Năm năm trước, Hạ tiên sinh hơn tuổi, con trai ông là Cún được tuổi.
Ngay từ nhỏ Cún đã hết sức ương bướng.
Sau khi cho đi học, không những nó ham chơi, chẳng chịu học hành, ưa đánh nhau, lại thường xuyên trốn học.
Cha, mẹ, thầy giáo đều bó tay hết cách đối với thằng bé.
Cún quậy tưng làm cho cả nhà không được yên.Em gái Hạ tiên sinh một lòng tin Phật, biết đây là nghiệp báo oan gia đến đòi nợ, cô muốn nhờ Phật pháp giáo dục thằng bé, giúp anh mình giải mối lo.
Thế là cô dẫn anh đến gặp Hòa thượng Diệu Pháp cầu cứu.
Cũng hy vọng anh mình thấy Ngài trí huệ mà phát tâm tin Phật.Hòa thượng chăm chú nhìn ông Hạ rồi hỏi:– Ngày xưa anh có giết qua con chó nào không?– Dạ không, xưa nay con chưa từng giết qua con chó nào! – Hạ tiên sinh nhấn mạnh.– Vậy sao? – Con chó đó lông vàng, trên lưng đốm đen, lúc ấy anh khoảng chừng tuổi – Sư phụ nói rõ thời gian và tả kỹ hình dáng con chó.Hạ tiên sinh nhớ lại chuyện thuở xưa và nói:– À, hồi đó còn làm ruộng tại vùng Hắc Long Giang, do mấy thằng bạn đồng công tác suốt thời gian dài không được ăn miếng thịt nào nên đã lén trộm con chó vàng của làng bên cạnh, tụi nó thì bắt và giết chết chó, phần con chỉ phụ tá, giúp lột da, mổ bụng, làm thịt giùm thôi.– Anh có ăn một chén thịt nữa mà?– Dạ, đương nhiên là vậy rồi, con đã phụ giúp, lẽ nào không ăn cho đỡ thèm! – Ông Hạ cười nói.– Anh đã lột da, lại còn mổ bụng, xẻ thịt chó, làm vậy cũng đồng như giết nó.
Đến thởi điểm này thì chính con chó đã đầu thai làm con anh, tìm anh mà báo oán đó.Mặt ông Hạ đầy bất bình, tức tối nói:– Như thế quá vô lý và không đúng chút nào! Trước tiên con chó phải tìm kẻ bắt nó, giết nó, mà báo oán mới hợp lý chứ? Vả lại bọn họ cũng ăn thịt nhiều hơn con mà! Tại sao lại nhắm vào con? Con đâu phải là người giết nó!?Sư phụ giải thích:– Chuyện đến nay đã hơn năm, có lẽ nó đã tìm tới những người kia báo thù rồi.
Nhưng không nhất định là phải đầu thai làm con họ.
Phàm những kẻ tham dự việc bắt chó, giết, ăn… Sớm muộn gì đều phải trả báo hết.
Còn như ai trả báo trước, ai bị báo sau, chuyện này không nhất định! – Bởi vì nghiệp lực và phúc đức mỗi người khác nhau, nên thời gian trả báo cũng có sớm muộn chẳng đồng – Người có phúc báo lớn một chút thì đời này đời sau cũng chưa thọ báo, đợi đến nhiều đời nhiều kiếp sau nữa, phúc hết, thì họ mới trả báo.
Điều này vốn không nhất định mà!Hòa thượng thở dài, cố sức nhắc nhở ông Hạ:– Ôi! Ta biết anh không tin những gì ta nói.
Hôm nay anh đến đây cũng là cùng Phật có duyên.
Ta hy vọng anh có thể cởi bỏ phiền não, cho nên mới giảng về nhân quả cho anh nghe.
Còn số mệnh anh, số mệnh gia đình, đều nằm trong tay của chính anh.
Tất cả đều có thể chuyển đổi được.Ngừng một chút Hòa thượng tha thiết nói:– Nếu như anh có thể sám hối tội giết con chó, hằng ngày chịu khó tụng kinh Phổ Môn Quán Thế Âm Bồ-tát, hồi hướng công đức cho con chó đó, đồng thời dùng tâm nhẫn nại giáo dục con, thì con anh sẽ thay đổi tốt đấy.
Anh nếu càng chân thành, thì con anh thay đổi càng nhanh.
Nói ngược lại, nếu như anh không thể làm theo lời ta, đợi đến lúc con anh tuổi, nhà anh sẽ phát sinh việc lớn.
Và sau đó con anh có thể tạo họa, sa vào lao ngục.
Ngàn vạn lần chớ nên khinh thường!Hạ tiên sinh nghe xong, không nói gì, mắt cụp xuống, mặt hiển lộ vẻ không tin, anh hoàn toàn chẳng tiếp nhận lời khuyên vàng ngọc của Hòa thượng.Thời gian qua như tên bay, chớp mắt con trai ông Hạ đã mười bảy tuổi.
Trong quá khứ, suốt mấy năm ở trường học, hành vi xấu ác của thằng bé đã khiến cho nó bị đuổi học.
Ông Hạ vì vậy phải tốn rất nhiều tiền để duy trì học bạ cho con.
Nhưng ông vô phương dạy dỗ, thằng bé ngày càng hư đốn khó bảo, một mực kình chống cha.
Vì nó mà vợ chồng ông Hạ thường xuyên cãi lẫy, thậm chí đánh nhau ầm ĩ.Năm năm sau, gia đình ông giống như chiến trường, không có ngày nào được an.
Mùa xuân năm nay, đêm giao thừa, hai vợ chồng vì con mà gây gỗ dẫn tới đánh nhau tưng bừng.
Người mẹ réo đứa bé trợ giúp.
thằng Cún bây giờ đã cao một mét tám, huyết khí bừng bừng, vừa nghe tiếng mẹ hô hoán, là nó chạy tới giữ chân cha lại, vật ông té nhào, nó tiếp tục giữ chặt chân cha, để mẹ nó đánh thỏa thích, cho đến khi ông ngất đi, họ mới kêu xe cấp cứu đưa vào bệnh viện.Cuối cùng ông Hạ phải li hôn, thằng con đi theo mẹ.Sau đó còn gì xảy ra nữa thì tôi không biết.
Tôi thật rất tiếc cho Hạ tiên sinh, năm trước nếu ông chịu nghe lời Hòa thượng khuyên dạy, thì có lẽ đã tránh được những điều không hay cho ông lẫn thằng cún.Nhân chuyện này, tôi thắc mắc hỏi:– Bạch Hòa thượng, xin Ngài hãy giải thích vì sao mang thân chó?Hòa thượng thở dài đáp:– Con người được tôn là loài chí linh trong vạn vật, biết may đồ mặc, chế tạo đủ thứ vật chất văn minh để phục vụ cho cuộc sống của mình.
Nếu làm người mà nhân cách phẩm hạnh không xứng với vị trí con người, cứ hành động phi pháp, trái đạo, luôn mưu hại kẻ khác, đánh mất nhân phẩm, thì cuối cùng sẽ thay đổi đầu mặt, làm kiếp thú.CHỨNG BỆNH SỢ BÓNG TỐITrần nữ sĩ tuổi hơn , đang cùng chồng đến bái kiến Hòa thượng Diệu Pháp.Bà kể từ nhỏ tới giờ hễ trời vừa tối là phát sợ.
Cho nên trước khi trời tối, bà luôn thắp sáng hết mọi phòng trong nhà.
Nếu không, thì sau khi trời tối, bà sẽ không còn dũng khí vào phòng thắp đèn.
Và nếu có vật gì rơi từ trên giường xuống chỗ tối, bà đều chẳng dám lượm lên.
Bởi vì chỉ cần nhìn thấy bóng tối là bà sợ rét run.
Từ nhỏ đến giờ bà đã đi rất nhiều bệnh viện, gặp nhiều bác sĩ tâm lý, nhưng không ai tìm ra nguyên nhân.
Tính sợ bóng tối luôn phiền nhiễu bà, khiến bà rất khổ.Sư phụ nói kiếp trước bà là một nam nhân X, trong nhà nghèo tới mức ngay cả dầu thắp đèn cũng không mua nổi.Tại làng xóm nơi gã X trú ngụ, có một gia đình thiện lương, vào những đêm không trăng, gia đình này luôn thắp đèn dầu cho treo ngoài cổng lớn, nhằm giúp soi sáng đường đi cho khách bộ hành, để cho họ dễ nhìn ra điểm đến và tránh cho họ nỗi sợ hãi trong bóng đêm.
Nhưng tên X nghèo nàn này lại khởi tâm tham xấu, hắn thường lợi dụng đêm khuya, lén trộm hết dầu trong đèn đem về nhà.Đèn bị tắt rồi, khiến người đi đường sinh tâm hoảng sợ và không nhìn rõ phương hướng.Nhân nào quả nấy.
Do vậy mà đời này bà luôn sợ hãi bóng đêm..