Trí Tuệ Đại Tống

quyển 14 chương 41: quấy nhiễu

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Trần Lâm nghe thám báo nói người Liêu đang tập kết quân thì không chút do dự đứng phắt dậy, cầm lấy trường kiếm, chuẩn bị vì nước giết địch.

Vân Tranh tiếp tục sưởi ấm: - Thong thả, người Liêu mới bắt đầu tập kết thôi, đợi khi đột vây phải ba canh giờ nữa, ba mươi vạn đại quân muốn vào vị trí, nhận đủ quân lệnh thì ít nhất phải hai canh giờ. Hơn nữa tuyết lớn thế này không thích hợp đột vây, Tiêu Đả Hổ đang trọng thương. Đường đường Bắc Viện đại vương, hắn không thể không hiểu.

- Cho nên hắn đang hương thanh thế, hoặc liền tục điều động binh sĩ đề dàn dần tích trữ sĩ khí, tránh khi đột vây quân sĩ chẳng còn sĩ khí.

Trần Lâm ồ một tiếng ngồi xuống, nhưng chỉ cần bên ngoài có tiếng tù và lại lại khẩn trương, chẳng bao lâu đã bóp nát ba chén trà rồi, làm Vân Tranh nhìn xót của, chén trà của y đều là gốm sứ đắt tiền, mong như cánh ve làm sao chịu nổi bàn tay thô bỉ của lão già đó, quyết định lần sau lão này tới lều trướng của mình chuẩn bị cho cái bát sắt.

Quân đội của Tiêu Đả Hổ vô cùng bận rộn, lúc thổi tù và, lúc đánh trống, khua chiêng, thậm chí cổng thành mở ra, xuất hiện mấy trăm người la hét chạy tới, bỏ lại vài chục thi thể, lại lạch bạch chạy vào thành như vịt, làm quân Tống nghiến răng nghiến lợi.

Sự quấy nhiễu đó bắt từ chiều cho tới tận đêm khua cũng không ngơi nghỉ, làm người ta không biết rốt cuộc quân Liêu có xông ra không, quân Tống tới đây toàn là lão binh rồi, không tới mức thấp tha thấp thỏm như Trần Lâm, nhưng tuyệt đối không dễ chịu.

Vì ban ngày bận rộn, cho nên Vân Tranh ngủ rất ngon, còn Trần Lâm thì cầm kiếm đi trên tường băng suốt đêm, khi trời sáng Vân Tranh thức dậy thì ông ta hai mắt mỏi nhừ, đi thẳng vào lều Vân Tranh dựa vào một góc tối.

- Bên ngoài chiêng trống ầm ĩ, làm sao Đại tướng quân có thể yên giấc?

- Tin vào tướng sĩ của mình thôi.

Vân Tranh nâng bát cháo lên mời, sau đó tiếp tục ăn, hôm nay là một ngày bận rộn, Vương An Thạch sẽ tới, cuộc chiến của Ngô Kiệt hẳn cũng đã hạ màn.

Đột nhiên mặt đất rung rinh, cháo sánh ra ngoài, Trần Lâm lại cầm kiếm chạy ra ngoài, còn Vân Tranh không cần đoán cũng biết, quân Liêu đã khởi động máy ném đá, tảng đá trăm cân đúng là có sức mạnh đất rung núi chuyển.

Nhưng máy ném đá mạnh tới mấy cũng chẳng thể ném quá một dặm, thứ duy nhất vượt qua được khoảng cách này là ba khẩu pháo dấu ở Dã Hổ khẩu, chẳng có thứ xe trượt nào có thể kéo nổi nó tới Tây Kinh.

Vân Tranh quyết chí cố thủ, chỉ cần không cho Tiêu Đả Hổ chạy ra là đủ, cái khác không quan tâm, như thế mọi chuyện đơn giản hơn cho quân Tống rất nhiều.

Tiêu Đả Hổ khi biết lương thực không đủ không lập tức đột vây làm Vân Tranh xem thường hắn ba phần, càng trì hoãn thì lực lượng của hắn càng suy nhược, trong khi quân Tống càng củng cố thêm hệ thống phòng ngự, các loại vật tư tích trữ năm năm liên tục qua Nhạn Môn Quan gửi tới, đến khai xuân, Vân Tranh sẽ lại có một đội quân đầy đủ quân số lẫn trang bị.

Thế nên đem so ra thì Vân Tranh không có gì phải sốt ruột, thành quả mấy năm nghỉ ngơi dưỡng sức của Đại Tống đang thể hiện rất rõ, phương bắc đại chiến liên miên mà trong nước không cần gia tăng thuế má, có lượng lớn lương thực chi viện từ Lĩnh Nam, hoàng đế thậm chí còn hạ lệnh miễn giảm tiền lương của Thiển Tây.

Đây là thành tích rất đáng nể, Tư Mã Quang thẩm chí vì thế chuyên môn dâng vạn dân tấu thỉnh công, cầu phúc cho hoàng đế, Vân Tranh cũng ký tên mình vào.

Thế nhưng, Đại Tống là nơi luôn luôn có vấn đề, luôn luốn có chỗ ánh sáng không chiếu tới.

Lưu dân tới Tây Kinh vào một buổi chiều đầy nắng, bộ dạng thê thảm cùng cực, xuất phát ba vạn người, tới nơi kiểm kê nhân số còn chưa tới hai vạn rưỡi, tức là hơn năm nghìn người đã chết đã chết trên đường đi, mới chỉ đi mà thôi.

