Phải mất mấy phút mẹ mới dứt được cơn cười, rồi luôn miệng nói: “Thằng bé này kì thật, vừa rồi còn nói cái gì mà…” – mẹ nhại lại giọng tôi – “Mẹ, con mới tuổi thôi mà. Vừa nãy vẫn còn kêu bé, bây giờ sao lại sốt sắng thế con?”
Phải mất hồi lâu mẹ mới phanh được mạch: “hay là để ngày kia, ngày mai mẹ dãn con đi mua sắm quần áo. “Dù gì cũng phải để cho cậu công tử nhà ta ra dáng một chút chứ”
Sáng sớm hôm sau mẹ dắt tôi lên phố Nam Kinh rồi vòng qua Chuẩn Hải, đến các chợ lớn mua quần áo, cà vạt, trang bị cho tôi đến tận chân tơ kẻ tóc
Nhìn lướt qua giá của mấy bộ quần áo này, cuối cùng tôi cũng hiểu được từ “giá cắt cổ”. Một bộ ple vạn tệ, tôi mặc lên không có chút thoải mái nào, chỉ cảm thấy như đang bị bó da bó thịt vậy
Từ lúc tôi còn nhỏ, mẹ đã chăm lo cho tôi từng li từng tí. Bố tôi học vấn cao nhưng tiền lương lại thấp, chỉ tạm đủ trang trải cho sinh hoạt thường nhật của gia đình. Phần lớn số tiền bố mẹ kiếm được đều dành cho tôi, họ tích lũy tiền cho tôi học đại học từ lúc tôi mới vào học cấp . Có lần tôi thấy mẹ đi đôi giày tôi không còn dùng nữa bỗng nhiên thấy cay cay mũi, nhưng tôi không khóc, lúc đó tôi nhủ thầm, nhất định đến một ngày nào đó mình sẽ để mẹ sống thật thỏai mái, không phải lo bất cứ việc gì. Tất cả những việc tôi muốn làm lại trùng với suy nghĩ của bố tôi, học hành nghiêm chỉnh rồi kiếm một công việc lương thật hậu hĩnh
Đối với tôi câu nói: “Trí thức là sức mạnh” đã trở thành “Tri thức là tiền bạc”. Vào đại học mỗi năm đều nhận mấy vạn tệ tiền học bổng, về cơ bản thì không cần tiền gia đình chu cấp. Ra trường xin vào làm ở công ty này, mỗi tháng ngoài tiên chi tiêu của bản thân, thỉnh thoảng đi tụ tập cùng bạn bè, tôi vẫn gửi về nhà tệ, vẫn còn dư ra chút đỉnh gửi ngân hàng. Thói quen để dành tiền của tôi cũng giống như thói quen viết nhật kí vậy
Mua sắm xong xuôi, hai mẹ con trở về nhà. Mẹ giúp tôi liên lạc, gọi điện cho cô ấy, định rõ lịch hẹn ngày hôm sau. Mẹ còn nhờ người mua hộ một đôi vé xem phim. Đó là buổi công chiếu đầu tiên của một bộ phim đang rất hot thời gian gần đây. Ông đạo diễn nổi tiếng có cái tên rất kêu gì gì đó cũng đến tham dự buổi công chiếu. Bên ngoài nhiều người xếp hàng cũng không mua được vé đó
Hơn thế, nghe nói đây là một bộ phim rất cảm động nói về cuộc tình tay ba. Đạo diễn của bộ phim còn tuyên bố: “Ai xem xong phim không khóc thì đến tìm tôi!” Chính vì câu nói đó mà tôi mới thực sự muốn đi xem bộ phim này
Trước khi ngủ, mẹ giới thiệu qua về cô gái đó cho tôi. Từ tên, diện mạo, tính tình, đồng thời cũng chỉ cho tôi một vài bí quyết lúc hẹn hò, ví dụ như nguyên tắc “chỗ nào tối thì đến” hay phương châm “phim kinh dị quá thì xem cái gì”…
Mẹ vừa nói vừa khoa chân múa tay và kết thúc bằng câu: “Nhìn chung nếu hồi đó bố con làm như vậy thì đã cưa đổ mẹ từ sớm rồi”. Nghe giống Vương Ngũ Yên trong Thiên Long Bát Bộ từng nói: “Biểu ca, lẽ ra huynh chỉ cần xuất vài chiêu là có thể thắng người đó rồi”.
Điều tôi thấy bất ngờ nhất là mẹ vô cùng lãng mạn. Để tạo sự lãng mạn và thú vị cho buổi gặp gỡ mẹ nhất quyết không cho tôi xem ảnh, hơn thế còn ỗi người cầm một vé xem phim, dùng nó làm dấu hiệu nhận biết cho buổi gặp gỡ. Trước khi ra khỏi phòng, mẹ còn nhìn tôi rất khó hiểu, cứ như ngày mai người hẹn hò là chính bà vậy
Tôi nhìn tấm vé xem phim trên tay, số hàng , tấm kia là số hàng . Nó đang nằm trong tay một cô nghiên cưú sinh tên là Lý Lê
Trong bóng tối tôi cũng cười thầm, tôi phải nghỉ cách từ chối khéo bố mẹ lần này, giống như hồi thi đại học vậy, hành sự không để lại dấu vết
Khoảng giờ tối tôi tới rạp nhân dân. Lúc đèn đường vừa bật sáng, nhìn dòng người qua lại thật tấp nập. Có hàng băng đĩa đang bật một bài hát cổ:
Không biết ở nơi nào
Hương hoa thoang thoảng
Lại xoáy vào ảo ảnh trong lòng.
Mỗi người có một giấc mơ
Hai người hoang mang trước chuyện tình cảm
Ba người có ba cách yêu, họ tự đi tìm lý tưởng cho riêng mình
Đây là bài hát chủ đề ột bộ phim tôi xem lúc nhỏ. Trí nhớ của tôi rất tốt, đây là thành quả của quá trình phổ cập giáo dục bắt buộc trong năm. Tôi vừa nghe giai điệu quen thuộc ngay lập tức có thể ngược dòng thời gian hồi tưởng lại thời điểm mình từng nghe bài hát đó. Tôi nghĩ, có lẽ giai điệu và tâm trạng lúc đó được khắc sâu cùng một chỗ trong kí ức của mình
Một giọng nói cắt ngang dòng hồi tưởng của tôi: “Xin chào, anh là Trương Văn Lễ phải không?”
Quay đầu lại, tôi bắt gặp một cô gái nho nhã,không xinh cũng không xấu, theo con mắt đánh giá của Quý Ngân Xuyên chắc cũng được điểm.
Tôi nhìn tấm vé trên tay rồi nói: “Xin chào, Anh là Trương Văn Lễ, em là cô gái ở ghế số hàng phải không?”
Cô gái đó tỏ vẻ giận dỗi, khẽ hếch mũi “ừm” rồi đi vào trong rạp. Tôi còn chưa kịp cho điểm, cô ấy đã áp dụng nguyên tắc của mẹ tôi “nơi nào tối thì đến” rồi.
Tôi bước theo sau vào rạp, ngồi vào ghế, lặng im một lát, bộ phim bắt đầu với âm thành ồn ã
Xem ra cô ấy cũng là người yêu điện ảnh, nhưng xem thể loại phim như thế này mà cũng nhập tâm thì khiến tôi hơi có chút phản cảm
Bộ phim mở đầu với cuộc chơi kĩ viện của một anh chàng, rồi có mát – xa người mù (thú thực là tôi rất khâm phục ông đạo diễn này, chơi kĩ viện mà cũng tạo ra được những cảnh quay đẹp vậy), sau đó vô duyên vô cớ lại xảy ra xung đột. Tôi uể oải ngồi xem thấy thật vô vị, nhưng cô gái ở ghế hàng vẫn xem rất chăm chú
Trên màn hình xuất hiện cảnh hai người bắt đầu ẩu chiến, tôi lạnh lùng nói một câu “lát nữa nhất định họ sẽ ôm hôn nhau!”
phút sau, quả nhiên hai người này ôm hôn nhau thắm thiết.
Trong bóng tối tôi đưa mắt sang phát hiện hai đốm trắng, chính xác hơn là ánh mắt của cô gái ghế số hàng nhìn tôi đầy vẻ ngạc nhiên
Nhưng tôi không để tâm, vẫn tiếp tục nhủ thầm phần tiếp theo sẽ như thế này, như thế này…
Tiếp đó bộ phim như đang được chính tôi đạo diễn, mọi việc diễn ra đúng như dự đoán của tôi
Điều ngạc nhiên nhất là trong cảnh quyết chiến trên tuyết cuối phim, tôi theo đà nói trước được lời tựa của bộ phim
Cô gái ở ghế số hàng mở to mắt nhìn tôi, đúng là ngốc, chẳng cần nghĩ tôi cũng biết là cô ấy đang nghi ngờ tôi đã từng xem bộ phim này. Thế là tôi lại tự nhủ: “Hôm nay mới là buổi công chiếu đầu tiên, sao lại thấy quen thế nhỉ?”
