A Ly không thể không thừa nhận, trọng sinh cũng có cái hay của nó.
Ít nhất ở kiếp này, cô không còn bị trở ngại về vấn đề ngôn ngữ nữa, hoàn toàn không khó khăn gì trong việc đọc và viết chữ phồn thể, còn về mặt thư pháp, thêu thùa cũng ngày càng tiến bộ. Mặc dù đôi lúc cầm bút không được vững hoặc là châm kim hay bị lệch, tạm thời vẫn chưa thể đạt được trình độ của năm đó, nhưng tuyệt đối là tiến bộ kinh người.
Lần luân hồi này, a Ly rốt cục đã có thể được coi là đứa trẻ xuất chúng!
=__=|||......
Mẹ a Ly mỗi lần xuất môn đều dắt theo a Ly, đầu tiên là khoe khoang——- Không phải đứa nhỏ nhà cô giỏi toàn diện như thế này thế nọ sao? Nhìn xem, khuê nữ nhà tôi đem so ra cũng có kèm gì. Thứ hai, cũng là muốn cho a Ly sớm giao tiếp với xã hội —— mai này có thể bọn họ sẽ là các chị em dâu tương lai, là mẹ chồng, sớm quen thuộc tâm tính các nàng cũng tốt.
A ly:………..
Đột nhiên a Ly cảm thấy, mình giống như một con mèo mập ú lỡ chân đi vào một vườn hoa trong nhà kính, mà mọi người đều là những cô nàng mèo bé bé xinh xinh———— con mèo mập cùng với mèo nhỏ xinh đẹp mắt to nhìn mắt nhỏ, quan sát lẫn nhau, nhóm mèo nhỏ xinh đẹp tụm nhau khe khẽ nói nhỏ: nàng ta quả là mèo mập, ôi chao, thật là mập……..Mèo mập quay đầu lại, liền hóa thành cô.
Đúng là nỗi cô đơn của người trọng sinh không ai thấu hiểu.
Rõ vô nhân đạo mà! Cứ như là A Ly đang hóa trang thành một thiếu nữ mới dậy thì không bằng, đang là một cô nương mới bảy tám tuổi đầu, làm sao cô giả trang được chứ!
A Ly không muốn thử dung nhập vào trong nhóm các tiểu cô nương để xã giao chút nào.
Cô đành tự chuẩn bị điểm tâm, bưng chén nước ra một băng ghế, ngồi một bên xem bọn họ vui đùa ầm ĩ, nhân tiện cũng hỗ trợ giảm bớt một người thất lạc.
=__=......
Không thể không nói—— nhóm tiểu cô nương đáng yêu này không đáng để lo lắng.
Chỉ là cô em dâu tương lai của cô là Tạ Thanh Như thật là khó đối phó.
Người ta thường tụm năm tụm bảy để tán gẫu quanh các vấn đề thơ thẩn gì đó, hoặc thêu hoa gì gì đó, lại đem hà bao ra xét từng đường kim mũi chỉ, sau đó lại tách ra từng đôi cười đùa chơi đu dây một cách vui vẻ. Còn cô nhóc đó?
Cô nhóc cứ quay đầu qua lại để tìm kiếm a Ly, đem quả đầu đã bắt chước các đại tỷ bước lại đây, thân thiết hỏi: “Sao tỷ không cùng mọi người chơi đùa?”.
A Ly: “…….Tỷ thấy mọi người đang chơi đùa thật vui”.
Tiểu cô nương nhíu mày như đã hiểu ra chuyện gì, lập tức hô hào: “Vậy muội cùng ngồi đây chơi với tỷ”.
A Ly: T__T...... Dạng thoải mái, hào sảng như này lại có thể cầm tù được tên tiểu đệ phong lưu nhà mình, chuyện gì đã xảy ra?
Tính tình Tạ Thanh Như tương đối ồn ào, cho dù kiếp trước A Ly chưa từng lĩnh giáo qua, nhưng cũng đã nghe nói.
