Có rất nhiều người thời hiện đại cho rằng gọi vợ “tiện nội” là đang sỉ nhục vợ mình.
Thực ra không phải như vậy, từ “tiện” trong tiện nội không phải nói người vợ mà là nói chính người chồng. Đây là cách nói khiêm tốn về địa vị thấp của chồng.
Tiếp đó, Hàn Phong lại giới thiệu thêm mấy người Khánh Mộ Lam và Trương Lương.
Chu Cẩm dẫn theo hai nữ quân y lên núi.
Có rất nhiều bách tính chạy đến dốc Đại Mãng, đội nữ quân y đi theo đoàn cũng bắt đầu bận rộn.
Chu Cẩm vẫn luôn đi bên cạnh Kim Phi. Không phải vì cô ấy lười biếng mà là lo lắng đám Kim Phi bị thương không kịp thời cứu chữa.
Trương Lương biết khi xử lý vết thương cần phải cởi đồ nên lúc Chu Cẩm xuống núi gọi người, Trương Lương đã sai cận vệ của Kim Phi dựng ba cái lêu nhỏ ở bên cạnh và trải một tấm vải trên mặt đất để làm phòng chữa bệnh tạm thời.
“Hàn đại ca, huynh vào đi!”
Chu Cẩm đi vào trong lều, ngồi xổm trên mặt đất mở hộp gỗ nhỏ ra, lấy rượu, gạc, kim khâu một cách rất thuần thục.
“Đợi một chút Cẩm Nhị, ta vẫn còn chuyện muốn nói với tiên sinh!” Hàn Phong xua tay nói.
“Bây giờ còn có việc gì quan trọng hơn chữa thương nữa?” Kim Phi trừng mắt quát.
“Ngựa chiến!" Hàn Phong nhỏ giọng nói. "Có ý gì?"
Trong đầu Kim Phi hiện lên một suy đoán, ánh mắt y từ từ sáng lên.
Quy mô của thương hội Kim Xuyên và tiêu cục Trấn Viễn càng ngày càng lớn, tình trạng thiếu ngựa cũng ngày càng nhiều.
Bên thương hội vẫn còn đỡ, có la hoặc lừa của bản địa Đại Khang cũng có thể kéo hàng.
Tuy nhiên, có lúc những nhân viên hộ tống cần nhanh chóng chỉ viện cho trận chiến ở một nơi nào đó hoặc truy đuổi kẻ địch thì những con ngựa của Đại Khang căn bản không làm được.
Sức bật và sức bền đều không băng ngựa chiến ở Cao Nguyên và Thảo Nguyên.
Thảo Nguyên và Cao Nguyên đều lo lắng Đại Khang phát triển ky binh nên đã có mệnh lệnh cấm bán ngựa chiến cho Đại Khang.
Cho dù có người trộm bán lậu thì số lượng cũng rất ít mà giá cả lại vô cùng đắt.
Vì vậy con đường tốt nhất để có được ngựa chiến chính là đoạt chúng thông qua chiến tranh.
Nhưng với sức chiến đấu của quân Đại Khang việc đoạt ngựa chiến còn khó hơn đi buôn lậu.
Số ngựa chiến Kim Phi bắt được ở Thanh Thủy Cốc là số lượng nhiều nhất trong mười năm qua của Đại Khang.
Đáng tiếc đàn ngựa chiến này Khánh Hoài không thể giữ được và đã bị các thế lực ở khắp nơi chia cắt, Kim Phi cũng không còn cách nào khác.
Nhưng bây giờ theo như ý của Hàn Phong thì xem ra anh †a đã có được ngựa chiến.
"Tiên sinh, lúc ta tổ chức bách tính đã tự làm chủ nói với họ rằng lúc khi họ trốn thoát cố gắng dắt một hoặc hai con ngựa chiến Thổ Phiên thì có thể bán cho chúng ta năm lạng bạc một con!”
Hàn Phong nói: "Lúc ta trốn ra được nhìn thấy có rất nhiều bách tính dắt theo ngựa, có lẽ chúng ta sẽ thu được không ít”.
Mục đích ban đầu của anh ta khi lẻn vào trại tù binh là để tổ chức và xúi giục bách tính nổi dậy.
Trại ngựa có lực lượng phòng thủ tương đối yếu nên Hàn Phong mới quyết định nơi phá vòng vây ở bên đó.
Sau đó nghĩ lại, nếu đã đột phá vòng vây từ trại ngựa tại sao lại không để bách tính thuận tay dắt ngựa chiến đi?
Có mấy chục nghìn bách tính bị Đan Châu bắt làm tù binh, cho dù chỉ có một phần ba người dắt ngựa đi cũng có thể cướp sạch trại ngựa của chúng.
Ky binh không có ngựa chiến còn được gọi là ky binh sao?
Cho dù cuối cùng những ngựa chiến này không rơi vào tay Kim Phi thì đó cũng đã là một cú đả kích lớn đối với Đan Châu.
Cho nên Hàn Phong đã làm như vậy.
Sự thật đã chứng minh, quyết định của anh ta rất sáng suốt.
Đối với bách tính, năm lượng bạc không phải là một số lượng nhỏ.
Vì vậy có rất nhiều bách tính lúc chạy ra đã thuận tay dắt theo ngựa chiến.