Kì thực tôi cũng không biết mình có khả năng đạo diễn đó từ bao giờ.Thời còn học đại học, cứ đến cuối tuần, tôi cùng Ngô Vũ Phi, Quý Ngân Xuyên lại đi xem phim. Kì thực tôi và Quý Ngân Xuyên không khóai phim ảnh, nhưng vì Ngân Xuyên cũng biết dự đoán tình tiết và lời thoại của bộ phim mà quan trọng là Ngô Vũ Phi thích xem, mỗi lần đi đều thích kéo hai đứa tôi đi theo, mong ước của cô ấy là trở thành một diễn viên điện ảnh.
Nói là đi theo vì khi nào tôi thấy nhàm chán thì lại ngủ, nhưng Ngân Xuyên thì rất nghịch ngợm, lần nào cũng quấy nhiễu, có lúc cô ấy còn nói hết ra phần sau của câu chuyện, kiểu như: “Vũ Phi, cậu xem, thế nào rồi cũng…” cố ý chọc tức Ngô Vũ Phi.
Bộ phim khép lại với đoạn kết giống như tôi tiên đóan. Lúc đó, ý nghĩ lóe lên trong đầu tôi là phải đi tìm ông đạo diễn đó, ông ấy nói xem phim không khó thì đến tìm tôi”, nhưng tôi đâu có khóc. Thế nhưng khi đoàn làm phim lên sân khấu cảm ơn khán giả thì không thấy ông đạo diễn đó. Có lẽ ông ta cũng biết trong rạp có rất nhiều người có suy nghĩ giống tôi nên đã trốn mất rồi
Ra khỏi rạp, chúng tôi đi lang thang dạo phố, sau đó tôi tiễn cô ấy về nhà. Vừa về đến nhà, mẹ liền chất vấn tôi như con nhặng vo ve bên tai, giống như Châu Kiệt Luân đang hát Rap vậy. Bà liên tiếp hỏi tôi có lẽ phải đến hơn mười câu hỏi
“Cô gái đó thế nào hả con?”
“Cũng được phải không?”
“Con gái của Trưởng phòng Mã đó”
“Thế hôm nay nói chuyện có hợp không? Hai đứa đều là người có học, chắc có rất nhiều chuyện để nói nhỉ?”
“Bộ phim đó hay không con? Có gặp ông đạo diễn gì đó không, có khóc không?”
Rồi thì “Anh chàng…gì đó có đẹp trai không?”
Tôi bị mẹ tra đi hỏi lại, thật là dở khóc dở cười. Từ bé đến lớn, tôi không sợ các cuộc thi Olympic Tóan, không bó tay trước các phép tính vi phân hóc búa, thậm chí cũng không phục thuyết tương đối, tôi chỉ phục mẹ mà thôi. Tôi ậm ừ trả lời các câu hỏi của mẹ, trong bụng nghỉ thầm: “Mẹ, đừng có cứ nhắc đến anh chàng Đức Hoa kia là lại rối lên như vậy được không?”
Mẹ càng phấn khích hơn: “Mẹ biết con trai mẹ là thông minh nhất mà, con cứ giữ vững tinh thần như hồi nhỏ đi học thì việc gì mà chẳng làm được”. Nói xong, mẹ vui vẻ rời phòng. Nhưng ngay sau đó mẹ quay vào gọi: “Con có điện thoại này, mau lên!”
Tôi băn khoăn không hiểu là ai gọi tôi, sao lại không gọi vào số di động của tôi?
“Alo, xin hỏi ai đó ạ?” Tôi nhấc ống nghe hỏi
Tiếng nói vọng ra từ đầy dây bên kia làm tôi mất hứng
“Chào anh, mới đó mà đã quên em rồi à. Em là số hàng đây. Hôm nay anh siêu thật đấy. Tuần sau mình lại đi xem phim có được không?”
Tôi thật sự rất ngạc nhiên, ngạc nhiên không phải tôi ngốc mà vì cô nghiên cứu sinh kia thật ngốc. Gọi cô ấy là số hàng thật chẳng hay ho gì, sao cô ấy có vẻ thích vậy nhỉ?