Cuối tuần ở nhà ăn cơm, mẹ nói với bố: “Thằng bé nhà ông Lục chuẩn bị sang Anh du học đấy!”
Bố bình thản hỏi: “Vậy hả? Sao đi sớm vậy?”
Mẹ liền gật đầu hùa theo: “Em cũng thấy sớm quá, thằng bé còn nhỏ, sợ đixa chưa hiểu biết nhiều lại gây chuyện gì thì khổ.” Nói rồi bà lại nhìnsang tôi: “Ít nhất là em không yên tâm để Ưu Ưu nhà mình đi, muốn đi duhọc thì cũng phải đợi đến lúc tốt nghiệp đại học xong đã.”
Tôi không nói gì, chỉ cúi đầu ăn cơm.
“Nhưng nhà ông Lục cũng có họ hàng bên Anh, hơn nữa họ cũng khá giàu có, chắclà sẽ không để thằng bé phải chịu khổ đâu.” Mẹ lại bổ sung thêm một câu.
“Hừ, không chịu khổ thì ra nước ngoài làm gì? Suốt ngày ngồi hưởng thụ thì làm sao chịu nổi vấp váp?” Giọng bố rất lạnh lùng.
“Anh thì chỉ biết nói! Anh có chịu để con gái mình đi làm thuê vất vả ởngoài không? Bình thường toàn nâng như nâng trứng!” Mẹ phản đối.
“Ưu Ưu lại khác.” Bố nhìn tôi cười tủm tỉm nói: “Ưu Ưu là con gái! Cần có người chăm sóc!”
Tôi ngẩng đầu lên, ngơ ngác nhìn bố.
Lẽ nào vì tôi là con gái nên suốt đời phải cần người bảo vệ ư?
Dương, có phải trước đây vì lý do này mà anh mới đối xử với em vô cùng dịu dàng không?
Sau bữa tối, Cực gọi điện thoại tìm tôi. Tôi vừa nhấc máy lên thì anh ta đã la lối om sòm: “Em có biết chuyện Tây Dương đi du học không?”
“Em biết.” Tôi bình tĩnh trả lời.
Đầu bên kia điện thoại sững lại một lát rồi hỏi tiếp: “Em biết từ bao giờ vậy?”
“Hai hôm trước! Anh ấy đến trường em thi đấu bóng rổ và đã nói cho em biết.” Tôi bình thản trả lời, bàn tay mân mê dây điện thoại.
“Cậu ta đích thân nói với em hả? Thế… thế em có phản ứng gì?” Cực sửng sốt đến nỗi miệng lắp bắp.
“Có phản ứng gì ư? Thì em nói chúc mừng thôi!” Tôi thờ ơ đáp, nhìn dây điện thoại đỏ quấn ngoằn ngoèo trên ngón tay mỗi lúc một dày hơn và chặthơn.
“… Thế thôi hả? Nói câu chúc mừng thôi ư?” Cực ở bên kia đầu dây sửng sốt la to.
“Không phải, dĩ nhiên là không phải.” Tôi thả lỏng dây điện thoại, nhìn vếtlằn đỏ ửng trên tay, cười khẽ: “Em còn khóc nữa anh ạ.”
Đầu bên kia điện thoại đột nhiên im bặt.
“Haizz…bọn em…” Không biết bao lâu, Cực mới lên tiếng, giọng nói đầy vẻ chua chát .
“Đây là chuyện vui, bọn mình phải mừng mới đúng.” Tôi lặng lẽ khuyên Cực.
“Ừ, đây là chuyện vui.” Cực than thở một câu rồi chậm rãi trả lời: “Chuyệnnày cũng khiến anh hiểu ra một điều rằng chúng ta phải biết trân trọng.”
“Đúng vậy!” Tôi mỉm cười đáp lại.
Chắc chắn phải học cách trân trọng.
Tôi bắt đầu tranh thủ thời gian, tìm mọi cơ hội để gặp Dương. Mặc dù bốcũng có ý kiến về việc này, nhưng sau khi được mẹ khuyên nhủ, ông cũngđành phải đồng tình.
Còn nhớ lúc ấy, mẹ nhìn tôi bằng ánh mắtsáng ngời nhìn thấu mọi việc, mỉm cười và nói với tôi: “Đi đi Ưu Ưu.Tranh thủ thời gian, kẻo không sau này lại hối hận đấy!”
Mẹ ơi!Hóa ra mẹ đã hiểu tâm sự của con gái từ lâu. Mẹ luôn mỉm cười, âm thầmtheo dõi những biến đổi tâm lý của tôi, chứng kiến tôi mỗi ngày mộttrưởng thành và chín chắn hơn.
Có lẽ, bà nhớ đến hình ảnh của mình năm xưa chăng?
Tôi và Dương, cả Cực nữa lại một lần nữa được quay về với những khoảng khắc ngọt ngào của ngày trước. Mọi người đều cố gắng tránh né chủ đề sắpchia tay, cố gắng tạo bầu không khí vui vẻ.
Hôm nay, ba chúng tôi hẹn gặp nhau ở công viên. Tôi đến sớm, một mình ngồi trên ghế đá, thẫn thờ nhìn đài phun nước.
Gió đông thổi tới, tôi bắt đầu cảm thấy lạnh, liền giậm giậm chân, đưa tay ghé sát vào mồm rồi hà hơi.
“Em có lạnh không?” Giọng Dương từ sau vọng lại.
Tôi ngoái đầu lại, hóa ra anh đã lặng lẽ đứng sau lưng tôi từ bao giờ, đang cười tủm tỉm.
“Em thấy lạnh tay!” Tôi le lưỡi: “Anh Cực vẫn chưa đến, chắc em chết cóng mất.”
Anh cau mày, hỏi với vẻ trách móc: “Sao không đút tay vào túi áo?”
“Em có đâu!” Tôi đứng dậy đối diện với anh, xòe cho anh thấy áo khoác của mình không có túi.
Nhìn động tác trẻ con của tôi, anh cười khẽ rồi kéo gấu áo khoác của mình, dịu dàng nói: “Đút vào đây này!”
Tôi sững lại, không nhúc nhích.
“Mau lên, nếu không tay em lại bị nứt đấy!” Anh giục khẽ.
Tôi liền đỏ bừng mặt, đút tay phải vào túi áo khoác của anh.
Chất liệu chiếc áo rất tốt, lớp vải nhung khá ấm áp. Tôi cảm nhận được luồng khí ấm tỏa ra từ đầu ngón tay và len vào tận trái tim tôi.
“Ấm không?” Dương nghiêng đầu hỏi, anh còn thò tay ra bịt túi lại, sợ gió len vào trong.
“Có.” Tôi không nói được lời nào nữa, chỉ ra sức gật đầu.
“Thế là ổn rồi.” Anh hài lòng quay mặt đi và cũng không nói gì nữa. Nhưng tôi lại nhìn thấy rõ nụ cười tủm tỉm trên môi anh.
Tôi cứ lặng lẽ để tay phải trong túi trái áo khoác của anh, hai người sánhvai bên nhau tựa như hai đứa trẻ sinh đôi dính vào nhau, vô cùng yênbình.
Các bạn gái ơi, phải chăng các bạn cũng khát khao có một vòng tay ấm áp để nương tựa?
Đối với tôi ngày ấy, một chiếc túi áo nhỏ xinh đã có thể khiến tôi hạnh phúc muốn khóc rồi!
Bỗng tôi nhìn thấy có một tấm kính trong suốt rất lớn đặt bên vệ đường, chắc là có ai đó vội chuyển nhà nên tạm thời đặt đồ đạc ở đây.
“Bọn mình qua đó chơi đi!” Tôi nổi hứng, liền đưa tay trái lên chỉ tấm kính, nghiêng đầu rủ anh.
“Ừ.” Anh nhìn tôi cười: “Em thích chơi kiểu gì?”
“Thì viết chữ thôi, viết chữ nhé!” Tôi kéo anh đi sang.
Đứng trước tấm kính, tôi bắt đầu hà hơi vào mặt kính trơn, sau đó chuẩn bịthể hiện trình độ thư pháp của mình. Chỉ tiếc là tôi đã quên mất rằngmình chỉ thò một tay ra ngoài, và nó vụng về đến mức gần như chẳng viếtđược chữ gì hoàn chỉnh.
“Ghét quá!” Tôi chu miệng, bất lực thở dài.
“Em định viết chữ gì?” Dương đứng bên cạnh, khẽ cười: “Để anh viết thay emđược không?” Nói rồi anh thò bàn tay phải của mình ra.
“Vâng.” Tôi đảo mắt nghĩ ngợi một lát rồi nói: “Em muốn viết câu “Lục Tây Dương là gã lưu manh”!”
Anh sững lại, tôi nhìn anh chăm chú, cười đắc ý: “Anh có viết hay không?”
Anh im lặng một lát rồi đưa tay viết lên tấm kính bám đầy hơi nước: “… là kẻ lưu manh.”
“Viết tên nữa chứ, tên anh ấy!” Tôi hào hứng giục.
Anh liền mỉm cười, viết nhanh hai chữ “Yo Yo” lên bề mặt tấm kính.
Đó là tên tiếng Anh của tôi.
“Giỏi ha!” Tôi nhảy dựng lên định đánh anh, anh không bực cũng không tránh mà chỉ mỉm cười.
“Anh bắt nạt em!” Tôi trề môi hậm hực.
Anh không trả lời, nụ cười vẫn đọng trên môi.
“Haizz, Ưu Ưu, có thật em coi anh là kẻ lưu manh không?” Đột nhiên nụ cười trên môi anh tắt ngấm và anh cất tiếng hỏi rất chăm chú.
“Làm gì có! Anh là chàng trai xuất sắc nhất mà em từng gặp!”
“Xuất sắc hơn cả cậu bạn ở trường Nhất Trung ư?” Anh hỏi khẽ.
Tôi liền gật đầu: “Xuất sắc hơn cả cậu ấy.”
Và thế là anh lại bật cười, nụ cười vô cùng tươi tắn, khiến tôi cũng cảm nhận được niềm vui của anh.
Tôi nhìn vẻ đắc ý đó, đột nhiên trong lòng nảy ra một ý định, bèn hỏi luônmột câu đã giấu kín từ bấy lâu nay: “Tấm thiệp em tặng anh, anh đã choai xem bao giờ chưa?”
Anh ngẩn người rồi quay đầu lại: “Anh chưa cho ai xem cả, trừ Lỗ A Cực ra.”
“Vậy ạ?” Tôi khẽ đáp rồi không nói gì nữa.
“Có vấn đề gì không?” Anh quay sang hỏi tôi.
“Không, không có gì cả.” Tôi nhìn vào đôi mắt đầy vẻ quan tâm của anh rồi mỉm cười ngọt ngào.
Anh chưa bao giờ cho người khác xem tấm thiệp của em, thế là đủ rồi.
Dương, em rất hạnh phúc, thực sự rất hạnh phúc.
Hôm ấy bầu trời trong xanh, tựa như tâm trạng của tôi vậy. Tôi chăm chútheo dõi bóng chim câu bay lượn trên bầu trời, cảm nhận được niềm vuicủa chúng, một niềm vui rất đơn thuần.
Sau đó, tôi nghe thấy anh nói: “Anh đã lấy được visa rồi, đầu tháng sau sẽ bay sang Anh.”