Nhưng bệnh sốt phát ban thì mãi sau chàng mới bị. Trong thời gian đó, gia đình Zhivago gặp cơn bĩ cực. Họ vô cùng thiếu thốn, gần như sắp chết đói đến nơi. Yuri Zhivago tìm đến vị chính khách là đảng viên được chàng cứu sau vụ cướp ngày trước ông này đã làm tất cả những gì có thể làm. Tuy nhiên, cuộc nội chiến bùng nổ. Ông ta luôn luôn di chứng phái đi các nơi xa. Hơn nữa, trung thành với các niềm tin của mình, con người ấy cho rằng cái khó khăn lúc ấy là điều dương nhiên và ông giấu không nói ra rằng chính ông cũng đói.
Zhivago thử đến nhờ vả nhà cung ứng ở gần trại lính Tver. Nhưng mấy tháng qua chẳng thấy bóng chàng ta lẫn cô vợ đã lành bệnh của chàng ta ở đâu hết. Những người đang ở khu nhà đó toàn là dân mới dọn đến. Olia Demia đang ở ngoài mặt trận, bà trưởng ban quản lý Phatima thì Zhivago không gặp ở nhà. Một hôm, chàng đem phiếu đi mua củi theo giá cung cấp ở ngoài ga Vindav. Suốt con đường Mesanskaia đài dằng dặc từ ga về, chàng đi theo bác đánh xe và con ngựa còm kéo cái kho báu bất ngờ kia. Bỗng chàng thấy đường Mesanskaia không còn là đường Mesanskaia, chàng đảo lộn, hai chân khuỵu xuống. Chàng tự nhủ: Thôi hỏng rồi, mình bị bệnh sốt phát ban rồi. Bác đánh xe vực chàng dậy, đặt lên trên xe củi.
Chàng không còn biết gì nữa.
Chàng mê man suốt hai tuần lễ với đôi lúc nguôi cơn sốt. Chàng mơ thấy Tonia đặt lên bàn viết của chàng hai đường phố, đường Sadovaia - Karetnaia ở bên trái, đường Sadovaia - Triumfanaia ở bên phải, và kéo lại sát chỗ chàng cây đèn bàn màu đa cam nóng rực, sáng chói. Hai đường phố sáng hẳn lên. Có thể làm việc được. Và thế là chàng viết.
Chàng viết một cách hăng hái và rất đạt, đạt lạ lùng, những gì chàng muốn viết và lẽ ra phải viết xong từ lâu, song chưa bao giờ viết được, còn lúc này mạch văn cứ thế tràn ra lai láng. Chỉ thỉnh thoảng có một thanh niên tới quấy rối, một anh chàng mắt ti hí như người Kirgizia, mặc áo lông hươu hở cúc, như loại áo thường thấy ở vùng Ural hoặc Sibiri.
Hiển nhiên chàng thanh niên trẻ măng kia là thần chết của chàng, hay nói nôm na hơn, là cái chết của chàng. Nhưng cậu ta là cái chết của chàng sao được, khi cậu ta đang giúp chàng viết một bản trường ca, lẽ nào cái chết có thể giúp ích kia chứ?
Chàng viết bản trường ca không phải về sự phục sinh hay về sự táng xác, mà là về những ngày nằm giữa hai việc đó. Chàng viết bản trường ca "Xao xuyến".
Bao lâu nay chàng vẫn muốn miêu tả cái cảnh trong ba ngày một cơn bão đất đen tối, lúc nhúc dòi bọ, bao vây và tấn công ra sao cái hiện thân bất diệt của tình yêu, ném đất đá rào rào vào nó, vào cái hiện thân ấy, hệt như những lớp sóng biển dồn dập đập vào bờ và chôn vùi bãi biển. Chàng muốn miêu tả cái cảnh cơn bão trần tllc màu đen lồng lộn tấn công suốt ba ngày rồi rút lui như thế nào.
Và hai câu thơ có vần cứ ám ảnh chàng:
Sung sướng thay dươc chạm đến Người
và
Đã đến giờ tỉnh dậy đi thôi.
Cả địa ngục lẫn sự tan rã, cả sự phân huỷ lẫn cái chết đều sung sướng được chạm đến Người. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cả mùa xuân, cả Madelen lẫn cuộc sống cũng sung sướng được chạm đến Ngươi. Và đã đến giờ tỉnh dậy. Phải thức giấc và ngồi dậy. Phải hồi sinh.