——– Cậu em trai Vương Diễm của cô hiểu biết hơi kém, không đem chuyện nhà để ở trong lòng. Tạ Thanh Như mới vừa gả sang chưa được một ngày, cậu ta đã vội vàng chạy theo một đại hòa thượng đến Tê Quang tự, chỉ để lại bức thư nói là “Thăm viếng bằng hữu, luận đạo”.
Bản thân cậu tự coi mình là danh sĩ phong lưu, đêm tân hôn dám bỏ lại thê tử ở nhà, đến cả mẹ A Ly cũng đều cảm thấy rất có lỗi với người ta.
Còn Tạ Thanh Như thì sao?
Nàng không khóc cũng không nháo. Mặc một cái áo cà sa, cải trang thành ni cô, vác trên lưng bọc y phục nhỏ, cũng lặng lẽ chạy theo lên Tê Quang tự. Không phải Vương Diễm muốn cùng đại hòa thượng đàm luận sao, không phải hắn nói toàn là lý lẽ tinh thâm sao? Tạ Thanh Như dùng ba cây trượng làm lều để che mưa che nắng, an vị ở trước cổng, cầu đại hòa thượng đàm đạo cùng nàng.
Nàng đến vừa khéo, vị đại hòa thượng đã câu dẫn Vương Diễm đến mức nghiện đó, đói bụng lý luận đã lâu mà không tìm được ai để cùng đàm luận, rất là cô tịch. Vừa nghe nói có cao thủ đưa thiếp mời, cũng chả thèm quan tâm đến nam hay nữ, đã vội vàng ứng chiến.
Hai người ngồi cách nhau ba mành vải, kể từ lúc mặt trời mọc cho đến khi mặt trời lặn, đại hòa thượng sau vài trận cười lớn, cuối cùng không chống đỡ nỗi, đành quỳ lạy nhận thua.
Tạ Thanh Như tiêu sái xoay người. Vương Diễm đành ngoan ngoãn đi theo trở về nhà, từ nay về sau im miệng không còn nói được một từ “Đạo” nào nữa, chuyên tâm đọc thi thư (kinh thi và thư kinh) và làm những việc lặt vặt trong nhà.
Quá tài tình, tính cách lại có thể mạnh mẽ đến vậy.
Nhưng mà bây giờ cô nàng vẫn đang là tiểu cô nương mặt bánh bao đó thôi.
Cô nàng đang thong thả cùng A Ly trò chuyện trên trời dưới đất, nào là hoa hoa, cỏ cỏ, A Ly cũng mời nàng ăn điểm tâm.
Tiểu cô nương chưa từng tiếp xúc người ngoài nhiều nên có chút đề cao cảnh giác, nhìn sang A Ly, lại nhìn cái bánh trứng trên tay mình, một lát sau, nâng cánh tay bé bỏng mềm mịn, hé cái miệng nhỏ xinh, cắn một cái.
Rồi chớp chớp mắt nhìn sang.
A Ly biết ngay mà, không tồi, xem ra rất vui vẻ.
Lòng phơi phới suy nghĩ: cô em dâu này thật thân thiện. Xem ra sau này cho dù không thể cùng cô nàng bàn luận các loại thi thư khó nhằn, thì cũng có đề tài để mà nói.
“Ngon quá……..vừa thơm lại vừa mềm”, tiểu cô nương nói: “Hình như trong bánh có mùi vị gì đó, làm cho bánh càng ngon hơn”.
“À, có sữa cừu ở bên trong, lần sau tỷ sẽ nấu thêm một chút trà nữa nhé”.
Tiểu cô nương gật gật đầu,”…………..Muội còn muốn ăn thêm một cái nữa”.
Tạ Thanh Như tính tình tự nhiên, chỉ giở một chút công phu đã cùng A Ly vô tư trò chuyện.
Mẹ A Ly đang cùng phu nhân nhà người ta nói chuyện phiếm, bỗng nhìn thấy từ đằng xa, hai tiểu cô nương đang chuyện trò thân mật, bèn âm thầm chấm cho Tạ Liên thêm vài điểm.
Lúc này, A Ly bỗng nhiên nhớ ra: “Đợi tỷ làm xong, sẽ cho người đem đến cho muội”.
——– Lần trước ăn đào của Tạ Liên, vẫn chưa đáp lễ. Tuy rằng đã để lại cái hà bao……….nhưng mà cái đó đã cũ, rất chi là xấu hổ. Đơn giản chỉ cần làm bánh trứng màu vàng có hương vị của đào, rồi làm nhiều một chút, coi như quà đáp lễ vậy.
Sau khi A Ly gửi bánh trứng màu vàng hương đào đi Đông Sơn, tiểu cô nương kia trịnh trọng viết bái thiếp đáp tạ, rồi đưa tới một hủ cá khô.
Cá kia……là do Tạ Liên câu được.
Tạ Liên có sở thích đó, A Ly cũng đã được biết. Ở kiếp trước, khi mà Tư Mã Dục còn làm Thái Tử, thường xuyên không tìm thấy anh ta, vừa gặp mặt liền hỏi:
—– Đi đâu vậy hả?
—– Câu cá.
—– Ta không tin ngươi lại có thể đi câu nguyên một ngày trời!
—– Đâu có, vừa chạng vạng đã về rồi. À đúng rồi, ta mới vừa làm cho các ngươi ba hủ cá khô, chia cho ngươi một hủ nhé?
—– Đừng! Cái lần trước đưa còn chưa ăn hết đó!
Vương Diễm, Vệ Lang, Tư Mã Dục, bọn họ mỗi khi nói về chuyện tôm cá đều biến sắc, đều là do Tạ Liên đem cá khô đưa tới dồn dập. Nhưng mà A Ly ăn, cảm thấy mùi vị quả thực rất ngon. Dùng chung với chút tương lại càng tuyệt.
Nghĩ đến việc một tướng quân trẻ tuổi suốt cả ngày nghiên cứu các phương thức câu cá……. A Ly cảm thấy, thực ra cũng rất đáng yêu.
Thường xuyên qua lại, còn có giao tình giữa hai nhà.
Cả hai nhà Vương, Tạ cũng xem như đã có mối quan hệ từ nhiều đời. Mặc dù gần đây hơi có chút lục đục, nhưng những chuyện chốn quan trường nọ kia, cũng không thể nào ảnh hưởng đến mối quan hệ cá nhân giữa Vương Thản cùng với Thái Phó.
Vãn bối hai nhà qua lại thân thiết, mẹ A Ly cùng phu nhân Thái Phó đều đã vui vẻ gặp nhau. Vì vậy cũng thường xuyên mang theo tiểu cô nương đi sơn trang hoặc là đến rừng trúc thăm viếng vài ngày.
A Ly đến đó vài lần cũng không gặp được Tạ Liên.
—- Nghe nói, bởi vì gần đây Thái Tử thường xuyên lui tới Đông Sơn để thăm quan rừng trúc, Thái Phó phu nhân ra lệnh cho các nam nữ trong nhà, không cần biết là tôi tớ, hay đã lập gia đình và sinh con, chưa được Thái phu nhân cho phép, thì không được tự do đi vào bên trong nội viện.
Về phần cái lý do thực sự khiến Thái tử cứ thích chạy đến Tạ gia, A Ly đoán, có lẽ cậu ta đã gặp được Tạ Hàm.
Đó cũng chỉ là do số mạng mà thôi ——- anh ta đã trúng tiếng sét ái tình ở đây, còn cách nào nữa chứ?
Quả nhiên A Ly đoán không sai.
Vào tháng tư, A Ly tới Tạ gia lần nữa, còn chưa kịp xuống xe ngựa, đã nghe được âm thanh to lớn ở bên ngoài, “làm sao mà ngươi có thể là con của Tạ Hàm được chứ?”.
A Ly nghe thanh âm kia, trong lòng run rẩy. Lén lút vén mành xe để nhìn lén bên ngoài, quả nhiên là Tư Mã Dục.
Cậu bé này đem mái tóc đen bóng như mực búi thành một búi thật to, mặc bộ y phục màu trắng thêu chìm, đai lưng được buộc gọn gàng, thẳng thóm, áo ngoài lại dùng chỉ màu xanh để thêu trên nửa ống tay áo, cũng có chút hơi hớm ngọc thụ lâm phong. Cũng thấy được, cậu ta cũng rất chăm chút cho y phục.
Tiếc là hiện giờ tay cậu đang cầm một bó hoa chùm vàng, bi phẫn đến cực điểm chỉ vào một cậu nhóc con “Tạ Hàm nàng làm sao có thể có con! nàng nàng nàng……”.
Nói được câu “Bình tĩnh” vào lúc này, cũng coi như là đã có được phẩm chất gia truyền của Tạ gia —- Ví như Tạ Liên đã từng đề xuất được mang theo mười vạn tân binh bao vây tiến đánh tám mươi vạn đại quân Bắc Tần, lúc đó Tạ Thái Phó còn đang chơi cờ với mọi người, vừa chơi cờ vừa đem biệt viện ra cá cược, cuối cùng thắng luôn cả biệt viện!
Giờ này, cậu nhóc con này cũng dùng một đôi mắt đen láy, không có chút gợn sóng sợ hãi, nhìn Tư Mã Dục: “Không được tự tiện gọi tên a nương của ta”.
Tên nô bộc đứng phía sau vội lau mồ hôi, cam đoan: “Điện hạ à, vị này thật sự là công tử của đại tiểu thư nhà nô tài!”
Tư Mã Dục bật khóc bỏ chạy. Trước khi chạy đi còn muốn đánh cậu nhóc kia một quyền. Cuối cùng cũng không xuất thủ, bèn đem bó hoa chùm vàng kia hung hăng ném xuống đất, làm ra biểu tình như là suốt đời cũng không tin tưởng vào tình yêu nữa.
A Ly nhìn hắn bởi vì thất tình mà khóc lóc bỏ chạy, để lại một bóng dáng tiêu điều, tâm tình phức tạp muôn phần.
—- Quả nhiên, dù cho cô có luân hồi bao nhiêu lần, người mà Tư Mã Dục thích cũng không thể giống như cô.
A Ly ở lại Tạ gia trái lại vô cùng thoải mái.
Rốt cục bây giờ Thái tử không còn đến làm loạn nữa, A Ly gặp mặt Tạ Liên vài lần. Có khi là ở suối thả câu, khi là đi bái kiến tổ mẫu, mẫu thân quay về.
Mặc dù vẫn là một tiểu hài tử, nhưng Tạ Liên luôn làm cho người ta có một cảm giác thanh thản dễ chịu. Chỉ cần mỉm cười gật đầu một cái, cũng có thể nhìn thấy sự khác biệt rõ ràng.
Thỉnh thoảng Tạ Thanh Như hỏi thăm cậu ta: “a huynh, ở chỗ huynh có còn giấy viết thư pháp không?”.
Cậu chỉ trả lời đơn giản một chữ “Có”, Rồi quay đầu, sai người đem đủ loại giấy viết thư đưa đến một xấp lớn, giải thích, giáp là: huynh cũng thích loại giấy viết thư này; ất là: huynh dùng thấy rất tốt, muội cũng thử xem; bính là: hoa đào kia mới vẽ, nhìn cũng tạm được.
A Ly:…………. Vậy còn đinh mậu kỷ canh tân đâu?
Hạ nhân nhắn lại: sợ hai vị tiểu thư vẫn còn thiếu gì khác, nhân tiện hãy đến văn phòng tứ bảo chọn lựa một chút.
A Ly:…………. Cậu ta còn có thể nghĩ được đến mức ấy sao?
Tạ Thanh Như: không thể tưởng tượng được huynh ấy, còn cho hạ nhân thay mặt huynh ấy lo nghĩ ——– Tôi tớ cũng vậy, ở trong phòng huynh ấy cũng luôn ân cần quan tâm nhiều hơn hẳn.
A Ly nghĩ, cái tên Tạ Liên này, không phải là thanh khiết quá đấy chứ.
Làm khách ở Tạ gia, điều duy nhất không tốt đó là, Tạ Thái Phó so với cha cô càng thích dạy dỗ con nít hơn.
Vương gia truyền dạy chủ yếu là thư pháp, Tạ gia truyền dạy chính là thơ văn hoa mỹ. Chuyện này cũng quyết định sự khác nhau giữa phương pháp dạy dỗ trẻ em của hai nhà, Vương Thản dạy dỗ phần lớn là những đạo lý đối nhân xử thế, vô cùng giản dị, còn Tạ Thái Phó thì sao?
Ông ta ra đề còn bạn thì phải tự do sáng tạo đó mà!
A Ly: T__T......nhìn cánh chim bay ngang qua, nghĩa là đã có giàn ý, ngó tơ liễu đung đưa trong gió, hồn thơ đã dâng lên ồ ạc, nhiêu đó là đủ rồi! Cô chỉ đến làm khách thôi mà, có thể chiếu cố một chút được không hả?
Tạ Thanh Như thấy cô đang suy nghĩ khó khăn, sẽ lén giúp đỡ cô. Còn Tạ Liên thì ít nói, trừ phi bị điểm danh, mới chịu tiếp nhận. Do đó trong nhóm sắp trở thành thiếu niên này, rõ ràng A Ly cũng không được coi là ngu ngốc.
Lúc cô lấy câu chuyện về gia đình mình viết ra bài văn, Thái Phó coi văn tự của cô, vuốt râu cười cười, hài lòng khen ngợi ——— Thái Phó không che đậy sự đắc ý, cũng coi như là một tính cách tốt.
Thỉnh thoảng cũng sẽ chơi cờ.
Thái Phó rất thích đánh cờ với Tạ Liên, còn tùy tiện lấy một vật nào đó trên người để làm phần thưởng.
Tạ Liên kẹp lấy một quân cờ, nhíu mày suy tư rất có dáng dấp khí phách ngày sau. Thái Phó thì vui vẻ thảo luận, ngẫu nhiên thắng vài lần, ngẫu nhiên cũng thua vài lần.
Một ngày nọ, Thái Phó nhìn thấy cái hà bao ở trên đai lưng Tạ Liên, vẻ mặt suy tính hơi hơi phấn khích ——- cái hà bao kia có màu tím, mùi hương thoang thoảng, cậu nhóc trai mang theo không khỏi đánh mất sự tinh tế. Cũng không nói thẳng. Sau một lúc, khi đã dọn xong bàn cờ, phe phẫy quạt lông, gọi: “A Hồ, lại chơi cờ đi”.
Lần này Tạ Liên bị đánh thua tơi tả, cờ đánh đến giữa trận thì gần như thất bại, mà vẫn không chịu bỏ cuộc, nhưng mà không được cho bất cứ cơ hội nào, đã mau chóng kết thúc một ván cờ.
Thái Phó mặt mày tỏ vẻ vui mừng, lại cười cười chỉ vào cái hà bao trên người cậu, nói: “Vật đó, cho ta đi”.
Tạ Liên hơi hơi sửng sốt, bèn liếc mắt nhìn A Ly một cái.
A Ly: __ Này……… nhìn tôi làm gì?
Tạ Liên nữa ngồi nữa quỳ, rút hà bao ra, hai tay dâng lên, hơi khom người xuống, nói: “Là của bằng hữu tặng cho, xin thúc phụ giữ lấy, sau này A Hồ thắng được sẽ lấy về lại”.
Dĩ nhiên Thái Phó nhận thấy sự nhiệt tình ở trên cái hà bao kia, nghe vậy bèn nhận lấy. Tinh tế đánh giá Tạ Liên, thấy cậu không chút nào lùi bước, thì cười nói: “cho kỳ hạn ba ngày”.
Tạ Liên hơi do dự, nói: “Được”.
Tạ Liên biệt tích khoảng hai ngày. Ngày thứ ba quay về, theo Thái Phó đánh cờ cả một đêm.
Mãi đến bình minh, cũng không thể thắng được ván nào.
Không ngờ Thái Phó vẫn trả lại hà bao cho cậu ——– trước quyết tâm của thằng bé này, dĩ nhiên ông đã phải dùng toàn lực ứng phó. Cho nên trong lòng cũng thông cảm.
Nhưng Tạ Liên lại lắc đầu, không nói gì. Duỗi thẳng lưng, im lặng trở về phòng nằm ngủ.