần thuộc hạ dâng cho. Giang Phong không trọng Nho, trong triều không có nho gia, vì vậy mà mọi nghi lễ đều do Giang Phong định đoạt, không ai có ý kiến gì được. Giang Phong không muốn bị trói buộc bởi nghi lễ.
Ngọc tỷ chính là chiếc ấn quan trọng nhất, để đóng vào các chiếu chỉ quan trọng. Ngọc tỷ của Giang Phong được chạm khắc từ một viên bạch ngọc rất quý giá thu được từ Puni, được thợ giỏi chạm khắc công phu, mất nửa năm mới hoàn thành. Trên ngọc tỷ chạm hình Cửu trảo thần long (theo truyền thuyết là tổ của long tộc), bốn góc có tứ linh quỳ chầu. Mặt ấn khắc tám chữ “Thụ mệnh Giang tộc, thiên địa đồng trị”.
Theo lễ nghi của Minh triều, sau phần dâng Ngọc tỷ còn có “tựu vị, bái, bình thân, cúc cung, bái hưng, bái hưng, bình thân, hốt, cúc cung, tam vũ đạo, quỵ tả tất, tam khấu đầu, sơn hô vạn tuế, tái tam hô, quỵ hữu tất, xuất hốt, ………… quyển ban”. Từ ‘tựu vị’ cho đến ‘quyển ban’ kéo dài hơn giờ mới xong, bách quan cứ làm đi làm lại quỳ, bái, hô vạn tuế, … thật lắm sự phiền phức. Lễ nghi Nho giáo này, cả vua quan đều thấy phiền, nhưng cứ phải làm theo để chứng tỏ triều đình trọng lễ. Có điều Giang Phong đã bỏ hết cho đơn giản.
Chiếu theo cổ lệ, Giang Phong cũng lập Thái Miếu, nhận tổ tiên mình là Đế Giang, kế thừa Phục Hy, Nữ Oa mà làm chúng thần cộng chủ (giống như nhà Chu nhận mình là hậu duệ của Hiên Viên Hoàng Đế, nhà Đường nhận mình là hậu duệ của Thái Thượng Lão Quân). Thái Miếu ở Gia Định Thành chỉ thờ ba vị : Phục Hy, Nữ Oa, Đế Giang, gọi là Tam hoàng. Còn vị Hoàng Đế tổ tiên của nhà Chu thì không được kể đến.
Đế Giang là vua của những tộc người đầu tiên sinh sống ở lưu vực sông Giang (tức Trường Giang ngày nay, thời xưa gọi là Giang thủy), bắt đầu việc trồng trọt, cách nay ước vạn năm, cũng là chủ nhân của nền văn minh Thục Sơn, là tổ tiên chung của các tộc người Thái, Mường, Việt. Còn dân Hoa Hạ, đến thời nhà Chu (cách nay hơn . năm) vẫn còn sinh sống ở lưu vực sông Hà (tức Hoàng Hà ngày nay, thời xưa gọi là Hà thủy), nước Sở ở lưu vực sông Hoài còn bị xem là man di, đương nhiên không liên quan gì đến các tộc ở mạn sông Giang. Còn Phục Hy đại diện cho tộc người đầu tiên thuần hóa thú vật, Nữ Oa đại diện cho tộc người đầu tiên rời hang động, dựng lều để ở, cách nay khoảng vạn năm. Ba vị này được Giang Phong tôn xưng là Tam hoàng, cho dựng đền thờ khắp nơi trong địa bàn của mình.
Sau khi tiếp nhận bách quan triều bái ở Văn Nghi Điện xong, Giang Phong suất bách quan đến Thái Miếu tế tự. Dù Giang Phong là ‘thần’, nhưng đối với Thái Cổ Đại Thần cũng phải tôn kính. Hơn nữa, Giang Phong còn nhận Tam hoàng là tổ tiên.