Vương An Thạch cũng ngã bệnh, sốt cao không thôi, từ khi tuyết xuống, ông ta không ngừng thúc giục đội ngũ tiến lên, vì ông ta biết một khi dừng lại ở chỗ nào đó, e rằng đoàn người bọn họ sẽ không bao giờ tới được Tây Kinh.

Môi khô nứt, Vương An Thạch thấy Vân Tranh, đôi mắt hõm sâu như bốc lửa, chỉ lưu dân quát Vân Tranh: - Chớ để họ chết nữa. Không phải nhắm vào Vân Tranh, những ngày qua ông ta đã chứng kiến quá nhiều cái chết, khiến tinh thần ông ta gần như muốn sụp đổ.

- Cái này ta không đảm bảo được, đây là chiến trường. Vân Tranh trả lời rất dứt khoát, lũ người khốn kiếp luôn làm chuyện xấu với tâm thái của thánh nhân:

Quân tốt chỉ trỏ lưu dân thì thầm bàn tán, quả thực phục sát đất với những người có thể chân đất đi trên trời băng gia này.

Chỉ có Trần Lâm thần sắc thản nhiên như không.

Loại người như ông ta nhìn thấy lưu dân có phản ứng khác với bách tính, bách tính phổ thông nhìn thấy lưu dân thì thương hại, quan viên và hoàng đế nhìn lưu dân chỉ thấy rối ren và bất an.

Trên lịch sử Trung Quốc, kẻ có dã tâm tranh đoạt đế vị chỉ có hai loại người.

Một là hào tộc như Dương Kiên, Lý Thế Dân, hai là lưu manh như Lưu Bang và Chu Nguyên Chương. Hào tộc thì có cơ sở thực lực, lưu manh thì không cố kỵ gì, dám mạo hiểm.

Trong tứ dân sĩ nông công thương, nông xếp thứ ba nhưng lại khổ nhất, đây là xã hội mà dựa trên cơ sở nông nghiệp, lấy nông làm gốc, thuế má cũng lấy nông điền làm chủ, nông dân chịu thuế má áp bách.

Như lời Triều Thác nói:" Xuân phải phòng gió cát, hè tránh nắng nóng, thu sợ trời mưa, đông thì tránh giá rét... Cần cù vất vả như thế, vậy mà trên bị trời giáng lũ hạn, dưới quan phủ vơ vét thuế má..."

Bởi thế mà từ nông dân biến thành lưu dân chỉ một bước chân.

Lưu dân luôn đóng vai trò trọng yếu trong lịch sử Trung Quốc, bọn họ thường biến thành lưu khấu, tiến hành cướp bóc nông dân không có sức phản kháng. Sau khi nông thôn bị phá hoải, chính phủ vì thuế điền sụt giảm, tài chính đi xuống, lại dùng quyền thế vơ vét nhân dân, cuối cùng luôn đổ dồn lên nông dân, nông dân mất đất đai, biến thành lưu dân.

Đây là vòng tuần hoàn quái ác, nông dân thành lưu dân, lưu dân cướp của nông dân, khi lực lượng lưu dân lớn tới mức độ nhất định, vương triều sẽ đi tới hồi kết, vì thế quan viên và hoàng tộc không coi lưu dân là người.

Vương An Thạch sốt cao, trong mơ cũng giơ tay hô to:" Thế này làm sao được, thế này làm sao được!"

Nói ra cũng lạ, khi Tiêu Đả Hổ ngừng hư trương thanh thế, ngừng ném đá, Vương an Thạch đỡ sốt.

Vương An Thạch bệnh sắp chết rồi, Vân Tranh không thể không khẩn trương, tuần doanh về, khải giáp còn chưa cởi đã tới nhà băng của ông ta.

Vào nhà thấy Vương An Thạch ngồi trên giường, vươn tay sờ hờ cột sáng ngũ sắc trên nóc chiếu xuống, ánh mắt say mê, không cả biết Vân Tranh vào, y chẳng làm phiền giây phút hạnh của người khác, rót trà ngồi uống.

Rất lâu sau Vương An Thạch thở dài: - Tàn khốc như mộng, mỹ lệ như mộng, lão phu phí hoàn năm tháng, chỉ là ếch dưới đáy giếng.

- Ông không tệ, ta biết một vị vĩ nhân thành công cũng từng nói mình ném đá lần mò qua sông, sai lầm khó tránh, ít nhất trong lòng ông nghĩ tới bách tính.

Vương An Thạch cười khổ: - Năm xưa Vân hầu ngài nói với lão phu trên đời này đáng sợ nhất là lấy cớ tạo phúc bách tính để tàn hại bách tính, giờ thì lão phu đã hiểu.

- Khởi điểm của ông quá cao, nhìn bách tính theo cùng một khuôn mẫu, như thế làm việc tất nhiên gặp phiền toái.

- Mùa thu năm ngoái lão phu đứng dưới phàn lâu bị bách tính sỉ nhục còn không hiểu vì sao, giờ hiểu rồi, do lão phu tự chuốc nhục vào thân, chẳng thể trách ai khác.

Đúng là một nhân vật khiến người ta nửa yêu nửa ghét, Vân Tranh chợt có chút đồng cảm, đám người triều đình hẳn đa phần nhìn mình cũng như thế, vỗ vai an ủi: - Đừng nghĩ nhiều, giờ việc chúng ta cần làm là diệt Tiêu Đả Hổ, bố trí lưu dân ở Tây Kinh, rồi đợi xuân ấm hoa nở, gia quyến lưu dân tới đây khai hoang, an gia trở lại.

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio