Tháng ba ở Bắc Kinh, cuối cùng ánh nắng tươi sáng, chan chứa sắc xuân.
Hai hội sắp tổ chức, quan lớn ở khắp nơi trên cả nước mỗi ngày tới Bắc Kinh, liên tiếp không ngớt, muôn hình vạn trạng. Người tới sớm mấy ngày như Hạ Tưởng, cũng không ít. Ví dụ như Cao Tấn Chu của tỉnh Yến, ví dụ như Diệp Thiên Nam của tỉnh Lĩnh Nam.
Cao Tấn Chu tới trước một bước, cũng có nguyên nhân. Y vốn là dòng chính nhà họ Ngô. Sớm vào Bắc Kinh gặp mặt nhà họ Ngô, cũng là có nghĩa để ứng phó. Diệp Thiên Nam tuy là nhân vật xếp hạng sau cùng của tỉnh Lĩnh Nam, nhưng cũng tới Bắc Kinh trước, ý đồ chắc cũng là vì bước tiếp theo của y.
Mặc dù Hạ Tưởng từng đáp ứng ở giữa hỏi han, nhưng y không bao giờ có cách nghĩ ấu trĩ mang tính mạng của thân nhân giao cho người khác. Việc quan trọng vẫn là phải tự mình làm mới yên tâm.
Diệp Thiên Nam tới Bắc Kinh so với Hạ Tưởng chỉ muộn hơn mấy tiếng. Không ngờ Hạ Tưởng sau khi tới Bắc Kinh, thì có sự việc liên lụy, hơn nữa vì sự kiện của Lôi Tiểu Minh, càng thêm phức tạp, lại ngồi cùng với Lôi Trị Học, nên cũng không lo được việc cùng Ngô Tài Dương gặp mặt nói chuyện của y
Diệp Thiên Nam cũng biết Hạ Tưởng không để ý chuyện của y, không tránh được sốt ruột, muốn cùng Hạ Tưởng trò chuyện, lại sợ thúc giục nhanh quá khiến Hạ Tưởng không vui, đành phải kiên nhẫn. Bản thân y cũng không nhàn rỗi, trước tiên tạo dựng mối quan hệ ở khắp mọi nơi, nghe ngóng Ban Tổ Chức Trung Ương xem chức vụ Chủ nhiệm Ủy Ban Kỷ luật tỉnh Lĩnh Nam do ai tiếp nhận, tạm thời vẫn chưa nhận được tin tức gì. Vài Phó trưởng ban đề cử Diệp Thiên Nam, báo cáo trong tay Ngô Tài Dương, Ngô Tài Dương để đấy không đưa ra.
Mà cục diện chính trị cũng không chính thức thảo luận việc đó. Y thấy an tâm hơn một chút. Sự việc bị chặn ở chỗ Ngô Tài Dương càng tốt hơn, chỉ cần Hạ Tưởng đồng ý thật lòng giúp y, Ngô Tài Dương nhất đinh sẽ giữ thể hiện cho Hạ Tưởng.
Diệp Thiên Nam lại gặp mặt với Thủ tướng một lần nữa.
Thủ tướng bảo y kiên nhẫn chờ một chút, nói tới là Ngô Tài Dương áp chế đề danh của y. Chưa chắc là có cách nghĩ gì đối với bản nhân y, mà đưa ra biện pháp chính trị cần thiết. Cụ thể là biệp pháp chính trị cần thiết nào, Thủ tướng không nói rõ. Nhưng Diệp Thiên Nam có suy đoán, chỉ sợ là có liên quan đến bước tiếp theo của Hạ Tưởng.
Nói thật, lúc biết Hạ Tưởng vô cùng có khả năng một bước tiến vào cửa lớn của Chính Bộ, trong lòng Diệp Thiên Nam nổi lên từng cơn đau xót. Năm đó khi ở tỉnh Tương, y là Phó bí thư tỉnh ủy, Hạ Tưởng là Chủ nhiệm Ủy ban Kỷ luật tỉnh ủy, Hạ Tưởng xếp hạng sau y. Mà khi ở Lĩnh Nam, Hạ Tưởng là Phó bí thư Tỉnh Ủy kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kỷ luật, y là Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, hầu như bị xa lánh khỏi bộ phận nòng cốt.
Mà hiện tại, khi y đang cố gắng tiếp cận bộ phận nòng cốt, Hạ Tưởng lại phải tiến thêm một bước. Dù ít hơn so với y vài tuổi, tốc độ thăng tiến kinh người sớm hơn vài năm so với y. Một bước tiến vào cửa của chính Bộ, khiến ý tưởng xem Hạ Tưởng thành đối thủ cạnh tranh lớn nhất của y không còn nữa.
Hiện tại không nói Hạ Tưởng là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Diệp Thiên Nam, bây giờ y và Hạ Tưởng đã không cùng một tầng lớp. Có lẽ đợi khi Hạ Tưởng nhậm chức Bí thư Tỉnh ủy, y có thể một lần nữa tiếp cận cửa của Chính Bộ đã là tốt lắm rồi.
Cho dù lần này có thể đảm nhiệm chức Chủ nhiệm Ủy ban Kỷ luật tỉnh ủy thuận lợi, bước tiếp theo sẽ lại đảm nhận chức Phó Bí thư Tỉnh ủy. Sau đó lại chức Chủ tịch tỉnh, ít nhất cũng phải qua sáu năm rồi.
Đau buồn. Diệp Thiên Nam cảm thấy mình giống như người đi bộ qua đường, nhìn Hạ Tưởng phi như bay mà đi. Diệp Thiên Nam ngoài thất vọng và bất lực, thì là bất đắc dĩ vô cùng.
Ngoại trừ Diệp Thiên Nam cảm thấy bất lực ra, trước đêm tổ chức Đại hội. Trong các chư hầu và các đại tướng vùng biên giới tới bắc kinh, còn có một người sau khi tới Bắc Kinh, trong lòng không phải cảnh tượng đối mặt với vô số các phóng viên phỏng vấn trong hai hội sắp tới, mà là một nỗi tuyệt vọng cực lớn.
Chẳng qua sự việc cũng đã định, không có cách nào chuyển đổi được.
Không ngoại giới biết chính là, trước khi mời dự họp đại hội, Ủy viên thường vụ bộ chính trị Trung Ương tiến hành một hội nghị bí mật. Vấn đề của Ngô Hiểu Dương chính thức tiến hành định tính. Trong hội nghị, Tổng Bí thư vô cùng nghiêm túc chỉ ra tính chất cực kỳ ác liệt của sự kiện Ngô Hiểu Dương. Là khiêu chiến đối với sách lược của lãnh đạo của tất cả quân của Đảng. Yêu cầu mang sự kiện Ngô Hiểu Dương xác định là chống lại Đảng là phản quốc, bãi miễn đi tất cả các chức vụ, khai trừ khỏi Đảng viên.
Lúc biểu quyết, chiếm ưu thế tuyệt đối tám – một, liền đã được thông qua.
Hội nghị còn quyết định, sau Đại hội chính thức công bố sự kiện của Ngô Hiểu Dương ra bên ngoài, đồng thời khẳng định tác dụng mang tính chất quyết định của Hạ Tưởng trong sự kiện Ngô Hiểu Dương. Cho rằng đồng chí Hạ Tưởng là người bị hại trong sự kiện Ngô Hiểu Dương, theo lý nên được đãi ngộ công chính, công bằng.
Cuối cùng, hội nghị còn thông qua một nghị quyết quan trọng liên quan tới chính trị. Khi biểu quyết cuối cùng, Tổng Bí thư lấy sự kiện Ngô Hiểu Dương ra oai, nắm giữ chặt chẽ quyền chủ động. Lại thêm vào đó là lời nói bổ sung có tình có nghĩa của Thủ tướng. Cuối cùng cũng là chiếm ưu thế tuyệt đối tám – một, thông qua biểu quyết.
Trước khi Đại hội diễn ra, chướng ngại cuối cùng hoàn toàn được dọn sạch. Vận mệnh chính trị quốc gia sau Đại hội, sẽ có một cục diện hoàn toàn mới.
Sau đó, Tổng Bí thư và Thủ tướng cố ý gặp gỡ, là trao đổi cách nhìn về sự việc Tào Vĩnh Quốc, giải quyết cấp phó quốc của đồng chí Tào Vĩnh Quốc, không phải là chiếu cố, mà là đãi ngộ Tào Vĩnh Quốc đáng được hưởng. Cuối cùng Tổng Bí thư và Thủ tướng có chung quan điểm, từ đó xác lập quan điểm chủ yếu của một thời gian hợp tác lâu dài sau này.
Sự kiện của Ngô Hiểu Dương không phải là sự kiện cô lập, là sự kiện mà bộ phận trong thế lực quân đội có ý trước nhiệm kỳ mới biểu thị lực lượng và sự tồn tại. Sở dĩ Phù Uyên đứng ở sau thôi thúc một thời gian dài, vẫn không bắt lấy Ngô Hiểu Dương, đã chứng minh rằng có rất nhiều người ở bên cạnh bảo vệ y.
Thậm chí sau khi Ngô Hiểu Dương xảy ra chuyện, bên Quân đội vẫn có thể đổi trắng thay đen, ý đồ lợi dụng việc này để kích động Hạ Tưởng. Thật tâm rành rành, Tổng Bí thư và Thủ Tướng trong lòng chẳng lẽ lại không có tính toán?
Kỳ thực từ khi Tổng Bí thư cầm quyền tới nay, tác phong cầm quyền thiên hướng ôn hòa, đối với nhiệm vụ đối ngoại cứng rắn, đối với nhiệm vụ đối nội thì mềm mỏng. Luôn không muốn trong trận đấu ác liệt tốn nhiều sinh lực. Tất cả chỉ thị của Lãnh đạo Đảng không thể thay đổi, quân đội là quân đội của Đảng, không phải là quân đội của riêng cá nhân nào.
Tổng Bí thư và Thủ tướng hiếm khi ngồi cũng một chỗ. Trao đổi nhiều quan điểm cũng vấn đề. Tuy nhiên cũng không biết là sự việc của Thủ tướng quá nhiều tạm thời quên hết rồi, hoặc là cố ý quên không nói đến, tóm lại sự việc của Diệp Thiên Nam, Thủ tướng cũng không trực tiếp trưng cầu thái độ của Tổng Bí thư.
Nếu đồng chí Diệp Thiên Nam biết được, có cảm thấy bi thương không?
Bắc Kinh cách thành phố Yến chưa tới 300 km. Hạ Tưởng lái chiếc Volvo XC60, xuống phía Nam, duy trì tốc độ 120 km. Sau ba tiếng, liền tới địa điểm tụ họp - một tòa cao ốc đồ sộ nằm bên cạnh sông Hạ Mã.
Tòa cao ốc đồ sộ là sản nghiệp của Tề Á Nam.
Thực sự lão Cổ vẫn là có cảm tình nhất đối với Thành phố Yến. Học viện Quân sự của thành phố Yến không ít, đống quân cũng nhiều, lão Cổ cũng có tầm ảnh hưởng với khu vực quân đội đương nhiệm tại tỉnh Yến. Chủ yếu nhất là năm đó lão Cổ và Hạ Tưởng quen nhau tại thành phố Yến. Từ đó về sau hai người thành bạn tri kỷ. Mãi cho tới hôm nay, trong nháy mắt mà đã mười năm trôi qua rồi.
Mười năm trước, Hạ Tưởng vẫn là một Giám đốc Sở. Mười năm sau, Hạ Tưởng đã là Phó Bí thư Tỉnh ủy. Thời gian lưu chuyển, nhân tình vạn vật thay đổi lớn. Cái như xưa không đổi là lạo Cổ vẫn một lòng trân trọng Hạ Tưởng.
Các quan quân tới tham gia họp mặt, ước chừng có hơn bốn năm mươi người.
Đại hội quy mô lớn như vậy, là sự việc trước kia không thể đoán tới được. Dù sao quan quân từ trước tới giờ đại đa số là quân hàm thượng tá trở lên, đều là nhân vật có ảnh hưởng cực lớn ở khắp nơi. Tập trung một chỗ, rất dễ xảy ra suy đoán và bàn luận ở bên ngoài, cũng có thể bị người bàn tán
Nhưng dưới cách bố trí tỉ mỉ của Triệu Minh Khắc, luân phiên từng tốp tới thành phố Yến. Có người lấy danh nghĩa tới thành phố Yến công tác, có người lấy lý do là tham gia Đại Hội, có người lấy việc tham gia phỏng vấn ở Học viện Lục quân ở thành phố Yến làm lý do, thậm chí có người lấy lý do giả là thăm người thân. Như thế dần dần, không phải trường hợp cá biệt, dù sao cũng không khiến bên ngoài liên tưởng tới, càng không thể khiến người quan tâm đến phát hiện ra khác thường.
Không phải nói, Triệu Minh Khắc thực sự là một người có tài. Dưới sự chuẩn bị và sắp xếp tỉ mỉ của y, trong một thời gian ngắn toàn bộ buổi họp đã định ra thời gian và địa điểm, hơn nữa còn gần như giấu được tất cả mọi người, không đơn giản.
Ngay cả Hạ Tưởng cũng thầm khen ngợi Triệu Minh Khắc mọi chuyện suy nghĩ chu đáo. Y cẩn thận hơn Hứa Quan Hoa, là một nhân tài thuộc dạng cố vấn.
Bên bờ sông Hạ Mã, vùng đất hồi xuân, sóng gợn dập dềnh, ánh mặt trời rạng rỡ. Bên trong cảnh xuân, Hạ Tưởng cũng đón chờ một mùa xuân mới trong đời mình.
Tất nhiên, cảnh xuân Hạ Tưởng đã trải qua rất nhiều. Nhưng chưa từng như mùa xuân năm nay khiến hắn ấn tượng sâu sắc, hơn nữa còn ảnh hưởng lớn với cuộc đời của hắn, mãi tới nhiều năm sau nữa, trong vài lần đối mặt với chuyện nguy hiểm, y vẫn được lợi bởi buổi họp ngày hôm nay.
Lão Cổ giúp đỡ to lớn với hắn, không thế nào hình dung được. Có thể nói nếu không có sự giúp đỡ không vụ lợi của lão Cổ, Hạ Tưởng cũng không thể một mình bước tới đỉnh cao của đời mình.
Đúng là vì lão Cổ thúc đẩy buổi họp ngày hôm nay, khiến cho Hạ Tưởng tự mở ra một con đường mới cho đất nước mà từ trước tới giờ tất cả mọi người không ai làm được, một con đường hoàn toàn độc nhất vô nhị. Nếu dùng lời bình của nhà sử học hình dung - tự Hạ Tưởng khai mở, Trung Quốc cuối cùng vượt qua thời hoàng kim của nhà Hán, Đường.
Hạ Tưởng của hiện tại, lại hoàn toàn không giác ngộ được gánh nặng sứ mệnh lịch sử trọng đại. Hắn xuống xe, bước chậm tới bờ sông Hạ Mã, lấy thân phận của một người du khách bình thường thưởng thức cảnh đẹp của sông Hạ Mã, không khỏi xúc cảm hàng ngàn hàng vạn lần.
Trong nháy mắt đã mười năm trôi qua rồi, cảnh tượng cơn lũ và sóng gió năm đó ở sông Hạ Mã, nhớ lại, y như tạc. Hạ Tưởng không phải là một người thích vắt óc suy nghĩ, nhưng hôm nay về lại chốn cũ, vẫn khó tránh được cảm xúc dâng trào, nhất thời thất thần.
- Phó Bí Thư Hạ, nếu đã đến đây, mời đi vào Hội nghị, lão Cổ và Quan Hoa cùng mọi người chờ đã lâu.
Giọng của một người vang lên từ phía sau. Bạn đang đọc truyện được lấy tại T.r.u.y.e.n.y.y chấm cơm.
Hạ Tưởng quay lại nhìn, phía sau không xa có một người cao lớn đang đứng, khoảng bốn mươi lăm tuổi, tinh anh tháo vát, trong ánh mắt lộ ra vẻ kính cẩn và ngưỡng mộ. Hạ Tưởng cũng không biết người này, nhưng lại nhớ tới một cái tên là Triệu Minh Khắc.
Hạ Tưởng tự nhiên không thể dự đoán được sau này, lúc này hắn còn không biết, Triệu Minh Khắc ở ngay trước mắt, có thể trở thành một trong những trợ thủ đắc lực đi theo hắn cả đời, là người trung thành nhất, mấy lần vì kế sách của y, lập được nhiều công lao hiển hách.
Nhưng lúc này, Hạ Tưởng và Triệu Minh Khắc mới quen biết nhau. Ấn tượng đầu tiên của hắn với Triệu Minh Khắc, cũng tàm tạm. Sau khi bắt tay, hàn huyên vài câu, liền đi vào tòa nhà.
Nói đùa, ai cũng không biết số phận có thể mang hai người cùng gắn kết với nhau.
Dùng lời của nhà sử học mà nói - Sông Hạ Mã mười năm trước, nước lũ ngập trời, trước mặt hàng ngàn nông dân và anh em công nhân, hình tượng Hạ Tưởng xung phong chống lại cơn lũ, tạo lập nên tên tuổi Hạ Tưởng. Mà mười năm sau, bên sông Hạ Mã trước Đại hội, một lần Hội nghị nhất định đưa vào sử sách, tạo lập nên một thành viên tổ chức khác của Hạ Tưởng, khiến cho Hạ Tưởng cuối cùng cũng hoàn thành việc tập trung lực lượng bước đầu.