Lễ nghi đến đây, Giang Phong cho chấm dứt. Chiếu theo cổ lễ phải tiến hành các nghi thức cả ngày mới xong, Giang Phong không có nhiều kiên nhẫn đến thế. Lễ xong thì đãi yến triều thần. Giang Phong không cải chế (thay đổi chế độ quan lại) nên bách quan vẫn tiếp tục công việc trước đây. Sau này khi cần thiết thì sẽ điều chỉnh. Còn giờ thì tạm ổn rồi. Thể chế do Giang Phong đặt ra không hề giống triều đại nào trước đây, ngay cả chức bộ trưởng cũng mới lần đầu xuất hiện, do đó Giang Phong nói sao thì thành ra như vậy, không cần phải tuân theo cổ lễ gì cả. Giang Phong là ‘thần’ nên được lợi vô cùng, không cần phải theo các nghi lễ do ‘người phàm’ đặt ra, nhờ đó mà tránh được rất nhiều phiền phức.
Sáng hôm sau, Giang Phong cho các quan viên địa phương và các tướng lĩnh quân đội trở về cương vị của mình. Sắp tới có nhiều việc, cần được chuẩn bị sẵn sàng. Thời gian không còn nhiều nữa.
Chương : CHIẾN TRANH ĐẠI MINH – ĐẠI NGU ()
Gia Định Thành, Trường Thanh Cung, Thành Đức Điện.
Giang Phong thiết tiểu triều, chỉ gồm các thuộc hạ thân tín là bọn Quảng Tế Pháp sư, Cát Ti, Đào Anh, Triệu Phong, Đinh An Bình. Do Giang Phong không thân tự chấp chính, nên tiểu triều, đại triều đều có ý nghĩa như nhau, chủ yếu hồi báo kết quả công việc triều chính và nhận chỉ thị mới từ Giang Phong (đương nhiên giờ đây sẽ được gọi là thánh chỉ, Giang Phong vừa đăng cơ), khác biệt chẳng qua là quy mô số người tham dự. Văn Nghi Điện thiết đại triều, Thành Đức Điện thiết tiểu triều. Trong Trường Thanh Cung có đến . điện đường lâu các, nên không sợ thiếu chỗ.
Quảng Tế Pháp sư tâu :
- Khải tấu Thánh hoàng. Bản triều hiện đã thiết lập tỉnh là : thánh đô Gia Định; An Phú và Lã Tống ở Lã Tống đảo; Nam An, Định An, Hòa An ở Nam Lã Tống quần đảo; Puni, Hải An, Hải Châu, Hải Dương, Hải Đường, Hải Hưng, Hải Ninh, Hải Phú, Hải Thanh trên Puni đảo; Tân Hóa và Tân An ở Sula quần đảo; Tân Định ở Maluku quần đảo; Cát Long Pha, Cát Lan Đan, Tân Ân, Tân Ý ở bán đảo Mã Lai; Lamuri, Batak, Pane, Padang, Jambi, Palembang, Lampung và Bengkulu ở Sumatra đảo. Các tỉnh lại được chia thành quận, huyện, hơn vạn thôn trấn. Ngoài ra còn có hải đồn An Đạt Man ở An Đạt Man quần đảo và hải đồn Ba Đan ở Ba Đan quần đảo. Riêng xứ Đài Loan vẫn còn đang bình định.
An Đạt Man quần đảo tức là các đảo thuộc khu vực biển Andaman, thời hiện đại gọi là quần đảo Andaman và Nicobar. Đó thật ra là hai quần đảo nằm đối diện nhau ngay trước lối vào eo biển Malacca, vì nằm ngay vĩ tuyến độ nên khoảng giữa hai quần đảo còn được gọi là eo biển độ (thập độ hải hạp). Các đảo này về địa lý được phân vào khu vực Đông Nam Á (dù thuộc về lãnh thổ của Ấn Độ), cách xứ Lamuri (tức Banda Aceh) không xa. Hải quân bộ đã cho xây dựng ở đó một căn cứ hải quân, gọi là hải đồn An Đạt Man, luôn luôn có một đội chiến hạm túc trực để kiểm soát eo biển, là chốt tiền tiêu của eo biển Malacca.
Ba Đan quần đảo tức là các đảo nằm giữa Philippine và Đài Loan, ở về phía nam eo biển Basi, thời hiện đại gọi là quần đảo Batanes (thuộc Philippine), cách Lã Tống về phía nam kilômét, cách Đài Loan ở phía bắc kilômét, tổng diện tích hơn kilômét vuông, trong đó chỉ có vài đảo là con người có thể ở được. Nơi đó cũng có một hải đồn do các chiến hạm thuộc Bắc Dương Hạm đội trấn giữ.
