.
A Bố ngoan ngoãn dẫn đường ở phía trước, vừa bước ra khỏi cửa, tôi bỗng đụng phải một tấm đệm mềm mại.
Trước cửa có một con dốc nhỏ, không quá dốc, chỉ là thỉnh thoảng mưa thì đường sẽ hơi trơn.
Dù đi rất nhiều năm nhưng tôi đã quen với việc phải cẩn thận khi ở đây.
Tôi quấn chặt áo khoác, lắng nghe tiếng xe cộ, tiếng bước chân xung quanh, cho đến khi A Bố dẫn tôi vào tàu điện ngầm.
Có người nhường ghế nhưng tôi lắc đầu từ chối.
Nghe âm thanh, hẳn là có rất nhiều người đứng xung quanh, nhưng tôi giống như bị cô lập vậy, về cơ bản không đụng phải ai khác.
Đích đến là một nhà xuất bản, tôi tới nộp bản thảo hoàn chỉnh dài , nhân tiện trao đổi với biên tập viên một ít thông tin về quy trình xuất bản.
Biên tập viên là một cô gái trạc tuổi tôi, giọng the thé, cách nói chuyện cũng rất sắc bén, sau hai giờ đồng hồ hoàn thiện các chi tiết, cô ấy lại sà vào tôi để hóng chuyện.
“Chị Giang Chúc, nguyên mẫu của cậu bé trong sách kia là…”
Tôi vội vàng cắt lời cô ấy.
“Không phải, chỉ là nhân vật tưởng tượng thôi.”
Cô gái biên tập cười: “Được được!”
Cô ấy nói quy trình này còn rất dài, vì vậy tôi có thể nghỉ ngơi và thư giãn một thời gian.
“Chị không thư giãn được, phải chờ đến lúc cuốn sách được phát hành chị mới yên tâm.”
Rời khỏi nhà xuất bản, tôi và A Bố đi đến một tiệm bánh kem.
Hương thơm ngọt ngào quanh quẩn khiến tinh thần người ta vui vẻ, bước chân của A Bố cũng trở nên nhẹ nhàng hơn.
Cô nhân viên vẫy tay trước mắt tôi, khuấy động một cơn gió nhỏ.
Cô ấy hỏi tôi muốn loại bánh nào, tôi ngẫm nghĩ một lúc.
“Màu vàng ấm áp, thêm một lọ thủy tinh ước nguyện.”
Tôi không thể nhìn thấy nên không biết thành phẩm sẽ như thế nào, nhưng quan tâm làm chi, chỉ cần là dáng vẻ mà tôi mong muốn trong lòng là được.
A Bố dẫn tôi, tôi cầm hộp bánh kem, chậm rãi bước qua thế giới rực rỡ này.
Cắm chìa khóa vào ổ, cách cửa mở “Cách” một tiếng.
Tôi quay đầu lại, nói với người đứng cách đó không xa:
“Không chúc tôi sinh nhật vui vẻ sao, anh Trần.”
.
Hôm nay là ngày tháng , sinh nhật tuổi của tôi, cũng là ngày thứ hai mươi kể từ khi tôi và Trần Đăng gặp lại.
Tôi vẫn nhớ những năm tháng ở thôn Bắc Tề, hôm nay là ngày tôi mong chờ nhất.
Mẹ sẽ làm món cá kho chúng tôi yêu thích nhất, hấp một nồi bánh bao hoa đào tuyệt đẹp, mùi thơm xộc vào mũi rồi chui thẳng xuống bụng.
Tôi và Trần Đăng vây quanh ch ảy nước miếng, mẹ sẽ cười gõ trán chúng tôi, nói phải chờ tới đúng giờ mới được ăn cơm.
Trần Đăng nhai bánh bao, hỏi tôi có biết bánh kem là gì hay không?
Tôi lắc đầu, anh liền miêu tả sinh động như thật cho tôi nghe, đến mức khiến tôi thèm điên cuồng.
Tôi nói tôi cũng muốn ăn.
Mẹ không trả lời, còn Trần Đăng chỉ mỉm cười nói chờ đến khi chúng ta trưởng thành, anh sẽ mua cho tôi một cái bánh kem cao ba tầng.
“Chỉ khi nào sinh nhật mới được ăn ạ?”
“Em muốn ăn lúc nào thì ăn lúc đó.”
Có tiếng ầm ĩ truyền đến từ nhà bên cạnh, tôi bỏ bánh bao xuống, lấy tay che hai tai anh lại.
Nhưng Trần Đăng tuổi giống như cái hũ nút, anh đi theo tôi vào nhà, chỉ hỏi tôi có lạnh hay không.
Tôi lẳng lặng ngồi xuống ghế, lẩm bẩm nói: “Có một lọ điều ước, có vẻ như không ăn được.”
Tôi chắp hai tay trước ngực, ước một điều ước nho nhỏ ở tuổi hai mươi sáu.
Điện thoại của anh vang lên, tai tôi khá thính nên có thể nghe được tiếng ở đầu bên kia.
“Giám đốc Trần, ông chủ nhất quyết rút kim truyền ra, nói muốn gặp ngài.”
“Đi đi.” Ngay khi anh vừa cúp máy, tôi nói: “Không sao đâu.”
“Chờ anh, anh sẽ trở lại ngay thôi.”
Anh dừng chân ở cửa chừng nửa phút, tôi ung dung chơi đùa với A Bố đang nằm dưới chân như chưa có chuyện gì xảy ra.
Cánh cửa một lần nữa đóng lại một tiếng “Cách”, để lại hơi lạnh dưới nền đất.
Tôi thầm nghĩ, trước kia đối với một cái bánh bao, chúng tôi có thể cùng nhau ước hai điều.
Tôi lần mò tìm con dao cắt bánh, giơ tay cắt xuống.
Độ cao không đúng.
Tôi thử ước lượng, hóa ra chiếc bánh có ba tầng.
.
Không ngờ lần này Trần Đăng trở lại thật.
Gần nửa đêm, quanh người anh được bao phủ bởi khí lạnh, hơi thở gấp gáp.
“Giang Chúc, sinh nhật vui vẻ.”
Tôi đáp lại bằng một lời cảm ơn.
“Bố anh thế nào?” Tôi hỏi, nghĩ lại thì thấy hơi quá phận, tình trạng sức khỏe của lão giám đốc tập đoàn Thanh Hạc đâu phải thứ có thể tùy tiện tiết lộ.
Trần Đăng trả lời thẳng thừng: “Chết rồi”.
Gió đêm mát lạnh luồn qua khe cửa phả vào người tôi, tôi vốn nghĩ giờ đã quá muộn để mời anh vào nhà, nhưng sau một lúc run rẩy, tôi vẫn mềm lòng.
“Vào rồi nói.”
Anh nhìn bánh kem trên bàn, còn nhớ hôm nay là sinh nhật tôi: “Còn bảy phút nữa mới hết ngày hôm nay.”
“Sao hôm nay anh lại đi theo em?” Tôi rót nước hỏi ann.
Trông anh như đang chìm đắm trong chiếc ghế sofa, thở ra một hơi đầy thỏa mãn.
“Anh muốn xem cuộc sống hiện tại của em.”
Cuộc sống hiện tại của tôi sao? Yên ổn, tốt đẹp.
Anh nhận lấy cốc nước, uống một ngụm to, từ cổ họng phát ra những tiếng ừng ực.
“Giang Chúc, anh tự do rồi.”
Đồng hồ điểm mười hai giờ, Trần Đăng, tổng giám đốc tiếng tăm lẫy lừng của tập đoàn Thanh Hạc, đã nói những lời tràn đầy vui sướng như vậy với một cô gái mù là tôi trong một căn nhà nhỏ tối tăm và chật chội.
Anh nói anh tự do.
Nhưng anh vốn phải đi giữ đạo hiếu.
Tôi mơ hồ nhận ra mối quan hệ giữa anh và bố ruột có phần tế nhị, vì vậy không hỏi nữa mà đổi chủ đề.
Trong ngăn kéo cuối tủ quần áo ở phòng ngủ, tôi lấy ra một túi tài liệu, bên trong chiếc thẻ ngân hàng, tôi đưa nó cho Trần Đăng.
“Trong chiếc thẻ này mỗi tháng sẽ có thêm tệ, là anh gửi sao? Em chưa dùng tí nào đâu, lát nữa anh cầm về đi.”
Trần Đăng sửng sốt một lúc, đặt lại thẻ ngân hàng lên bàn.
“Không phải anh.”