HÀNH TRÌNH TRUY QUÉT ()
Nghỉ ngơi được vài ngày, trang bị thêm cơ số đạn, lương khô cho bộ phận trinh sát (không còn và mà là của Việt Nam, giống như bột gạo lứt Bích Chi ép cứng) gạo và thực phẩm cho anh em bộ binh. Chúng tôi lại lên đường.
Bộ phận trinh sát f vẫn đi độc lập, d sử dụng c và c tiến hành truy quét cách biên giới – km theo hướng về chùa Preah Vihear. Khối d bộ và c ở lại Anlongveng. (Khi về đến f bộ, chúng tôi mới biết là e đưa lực lượng lên thay cho d e, có nhiệm vụ tiếp tục truy quét và chốt giữ khu vực này. D e quay về Kamtuot, chuyển đội hình về lại chùa Preah Vihear, để bố trí lại đội hình phòng thủ, vì tình hình không ổn khi anh em e CANDVT chốt giữ khu vực này).
Từ Anlongveng chúng tôi cắt thẳng về hướng bắc – đông bắc dọc theo biên giới (khu vực cửa khẩu sau này). Qua một ngày hành quân chúng tôi thấy khu vực này địch đi thường xuyên, có những nơi thành đường mòn nhẵn, bề ngang có nơi cả mét chứng tỏ lực lượng chúng khá đông. SCH e lệnh cho chúng tôi triển khai bám theo các con đường mòn về hướng biên giới. Phục kích cả ngày chúng tôi không phát hiện gì, có lẽ bị ta chặn đánh hai trận, thương vong nhiều và mất kho vũ khí nên có thể chúng chững lại, không vào sâu trong nội địa nữa.
Ngày thứ ba, khi gần tiếp cận với khu vực , trinh sát phát hiện địch tại một Phum nhỏ. (Phum này không có trên bản đồ. Nhà lợp bằng tranh, không có vườn cây ăn trái. Xung quanh có những nương nhỏ trồng mía, chuối, đậu xanh). Do lực lượng mỏng và địa hình Phum trải rộng không theo chiều nào nên rất khó quan sát. Chia nhỏ lực lượng thì không ổn, lỡ có gì bất trắc không xử lí được. Điện hỏi SCH e thì được biết đội hình truy quét của c và c cách chúng tôi trên km (hơn cả ngày đường). Yêu cầu của trên là trinh sát phải nắm chắc lực lượng, cách bố trí và chúng đang làm gì? Không còn cách nào khác, chúng tôi tổ chức bám địch theo từng khu vực. Chúng có khoảng bốn mươi – năm mươi tên, chia thành bốn nhóm nhỏ trong toàn bộ khu vực, nhiệm vụ của chúng là tất cả đang đào hầm, từng nhóm có lính cảnh giới phía ngoài chừng vài chục mét. SCH e quyết định điều c về khu vực tác chiến (có d phó d theo mũi này).
Một chuyện dở khóc dở cười xảy ra. Sau khi ăn bữa trưa xong, có hai chiến sĩ bỗng lên cơn sốt. Mặt mày đỏ bừng, người lạnh run như cầy sấy, hai môi đánh lập cập từng cơn. Đây là chuyện bình thường, nhưng nói thật lúc ấy tôi cũng bối rối không biết xử lí ra sao, trước giờ đi trong đội hình lớn có quân y sĩ và y tá họ lo, đâu có ngờ tới cảnh này. Để lại bốn anh chăm sóc, chúng tôi vẫn phải tiếp tục bám địch. Trước khi đi tôi cho anh em uống thuốc phòng ba (bọc nhựa tám viên màu nâu của Trung Quốc) và chích cho mỗi người một mũi Quynin Dihidro Sulfate % (theo chỉ dẫn của quân y).
Xế chiều, lợi dụng trời đổ mưa to, tên lính gác chạy sâu vào trong trú mưa, ta bám sâu vào khu vực địch. Một nhóm địch đang nổi lửa, nhưng không biết chúng làm gì, quan sát kĩ không thấy hiện tượng gì khả nghi, ta rút ra ngoài hơn m nghỉ đêm.
Một đêm anh em mất ngủ. Căng hai tấm tăng che mưa, móc võng cho hai chiến sĩ bị sốt, còn hầu hết anh em ngủ ngồi, thay phiên nhau canh giữ bệnh. Ban đêm tình hình cũng không thuyên giảm, hơi nóng từ trong người tỏa ra, ngồi bên cạnh có thể cảm nhận được. Anh em vẫn sốt li bì và mê man. Sợ nhất là anh em lên cơn mê sảng, la lối bị địch phát hiện hoặc rớt xuống võng (lính gọi là giật kinh phong). May sao gần sáng, có vẻ thuốc đã có tác dụng anh em tỉnh dậy và đòi nước. Lợi dụng buổi sáng trời nhiều sương mù, tranh thủ đun sôi nước pha sữa. Mỗi người cũng cố gắng uống được hai ca “loonl trâu.” Mọi việc gần như ổn khi trời sáng hẳn.
Ta tiếp cận khu vực sớm, không phát hiện tên địch nào trong khu vực, vẫn giữ khoảng cách – m và quan sát, không vào sâu thêm.
Khoảng tám giờ, chúng xuất hiện khoảng vài chục tên, vác trên vai cuốc và xẻng, không thấy chúng mang súng. Cũng có một tên địch mang khẩu AK ra phía ngoài vài chục mét, leo lên một cành cây bằng lăng ổi ngồi cảnh giới. Chúng tiếp tục đào, từ dười hố chúng vãi đất lên bờ thấy rõ. Biết được vị trí chúng cảnh giới, ta để lại năm anh em tiếp tục quan sát, còn lại chuyển qua hướng khác để tiếp cận địch.
Phía trong Phum cách vị trí chúng đào hầm vài chục mét có một toán địch đang gõ gì đó nghe leng beng. Lát sau thấy chúng khiêng ra những thùng gỗ, ống đạn DKZ… bỏ ở phía ngoài.
Buổi chiều, khoảng ba, bốn giờ chúng mang vác các thùng gỗ ra hố chúng đào và đưa xuống hố. Nhưng do trời mưa to chúng dùng tấm nilon xanh phủ lại và rút vào trong (hôm nay thằng lính gác mặt non choẹt, nhỏ con không chạy vào trong cho các bố nó nhờ). Bước đầu ta phán đoán địch đào hầm để chôn vũ khí và báo cáo về nhà. (Lúc này C cách chúng tôi chừng km, và cả hai lực lượng cùng lấy dòng suối để bắt liên lạc). Anh em c cũng cố gắng tăng tốc hành quân và trinh sát cũng nhanh chóng đi dọc theo bờ suối để gặp nhau. Khi trời gần tối hai bộ phận mới gặp nhau, cách vị trí chúng gần km. Không kịp để triển khai lực lượng, đành phải dừng quân lại nghỉ, riêng bộ phận trinh sát vẫn bám địch không rời vị trí. Thượng úy Thìn d phó d cùng anh em trinh sát men theo bờ suối tiếp cận với khu vực.
Đêm đó, anh Thìn lên phương án tác chiến căn cứ vào báo cáo của trinh sát. Tờ mờ sáng bộ phận c đã nằm phía sau đội hình trinh sát, chờ phân công vị trí. Để cơ động nhanh, ta không biên chế hỏa lực mạnh đi cùng. Toàn đội hình có ba khẩu B, c có bốn khẩu B cùng với hai khẩu của trinh sát, hai khẩu RPD và còn lại là AK. Lực lượng ta khoảng gần một trăm anh em.
Phương án tác chiến như sau:
+ C đánh chính diện bao gồm ba mũi (mỗi b là một mũi). Mỗi mũi có hai trinh sát f dẫn lót đội hình.
+ Bộ phận trinh sát f còn lại (hơn mười người) nhanh chóng vòng phía sau, chốt chặn đường rút của chúng về phía bên kia biên giới Thái Lan.
Nhận lệnh xong, anh Giang c phó c cùng các anh em trinh sát f rút ra ngoài, vòng phía sau lưng chúng. Phía sau là một bãi tráng toàn là cỏ tranh và một khu ngập nước, có một con đường mòn lớn chạy về hướng biên giới cách đó chừng km. Do địa hình khó bố trí nên anh Giang chỉ bố trí dọc theo con đường (có một quả mìn Claymore), vì bên kia là bãi tranh, trống trải dễ bị phát hiện.
Anh em vào vị trí và chờ lệnh nổ súng.