Báo Ứng Hiện Đời

chương 140: cẩn thận khi phát ngôn

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Một sáng mùa thu năm , Hòa thượng Diệu Pháp đang giảng pháp cho đám đông mấy mươi người tại nhà một cư sĩ nọ, thi bỗng ngoài cổng có một người đàn ông trung niên bước vào quỳ trước Hòa thượng Diệu Pháp, cuống quýt khẩn cầu sư phụ đến nhà cứu vợ ông giùm.Sư phụ bảo ông đừng sốt ruột, hãy từ từ kề ra mọi chuyện.Nguyên là tháng trước vợ ông bắt đầu đại tiện khó khăn, đau đớn vô cùng, không bao lâu tiểu tiện cũng gay go, ngót nửa tiếng mà tiểu chẳng xong, sau đó suốt hai tiếng vẫn đi vệ sinh chưa được.

Do vậy mới đi bệnh viện khám, té ra bà bị trĩ nội, đã mọc lớn như cái bánh bao (không nói khoa trương chút nào).

Hiện giờ đi đứng khó khăn, tâm tư mười phần thống khổ.

Bác sĩ trách bà vì sao để đến giờ này mới đi bệnh viện khám? bà nói do không đau không ngứa nên chẳng biết là mình bị bệnh nghiêm trọng dữ vậy.Ông thở dài trình báo:– Bác sĩ bảo cần phải lập tức phẫu thuật ngay, nhưng khẳng định là rất nguy hiểm, vì trước đây ông từng mổ trĩ nội nhiều lần, trong số này có người bị đại xuất huyết vong mạng, nhưng mà mụt trĩ của họ không có lớn dữ như bà.

Chúng con đang bối rối chẳng biết tính sao, nghe nói có sư phụ đang ghé qua vùng này, bèn mạo muội đến cầu ngài từ bi cứu mạng vợ của con giùm.Sư phụ định thần một hồi, rồi bảo:– Vợ ông tu hành rất tốt, tinh tấn lắm! Chẳng phải hai vợ chồng đã phân phòng ngủ riêng rồi ư?– Dạ phải, thưa sư phụ.

Vùng này có mấy cặp vợ chồng tu hành theo “Tứ trọng thanh tịnh minh hối” trong “Kinh Lăng Nghiêm”.

Do vợ con kiên trì muốn thế, con cũng tùy thuận theo.

Tuy con không giàu đạo tâm như bà, dù không tình nguyện, nhưng cũng biết bà làm vậy là đúng, nên đành chịu theo.

Vì thành tựu cho bà cũng là thành tựu cho con.

Không hiểu sao bà tu tinh tấn như vậy mà lại chiêu vời kết quả thế này?Hòa thượng cười cười, nói:– Kết quả như vầy là không tốt sao?… Bồ tát sợ nhân chúng sinh sợ quả! Người như pháp tu hành, nhất định cũng gặp báo chướng, cũng có thể nói là nghiệp lực hiện tiền, đây chính là nhờ bà tinh tấn tu mà được trả nghiệp sớm, hoàn toàn không phải là việc xấu! Nếu không, cái mụt trĩ lớn như thế, tại sao lại không đau đớn chứ? Nhưng hiện thời bà đang rất bất ổn, hãy dẫn ta tới nhà ông ngay đi nào!Nhà ông ta cách đấy không xa, người tại hiện trường cũng rùng rùng đi theo.Bệnh nhân là bà họ Trần, quá khứ từng tu theo ngoại đạo nhiều năm, sau khi biết Phật pháp rồi thì hướng dẫn cả dòng tộc họ Trần gồm huynh đệ tỉ muội cho đến con cháu… toàn bộ mấy mươi người đều quy y Phật môn cả.

Từ người già hơn xuống đến trẻ nhỏ tuổi, thảy đều tự nguyện bỏ mặn ăn chay, nói theo đời thường là: “một đao cắt đứt hết!”… Hơn nữa hầu hết đều thuộc chú Lăng Nghiêm, ngay cả chị hai, chị ba của Trần cư sĩ tuy không biết chữ nhưng cũng chịu khó học từng chữ một, vậy mà cuối cùng họ cũng thuộc hết chú Lăng Nghiêm, hơn nữa còn siêng năng đến chùa tụng kinh, công phu sớm tối…Khi tôi chứng kiến cảnh này, thật là vô cùng cảm phục.

Những thời khóa sớm tối khác như chú Đại Bi, Thập chú, con cháu bà đa số thuộc làu làu.

Trần cư sĩ được đại gia đình coi như “đầu não bộ chỉ huy”, ngay cả anh trai bà là giám đốc hãng xưởng cũng nghe theo bà tu hành.Hiện giờ bà đang nằm bình thản trên giường, dáng vẻ như đang chờ cái chết đến…Nhác thấy Hòa thượng Diệu Pháp tiến vào, bà có vẻ rất xúc động, cảm kích nói:– Ôi chao! Sư phụ đến cứu con!…Vừa nói bà vừa chắp tay định ngồi dậy thi Hòa thượng ngăn lại.Sư phụ ngồi xuống cái ghế cạnh giường, dịu dàng hỏi:– Con hồi xưa có mở tiệm bán vải phải không?Bà Trần đáp:– Dạ có, nhưng bây giờ đã nghỉ rồi.Lúc xưa khi gây cãi với khách, con có chửi họ không? – Hòa thượng lại hỏi.– Dạ, làm ăn buôn bán hay xảy ra chuyện này, nhất là gặp những khách hàng kỳ khôi, nhưng mà con chưa từng chửi người!Sư phụ hỏi tiếp:– Giống như chuyện… có một phụ nữ tuổi hơn ba mươi, cứ nằng nặc đòi trả con một khúc vải, hai bên bắt đầu gây cãi, con đã từng thốt lời làm tổn thương họ, hãy suy nghĩ thật kỹ và kiểm lại xem có điều này hay không?Lời sư phụ nói như ngầm nhắc nhở, Trần cư sĩ lộ vẻ xúc động, thưa:– Ôi chao, con nhớ ra rồi, quả có việc này! Mấy năm trước thường ngày con luôn kiểm điểm, hễ nhớ lại lỗi nào thì sám hối… Sao mà lại quên béng việc này chứ?Rồi bà kể:– Đại khái là khoảng năm trước, có một chị đến chỉ vào xấp vải trong số hàng con đang chưng ngoài cửa tiệm, đòi mua.

Thế là con lấy đúng loại vải đó trong tiệm, cắt bán cho chị ta mấy mét.

Nhưng hôm sau, chị lại lò dò tìm tới, đòi trả hàng.

Lúc đó làm sao con chấp nhận được? Con nói:– Chị lựa chọn kỹ rồi, tôi mới cắt bán cho, giờ chị đòi trả thì tôi bán cho ai đây?…Nhưng chị ta ngang bướng nói:– Loại vải hoa bà cắt ở trong tiệm không giống như vải đang trưng bày ở ngoài cửa…Và chị cầm xấp vải mình mua đem ra so sánh với vải bày bên ngoài.

Do hàng bên ngoài là hàng trưng bày đã nhiều ngày, bị phơi nắng phơi sương, tất nhiên màu sắc phải bạc đi và nhạt hơn một chút.

Còn khúc vải con bán cho chị đúng là màu gốc, màu chính thống chưa kinh qua gió sương… Nhưng chị ta cứ một mực nói là không giống! Còn hét la ầm ĩ đòi trả hàng!Lúc đó quả thực con nổi tức, liền phản bác lại rằng:– Vải ở trong nhà và ngoài trời làm sao giống nhau được? Cũng giống như cái mặt chị và cái… mông chị vậy đó!Lúc ấy thực tình là con ví dụ vậy để so sánh giải thích cho chị ta hiểu rõ, thế mà cũng tính là… chửi sao?Sư phụ thấy bà Trần rất kích động, cười cười nói:– Có phải khi đó có rất đông người vây quanh không?Bà Trần thưa:– Dạ phải, vì là khu chợ sầm uất nên cỏ rất nhiều người.

Mà chị ta la to hét ầm, nói ngang cãi bướng như vậy đương nhiên thu hút nhiều người bu quanh, hơn nữa không ai ủng hộ chị ta trả vải, đều cho là chị này quá vô lý!Sư phụ lại nói:– Khi con nêu ví dụ như thế rồi, đám đông vây quanh đã cười ồ lên, còn xúm nhau bỡn cợt bảo chị ta… cởi quần ra để so sánh mặt và mông cho dễ?…– Dạ… hình như là có!…– Vậy con nghĩ kỹ xem, ví dụ của con, xét về lý thì có thể đúng.

Nếu đối với nam nhân, thì vấn đề này cũng không có lỗi gì to tát, nhưng đối với phái nữ thì không thể không xếp loại đây là một kiểu sỉ nhục! Hiện tại con đã thọ qua giới Bồ tát cư sĩ, kiểu tạo khẩu nghiệp như thế này, sao có thể không sám hối chứ? Hình như cuối cùng con cũng cho phép chị ta trả hàng?…– Dạ phải.

Lúc đó có người khuyên con, để vậy sẽ ảnh hưởng đến chuyện buôn bán, chi bằng rộng lượng một chút, cứ chịu thiệt để chị ta trả hàng.

Hiện có nhiều người vây quanh như thế, cũng có thể giúp tuyên truyền cho mình… Con nghe có lý, nên làm theo.

Còn chị ta lúc đó không còn lời gì đề cãi nữa… và con đồng ý cho chị trả hàng.

Nhưng do sư phụ nói ví dụ của con có hàm ý sỉ nhục chị ấy, hồi đó con chưa từng nghĩ đến.

Bây giờ được ngài nhắc: lời nói ngày xưa thực sự có khơi lên tác dụng sỉ nhục chị ta.

Sao hồi đó con không nghĩ ra chứ?Hòa thượng Diệu Pháp nói:– Một người phát tâm đại tu hành, không chỉ đoạn tất cả ác, tu tất cả thiện… mà những nghiệp đã tạo đời nay, nhất định phải nhớ tới để sám hối, như vậy mớỉ có thể giải nghiệp.

Chính nhờ con tinh tấn tu hành, nhưng lại quên béng khẩu nghiệp đã tạo hồi đó, nên mới kết thành quả ác này.

Khi ác quả chín muồi, thì phải đọa lạc.

Bây giờ hãy bế quan tự kiểm điểm, rồi ngày mai gặp ta!Sáng hôm sau bà Trần đi xe đạp đến bái kiến Hòa thượng.Bà nói:– Thưa sư phụ, thực là kỳ diệu đến không ngờ, mụt trĩ như cái bánh bao đã không cánh mà bay!Việc này giáo dục người học Phật quanh đấy rất nhiều.

Nhất là em gái bà Trần.

Ngày xưa cô mở tiệm bán giày ngót mấy năm, lúc ấy nổi tiếng là mồm năm miệng mười, không chịu thua ai, kẻ nào mà lỡ chọc đến cô thì cô mắng ra rả ngót hai tiếng đồng hồ.

Sau khi học Phật, dù cô đã biết sám hối lỗi, nhưng chính câu chuyện của bà Trần làn này đã khiến cô hồi tâm sửa đồi cực mạnh, chịu khó bỏ công tự kiểm điểm, rà soát lại hết mọi lỗi lầm của mình.Thú thực là, tâm tư tôi cũng chẳng hơn gì, cũng giật mình: lo kiểm kỹ tất cả lỗi của bản thân..

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio