Ăn, Cầu Nguyện, Yêu

chương 67

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Với tư cách một độc giả và người tầm đạo, tôi luôn trở nên thất vọng vào thời điểm này trong nhật ký tâm linh của người khác - thời điểm mà linh hồn cáo lui khỏi thời gian và không gian rồi hợp nhất với vô tận. Từ Đức Phật đến Thánh Teresa đến các nhà huyền bí Sufi đến chính Sư phụ tôi - biết bao nhiêu linh hồn cao cả qua hàng thế kỷ đã cố thể hiện bằng biết bao nhiêu từ ngữ về sự hòa hợp với thiêng liêng, nhưng tôi chưa bao giờ hoàn toàn thỏa mãn với những mô tả nảy. Thường ta sẽ gặp cái cụm từ làm bực điên lên là không thể mô tả để mô tả sự kiện này. Nhưng ngay cả những người tường thuật hùng hồn nhất về chứng nghiệm sùng tín - ví dụ Rumi, người viết rằng đã từ bỏ mọi nỗ lực và trói mình vào ống tay áo của Thượng Đế đã trở thành như Hafiz, người nói rằng ông và Thượng Đế đã trở thành như thể hai ông mập sống trong một con thuyền nhỏ - "chúng tôi cứ va vào nhau và cười" - ngay cả những nhà thơ này cũng bỏ rơi tôi. Tôi không muốn đọc về điều đó; tôi cũng muốn cảm thấy nó. Sri Ramana Maharshi, một Sư phụ Ấn được yêu mến, thường kể rất nhiều về chứng nghiệm siêu việt cho môn đệ của mình và rồi luôn kết thúc nó bằng hướng dẫn này, "Giờ thì hãy tự đi tìm."

Vậy nên giờ tôi đã tìm thấy. Và tôi không muốn nói cái mình chứng nghiệm được chiều thứ Năm hôm ấy ở Ấn Độ là không thể mô tả, dù rằng nó là như vậy. Dù sao tôi cũng sẽ cố giải thích. Nói một cách đơn giản, tôi bị kéo qua cái hố đen của Tuyệt Đối, và trong lúc bị cuốn đi ấy tôi đột nhiên hiểu ra hoàn toàn sự vận hành của vũ trụ. Tôi rời cơ thể mình, tôi rời căn phòng, tôi rời hành tinh, tôi bước xuyên qua thời gian và bước vào không rỗng. Tôi ở bên trong không rỗng, và tôi cũng là không rỗng và tôi nhìn không rỗng, tất cả cùng một lúc. Không rỗng là một nơi thanh thản và sáng suốt không giới hạn. Không rỗng có tri giác và mẫn tuệ. Không rỗng là Thượng Đế, nghĩa là tôi ở bên trong Thượng Đế. Nhưng không phải theo cách thô thiển, vật lý - không phải như Liz Gilbert mắc kẹt trong một khúc bắp đùi của Thượng Đế. Tôi chỉ là một phần của Thượng Đé. Thêm vào Thượng Đế. Tôi vừa là một mảnh nhỏ của vũ trụ và vừa đúng bằng kích thước vũ trụ (Nhà thông thái Kabir đã viết "Tất cả mọi người đều biết là một giọt nước hòa vào đại dương, nhưng ít người biết là đại dương hòa vào một giọt nước," - và giờ tôi có thể đích thân chứng thực điều đó là sự thật).

Cái tôi cảm thấy, nó không phải là thứ gây ảo giác. Đó là sự kiện lớn nhất trong các sự kiện. Đó là thiên đường, đúng vậy. Đó là tình yêu sâu thẳm nhất tôi từng cảm nhận, vượt lên trên bất kỳ thứ gì tôi có thể hình dung được trước đây, nhưng nó không ngây ngất. Nó không phấn khích. Không có đủ bản ngã hay đam mê còn lại trong tôi để gây ra một ảo giác quang học trong một thời gian dài, căng mắt để giải mã trò mánh lới, đột nhiên phạm vi quan sát của ta thay đổi và đây rồi - giờ ta có thể thấy nó rõ ràng! - hai cái bình hoa thật ra là hai gương mặt. Và một khi ta đã thấy rõ ảo giác thị giác, ta không bao giờ không thể thấy nó lại.

"Thế ra đây là Thượng Đế," tôi tự nhủ. "Hân hạnh được biết ngài."

Nơi tôi đã đứng không thể được mô tả như một chốn trần thế. Nó không tối cũng không sáng, không lớn cũng không nhỏ. Nó cũng không phải là một nơi chốn, tôi cũng không đứng ở đó theo nghĩa đen, tôi cũng không phải chính xác là "tôi" nữa. Tôi vẫn có những ý nghĩ, nhưng chúng quá khiêm tốn, yên tĩnh và quan sát. Toi không chỉ cảm thấy sự cảm thông và hợp nhất không ngần ngại với mọi vật và mọi người mà còn thấy mơ hồ kỳ lạ và buồn cười tự hỏi, tại sao ai đó có thể cảm thấy bất kỳ cái gì mà lại không phải là điều này. Tôi cũng cảm thấy lâng lâng mê hoặc với tất cả những ý niệm cũ mèm về tôi là ai và tôi giống cái gì. Tôi là một phụ nữ, tôi từ Mỹ đến, tôi lắm lời, tôi là một nhà văn - tất cả điều đó sao có vẻ đáng yêu và lỗi thời đến vậy. Hãy tưởng tượng ta bị nhồi vào trong một cái hộp nhận dạng đáng thương như thế khi thay vì vậy ta có thể chứng nghiệm vô tận của mình.

Tôi thắc mắc, "Sao suốt đời mình lại đuổi theo hạnh phúc trong khi tuyệt phúc lúc nào cũng ở đây?"

Tôi không biết mình đã lơ lửng trong thinh không hợp nhất diễm lệ này bao lâu trước khi có một ý nghĩ khẩn cấp đột ngột, "Tôi muốn bám vào chứng nghiệm này mãi mãi!" Và đó là khi tôi bắt đầu rơi ra khỏi nó. Chỉ hai từ nhỏ đó - tôi muốn! - và tôi bắt đầu trượt trở lại trái đất. Thế là tâm trí tôi bắt đầu thực sự phản đối - Không! Tôi không muốn rời đây! - và tôi còn trượt xa hơn nữa.

Tôi muốn!bg-ssp-{height:px}

Tôi không muốn!

Tôi muốn!

Tôi không muốn!

Với mỗi lần lặp lại những ý nghĩ tuyệt vọng này, tôi có thể cảm thấy mình đang rơi qua hết tầng ảo giác này đến tầng ảo giác khác, như một nhân vật hài-hành động xuyên thủng một tá mái hiên vải bố khi rơi xuống từ một tòa nhà. Sự trở lại của ham muốn vô ích này lần nữa đã trả tôi về lại những biên cương nhỏ bé của mình, những giới hạn sinh tử của riêng mình, thế giới truyện tranh hài hước giới hạn của mình. Tôi nhìn bản ngã mình trở lại như ta nhìn người ta rửa một tấm hình Polaroid, từng giây từng giây trở nên rõ ràng hơn - đây là gương mặt, đây là những đường nét quanh miệng, đây là lông mày - phải, giờ thì nó hoàn tất: đây là bức hình một tôi cũ mèm ngày thường. Tôi cảm thấy rùng mình kinh hoảng, và nhẹ nhàng đau xót vì đã đánh mất chứng nghiệm thiêng liêng này. Nhưng chính xác là song song với sự hoảng loạn ấy tôi cũng có thể cảm thấy một nhân chứng, một người sáng suốt hơn là già dặn hơn tôi, người chỉ lắc đầu và mỉm cười, tin rằng: nếu mình đã tin trạng thái tuyệt phúc này là cái gì đó có thể bị lấy đi từ mình, thì rõ ràng mình vẫn chưa hiểu nó. Và do vậy, mình vẫn chưa sẵn sàng sống ở nó trọn vẹn. Có thể mình phải thực hành nhiều hơn. Vào giây phút nhận ra ấy, đó là khi Thượng Đế thả tôi ra, để tôi trượt qua những ngón tay của Ngài với thông điệp vô ngôn, đầy bi mẫn cuối cùng này:

Con có thể trở lại đây một khi con bắt đầu hiểu trọn vẹn rằng con luôn luôn ở đây.

--- ------ ------ ------ -------

Wormhole: cấu trúc giả thuyết được cho rằng có thể nối tắt các không-thời gian vốn tách biệt. Tên gọi "hố giun" được tạo ra khi tưởng tượng rằng vũ trụ là một bề mặt cầu. Muốn đi từ một điểm đến điểm đối diện trên mặt cầu cần quãng đường là nửa chu vi đường tròn lớn của mặt cầu. Tuy nhiên, nếu có một con giun đục lỗ xuyên vào trong lòng hình cầu, nối thẳng hai điểm, quãng đường đi chỉ còn là đường kính mặt cầu.

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio