Bốn năm sau.
Tôi nhìn vào khuôn mặt ở trong gương.
Khuôn mặt đã trút bỏ vẻ mũm mĩm của trẻ con và không còn trắng nhợt như thường ngày, tuy rằng mỗi lần kiểm tra sức khỏe đều nghe bác sĩ nói bị suy dinh dưỡng, thế nhưng hai gò má lại vẫn phơn phớt màu hồng. Tựa như loài hoa diên vĩ vùng vẫy trong khe đất, cuối cùng sẽ run rẩy, nở rộ những bông hoa đẹp tươi trong mùa xuân. Tôi giơ cổ tay, ngón tay lạnh lẽo xoa nhẹ lên hai gò má. Khuôn mặt này đã trưởng thành hơn so với ba năm trước đây rồi. Dùng lời nói của Phương Phỉ là: “Chị, khuôn mặt của chị giống như đi từ trong tranh ra vậy.”
Và còn đôi môi mỏng sắc nét, mãi luôn trầm lặng. Không nhớ ai đó đã từng nói, rằng khi trước mắt chìm trong khổ đau thì hãy nên học cách trầm lặng. Vì vậy tôi chỉ có thể trầm lặng.
Cằm của tôi hơi nhọn, đường nét khéo léo tinh tế. Sự tinh tế này kéo dài cho đến chiếc cổ trắng ngần nhẵn nhụi của tôi, tôn lên màu sắc của ngà voi sáng bóng mê người. Tôi biết tôi giống ai, mỗi lần trở lại con ngõ cũ tôi thường nghe thấy hàng xóm láng giềng nói: “Chà, nhìn con bé Tứ Nguyệt kìa, càng ngày càng giống mẹ nó.”
Tôi là con gái của mẹ, đương nhiên là phải giống mẹ.
Hôm nay là sinh nhật của tôi.
Tôi đã mười tám tuổi.
Tôi thường hay nghĩ, mười tám năm trước mẹ đã sinh tôi ra trong tình huống ra sao. Lúc còn sống thỉnh thoảng mẹ cũng có nói, khi mẹ mang thai tôi chẳng hề thoải mái, sự mệt mỏi của thân thể cộng thêm với áp lực tới từ khắp nơi khiến ẹ đau khổ vô cùng, đã mấy lần muốn phá thai. Nhưng mà ba không đồng ý, trong quyển nhật ký của mẹ từng nói như thế này: “Anh nói, mặc dù chúng ta không thể bên nhau trọn đời nhưng dù thế nào cũng phải giữ lại một kỷ niệm, nếu một ngày nào đó em nhất định phải ra đi, vậy hãy để lại con cho anh, con sẽ là kỉ niệm trân quý nhất trong cuộc đời của anh, anh sẽ biết ơn em cả đời.”
Nghe nói, sau khi mẹ nghe được lời này của ba mới quyết định sinh tôi.
Tôi giống như một mầm sống, lơ đãng đã đi vào thế giới này.
Thế nhưng người ba và người mẹ dẫn dắt tôi tới nơi đây lại đã không còn nữa. Mấy năm nay tôi đã sống hèn mọn biết bao, không bằng cả một nhánh cỏ dại bên dưới hiên nhà. Tôi vốn là cỏ dại, điều này thì dễ hiểu, tôi cũng vui vẻ chấp nhận. Nhưng mà tôi vẫn luôn tự hỏi trong lòng: “Nếu yêu con, vì sao lại bỏ con lại?”
Một người khi còn chưa học được yêu thương, đã học xong oán hận là một chuyện đáng buồn biết nhường nào. Mặc dù bản năng của tôi vẫn luôn luôn yêu thương ba mẹ, nhưng tôi lại không hề vui mừng vì hai người đã mang tôi đến với thế giới này. Không hề.
Chỉ là hôm nay là sinh nhật của tôi, vậy thì tôi nên hoài nhớ về tình yêu, hay là để cho sự oán hờn ẩn núp trong đáy lòng le lói? Tôi mười tám tuổi, đã có thể dùng ánh mắt của chính mình để cảm nhận về thế giới. Bên trong cảm nhận của tôi, thế giới này u ám như thế, khắp nơi đều là những bộ mặt xấu xí, những lời nói giả tạo. Đây cũng chính là nguyên nhân mà tôi oán hận vì đã được sinh ra trên đời này.
Một năm trước, thiếu chút nữa tôi đã bị nhà trường đuổi học. Nguyên nhân của sự việc là bởi vì tôi tố giác thầy giáo thể dục lớp mười hai, bởi vì đã mấy lần ông ta mượn cớ nói chuyện gọi tôi vào văn phòng, vừa nói vừa thò bàn tay bẩn thỉu vào bên trong chiếc váy đồng phục của tôi; hoặc là trong thời gian hoạt động tự do của giờ thể dục sẽ thừa dịp người khác không chú ý, lấy tay bóp lên ngực tôi.
Nghe nói trước kia ông ta từng làm lớn bụng của một nữ sinh, vốn đã bị đuổi rồi, nhưng do gia đình ông ta có bối cảnh gì đó nên được ở lại để xem xét sự thay đổi. Không đến một năm ông ta được miễn xử phạt. Rồi sau đó ông ta gặp tôi và lại nhanh chóng hiện nguyên hình.
Ánh mắt của ông ta thường khiến tôi nghĩ tới loài sói lang trong đêm tối.
Dù đã cách rất xa tôi vẫn có thể ngửi được mùi mồ hôi và mùi tanh tưởi trên người của ông ta, đó là mùi hôi của hoóc môn giống đực tản ra từ một người đàn ông độc thân. Tôi chỉ muốn chạy trốn càng xa càng tốt. Bởi vì tôi rất ghét cái loại mùi này, quan trọng hơn là tôi không muốn bị ông ta làm cho có thai.
Nhưng mà tôi chỉ là một con chim non chưa mọc đủ lông cánh, làm sao có thể thoát khỏi móng vuốt của diều hâu. Có một lần, vào học kỳ một năm lớp mười hai, sau khi màn biểu diễn văn nghệ chào mừng năm mới kết thúc, tôi được phân công thu dọn trang phục ki-mô-nô biểu diễn ở hậu trường trường học. Các bạn học sinh đã nhanh chóng rời khỏi đó theo từng tốp năm tốp ba, tôi cũng đã thu dọn gần xong, chuẩn bị kéo bao đựng trang phục ki-mô-nô vào trong kho đồ. Tôi đoán, nhất định ông ta đã nhìn trộm tôi trong bóng tối từ rất lâu, bởi vì tôi vừa tiến vào kho đồ ông ta đã đột ngột xông ra rồi khóa trái cửa.
Toàn bộ hậu trường, không, toàn bộ hội trường đều không có một bóng người. Ngoại trừ tôi, và người đàn ông xấu xí đang cởi bỏ lần lượt từng cái quần áo. Bởi vì nóc phòng lọt gió, ngọn đèn mờ nhạt đung đưa một cách bất lực ở phía trên trần phòng. Ông ta nhanh chóng cởi áo khoác, bên dưới cũng đã cởi sạch, chỉ còn lại một cái quần lót.
Tôi đã hoàn toàn quên mất hôm đó đã xảy ra chuyện gì, chỉ biết là chảy rất nhiều máu.
Mùi máu tươi tràn ngập trong không khí, không phải là của tôi.
Cho dù chỉ là một chú chim non chưa đủ lông cánh, bị dồn ép quá cũng sẽ mổ lại người. Vào lúc mà tôi bị một người đàn ông như quả núi đè xuống dưới, tôi chỉ có một suy nghĩ ở trong đầu, chính là không được để cho ông ta thực hiện điều đó. Trong lúc giãy dụa, tay của tôi chạm vào một vật lạnh toát, tôi cũng không biết nó là cái gì, cũng chẳng phản ứng kịp xem nó là cái gì, vừa cầm được lên đã đập vào ông ta. Ông ta hét lên rồi ngã xuống, không để cho ông ta đứng dậy rồi phản kích lại, tôi lấy cái gậy đó rồi đập tiếp, sau đó máu chảy ra từ ông ta…
Khi tôi tóc tai bù xù, cả người đầy máu chạy ra khỏi hội trường, tôi đâm sầm vào Cao Lỗi ở cùng lớp, cậu ta được giáo viên phân công tới giúp tôi thu dọn đạo cụ. Bởi vì sau khi buổi biểu diễn kết thúc cậu ta đói quá, vì thế đã chạy ra cổng trường ăn bát cháo, lúc ấy cậu ta còn hỏi tôi có đi không. Tôi nói không đi. Vì sao tôi lại không đi chứ? Nếu tôi đi, chẳng phải là đã không xảy ra chuyện gì rồi?
Cao Lỗi bị dọa bởi dáng vẻ của tôi, hỏi tôi đã xảy ra chuyện gì. Tôi gặp được cứu tinh, cuối cùng cả người mềm nhũn, mắt tối sầm, ngã trên mặt đất không còn biết gì nữa… Tôi không biết người đàn ông kia được khiêng tới bệnh viện từ khi nào, chỉ nghe giáo viên trong trường bàn tán rủ rỉ, rằng ông ta tàn phế rồi. Đáng giận là sau khi trường học điều tra quá trình xảy ra sự việc, người đàn ông kia lại còn quay ra đổ vạ cho tôi, nói rằng sau buổi biểu diễn kết thúc tôi đã chủ động dụ dỗ ông ta ra phía sau hậu trường, ông ta cố gắng làm “công tác tư tưởng” cho tôi nhưng không thành công, sau khi tôi bị cự tuyệt, thẹn quá hóa giận mà đánh ông ta.
Thầy Lý, ba nuôi của tôi tức giận vô cùng, nói rằng một đứa bé chỉ mới hơn mười tuổi thì làm sao có thể đánh một người đàn ông xuất thân là cầu thủ bóng rổ cao m đến mức tàn phế. Toàn là những lời nói vô căn cứ! Hơn nữa giáo viên và học sinh trong toàn trường đều biết rõ Nhan Tứ Nguyệt là một học sinh có biểu hiện xuất sắc toàn diện, làm sao có thể chủ động đi dụ dỗ giáo viên, quá vô lý!
Kỳ thật các giáo viên, bao gồm cả lãnh đạo của trường cũng không tin, bởi vì người đàn ông kia đã có tiền án làm lớn bụng của nữ sinh từ trước, lần này chắc chắn là lặp lại trò cũ rồi. Nhưng mà bối cảnh gia đình của ông ta lại tiếp tục phát huy tác dụng, sau khi việc này được báo lên trên bộ giáo dục, có mấy người đến đây làm bộ ghi chép, rồi chỉ mấy ngày sau tôi đã bị nhà trường cưỡng chế đuổi học.
Lý do là suy đồi đạo đức.
Tôi vốn là người bị hại, thế mà lại bị biến ngược thành suy đồi đạo đức.