Quan Cư Nhất Phẩm

chương 795: chi bằng trở về

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Từ sau khi đàn hặc Gia Tĩnh mà không chết, Hải Thụy an tĩnh một thời gian dài, vì hắn không muốn bị người ta liên hệ với "chửi tiên đế".

Thế nhưng lần này đột nhiên không biết vì sao nhảy ra dâng sớ biện giải cho Từ Giai, nói chuyện năm xưa Từ công là tì vết, nhưng công khanh khắp triều có ai không phải thế? Chẳng qua là vì tự giữ mình mà thôi, huống hồ Từ công đã bù đắp sai lầm, Cao Củng sai phái Tề Khanh công kích, kỳ thực chẳng qua mưu toan chiếm quyền.

Bị một số kẻ cố ý thúc đẩy, lời nói của Hải Thụy bị phóng đại vô số lần, tức thì quan viên các bộ ào ào dâng tấu hưởng ứng Hải Thụy, thúc giục hoàng đế mau mời Từ các lão về, tru sát gian tặc Cao Củng.

Cuộc chiến lan tới địa phương, quan viên các tỉnh tranh nhau liên danh dâng tấu, xin cho Từ các lão quay lại, đồng thời rêu rao Cao Củng tội đại ác.

Tức thì vạn dân một lòng, cả nước dấy lên phong trào đảo Cao.

Tương ứng là nội các vô chủ, các thần không còn lòng dạ làm việc, triều đình rối loạn, chính vụ đình trệ, hạ thuế, thi Hội, biên phòng, rất nhiều đại sự ở trước mắt, nếu tiếp tục loạn, hậu quả không dám tưởng tượng.

Thế nhưng Từ Giai vẫn tỏ vẻ thương tâm quá độ, không mặt mũi nào đối diện với đại thần triều đình, nên không đồng ý với thỉnh cầu của bọn họ, còn liên tục dâng tấu khẩn mong hoàng thượng cho mình về quê.

Từ tháng ba tới tháng tư, Từ Giai tổng cộng dâng bản tấu từ chức, làm bất kỳ ai cũng không thể hoài nghi sự kiên quyết của ông ta.

So với Cao Củng không biến tiến thoái, hành động của Từ Giai càng cao mình, càng được thiện cảm của quan viên. Ngay Dương Bác cũng cùng mấy đại thần, dâng tấu xin hoàng đế nhất định giữ lại Từ các lão.

Đáng lý Hồ Ứng Gia đàn hặc Dương Bác, sau đó dẫn lửa đốt Cao Củng, đôi huynnh đệ đồng cảnh ngộ phải chung vai đối địch mới đúng, hiện giờ Dương Bác tỏ thái độ này, tuy là thái độ của một nguyên lão nên có, nhưng không khỏi khiến người ta rùng mình ... Cao Túc Khanh đã tới nước bị chúng bạn rời bỏ rồi.

Cuối cùng hoàng đế bao phen an ủi, công khanh khắp triều hưởng ứng, Từ các lão đành miễn cưỡng quay về nội các. Thế nhưng phái phản động chưa ngã, chưa tới mức uống rượu mừng công.

Vì thế tam pháp ti liên hợp tấu thỉnh nghiêm trừng Tề Khang, Long Khánh bấn loạn, đầnh đồng ý giáng chức điều ra ngoài.

Bại cục của Cao Củng đã định, lòng người tan rã, từ sau khi Tề Khang rời đi, ngay cả môn sinh thân tín của ông ta cũng không dám tới nhà nữa.

Tới đây Từ Giai nắm ưu thế áp đảo, tiếp theo là đánh chó rớt xuống nước.

Mỗi tên cuối cùng "giết chết" Cao Củng, bắn ra từ Nam Kinh.

Đầu tháng nam, Nam Kinh hộ khoa đô cấp sự trung Sầm Dụng Tân, ngự sử Doãn Giáo đề xuất kinh sát thập di.

Quan viên bị bãi truất trong kinh sát ngay cả hoàng đế cũng không giữ lại dùng được, dây là quyền uy vô thượng của lại bộ và đô sát viện, nhưng lục khoa cũng có thể đề suất "kinh sát thập di", quan viên bị đánh trúng, thành sỉ nhục cả đời, không còn cơ hội trở mình.

Lúc này ngôn qua Bắc Kinh đấu đá tưng bừng với Cao Củng, nên không tiện đề xuất thập di, trách nhiệm này rơi vào Nam Kinh.

Theo thông lệ, nội các luôn được miễn trừ thập di, chưa từng có các thần nào bị thập di, nhưng lần này ngôn quan Nam Kinh chĩa mũi giáo vào Cao Củng, đàn hặc "năm chuyện gian tà" của Cao Củng, lấy trình tự pháp luật kéo ông ta xuống đài.

Tất cả đều nhìn ra, thắng bại đã phân, quan viên nha môn hai kinh sợ Từ Giai tính sổ vì thái độ ám muội, thậm chí ủng hộ Cao Củng của mình, tranh nhau dâng tấu vạch tội Cao Củng, tỏ rõ lập trường của mình.

Dưới áp lực ngạt thở đó, một màn kịch tồi tệ diễn ra, rất nhiều môn sinh của Cao Củng chuyển mũi giáo, mong giữ mình. Hộ bộ tả hữu thị lang Từ Dưỡng Chính, Lưu Thế Càn đồng khoa đồng môn đồng hương của Cao Củng, thường ngày quan hệ mật thiết, sợ họa cũng vội dâng tấu đàn hặc.

Nhưng bọn họ không dám ra mặt, muốn xủi bẩy Cát Thủ Lễ dâng tấu cùng, nhưng Cát Thủ Lễ năm xưa không chịu phụ họa Nghiêm Tung, sao chịu hạ mình xen vào cuộc công kích đi quá giới hạn này? Vì thế kiên quyết từ chối.

Dù thượng thư đại nhân không chịu ký tên, bọn họ bày ra "sớ không tên" làm người chê cười, lấy danh hộ bộ bày tỏ thái độ.

- Vô sỉ.

Thấy tấu sớ "hộ bộ" dâng lên, Trương Cư Chính phẫn nộ ném nó xuống đất:

- Thật không ngờ, Từ Dưỡng Chính làm thế cũng đành, nhưng Lưu Thế Càn được Cao tướng nâng đỡ, lại cũng dâng sớ, còn lời lẽ nghiêm khắc quá người khác, đây là thái độ gì.

- Bình thường.

Trần Dĩ Cần cười nhạt:

- Trong quan trường không ít kẻ coi mũ ô sa là mục đích cuối cùng, chỉ cần để bọn họ tiếp tục làm quan, lễ nghĩa liêm sỉ đều vứt hết.

- Không phải tất cả đề như thế.

Lý Xuân Phương lắc đầu:

- Như Cát lão, Chu lão không hề hùa theo.

- Ài nói sao đây, suy đồi về đạo đức, thoái hóa về nhân phẩm ..

Quách Phách cau mày :

- Biến cố Tả Thuận môn đã đánh gẫy hết sống lưng người đọc sách, giờ chỉ còn lũ sài lang.

- Đám súc sinh này luôn đê tiện nhất, chúng đi theo sau hổ báo đi săn, kiếm đồ thừa, nhưng khi hổ báo không may bị thương, bọn chúng không ngần ngại tranh nhau cắn xé.

Thẩm Mặc nói tiếp.

- Hành vi một số quan viên, đúng là giống như loại súc sinh này.

Trương Cư Chính lạnh lùng nói.

Trong cuộc chiến này, nội các nhìn rõ nhất nguyên cớ, bọn họ sau này không muốn thành con rối của Từ Giai, hầu hết đồng tình với Cao Củng, nhiều lần thỉnh cầu. Nhưng Từ Giai làm ra vẻ vô tội, vô lại nói :" Miệng thiên hạ, sao ta chặn được?"

Thật ra ai chẳng biết ai làm? Nhưng hiện giờ Từ Giai uy thế như trời, có kẻ mù mắt nào dám chống đối? Nên chỉ có thể lẩm bẩm sau lưng.

Lý Xuân Phương khom lưng nhặt tấu sớ lên, nói nhỏ với Quách Phách:

- Lúc này lên giữ miệng là hơn, để nguyên phụ nghe thấy thấy sẽ không vui đâu.

- Ta sợ cái gì?

Quách Phách trợn mắt lên:

- Chẳng lẽ ta không nói thì ông ta sẽ bỏ qua cho ta sao?

Đúng thế, với quan hệ giữa ông ta và Cao Củng làm sao có kết cục tốt đẹp được, không khí liền trở nên nặng nề.

- Có những lời phải để nguyên phụ nghe thấy.

Trương Cư Chính bực bội nói:

- Nếu không triệu đình chìm vào nội loạn, tinh anh mất hết, cải cách gì cũng là nói xuông.

Điều hắn quan tâm nhất là có thể thực hiện hoài bão của mình, nếu như cục diện tiếp tục phát triển thế này, e cả đời vô vọng.

- Câu gì muốn ta nghe được hả?

Ở cửa vang lên giọng của Từ Giai, có thể nghe ra tâm tình rất tốt.

Mọi người vội đứng dậy đón.

Từ Giai bước vào, tinh thần phấn chấn, như trẻ hơn vài tuổi, nghiêm túc nói với mọi người:

- Có thánh dụ.

- Thần nghe chỉ.

Mọi người vội quỳ xuống.

- Gần đây trong triều có nghị luận về Cao khanh, trẫm tuy không tin, nhưng miệng nhiều người xói chảy vàng, nội các sớm ngày ở cùng Cao khanh hiểu nhất, cho trẫm biết, ông ấy có gì sai không?

Từ Giai trầm giọng đọc thánh chỉ, quét mắt nhìn mọi người:

- Nghe thấy cả rồi chứ, hoàng thượng muốn hỏi tội Cao Củng.

Rõ ràng là hỏi "có gì sai không?" Mọi người trong lòng bất bình, nhưng bị hàm ý câu cuối cùng làm chấn kinh, chẳng lẽ hoàng đế cuối cùng không chịu nổi áp lực muốn bỏ Cao các lão?

Rất hài lòng với sự im lặng này, Từ Giai bước đi:

- Từng người một tới phòng ta.

Mị người nhìn nhau, Quách Phác cười thảm:

- Bảo chúng ta nộp đầu danh trạng đấy.

khi có người nhập băng cướp, bọn chúng thường bắt người đó phải đi cướp bóc giết người, để sau này không thể phản bọn chúng mới cho nhập bọn, gọi là đầu danh trạng.

Trần Dĩ Cần cười:

- Ai nói Từ các lão không có bá khí? Đúng là mù mắt.

Lý Xuân Phương giục:

- Đừng nói nhiều, đi đi.

- Ta đi đầu.

Quách Phác chắp tay với mọi người:

- Gió tiêu tiêu hề, nước sông dịch lạnh ghê, tráng sĩ một đi không trở về.

Mọi người thầm lo lắng, đợi bên trong trị phòng thủ phụ truyền ra tiếng cãi vã, nhưng một lúc sau Quách Phác buồn bã đi ra, Lý Xuân Phương đi vào.

Ba người còn lại hỏi:

- Nói gì mà nhanh vậy?

- Ta muốn nói chuyện với ông ta.

Quách Phác cười tự trào:

- Đáng tiếc người ta không muốn nói chuyện, chỉ nói "thời thiết đẹp nhỉ", rồi bảo ta ra.

Xem ra Từ Giai tiếp thu giáo huấn hội bàn đào, không cho người ta cơ hội làm nhục mình.

Lý Xuân Phương thì nói rất lâu vứi ra, người khác hỏi, hắn chỉ lắc đầu, nói với Thẩm Mặc:

- Tới lão đệ.

Thẩm Mặc đi vào.

Nhìn thấy Thẩm Mặc, Từ Giai tươi cười:

- Ngồi đi, gần đây ngươi trưởng thành không ít, vi sư rất vui.

- Đều do sư phụ dạy dỗ đúng cách.

Thẩm Mặc thầm cười khổ :" Mấy tháng qua ta làm rùa đen, ông lại chả vui."

- Ha ha, trước tiên nói chính sự đi.

Đằng sau bình phong có thái giám ghi chép, Từ Giai không nhắc Thẩm Mặc, hỏi:

- Ngươi có ý kiến gì với Cao Túc Khanh?

- Cao Củng là người tài cán thực tế, làm việc mạnh mẽ không để đường lui, cả ngày đem cải cách hưng quốc đeo trên miệng, trong triều có người bất mãn với ông ta chẳng có gì bất ngờ.

