Chuyện Diêu thiếu quậy tung Châu Âu, hay hủy diệt châu âu cuối cùng cũng chỉ là chuyện ngoài lề mà thôi. Chuyện quan trọng đối với Thái Nguyên lúc này vẫn là hành động của Cán Vương gia cùng đối thủ là một tên xuyên không Lý Chấn đề đốc một tỉnh của Trung Hoa.
Nói đến diện tích và dân số và tiềm lực thì cả Đại Nam mới có thể nhỉnh hơn một chút so với Quảng Đông. Nhưng đấy là so sánh của khi không có các thế lực xuyên vào mà thôi. Lúc này cả Diêu thiếu và Lý Chấn cùng xuyên không nên diện mạo của Đại Nam và Quảng Đông thay đổi lắm rồi. Nói đến thời gian phát triển của Quảng Đông thì cũng chỉ lâu hơn Thái Nguyên một hai năm mà thôi. Lý Chấn lúc đầu xuất thân cũng là linh quèn, hắn không có được điều kiện tiền bạc rủng rỉnh bao đầu như Diêu Thiếu để có thể mua quan bán tước. Tên Lý Chấn này nếu kể ra thì khá đáng nể khi trong vài năm có thể leo từ lính quèn không thế không tiền mà từng bước đi lên đến chức đề đốc của một tỉnh Trung Hoa.
Lý Chấn và Diêu thiếu nói chung đều có sự may mắn của bản thân khi phát triển thế lực. Về phần Diêu thiếu đó là hắn ta có, nếu chỉ nói riêng về suất thân thì Diêu thiếu có lợ thế tuyệt đối khi mà gia đình nhà họ Trần Quang là có truyền thống thương nhân buôn muối lậu với gia tài bạc vạn, ruộng đồng thẳng cánh cò bay. Thêm vào đó Diêu thiếu xuất phát điểm là một thiếu gia công tử với lực lượng nông nô tới cả ngàn người. Đây là một lực lượng có thể trở thành dòng chính với năng lượng không thể khinh thường cho một kẻ khởi nghiệp.
Về phần Lý Chấn thì hắn cũng gặp vận may không kém. Tuy xuất thân của Lý Chấn là một tên binh sĩ quèn nhưng vận may kiểu như vô lý cứ vồ vập mà bay tới bên tên này. Chẳng vậy mà một tên binh sĩ hạng bét không tiền, không chỗ dựa, cũng chẳng có xuất thân hiển hách gì có thể bò một mạch từ linh quèn lên đạo đài Thượng Hải, Đô đốc Quảng Châu rồi Đề Đốc Tỉnh Quảng Đông. Nói thật không thể hiểu tên này bò bằng cách nào, hay ngòi bút của Tác Tàu Khựa mạnh ra sao mà Lý Chấn sau vài năm đã vừa có tiền, vừa có quyền, vừa có mối quan hệ mạnh mẽ với trung ương Bắc Kinh, lại còn có cả đống gái trong tay. Nói đến Diện tích đất đai mà Lý Chấn quản thì có lẽ chỉ kém diện tích của cả Đại Nam một chút thôi. Nói vậy mới thấy Diêu thiếu nhà ta có vẻ hơi thất bài một chút khi lăn đi lộn lại chỉ có ba mảnh đất cắm dùi be bé tại Miền Bắc Đại Nam.
Nói đến vận may thì cả Lý Chấn và Diêu thiếu đều gặp được những quý nhân phù trợ rất đáng nói đến. Về phần Diêu thiếu vì sự phức tạp lằng nhằng khi tiếp xúc cùng Dương Tú Ninh và đội quân phản tặc Thái Bình Thiên cuốc của nàng khiến cho Diêu thiếu có được cơ hội bắt tay làm ăn cùng Robert. Nói đến Robert thì không thể không nhận định chắc chắn một điều đó là có đến % thành công ngày hôm nay của Thái Nguyên là vì tên thương nhân Mỹ quốc này.
Tại sao ư? Nói không ngoa thì với hương đi mà Diêu thiếu đã định sẵn trong đầu thì rõ ràng cách làm của hắn không sớm thì muộn cũng thành công. Nếu không có được sự giúp đỡ cũng như hợp tác của Robert thì tất nhiên với mối lợi của heroin thì Diêu thiếu hoàn toàn có thể tìm được người hợp tác khác. Nhưng vấn đề là ở chỗ cho dù có tìm được người hợp tác khác thì liệu có tốt được như Robert và thành công như Robert hay không.
Robert tốt không phải vì hắn là người tốt mà tên này có được sự trân thành hợp tác thực sự cùng Diêu thiếu. Robert có dã tâm đối với quyền lực chính vì điểm này mọi chuyện hắn làm, đương cử như năm trời chạy đi chạy lại liên tục Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ mà không hề kêu ca. Tất nhiên Robert quá thông minh, hắn nhìn thấy tiềm lực không thể hạn định của Diêu thiếu mà đặt hết phần cược của mình vào đó. Và nói theo một cách nào đó thì tên Robert này đã thành công khi mà hắn có được một mảnh đất riêng ở Cao Miên để làm cái công tước coong coong của mình.
