Thứ hai, ngày
Hội giả trang gần mãn, thành phố rất tưng bừng rộn rịp. Trên những khu đất công, chỗ nào cũng thấy dựng những rạp xiếc rong và những vòng đua ngựa gỗ. Ngay cửa sổ nhà tôi trông ra, có một rạp xiếc của người Vêneua. Họ có con ngựa. Rạp dựng giữa bãi, một góc để ba xe ngựa lớn là nơi các tài tử ngủ hay đóng bộ để ra trò và ba cái nhà lăn, hai bên có cửa sổ, trên nóc có ống hơi lúc nào cũng nhả khói xanh. Nhìn qua cửa sổ thấy phơi la liệt những quần áo của trẻ con vắt trên dây. Một người đàn bà vừa nuôi con thơ, vừa làm bếp, vừa nhảy dây. Thực là một khổ cảnh đáng thương! "Trò rong"! Người ta thường nói hai tiếng ấy bằng giọng khinh bỉ. Nhưng thực ra họ đã kiếm ăn một cách thật thà, họ đã chịu mọi sự lao khổ để làm vui cho kẻ khác. Trời rét thế, suốt ngày họ chạy từ rạp về xe và chỉ vận phong phanh một chiếc áo đan màu hồng. Họ ăn đứng trong những giờ nghỉ, ít khi được ngồi và ăn uống thung dung. Đôi khi rạp đã đầy người, bão nổi, lều bay, đèn tắt, thế là buổi diễn đi đời.
Phường xiếc này có hai đứa trẻ giúp việc. Đứa bé nhất là con của chủ rạp, độ tuổi, coi rất đẹp trai, mặt tròn, da xạm, mớ tóc đen toả xuống dưới vành mũ nhọn.
Lúc ra trò, hắn vận một thứ bao màu xanh, hai tay viền đen, chân đi giày vải coi rất ngộ. Hắn có biệt tài đi ngựa!
Hôm nào cũng thế, sáng sớm chúng tôi đã thấy nó đầu trùm khăn vuông đi mua sữa về và dát ngựa ở chuồng ra. Xong, nó bế em đi chơi, hoặc xếp dọn vòng, dây, ghế, bức chắn, hoặc rửa xe, dóm bếp ; trừ một vài phút nghỉ ngơi, còn bao giờ nó cũng ngồi bên cạnh mẹ.
Một tối kia, chúng tôi sang xem xiếc. Trời rét quá! Rạp vắng tanh. Chú hề bé con vẫn hết sức trổ tài để cho dúm khán giả kia khỏi chán nản. Chú nhảy lộn trên lưng ngựa, bám đuôi ngựa chạy, đứng bằng hai tay, chân ngược lên trời. Rồi chú hát, chú cười. Bộ mặt xạm nâu của chú đã đoạt được lòng yêu của công chúng.
Cha chú thì mặc áo đỏ, quần cụt trắng, đi giày ống, tay cầm roi ra lệnh, nét mặt buồn thiu.
Thấy tình cảnh ấy, cha tôi động mối thương tâm. Hôm sau, có hoạ sĩ Đêlix lạichơi, cha tôi nói chuyện:
_ Những người ấy làm được lấy chết mà kiếm chẳng được mấy đồng tiền! Thương hại thay thằng bé con kháu và ngoan quá! Ta có thể giúp đỡ họ được việc gì không?
Hoạ sĩ ngỏ một ý kiến rất hay:
_ Bác là nhà báo, viết cho họ một câu trong tờ "Tân văn". Bác kể lại những đức tính tốt và tài nghệ của đứa bé. Còn tôi, tôi sẽ vẽ hình nó ở đây, ai ai cũng đọc báo "Tân văn", chắc sẽ được đông người đến xem.
Nói xong, thi hành ngay. Cha tôi đăng một bài rất hứng thú, nhắc lại những điều chúng tôi đã thấy qua cửa sổ, khiến ai nghe cũng muốn vuốt ve cậu tài tử bé xon. Ông Đêlix phác hoạ hình cậu bé rất giống và có duyên. Báo lên khuôn ngay chiều thử bảy. Thế rồi, buổi biểu diễn tối chủ nhật, công chúng kéo nhau đi xem đông như nước chảy. Người ta nêu trong báo là "Cuộc diễn làm phúc cho chú hề tí hon!".
Cha tôi đưa tôi vào ngồi hạng nhất. Tờ "Tân văn" in hình cậu bé dán ngay ở cửa vào. Rạp đầy người, nhiều khán giả tay cầm tờ báo, chỉ cho nhau đâu là cậu tài tử ; còn cậu bé thì hết chạy đến chỗ người này, lại chạy sang ghế người khác, hớn hở vô cùng! Ông chủ rạp hôm nay trông cũng "tươi" lắm, vì ông không ngờ được có cái vinh hạnh ấy và từ ngày đi diễn trò đến giờ, chưa từng có báo nào nhắc đến phường ông cả.
Cha tôi ngồi cạnh tôi. Trong hàng khán giả tôi nhận thấy nhiều người quen.
Cuộc diễn bắt đầu. Chú hề đi ngựa, lộn đu và leo dây, tuyệt hay! Hết mỗi trò lại một tràng pháo tay nổ khắp rạp.
Còn nhiều trò khác như leo dây, múa rối, đi cầu, đánh vòng, nhưng trò nào không có cậu bé là công chúng buồn.
Lúc gần tan tôi thấy ở cửa vào có người nói thầm với chủ rạp. Chủ rạp trông vào cử toạ như muốn tìm ai. Bỗng ông ta để ý đến chúng tôi. Cha tôi hiểu ngay là họ đã tìm ra ký giả bài báo hôm trước. Muốn miễn mọi sự cảm ơn, cha tôi khẽ bảo tôi:bg-ssp-{height:px}
_ Enricô ơi! Con ngồi xem cho hết. Ta đợi con ở cổng.
Rồi lén ra trước.
Chú hề sau khi nói chuyện với cha lại chạy vào làm trò.
Đứng trên mình ngựa đang phi, cậu thay đổi quần áo bốn bận và lần lượt hiện ra: người du lịch, lính thuỷ, lính tập, người múa võ! Mỗi vòng đi qua cậu lại liếc mắt nhìn tôi.
Khi diễn xong, cậu xuống ngựa, ngửa mũ đi quanh vòng diễn. Ai nấy đều ném xu,ném kẹo cho cậu. Tôi cầm sẵn hai xu đợi, song khi đến chỗ tôi, cậu bỏ qua và giơ mũ cho người khác. Tôi bực quá! Sao hắn lại có cái cử chỉ vô lễ thế!
Mãn trò, chủ rạp thiết tha cám ơn khán giả. Công chúng kéo ra. Tôi bịép trong bọn, đang tìm lối ra, bỗng thấy có người kéo tay tôi. Tôi quay lại thì ra cậu hề, nét mặt tươi cười, tay cầm nắm kẹo. Tôi hiểu ý ngay.
Cậu bé nói:
_ Cậu cầm lấy nắm kẹo của thằng hề ăn cho vui.
Tôi không từ chối và cầm ba, bốn chiếc.
Cậu bé nói tiếp:
_ Cậu nhận cả cáihôn này nữa!
Tôi giơ má đáp:
_ Cho tôi hai cái!
Cậu liền quệt tay trái lên mặt đầy phấn xong ôm cổ tôi hôn hai cái thật kêu và nói:
_ Em gửi cậu một cái về cho ông!