Đảo Đài Loan, cho đến trước khi ‘Mãn Thanh nhập quan’ vẫn chưa thuộc về các triều đại Trung Hoa. Ở đó đã có dân bản địa sinh sống từ hàng vạn năm trước. Năm , một chiếc tàu Bồ Đào Nha đã nhìn thấy đảo Đài Loan, và đặt tên nó là Ilha Formosa (nghĩa là hòn đảo xinh đẹp). Công ty Đông Ấn Hà Lan ban đầu chỉ buôn bán dọc theo Bành Hồ (quần đảo nằm gần bờ biển Phúc Kiến). Tuy nhiên, nhà Minh tuyên bố quần đảo này là một phần lãnh thổ của mình và đẩy lùi người Hà Lan. Năm , người Hà Lan đã phải rút lui sang Đải Loan, thành lập một thành thị gọi là Tayoan (tức thành phố Đài Nam ngày nay), và bắt đầu nhập khẩu lao động từ Phúc Kiến và Bành Hồ. Người Hà Lan chiếm Đài Loan là để có chỗ buôn bán với các quốc gia Đông Á như Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, … Đến khi Mãn Thanh thay thế nhà Minh, Trịnh Thành Công khởi nghĩa thất bại, đã dẫn quân chạy ra Đài Loan, đánh đuổi người Hà Lan, thì lúc bấy giờ Đài Loan mới do người Trung Hoa kiểm soát. Như vậy đến lúc này đảo Đài Loan vẫn chưa thuộc về nước nào, không ai quản lý, mà bỏ không thì thật phí, nên Giang Phong cho người đến quản lý vậy.
Chờ Giang Phong nghiên cứu qua địa đồ xong, Quảng Tế Pháp sư mới nói tiếp :
- Thống kê bước đầu, bản triều có khoảng vạn hộ, . vạn nhân khẩu, trong đó thuận dân chiếm hơn phần, lương dân chiếm cận phần, nghịch dân không đáng kể, hầu như đều đang làm khổ công ở Lã Tống. Bản triều có mỏ vàng ở Lã Tống, mỏ vàng ở Puni, gần đây lại phát hiện khá nhiều mỏ vàng ở Sumatra, đang chuẩn bị đưa vào khai thác. Ngoài ra cũng có mỏ đồng, hơn trăm mỏ sắt; lưu hoàng, diêm sinh, thiếc, thủy ngân, thạch than, thạch hôi cũng rất nhiều. Về điền sản bản triều có hơn ức mẫu, mỗi năm thu lương không những đủ cho dân chúng sử dụng mà còn thặng dư cận phần. Hiện các kho bản triều tích trữ rất nhiều lương thực, đủ cho trăm vạn đại quân sử dụng đến năm.
Giang Phong rất hài lòng. Chỉ cần có đủ lương thực, cuộc sống no đủ, dân chúng sẽ không nổi loạn. Yêu cầu của dân chúng rất đơn giản. Họ không quan tâm ai đang cai trị, miễn sao có thể ăn no mặc ấm là được. Chỉ có các nhà Nho mới quan tâm triều đình chính thống hay không chính thống. Giống như khi nhà Hồ thay nhà Trần, dân chúng cũng chẳng ai phản đối, cho đến khi Hồ Quý Ly làm nhiều việc mất lòng dân. Do đó, Giang Phong không tiếc lời khen ngợi :
- Tốt lắm. Chỉ cần không thiếu lương tiền, bản triều vô ngại. Khanh lập đại công cho bản triều.
Quảng Tế Pháp sư được Giang Phong khen ngợi, lòng rất cao hứng, thanh âm cao thêm ba phần :
- Tạ Thánh hoàng. Đó là việc mà thần nên làm, không dám sơ suất.
Không chỉ Quảng Tế Pháp sư cao hứng, cả bọn Triệu Phong cũng rất cao hứng, vì có đủ lương thực sẽ có thể phát động chiến tranh. Sau khi Quảng Tế lui về, Triệu Phong bước ra tâu :
- Khải tấu Thánh hoàng. Bản triều lục quân vạn đều đã chỉnh đốn huấn luyện xong. Mỗi sư đều được phối thuộc khẩu thần công. Tất cả đều có thể lập tức tác chiến.
Đinh An Bình cũng tâu :
- Khải tấu Thánh hoàng. Bản triều Hải quân cả Hạm đội đều đã chỉnh đốn hoàn tất, hải quân vạn, hạm thuyền chiếc, trong đó Thất Tinh cấp chiến hạm chiếc. Trừ Nam Dương Hạm đội phải phụ trách phòng vệ lãnh hải, cả Tây Dương Hạm đội và Bắc Dương Hạm đội đều sẵn sàng tác chiến.
Giang Phong hài lòng, hỏi Quảng Tế Pháp sư :
- Tình hình bắc phương thế nào rồi ? Chiến tranh Minh – Đại Ngu tiến triển ra sao ?
Quảng Tế Pháp sư tâu :
- Khải tấu Thánh hoàng. Tháng tư năm ngoái, lấy cớ đưa Trần Thiêm Bình về nước, Minh triều sai Hàn Quan và Hoàng Trung mang . quân hộ tống để lập Trần Thiêm Bình làm vua.
Giang Phong cau mày hỏi :
- Gã Trần Thiêm Bình này là người thế nào ?
Quảng Tế Pháp sư tâu :
- Khải tấu Thánh hoàng. Sau khi Chế Bồng Nga tử trận, nhà Trần đánh lui được quân Chiêm Thành, đã hạ lệnh bắt trị tội những thổ hào ở Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa và các tướng, tôn thất từng theo hàng Chiêm Thành. Trong số những người này có một người là Trần Tông. Một tên gia nô của Trần Tông là Trần Khang đã trốn sang Ai Lao, đổi tên thành Thiêm Bình. Đến năm Canh Thìn (), khi Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, Khang mạo xưng là con của Trần Nghệ Tông, chạy sang Tàu cầu viện Minh triều đánh báo thù. Đến năm Giáp Thân (), Minh triều sai Lý Ỷ sang hỏi Hồ Quý Ly về việc Trần Thiêm Bình. Lý Ỷ đến công quán, bí mật sai người do thám tình hình Đại Việt. Khi Lý Ỷ về Tàu, Hồ Quý Ly mới phát hiện ý đồ do thám, liền sai Phạm Lục Tài đuổi theo giết đi. Nhưng khi đến Lạng Sơn thì Ỷ đã ra khỏi biên giới. Ỷ về Tàu, tâu mới Vĩnh Lạc đế rằng họ Hồ xưng đế và ngạo mạn. Sau khi Ỷ về Tàu, Hồ Hán Thương sai Nguyễn Cảnh Chân sang dâng biểu tạ tội và xin rước Trần Thiêm Bình về nước tôn làm vua. Vĩnh Lạc đế hứa phong cho Hán Thương một quận lớn nếu chịu quy phục.
Giang Phong cau mày nói :
- Phụ tử Hồ Quý Ly thật tráo trở, khó khiến người khác tín phục. Quân quốc đại sự, sử dụng tiểu mưu tiểu kế, sao thành được.
Quảng Tế Pháp sư nói :
- Đúng thế đấy ạ. Hồ Quý Ly chỉ giỏi tiểu mưu tiểu kế, chẳng qua mặt được ai. Thành ra đối diện Minh triều toàn gặp bất lợi.
Triệu Phong hỏi :
- Thế vụ Trần Thiêm Bình thế nào ?
Quảng Tế Pháp sư nói :
- Ngày tháng , Hoàng Trung đánh vào cửa Lãnh Kinh. Hai đạo quân thủy bộ của nhà Hồ đụng độ với quân Minh. Quân nhà Hồ khinh địch nên bị bại trận, các tướng Phạm Nguyên Khôi, Chu Bỉnh Trung, Trần Nguyên Huyên, Trần Thái Bộc tử trận. Hồ Nguyên Trừng xuống thuyền đi thoát, nhưng giữa đường thuyền đắm, Hồ Nguyên Trừng ngộ nạn.
Nói đến đây, Quảng Tế Pháp sư và Giang Phong nhìn nhau. Giang Phong hiểu ngay lão muốn nói gì. Hồ Nguyên Trừng giỏi chế súng thần công, Giang Phong không muốn để rơi vào tay Minh triều, nhưng lại không thể thu phục, đành dùng đến hạ sách đó. Sau khi Hồ Nguyên Trừng ngộ nạn, những thủ hạ liên quan đến việc chế súng thần công đều được bí mật đón về Xưởng quân khí ở Long Sơn.