Hồng Mông Linh Bảo

chương 124

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Chương Công Nghiệp và đền tội

Hôm sau Mỵ-Điệp muốn vào Hồng Mông Linh Châu giới tu luyện, chàng ở lại căn phòng một mình mỗi ngày thăm Hồng-Linh cùng nàng đi lễ hát ca đoàn, đánh đàn đi chơi, hỗ trợ nàng tu luyện, bên nhau sống hơn một tháng êm đềm.

Minh đã chỉ dẫn cho nàng cách sử dụng Ngọc Hồ để tu luyện, nhìn nàng mở phong ấn ngọc hồ chỉ lớn lên một ít không giống như Minh, một khi mở thì Ngọc Hồ khuếch đại mấy chục lần, điều này khiến không những Hồng-Linh ngạc nhiên mà cả chàng cũng thấy lạ, khéo thay như vậy nàng có thể đem Ngọc Hồ mở ở trong khuê phòng của nàng. Minh sợ nàng cất giấu không kín đáo đành tặng thêm cho nàng một kiện Trữ vật nhẫn đồng phẩm dạng với của Huyền-Trâm và Ánh Tuyết.

Minh lại chỉ dẫn giải thích một lần nữa cho nàng. Hồng Linh nghe xong ngẩn người hỏi:

- Thì ra trên đời có thứ phép này, hôm trước đi du ngoạn anh mua chim, gà, tất cả anh cất vào trữ vật nhẫn phải không?

- Còn phải hỏi. Em nhớ đừng cất thú vật vào trự vật nhẫn của em đó.

- Sao vậy?

- Chết chắc…

- Biết rồi…

Nàng hí hửng muốn thử ngay xem trong trữ vật nhẫn của nàng có dạng gì, bao lớn.. Thấy nàng loay hoay chưa biết cách dùng ý thức Minh lại giải thích… Hồng-Linh nghe theo tập trung tinh thần ý niệm vào trữ vật nhẫn vừa hình thành trong đầu đã hiện ra một phòng lớn mét khối sạch bóng như gương, bên trái có kê một cái kệ còn trống. Ý niệm muốn ra khỏi thì nàng đã không thấy gì nữa nhìn lại thấy Minh đang đứng mỉm cười nhìn nàng.

- Em hãy cầm cái rương đem cất đi.

Hồng-Linh gật đầu không nói, tay xách cái rương, ý niệm vừa thành rương trên tay đã ở trong trữ vật nhẫn trên kệ tầng thấp nhất.

- Từ nay anh cũng yên tâm rồi…

Một hôm đang ngồi trong nhà Hồng-Linh nói uống trà chuyện thì từ ngoài cổng có người đến xin ăn, Minh nhận ngay ra bà cụ Đắc hôm nào mình đã cứu một lần khỏi bị xe đụng. Nhìn bộ dạng của bà thật thảm thương, đói rách thân thể gầy gò yếu ớt, Minh tưởng tượng ra cụ đã bị không biết bao nhiêu cơn đói lạnh, và bệnh tật giày vò. Chuyện của bà khiến bất cứ ai cũng phải bất nhẫn bênh vực bà chỉ muốn đem mấy người con của bà ra trừng trị.

- Em mau mời bà cụ vào đây nghỉ ngơi, dùng bữa..

Bà cụ vui vẻ vào nhà bà còn nhận ra người quen..

- À thì ra nhà cô Hồng-Linh.

- Bà cụ cứ gọi cháu Linh được rồi. Cụ cứ tự nhiên xem như con cháu trong nhà.

Hôm nay mời cụ vào nhà cháu nghỉ ngơi, dùng với chúng cháu một bữa ăn thanh đạm.

- Vậy sao được..

Cụ khách sáo định từ chối, thật ra cả nửa năm nay cụ không có được ăn bữa nào ngon, chỉ ăn từng mảnh vụn.

- Cụ chớ có ngại ngồi với chúng cháu.

Lúc này bà cụ mới thấy Minh thì hỏi:

- Cậu này..

- Cháu là bạn của Hồng-Linh, cháu tên Thanh-Minh.

- Cụ không biết anh Minh à, anh ấy hay đánh đàn Orgel trong nhà thờ cho ca đoàn đó.

- À, thật quý hoá. Tiếng đàn chúu đánh hay lắm giúp cho nhiều người tâm hồn lắng đọng sốt sáng có thể dâng những khổ cực đáng cay làm của lễ dâng lên Chúa.

Cụ Đắc từ ngày ăn xin cũng rất sùng đạo, tới giờ lễ cũng cố đi đến nhà thờ kiếm một góc nào không có người ngồi nên tiếng đàn hát cụ cũng nghe được. Đêm lễ Giáng Sinh cụ đã trải qua một lúc linh thiêng, quên hết mọi khổ cực mình đang phải chịu, ước mong Chúa tha tội bất hiếu cho những đứa con của mình, cụ cũng ăn năn thống hối tự nhận những đứa con hư hỏng là do cụ khí chúng còn nhỏ không hết sức giáo dục dạy dỗ tử tế, cụ xin được tiếp tục chịu khổ cực cho đến chết để xin cho được điều này là con cái của cụ được ăn năn hốì lỗi.

Bà cụ Đắc vui vẻ dùng bữa ngon cám ơn không ngớt.

- Chúa nhân lành chúc lành cho hai cháu, thay cho tôi trả công cho hai cháu.

Minh ý nghĩ định đem cụ vào Hồng Mông Linh Châu nuôi dưỡng tử tế thì giọng thầy mình vang lên không biết từ đâu:

- Minh, con chớ phá hoại kho tàng đang có của bà cụ này. Ta nói cho con biết bà cụ này đang lập công nghiệp cho chính bà nhờ đó sẽ được hưởng phúc vô cùng và sẽ cứu được mấy đứa con của bà khỏi tội bất hiếu, bất nhân.

- Sư phụ nói, kho tàng chính là những đau khổ bà cụ đang gánh chịu?

- Chính là thế, nếu con cứu bà khỏi cảnh túng quẫn thì bà mất cơ hội gây công nghiệp, chẳng phải là phá đi kho tàng công nghiệp sắp kiếm được của bà ta, bây giờ tuy bà tội bà ta đã dùng công nghiệp của bà tích trữ đánh đổi được tha, nhưng còn phần đánh đổi chuộc cho mấy con bà thì sao… Con nhẩn nha kiên nhẫn suy nghĩ thì sẽ hiểu, rồi đổi cách nhìn của con cho đúng. Con chờ để ý theo dõi xem sự kiện của bà cụ này mà học hỏi…

- Vâng, cám ơn sư phụ…

Minh không nghe thấy sư phụ dặn gì thêm nữa đoán sư phụ đang rời khỏi liền nói:

- Chào sư phụ…

Minh quay lại thấy bà cụ sắp đi liền chạy theo đưa cho bà .đ, chàng đã biết rõ ngọn ngành nên không dám đưa nhiều:

- Cháu biếu cụ thêm ít tiền bữa tối, xin cụ vui lòng nhận lấy.

Bà cụ Đắc thấy chàng đưa .đ thì vui vẻ nhận lấy nói:

- Cám ơn cháu…

Hồng-Linh thấy chàng cho có .đ thì ngạc nhiên chờ bà cụ đi rồi mới hỏi:

- Sao anh cho ít vậy, .đ chỉ dùng ba bữa là hết, bây giờ đồ ăn đắt đỏ.

- Em không biết, cụ này đang lập công đền tội thay cho mấy người con của cụ đấy, anh không dám cho nhiều nghĩa là không phá công nghiệp của cụ. Đau khổ cũng là cơ hội lập công đền tội cho mình và đền thay cho người khác…

Hồng-Linh nghe vậy ngẩn người ra, nàng hiểu ngay Minh muốn nói gì và ngạc nhiên sao Minh biết được nên hỏi:

- Làm sao anh biết…

- Anh vừa mới hiểu biết thôi..

- Điều này đối với em không mới lạ, nhưng mỗi lần gặp bà cụ Đắc là lòng thương hại nổì dậy trong lòng nên quên đi ý nghĩa sự đau khổ. Thật là cụ không cần ai thương hại, đáng thương hại chính là chúng ta không hiểu rằng cụ đang gom góp những gì quý báu nhất vĩnh cửu không mất được.

- Việc làm chúng ta hôm nay mong cụ được an ủi một chút, còn chúng ta hiểu thêm một điều quan trọng để thay đổi cái nhìn của chúng ta.

Mẹ Hồng-Linh ngày ngày ra chợ bán đồ tạp hoá, chị Dũng giúp mẹ ngoài chợ, và chăm lo việc nhà, ông Thông thì lo việc giáo xứ, làm vườn sau nhà, Hồng-Linh đi học về thì cũng giúp chị Dũng lo việc nhà nấu bếp, chăm sóc vườn phía sau nhà. Cả nhà thu nhập đều trông vào bà Thông buôn bán tạp hóa, và thỉnh thoảng được mấy anh đi làm Sài-Gòn phụ giúp nên không ai mua sắm đồ xa sỉ, cũng không ăn uống thoải mái.

Minh thấy cuộc sống gia đình Hồng-Linh cũng khó khăn giống như hai mẹ con mình khi còn nhỏ, dạy học với lương bèo để nuôi sống hai mẹ con. Bây giờ mẹ khá hơn lại đi nuôi trẻ mồ côi, cũng là cuộc sống khó khăn khắc khổ nhưng vẫn có niềm vui.

Minh nghĩ ngợi một chút rồi tự hỏi “người thân của mình ai cũng có chút đau khổ, còn bản thân mình có đau khổ gì ? Hầu hết mọi việc xuông xẻ, chỉ có việc Như-Xuân bỏ đi lấy chồng là đau khổ, nhưng bây giờ lại có được Hồng-Linh. Thôi việc ai nấy làm, sướng khổ của ai người ấy hưởng hay chịu. Mình đi con đường của mình…hai tuần sau đi du học… ”

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio