Ông chủ dứt lời, thấy y không để ý mình mà vẫn đang nằm ngây ngẩn như chưa tỉnh hẳn. Ánh mắt gã dạo một vòng trên gương mặt của Hoắc Hữu Thanh: "Ngủ một giấc mà mắt cậu làm sao thế? Mặt cũng hồng nữa?"
Hai câu ngắn ngủi lại chạm vào vảy ngược của Hoắc Hữu Thanh.
Đối phương nhắc tới mắt làm cho y nhớ tới giấc mơ ghê tởm lúc nãy, nhắc tới mặt làm y nhớ tới mình đáng thương hãy còn đang mang bệnh.
Tâm hồn tuổi trong thân thể tuổi chưa từng trải qua nỗi khổ của xã xúc.
Hoắc Hữu Thanh từ từ ngồi dậy: "Tôi muốn nghỉ việc."
Uống thuốc hạ sốt nhưng cổ họng vẫn khản đặc như khi nãy, thanh âm trầm thấp, giọng nói làm cho người ta nghĩ y như đang làm nũng vậy.
Đây là tật xấu của Hoắc Hữu Thanh, từ nhỏ y đã không thích gặp bác sĩ và uống thuốc, cậu mợ và bà ở nhà cứ dỗ suốt, đừng nói anh họ cùng thế hệ với y, sau này gặp Cung Lang, Cung Lang chỉ hơn y vài tháng mà cũng dỗ Hoắc Hữu Thanh như dỗ tổ tông vậy.
Hoắc Hữu Thanh biết bọn họ muốn tốt cho y, nhưng thật sự là y không thích khám bác sĩ, y sẽ cáu kỉnh nhưng vẫn biết kiềm chế bản thân một chút. Kết quả của kiềm chế bản thân một chút là khi bị bệnh sẽ giận dỗi, lời nói ra giống như đang làm nũng vậy, có điều y không phát hiện chuyện đó mà thôi.
Ông chủ vốn đang dựa vào cửa thì trông thấy cảnh này, gã cảm thấy ngạc nhiên, rồi bước vào và trở tay đóng cửa lại: "Giận hả?"
Hoắc Hữu Thanh không trả lời, hỏi ngược lại gã: "Lúc nãy có người vào sao?"
"Trừ tôi ra thì không có ai khác", ông chủ đi đến trước sô pha: "Cậu ở trong này ngủ ngon như vậy, vừa khéo đối tác cũng dẫn phiên dịch theo nên tôi không gọi cậu."
Gã cúi đầu nhìn Hoắc Hữu Thanh ngồi trên sô pha, gã lặp lại vấn đề lúc nãy nhưng hỏi thêm một câu: "Giận sao? Muốn nghỉ việc? Hoắc Hữu Thanh, cậu vẫn còn là trẻ con à?"
Lúc gọi tên y, gã sử dụng tiếng Trung sứt sẹo của mình.
Mười tám tuổi có tính là trẻ con không?
Chắc là không tính.
Dù sao thì tuổi chắc chắn là không tính.
Hoắc Hữu Thanh xoay mặt, đặt tấm chăn mỏng chẳng biết ở trên người mình từ lúc nào qua một bên: "Tôi sẽ mau chóng làm xong đơn xin nghỉ việc, phiền anh phê duyệt cho tôi."
Khi y đứng lên đầu còn hơi váng nhưng vẫn trong phạm vi có thể chịu đựng.
Hoắc Hữu Thanh vốn chưa định nghỉ việc sớm như vậy, dù sao đây cũng là công việc đầu tiên y tìm được. Nhưng những việc phải trải qua ngày hôm nay làm cho tâm trạng của y tệ đến cùng cực, dù là đi khám bệnh gặp Cừu Vấn Phỉ, hay là ông chủ không phải người, hoặc là giấc mơ kỳ lạ đó.
Y giơ tay chạm vào mí mắt của mình.
Chạm vào được nửa chừng, thì có một khuôn mặt xuất hiện trước mắt.
Ông chủ bị hành động lúc giận của Hoắc Hữu Thanh làm tức cười, cười đến lồng run cả lên: "Tôi không biết cậu lại bệnh nghiêm trọng đến vậy. Tôi mời cậu ăn bữa tối coi như chuộc tội nhé, đi thôi."
Hoắc Hữu Thanh đang muốn nói không cần thì chuông điện thoại trong túi lại vang lên.
Anh họ gọi tới.
Tối nay anh họ phải tăng ca, hỏi y có thể lo bữa tối cho mình được không.
Không có anh họ, y nghĩ là mình phải ăn cơm hộp rồi. Y của tuổi không có dì nấu cơm cho.
Hoắc Hữu Thanh nhíu mày, y nhìn ông chủ đang cười bên cạnh, làm nô lệ lâu như vậy, trước khi nghỉ việc hành hạ đối phương một chút chắc cũng chẳng sao đâu.
Nhưng Hoắc Hữu Thanh không ngờ đối phương lại đưa y đến một nhà hàng tư nhân, điều kiện khá tốt, nhưng gã chỉ gọi mỗi cháo.
Ông chủ liếc mắt nhìn vẻ mặt của Hoắc Hữu Thanh biến sắc, gã chống cằm tự rót rượu cho mình: "Ở bên đây mấy cậu bị bệnh đều gọi cháo đúng không, chắc tôi không tính sai nhỉ."
Hoắc Hữu Thanh im lặng cầm muỗng, cũng may mùi vị của cháo rất ngon.
"Cậu thế này... không giống như trên ảnh chụp."
Nếu bình thường Hoắc Hữu Thanh phải nhạy bén bắt được chỗ khác thường, nhưng có lẽ hôm nay y sinh bệnh, còn bệnh hành đến khó chịu. Y chậm chạp nghe ông chủ nói, lúc ngẩng đầu đối phương đã ngoắc ông chủ mang thêm rượu tới.
Hoắc Hữu Thanh hỏi: "Ảnh chụp gì?"
Ông chủ đảo mắt nhìn Hoắc Hữu Thanh, không rõ có ý gì mà cười khẽ: "Ảnh chụp trên lý lịch."
Lúc trả lời trong đầu gã hiện lên ảnh chụp trong máy chụp hình. Cậu chàng trước mắt bị trói trên ghế, tóc mái dài qua khỏi đôi mắt phượng sắc như dao, đúng là con dao sắc sảo.
Hình ảnh ở độ phân giải cao nên nhìn rất rõ.
Hai má ửng hồng, lông mi hai bên ướt đẫm không biết là mồ hôi hay nước mắt, làm người ta nhịn không được mà muốn thanh niên ấy thảm hơn chút nữa.
Thảm hơn chút nữa là để con dao này trở thành một vũng nước.
"Lần trước anh nhắc tới Đới Nguyên", giọng nói của Hoắc Hữu Thanh vang lên làm gián đoạn suy nghĩ của ông chủ.
Ông chủ chậm rãi rót rượu cho mình, vẻ mặt nghi ngờ: "Đới Nguyên gì cơ?"
Cáo già.
Hoắc Hữu Thanh mím môi.
—
Hoắc Hữu Thanh ăn cháo thì ra một mình mồ hôi, đã hạ sốt nhưng cả người vẫn không có tí sức lực nào. Ông chủ đưa y đến cổng tiểu khu, y nhìn thấy anh họ đang đứng ở cửa.
Anh họ biết chiếc xe thể thao này, anh bước tới chào hỏi với ông chủ bằng tiếng Anh, sau đó mở cửa xe đỡ Hoắc Hữu Thanh xuống xe.
Chờ chân của Hoắc Hữu Thanh chạm đến mặt đất, anh họ mới phát hiện Hoắc Hữu Thanh bị ốm.
Anh không do dự mà xoay người để Hoắc Hữu Thanh nằm lên lưng mình, anh định cõng y về. Mà Hoắc Hữu Thanh cũng quên mất bây giờ mình tuổi, y được người khác chăm sóc quen rồi nên cũng thật thà nằm lên lưng của anh họ.
Ông chủ nhìn chằm chằm cảnh này, không nói gì.
Gã nghiêm túc nhìn Hoắc Hữu Thanh giống như một đứa trẻ ôm lấy cổ anh họ nhà mình, còn cọ hai má lên lưng đối phương.
Hai anh em không hẹn mà cùng không để ý tới ông chủ, anh họ cố ý, còn Hoắc Hữu Thanh thì quên mất, y dán mặt lên lưng anh họ rồi ngủ mất.
Hôm sau, Hoắc Hữu Thanh vừa tỉnh liền nhận được tin nhắn ông chủ gửi tới.
Đối phương cho y nghỉ ngơi hai ngày để dưỡng bệnh cho tốt.
Hoắc Hữu Thanh trả lời bằng một phong thư xin nghỉ việc.
Anh họ xin nghỉ ở nhà để chăm Hoắc Hữu Thanh. Đến trưa, y buồn chán không chịu nổi, thân thể cũng tốt lên nhiều nên y lôi kéo anh họ ra ngoài.
"Đi nghe nhạc kịch đi anh, em thấy trên bàn có vé kìa", nghe Hoắc Hữu Thanh nói, anh họ muốn nói lại thôi.
Y dừng một chút rồi hỏi: "Anh họ đi với người khác sao? Vậy em..."
"Không có", anh họ vội xua tay ngắt lời Hoắc Hữu Thanh: "Vé này là người khác tặng, mấy năm nay em không còn thích nghe nhạc kịch nữa, nên anh đang nghĩ xem có nên rủ em đi không, anh sợ em khó chịu."
Hoắc Hữu Thanh rất thích nghe nhạc kịch, y không hiểu sao mình lại khó chịu: "Khó chịu?"
"Mấy năm trước anh và em đi xem nhạc kịch, em xem chưa được bao lâu thì nói ngực khó chịu, muốn đi về."
Hoắc Hữu Thanh biết có rất nhiều chuyện xảy ra trên người mình chín năm này, nhưng hôm nay y rất không muốn quan tâm nữa, y không muốn biết Đới Nguyên là ai, cũng chẳng muốn nghĩ gì, y chỉ đơn giản muốn thả lỏng mình một chút.
"Lần này sẽ không khó chịu đâu", y nói với anh họ.
Anh họ vẫn lo lắng nhưng anh không lay chuyển được Hoắc Hữu Thanh.
Tới khán phòng nhạc kịch, sau khi Hoắc Hữu Thanh tìm được vị trí của mình rồi ngồi xuống thì y mới nhìn kĩ vé. Vở kịch hôm nay là một vở kịch cũ tên "Tình yêu bất diệt", y đã xem nó một lần nhưng cũng không ngại xem lại thêm lần nữa.
Mặc dù y xem rất chăm chú, nhưng vẫn chú ý tới ánh mắt anh họ luôn nhìn qua đây.
Hoắc Hữu Thanh bắt gặp ánh mắt đó thêm mấy lần, y không khỏi dựa sát vào anh họ hỏi: "Anh họ, sao anh cứ nhìn em vậy?"
Anh họ ậm ờ: "Đâu có, anh... Anh muốn đi vệ sinh."
Vừa đi cái là đi rất lâu.
Hoắc Hữu Thanh chờ cả buổi không thấy anh họ quay lại, y chẳng còn hứng thú với nhạc kịch nữa, bèn đứng dậy đi tìm người. Y tuổi và anh họ cũng xem như nương tựa nhau mà sống.
Khán phòng nhạc kịch rất lớn, ở hai đầu đều có nhà vệ sinh. Hoắc Hữu Thanh chọn hướng bên trái, đi thẳng. Đèn thủy tinh đủ màu treo trên trần rất chói mắt, ở chỗ rẽ cuối hành lang có bóng người đang đứng.
Hoắc Hữu Thanh không liếc ngang, đi thẳng qua, nhưng cố tình dư quang lại thấy hình xăm trên sườn cổ trắng nõn của người ấy—
"Hữu."
Chữ "Hữu" kia rất giống với chữ "Hữu" trong tên của Hoắc Hữu Thanh.
Lúc nhỏ y luôn viết chữ "Hữu" (佑) thành chữ "Cô" (估), thành ra mọi người luôn gọi y là "Hoắc Cô Thanh". Y ghét việc bị gọi sai tên nên y tập thành một thói quen, khi viết xong nét phẩy (của chữ 佑), y sẽ luôn kéo dài phần đuôi nét về chữ nhân ở phía trước.
Y dừng lại và nhìn bên cạnh.
- Hết chương -