- Gì nữa?

Từ Giai không thích gì lời không đau không ngứa này.

- ....

Thẩm Mặc cúi đầu rất lâu mới nói:

- Sư phụ lượng thứ, Cao Tân Trịnh từng là thượng cấp của học sinh, còn là trưởng bối, hiện giờ toàn triều đảo Cao, học sinh không nhẫn tâm ném đá xuống giếng.

Từ Giai không hề bất ngờ, vì qua thời gian dài, ông ta đã biết Thẩm Mặc là người trọng tình cảm, hay có thể nói làm người tốt không cần thiết. Tới Nghiêm Tung gặp nạn còn tỏ ra không đành lòng, sao có thể đâm sau lưng Cao Củng? Bất kể thế nào Thẩm Mặc đã lộ tính khuynh hướng, làm ông ta cao hứng.

Nhưng Từ Giai không tha cho y, vì ông ta thủy chung không yên tâm về đứa học sinh này, cho nên tiếp tục cảnh cáo:

- Ngươi nói toàn triều đảo Cao, chẳng lẽ cho rằng vi sư cũng ở sau lửa cháy thêm dầu?

- Học sinh không dám, đó là chuyện cha con họ Nghiêm cũng không làm.

Câu này Từ Giai thích nghe:

- Phải, xưa ngay quyền thần không ai quá Phân Nghi, ông ta muốn đối phó ai còn dựa vào Xưởng Vệ vu khống, Tam Pháp ti làm trái pháp luật, muốn thao túng ngôn quan là không thể, nói gì tới bách quan.

- Vâng, ánh mắt quần chúng sáng lắm.

Từ Giai thầm nghĩ :" Tên tiểu tử này gần đây nói chuyện ngày càng dễ nghe, làm người ta ưa thích hơn Thái Nhạc nhiều." Nói tiếp:

- Nói thế ngươi cũng biết Cao Củng sai rồi?

- Hiện giờ xem ra, Cao công đúng là không hợp ở triều đình nữa.

Dù không biết có người nghe bên cạnh, nhưng Thẩm Mặc không muốn phủ định Cao Củng, may mà tiếng Hán bác đại tinh thâm, luôn có cách nói hiểu thế nào cũng được.

- Vậy ngươi định thế nào?

Từ Giai dồn ép, ông ta luôn muốn để tên tiểu tử này biết chống lại mình là không thể.

Thẩm Mặc toát mồ hôi, đưa ra quyết định lớn:

- Học sinh nguyện đi thuyết phục Cao công từ chức.

Từ Giai cảm thấy như thế quá dễ dàng cho Cao Củng lẫn Thẩm Mặc:

- Nam Kinh đã để xuất kinh sát thập di, đi hay ở ông ta không tự quyết được nữa.

- Sư phụ nói đúng, nhưng dù sao ông ấy là đế sư, không thể để người ta nói bệ hạ không có sư đạo.

Từ Giai im lặng, Thẩm Mặc nói đúng, dù ông ta không ngán hoàng đế, nhưng không cần vì một Cao Tân Trịnh thua chắc khiến hoàng đế không vui.

- Lão phu suy nghĩ đã.

Dù không có người khác, Từ Giai cũng sẽ không trả lời ngay:

- Ngươi đi đi.

- Vâng.

~~~~~~~~~~~~~~~~~

Tiếp đó là Trần Dĩ Cẩn, Trương Cư Chính là người cuối cùng.

Liên tục nói chuyện với mấy người, Từ Giai hơi mệt, dựa lưng vào ghế, day huyệt thái dương.

- Sư tướng, bọn họ nói gì?

Trương Cư Chính hỏi.

- Ừm, ít nhiều cũng nói rồi.

Từ Giai hất hàm:

- Ngươi cũng nói đi.

Đợi hội lâu, không thấy hắn nói, Từ Giai ngẩng đầu lên, thấy hắn ngồi ngay ngắn, không hề có ý lên tiếng.

- Nói đi.

Từ Giai cau mày:

- Ngẩn ra làm gì.

Trương Cư Chính im lặng một lúc nữa rồi quỳ xuống.

- Làm gì thế?

Từ Giai nhíu chặt mày, mặt không còn chút ý cười nào.

- Xin sư phụ thứ tội.

Trương Cư Chính không khôn khéo như Thẩm Mặc, nhưng y cực kỳ mẫn cảm, lại quen thuộc thần thái của Từ Giai, vừa mới vào đã phát hiện ra ông ta thiếu tự nhiên, còn vô thức nhìn bình phong ...

Hắn lập tức tính toán, nếu hoàng thượng muốn nghe ý kiến nội các, phái thái giám tới là bình thường.

Vì thế mà hắn ngẩn ra một lúc, tới khi Từ Giai thúc giục mới quyết định:

- Học sinh không thể nói bừa, nếu không sẽ hại Cao các lão.

Giữa Cao Củng và Từ Giai chẳng cần phải chọn, giữa hoàng đế và sư phụ cũng thế.

Từ Giai không thể tin vào tai minh, đứa học sinh này ngày càng không nghe lời, không chỉ chính kiến trái ngược, hiện giờ còn chống đối lại mình. Dù ngại bên cạnh có người không dám phát tác, nhưng mặt ông ta tối đen nửa ngày không dám nói ra lời.

Trương Cư Chính thầm toát mồ hôi.hắn quá hiểu sư phụ mình, tuy suốt ngày tươi cười, nhưng thực chất cực kỳ thù dai...

Cho nên hành động này của Trương Cư Chính là mạo hiểm lớn, nhưng hắn cho rằng rất đáng. Hắn là người cũ của Dụ vương, là bộ hạ cũ của Cao Củng, nếu hắt nước theo mưa sẽ bị sĩ lâm xem thường.

Hải Thụy vì sao có sức ảnh hưởng lớn như thế? Vì trong mắt mọi người, hắn là đạo đức, trong xã hội đạo đức rỗng tuếch đó, đạo đức là "chân lý, chính xác".

Thế nên hắn không thể học Từ Dưỡng Chính, nếu không mai sau có lên được thủ phụ cũng không có mấy ai nghe lời, nói gì tới cải cách.

Cho nên Trương Cư Chính đánh cuộc một phen, cuộc sư phụ sẽ tha thứ cho mình.

Trương Cư Chính thắng rồi, Từ Giai chỉ thấy đắng miệng, nhưng không muốn xử lý hắn, đứa học sinh này khiến ông ta dốc quá nhiều tâm huyết, không nỡ dứt bỏ:

- Nói thế ngươi cho rằng ông ta vô tội.

- Có tội hay không đều ở hoàng thượng, học sinh không dám nghị luận.

Trương Cư Chính không dám đắc tội với sư phụ quá mức.

- Được ngươi lui đi.

Từ Giai gật đầu, nhìn theo bóng lưng Trương Cư Chính, rơi vào trầm tư.

Sau bình phong có tiếng động, Từ Giai tỉnh lại, nhìn ông gia mặc trường bào vải, nói:

- Làm công công chê cười rồi.

- Quốc lão nói gì thế, có cao đồ này, là phúc tu được từ kiếp trước.

Ông ta là tân thái giám chưởng ấn ti lễ giám, tên Trần Hoành, là tổng quản thái giám sớm nhất ở Dụ vương phụ, nhưng vì tuổi già đã tới hoàng trang dưỡng lão. Sau khi Mã Toàn cáo lão, hoàng đế liền gọi ông ta về quản hoàng cung, ông ta không dám đem nội cung lớn như thế giao cho đám ti lễ giám.

- Hôm nay không tiện tiễn chân, đành ủy khuất công công đi đường sau.

Hàn huyên vài câu, Từ Giai nói.

- Trước sau cũng thế.

Lão thái giám cười, lặng lẽ rời đi.

Nhớ lại câu nói của Trần Hoành, Từ Giai cười tự trào:

- Học sinh của ta hơn sư phụ này không ít ...

Nhớ năm xưa Hạ Ngôn bị Nghiêm Tung vu hãm, ông ta không dám nói một câu, thậm chí vì giữ mình còn cùng dâng tấu đàn hặc. Giờ hai đứa học sinh đều không chịu nói xấu Cao Củng, xem ra tương lai mình nghỉ rồi cũng được đảm bảo.

Con người luôn nghĩ mình đúng, tưởng rằng có quan hệ sư đồ là có thể kê cao gối ngủ kỹ sao?

~~~~~~~~~~~~~~~

Hôm sau, Thẩm Mặc tới thăm Cao phủ, hai người nói chuyện một phen, tiếp đó Cao Củng dâng tấu, không hề giải thích gì, chỉ nói mình bệnh nặng, xin cho đem xương già về quê.

Long Khánh xem tấu xong cả kinh:

- Cao sư phụ bệnh thật sao?

Phủng Bảo mong Cao Củng xéo càng nhanh càng tốt:

- Đúng là bệnh rất nặng.

- Sư phụ vốn rất tráng kiện.

Long Khánh rơi lệ nói:

- Mau phái ngự y chẩn bệnh cho sư phụ.

Đồng thời liên tục phái người ban thưởng, khuân sạch đồ bổ trong nội khố.

Hắn càng làm thế, Cao Củng càng không dám dây dưa, không nhận thứ ban thưởng nào, liên tiếp dâng mười mấy bản tấu, ngữ khi mỗi ngày một kiên quyết, hoàng đế biết sư phụ không muốn mình khó xử, ngày táng , phê chuẩn cho Cao Củng từ chức.

Để Cao Củng kết thúc có thể diện như thế, Từ Giai không hài lòng, ngôn quan càng không hài lòng, tuyên bố, ngày ngày Cao Củng rời kinh, ai đi tiễn là Cao đảng, là mục tiêu công kích tiếp theo của chúng, ngang ngược tột cùng.

Thế nhưng hiện giờ chúng có bản lĩnh đó, thử nghĩ xem ngay cả đế sư còn bại trận, ai là đối thủ của chúng?

Ngày tháng , Cao Củng lên đường, không có ai dám tiễn, Cẩm Y vệ phụ trách hộ tống phong tỏa ngõ, láng giếng chỉ đành nhìn qua khe cửa, nhìn cả nhà Cao Củng rời khỏi tòa tướng phủ nghèo khó nhất kinh thành.

Khi Cao Củng sắp rời khỏi ngõ, không biết ai hét lên:

- Cao các lão đi đường bình an.

Rất nhiều người hô theo:

- Các lão sống lâu trăm tuổi.

- Các lão đừng quên chúng tôi.

Sợ Cẩm Y vệ bọn họ không dám ra tiễn, chỉ có thể dùng cách này tiễn biệt.

Cao Củng như chẳng hề nghe thấy, nhắm mắt ngủ gà ngủ gật, thực ra ông ta ngủ sao nổi? Chẳng qua không muốn người khác thấy mắt mình đỏ hoe.

Cao phu nhân lo lắng nhìn ông, mấy tháng qua lão gia chịu dày vò đủ khiến mười người nổi điên, bà lo ông rời khỏi kinh thành sẽ sụp đỗ.

Tới khi xe ra khỏi ngõ, Cao Củng mới mở mắt, áy náy nói:

- Những ngày qua làm phu nhân lo rồi.

- Thiếp thân chỉ lo, lo không chết người, nhưng lão gia phải nghĩ thoáng một chút.

Cao Củng vuốt chòm râu rậm:

- Phu nhân yên tâm, ta nghĩ thông rồi, Giang Nam nói đúng, rõ ràng thực lực không bằng người, còn tự đại, đắc tội khắp nơi. Điều kiện chưa có, suốt ngày đòi cải cách, ai muốn nhìn ta ngồi chỗ đó? E không có Từ Giai, cái tính này của ta cũng bị đám đông công kích thôi.

Thấy trượng phu có tâm tình nói chuyện, Cao phu nhân yên tâm một nửa:

- Xem ra Thẩm đại nhân có linh đan diệu dược, chưa được tâm bệnh của lão gia.

- Đúng là linh đan diệu dược.

Cao Củng nghĩ lại:

- Hôm đó y nói "đặt mình vào chỗ chết tìm đường sống", hiện giờ không ai ngăn được Từ Giai, ta ở kinh chỉ có chết, không bằng về quê tu thân dưỡng tính, kiểm điểm bản thân.

Nghe ý lão gia còn có cơ đông sơn tái khởi, Cao phu nhân không vui:

- Ở kinh có gì tốt? Chẳng bằng về nhà sống cho an lành.

- Kiến thức đàn bà.

Cao Củng nhướng mày, Cao phu nhân tức thì im tiếng, làm ông ta xấu hổ, hại lão thê chịu tội cùng, còn tư cách gì lớn tiếng, che giấu xấu hổ liền nhìn ra ngoài...

Quan trường bạc bẽo, bao nhiêu môn sinh cố cựu, chẳng ai đi tiễn, dù Thẩm Mặc thực hiện được lời hứa, tương lai còn ai muốn mình quay về?

Tuy nói đã nghĩ thông, nhưng một đế sư phải rời kinh cô đơn như thế, lòng sao chẳng cay đắng.

Xe đi tới trưa, đến một tiểu trấn gọi là Nam Dịch, bên đường dưới bóng cây, có hai nam tử một trang phục thị vệ, một trang phục quản gia, thấy xe ngựa tới, vội cung kính hành lễ:

- Tiểu nhân bái kiến Cao tướng.

Cao Củng nhận ra Hồ Dũng và Du Thất, sao hai người này lại đi cùng nhau.

Du Thất cười nói:

- Thẩm đại nhân và lão gia nhà tiểu nhân chuẩn bị chút rượu nhạt, bảo tiểu nhân và Hồ huynh đệ đợi ở đây.

Cao Củng nhìn tiểu giáo Cẩm Y vệ, Diêm Vương còn đỡ, tiểu quỷ khó dây, xem ý tứ hắn ra sao.

Tiểu giáo kia lại rất dễ dãi:

- Chính ngọ rồi, cũng nên để lão phu nhân nghỉ ngơi.

Du Thất nghiêng người mời:

- Cao tướng đi bên này.

Cao Củng cùng lão thê tới dịch trạm, nghe nói hai người họ còn chưa tới, liền đợi ở sân, ăn vài miếng dưa hấu ướp lạnh, uống chè đỗ xanh giải nhiệt thì nghe thấy tiền việt náo động.

Cao Củng nghĩ một lúc rồi đứng dậy đón, thấy Thẩm Mặc và Trương Cư Chính nối nhau tới, cả hai mặc áo lụa gọn gàng, từ trên xuống dưới không thấy chút mồ hôi nào, nghi biểu bất phàm, như hai vương công phú quý.

Ngược lại Cao Củng áo bào phải làm lũ, nửa cũ nửa mới, râu hoa râm, vẻ mặt mỏi mệt, như một vị lão tiên sinh thôn quê.

Thấy dáng vẻ này hai người đều rất không quen, trong ấn tượng của họ, Cao Củng là con gà trống luôn ngẩng cao đầu, anh hùng gặp nạn, luôn khiến lòng người chua xót nhất.

Hai bên chào hỏi xong, Cao Củng nói:

- Hai vị cao đồ thủ phụ sao lại tới đây? Cao mỗ nhận không nổi.

- Lần này từ biệt không biết bao giờ mới gặp lại, đương nhiên phải tiễn chân các lão rồi.

Trương Cư Chính nói.

- Đúng thế.

Thẩm Mặc gật đầu:

- Chỗ lão phu nhân đã chuẩn bị riêng một bàn, tùy tùng cũng có rượu thịt chiêu đãi. Mời các lão ...

Sắp xếp xong, ba người cùng vào đại sảnh, hôm nay hai vị các mời khách, cho nên khách khứa khác đều không tiếp.

Hai người họ tới tiễn mình, làm Cao Củng thấy được an ủi lớn, nhất là với thân phận học sinh của Từ Giai lại càng hiếm có. Ai xấu với ông ta, ông ta xấu lại mười lần, ai tốt với ông ta, ông ta tốt lại mười lần. Cao Củng thở dài:

- Hai vị không nên tới, không cần vì lão già thất bại này khiến người ta không vui.

Trương Cư Chính rót rượu cho ông ta:

- Ngài là cấp trên cũ, lại là đồng sự tiền bối trong nội các, chúng tôi đến tiễn, chẳng ai nói được gì?

Cao Củng lại nhìn Thẩm Mặc, nghĩ :" Trương Cư Chính không sợ, vậy ngươi? Ngươi đâu có hoàn cảnh tốt như hắn?"

Nhìn ánh mắt quan tâm của Cao Củng, Thẩm Mặc cười:

- Cho nên hạ quan mới phải kéo Thái Nhạc đi cùng.

Cao Củng vuốt râu cười:

- Các ngươi còn tinh hơn quỷ, cần gì ta lo hộ.

- Cao tướng, vốn có mấy người muốn tiễn ngài, nhưng nghĩ lại ba chúng ta tụ hội tâm sự càng tiện hơn.

Trương Cư Chính nâng chén lên:

- Nào, trước tiên cạn một chén.

Ba người uống cạn, Cao Củng cảm khái nói:

- Lần trước ba chúng ta cùng uống rượu, khi đó vẫn còn ở Quốc tử giám.

- Đúng thế, Cao tướng mời chúng tôi ăn cá, con cá đó rất có lai lịch, là các chép Bắc Mang, phải không?

Trương Cư Chính hổi tưởng.

Thẩm Mặc gật đầu nhớ lại lần đó, Cao Củng đầy hùng tâm tráng chí, gắp cho y miếng "gắn bó môi răng" "cao hơn một bậc", gắp cho Trương Cư Chính "trụ cột vững vàng" "thẳng thắn mở lòng", hai bọn họ tặng Cao Củng "vỗ cánh bay xa" ...

Về sau không ai nhắc tới nữa, nhưng cảnh tượng tối hôm đó ghi sâu trong lòng, không vì thời gian mà phai nhạt.

Lời hào hùng khi ấy vẫn văng vẳng bên tai, nhưng Cao Củng thất bại rời đi, Thẩm Trương rơi vào khốn cảnh trùng trùng, tráng chí chẳng được thỏa, còn có khả năng theo Cao Củng.

Không khí liền có chút ưu thương, giữa trán ba người đều mang tâm sự không xua tan được. Trương Cư Chính nhịp đũa hát:

- Hết cách.

Chẳng bằng trở về.

Trong hoàng thành người gian ta trá.

Tại nha môn gươm đao soèn soẹt.

Toàn là đại nho đại nhã.

Vì sao người túm ta, ta nạt ngươi?

Trên cao đường, phục bao nhiêu sài lang quỷ quái?

Trước ngự đài cạm bẫy trùng trùng, cơ quan sầm sầm vận chuyển.

Về đi.

Về đi.

Nhân sinh chẳng vừa ý.

Ra sông hồ, lên thuyền nhỏ.

Đợi chuyển thời.

Lại mời tới Quảng Lăng

Trên sương khói chớ có buồn ..

Đúng thế, quan trường như vậy, cải cách gì cũng chẳng thể tiến hành được, e càng có hiều hiền thần quốc sĩ "hết cách, chẳng bằng trở về."

Nhưng cứ thế mất đi hi vọng sao? Trương Cư Chính hiển nhiên là không, ca từ của hắn ẩn hàm ý, mong Cao Củng chớ nản chí, tạm thời ẩn cư sơn lâm, đợi thời cơ Đông Sơn tái khởi.

Cao Củng dù sao cũng là hào kiệt, mày nhướng lên, ủ rũ tan hết, cao giọng nói:

- Giang Nam, chúng ta tuy gặp phải trở ngại, nhưng không thể suy sụp, chỉ cần chúng ta còn sống, lý tưởng cải cách trùng hưng sẽ không bao giờ phai tàn.

Nói rồi nắm tay hai người, rơi lệ nói:

- Ta nguyện cùng hai người nỗ lực, phò trợ xã tắc, lập nên công tích ngàn đời bất diệt.

Thẩm Mặc và Trương Cư Chính nắm chặt tay ông ta chân thành nhắc lại.

- Nào, ca kính hai người một chén.

Cao Củng vươn tay lấy vò rượu, rót vào chén bọn họ:

- Hôm nay chia tay không biết còn ngày gặp lại không, mong hai người đừng quên chí hướng của chúng ta, bao khổ nạn cũng không nên từ bỏ.

- Đạp bằng chông gai, tiến thẳng về phía trước.

Thẩm Mặc và Trương Cư Chính nâng chén rượu lên:

- Nhất định không phụ sự kỳ vọng của ngài.

Truyện convert hay : Đô Thị Cực Phẩm Tiên Đế

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio