Trên phần núi bằng phẳng của Vạn Nhân Lĩnh có tòa kiến trúc kì lạ, đại diện tông môn mạnh nhất che chở, chi phối Đại Việt Quốc mấy vạn năm qua. Nơi đây đã trả qua không biết bao nhiêu lần thay Triều hoán vị, nhưng tông môn này vẫn còn đó, vẫn sừng sững theo năm tháng.
Từ trái qua đầu tiên là tòa kiến trúc trông như tửu lâu vô cùng đơn giản, phía trên đỉnh có cờ và một pho tượng hình kiếm vô cùng bắt mắt. Thanh kiếm ấy tỏa ra hơi thở vô cùng cổ xưa, người bình thường nhìn lâu sẽ cảm thấy như bị kiếm đâm xuyên tim, Đây chính là tòa kiến trức của Thanh Thành Kiếm Tông.
Kế đến là một tòa Gia trang, toàn bộ sơn màu trắng, không biết có phải ảo giác không mà đôi khi lại thấy tuyết rơi nhè nhẹ xuống sơn trang này. Giữa toàn sơn trang có một hồ nước nhỏ, giữa hồ nước lại có một bức tượng thanh Loan đao bằng ngọc bích. Sơn trang này chính là nơi đóng quân của Tuyết Lĩnh Sơn Trang, đứng đầu trong thất đại tông môn
Nhích qua bên phải chút có vài cái đình viện nhỏ, trang trí đơn giản, bên trong có cây cối, có hoa cỏ, đôi nghi lại nghe có tiếng hát nhè nhẹ, tiếng đàn du dương, có người ngâm thơ, trông như một sơn cốc thế ngoại đào viên, đây là địa phân của Vô Tình cốc.
Vô Song môn bên cạnh xây tòa cung điện thu nhỏ, trang hoàng toàn là đồ dùng, cũng như sơn màu vàng. Bên ngoài cung điện có một cây phương thiên họa kích to lớn, cao met, trên đỉnh lại trao một cây cung cùng với bao tên làm bằng vàng ròng.
Đối Lập với không khí trang nghiêm của bốn tòa kiến trúc này là tiếng cưới nói rộn ràng của tòa kiến trúc khác.
Nam Hải phái đào hãn một hồ nước, rồi xây cái đình viện trong hồ nước này, bên trong thả một đống các loại cá lấy từ biển Đông. Môn sinh ở đây ngày ngày uống rựu, câu cá, rồi còn ca hát nữa chứ.
Nhật Nguyệt Giáo thì có tòa tháp cao, đỉnh tháp có tượng thạch hình mặt trăng cõng mặt trời. Không khí xung quanh như bị uốn hút vào bên trong.
Huyết Hà Tông là bá đạo nhất, xung quanh khu vực của mình xây hàng trăm cái cọc gỗ, Người của họ chỉ luyện kiếm sau đó lại nghĩ ngơi tại chổ. trên cao một chút thì có vài cái ghế bằng gỗ cho các vị trưởng lão hay cấp cao ngồi.
Bảy Khu vực nằm ngang nhau, lưng tựa vào núi, phía trước là một khoảng đất bằng cực kì rộng lớn, đã đầy người đến từ kháp nơi trong Đại Việt Quốc. Giữa sân có một khán đài lớn, trên đó có xếp chiếc ghế bằng đá, được chạm khắc những hình thù dựa theo biểu tượng của tông môn.
dưới khán đàn là một lôi đài lớn. hầu hết mọi người đầu đang xếp hàng xung quanh nơi này. lôi đài có một cái giá, trên đó là một viên ngọc to như cái thau nước bên trong có khí lưu cuộn còn.
Tuyển Trạch rất đơn giản, người dự tuyển đến truyền nội lực vào trong quả cầu. Quả cầu tùy theo cấp độ, căn cốt và ngộ tính sẽ hiễn thị trực tiếp lên.
Dưới tuổi Cấp độ trên Luyện Khí cảnh tầng là đã có thể vào tông môn, tuy nhiên chỉ được làm ngoại môn đệ tử. Muốn được xếp hạng cao hơn nhận được nhiều bồi dưỡng hơn thì phải xem vào căn cốt, Thiên Linh thế giới chia căn cốt con người làm tinh (sao) cấp độ, cấp độ ứng với khả năng người đó cùng với thiên đạo hòa hợp như thế nào, căn cốt càng cao tu luyện càng thích hợp con đường lên đỉnh cao càng dễ.
Ví như người có tinh căn cốt nếu như chăm chỉ, và có khí vận tốt tuổi có thể đột phá Kim Đan cảnh, giống như lão tổ Diệp Gia. Tuy nhiên trong thiên địa lại có những người có huyết thống căn cốt đặc biệt thích hợp cho một loại thiên địa pháp tắc nào đó, Những người này trời sinh sẽ là cường giả, ví như Tiên Thiên Tuyết chi thể, Tiên Thiên Dược chi thể là loại bình thường Tiên Thiên Nguyệt chi thể chính là một trong những loại hiếm nhất, mạnh nhất. Còn về ngộ tính tức là khả năng lĩnh hội võ học, công pháp.
Người kéo đến đã thưa dần, trên sân giờ quy tụ hơn thiếu niên tuổi dưới , khuôn mặt còn non tơ búng ra sữa nhưng một số lại có khí chất bất phàm. Đôi khi lại có những nhóm người lập lều trại đứng riêng đi thành đoàn, đây là nhóm người vương hầu, quan chức và thập đại gia tộc.
Giờ lành đã tới, từ trong tòa kiến trức, thân ảnh mang theo khí thế nghiêng trời lệch đất đáp xuống ngồi vào chiếc ghế đã chuẩn bị sẵn. Theo sau họ là các nhóm nhỏ những người phụ trách tuyển chọn của tông môn. Các tông môn chia nhau ra phụ trách mỗi năm, như năm nay là lượt của Thanh Thành Kiếm tông.
Trên Ghế thủ tọa, luồng khí khổng lồ xông tận lên mây xanh, khiến bầu trời không có lấy một đám mây.
Thanh Thành Kiếm Tông là một vị lão giả mặc đạo bào màu xám, râu tóc bạc phơ, lưng cõng một thanh cổ kiếm, khuôn mặt uy nghiêm nhưng cũng hết sức hồng hào.
Tuyết Lĩnh Sơn Trang là một vị Trung Niên, Mặt chữ điền, bên hông đeo một thanh loan đao, khoác một bộ y phục trắng như tuyết, nhìn thôi cũng làm người khác phát lạnh.
Kế đến là một mỹ phụ, sắc đẹp khuynh thành, mặc một bộ y phục màu tím, lộ nữa ngực sữa trắng như tuyết, phía dưới có ren lộ ra nữa đùi, khiến người khác say đắm, tuy nhiên trên khuôn mặt tuyệt đẹp kia là một nỗi u sầu, chính là trưởng lão của Vô Tình cốc.
Khác hẳn với Vô Tình Cốc, Nữ phụ trung niên bên Vô Song môn ăn bận kín bưng, khóa lên mình một bộ giáp vọ tướng, tóc búi cao, lưng mang cõng theo một bao tên.
Xa xa bên cạnh nàng là một trung niên nam tử, chơi hẳn một cái đầu đinh, ngực trần, mặc chiếc quần rộng, chân gác lên ghế, miệng thì ồm ồm tu lấy bình rựu nhìn rất tiêu soái. Nhìn vậy thơi chứ đây là trưởng lảo nội môn nổi tiếng nhất của Nhật Nguyệt Giáo. Tuy võ công không phải cao nhất, nhưng lại là một trong hai đại Luyện Đan sư của Đại Việt Quốc.
Ngồi bên hắn là Thanh niên tóc đen xõa dài bay trong gió, khuôn mặt lạnh băng, cùng với y phục màu đỏ như máu. Trưởng lão của Huyết Hà Tông, từng một thời là đệ nhất kì tài Đại Việt Quốc, đạt Kim Đan cảnh khi còn rất trẻ, nên giữ lại được hình hài thiếu nien dù đã tuổi rồi.
Cuối cùng Là trưởng lảo Nam Hải Phái, một Lão Giả mặc bộ đồ ngư dân, đầu đội chiếc nón lá, miệng ngậm một cành cọ, mắt nhắm nghiềm như đang ngủ say.