Nói đến thành công của Robert là nói đến sự kịp thời trong những phi vụ buôn bán đông tây của tên này giúp cho Thái Nguyên phát triển một cách vượt bậc. Nói thẳng đe một câu nếu Robert không cố gắng móc nối, buôn bán, cũng như chịu khó chạy khắp nơi thì Thái Nguyên phải tốn ít nhất - năm nữa mới đạt được độ cao như ngày hôm nay.
Còn về Lý Chấn thì tên này thành công đến một cách rất khó có thể tưởng tượng nổi trong quá trình phát triển của bản thân. Tên này mặc dù là dân xuyên nhưng xuất phát điểm thấp vô cùng, chỉ là một tiểu binh người Hán trong quân đội nhà Thanh. Nói thật là người Hán đến lúc này tại Đại Thanh Quốc vẫn khó có được sự thăng tiến dễ dàng trong quân đội của Đại Thanh nếu không có chỗ dựa vững chắc. Lý Chấn chẳng qua là dùng tài thiện xạ mà hạ được một tướng quân trong một trận đánh giữa Đại Thanh với Thái Bình thiên quốc. Nói thật là công lao này không bị ăn chặn đã là một sự may mắn đến tột cùng rồi, không ngờ từ công lao này mà may mắn liên tục đến với Lý Chấn một cách vô lý đến vô cùng, khiến hắn từ từ trở thành Đạo Đài Thượng Hải rồi Đô Đốc Quảng Châu, sau đó là mò được cả chức Đề Đốc Quảng Đông. Nên nhớ diện tích cùng dân số Quảng Đông chỉ nhỏ hơn Đại Nam một chút mà thôi.
Nói đến điều này để thấy được nhiều điểm khó có thể tin nổi trên con đường phát triển của tên Lý Chấn. Quan trọng nhất là tên Lý Chấn này không hề có một nguồn tài lực mang tính cốt lõi nào nhưng hắn vẫn có thể liên tục tăng binh, liên tục trang bị vũ khí, nói chung là khó có thể hình dung về mặt logic. Nhưng cây bút trung quốc nói vậy thì đành chấp nhận thôi.
Lý Chấn cũng có một quý nhân phù trợ về mặt công nghệ đó là tay buôn súng người Italy, Nói đến tên buôn súng này không ngờ gia tộc hắn lại sở hữu những dây truyền sản xuất súng tại Italy. Chính vì vậy với số tiền phi logic mà Lý Chấn có được thì hắn “dễ dàng” sở hữu công nghệ trên và tự tiến hành sản xuất trang bị cho vạn quân đội của bản thân. Vấn dề là không thể hiểu nổi tại sao Lý Chấn có thể sản xuất nổi số lượng súng khổng lồ như vậy trong thời gian ngắn như vậy. Nên nhớ sức sản suất nếu tính như Quảng Đông đã thực hiện trong năm qua thì gần bằng với sức sản xuất súng trường của Anh Quốc rồi. Cứ cho cả gia tộc của tên thương nhân Italy kia đóng gói bốc xếp về Quảng Đông thì liệu chúng có thể sản xuất được nhiều súng như vậy không?
Ngoài ra lượng thuốc súng mà Lý Chấn có được để thực hiện luyện tập và chiến đấu lại là một câu hỏi, số thuốc súng này như trên trời rơi xuống mà chẳng biết từ đâu ra vậy. Vấn đề tiếp theo đó là Lý Chấn ngoài trang bị súng trường cho bản thân lại còn ngang nhiên có thể bán một số lượng không nhỏ súng cho Thái Bình thiên quốc để tạo thành thế “ủng binh tự trọng”. Nói chung là câu chuyện của Lý Chấn thực sự quá khó để lý giải nổi mà chỉ có thể chấp nhận hiện thực mà thôi.
Nhưng tất cả chuyện này đều là ngoài lề mà thôi, không lý giải nổi thì vẫn phải đánh. Sách lược của Trần Quang Cán rất rõ ràng, đánh trực diện đánh tiêu diệt và dùng toàn lực đánh trong thời gian nhanh nhất để cho quân Pháp cũng không kịp phản ứng.
Thái Nguyên có một lợi thế khổng lồ đó là những tuyến đường sắt chính dường như đã được hoàn thành một cách triệt để. Vậy ra giao thông trên tỉnh Thái Nguyên thuận lợi vô cùng, Tất nhiên vì đầu máy xe lửa cũng có hạn nên lúc này tuyến giao thông chủ yếu được nhường cho quân đội với các tỉnh Lạng Sơn. Móng Cái thuộc Quảng Yên và Thái Nguyên. Từ đây hàng ngày luôn có các chuyến tàu chở binh sĩ cũng như trang bị, hậu cần tiến tới chiến trường biên giới.
Chưa hết, với mạng lưới điện báo đã hoàn chỉnh thì thông tin liên lạc giữa chiến trường và trung ương Thái Nguyên chưa từng gián đọa. Thông tin bàn bạc từ Thái Nguyên chỉ mất chua đầy giờ đồng hồ thì tướng quân cũng như sĩ quan chỉ huy tại tiền tuyến đã nhận được. Trong khi đó nếu dùng phương pháp truyền thống mà truyền tin thì không có - ngày là không có được rồi.
Nói về hệ thống truyền tin cũng như hệ thống xe lửa đã tạo ra lợi thế quá lớ cho quân Thái Nguyên trong việc điều phối quân sự cũng như như nguồn lực trong lãnh thổ. Đây là một lợi thế không thể hình dung trong chiến tran vào thời đại này. Mà kể cả trong thế chiến thứ với hệ thống vận binh bằng đường sắt vẫn là chiếm chủ đạo đấy. Chính vì lý do này mà khi liên minh hạm đôi từ Huế xuất phát đến Vạn Ninh để hội quân cùng hải quân Thái Nguyên thì cũng là lúc hoạt động đổi quân rầm rộ của Trần Quang Cán được diễn ra.
Thật ra khi Pháp rút đi quân khỏi Bắc Kỳ thì đáng lý ra theo lẽ thông thường thì Thái Nguyên hoàn toàn có thể đánh úp Hà Nội. Nhưng đấy chỉ là lẽ thông thường mà thôi. Nhưng sự thật đó là triều đình bù nhìn họ Lê mới lập tại Hà Nội giờ lại trở thành cánh tay đắc lực của Thực Dân Pháp khi mà chúng đã chiêu mộ đến cả vạn lính người Việt. Những binh lính người Việt này lại chính là lực lượng dùng cho cuộc viễn chinh quảng Châu Loan lúc này. Chính vì lý do đó mà lực lượng ngàn lính Pháp chỉ có điều đi ngàn lính làm nòng cốt mà thôi, còn lại hơn ngàn lính Việt mới là chủ yếu binh để tiến hành xâm lược lục địa Quảng Đông. Cũng chính vì sự điều động này mà khiến cho sức phòng thủ Hà Nội của Pháp và triều đình họ Lê không hề giảm mạnh, việc qua sông của Thái Nguyên vẫn là chưa thực tế nếu họ không có được lực lượng áp đảo. Việc Thái Nguyên đang đối phó với Lý Chấn tại Lạng Sơn khiến cho họ dù muốn cũng không thể tổng lực tấn công qua Sông Hồng cho được. Cuối cùng Thái Nguyên chỉ là một Vương quốc diện tích nhỏ hẹp, việc duy trì mộ cuộc chiến tổng lực với hai mặt thụ cường địch sẽ mang đến rủi ro quá lớn khiến cho không một kẻ thông minh nào nghĩ tới chuyện này.
Theo như dự tính của Trần Quang Cán thì có đến quân Thái Nguyên sẽ theo chiến hạm liên minh mà tấn công Quảng Châu Loan. Trong đó chỉ có ngàn quân là tinh binh thực sự lính thủy đánh bộ, còn lại quân là tân binh miệng còn hơi sữa mới chưng dụng từ hệ thống dân binh và huấn luyện chính quy được tháng mà thôi.
Thêm vào đó lượng binh vạn ngàn tân quân đóng tại Thái Nguyên lại tiếp tục sẻ quân ngàn bí mật lên tàu hỏa đổi quân cùng gần vạn tinh binh đang đồn trú tại Sông Hồng. Đây chính là một nước cờ cực hiểm, vì hàng tuyến Sông Hồng bỗng chốc từ vạn ngàn tinh binh thoáng chốc chỉ còn lại hơn năm ngàn tinh binh mà thôi. Sức chiến đấu của quân Thái Nguyên tại mặt Nam trở nên yếu đi trông thấy trong một khoảng thời gian nhất định. Nhưng bộ sậu Thái Nguyên rất tự tin thực hiện kế hoạch đổi binh một cách âm thầm trên vì những chuyến tàu chạy đêm rất bí mật, cộng thêm hệ thống thám báo, mật vụ của Thái Nguyên là cực mạnh, cả Thái Nguyên giống như một chiếc thùng sắt không thể hé lộ thông tin vậy. Những kế hoạch thâm nhập từ hệ thống non trẻ Hà Nội vẫn chưa thể trong thời gian ngắn có thể thành công tiếp cận được Thái Nguyên.
Vốn dĩ quốc hộ đã nhất trí không sa lầy vào một cuộc tấn công bộ binh tại Quảng Châu và chỉ quyết định điều ngàn quân THái Nguyên tiến hành hậu cần binh cho liên minh tạm thời. Nhưng bỗng chốc tại sao Trần Quang Cán lại tăng binh đến hơn gấp lần bộ binh. Mà điều này lại được sự đồng thuận cao của chính phủ Thái Nguyên, chẳng nhẽ Trần Quang Cán quyết tâm muốn ăn thua sống mái cùng Lý Chấn, câu trả lời này có lẽ sẽ được trả lời vào diễn biến tiếp theo.