Mùa thu năm Mậu Ngọ, Đời vua Khang Hi triều Thanh, gia đình Trương Nguyên ngụ ở Bắc Kinh có mua về một con lừa, tính nó rất hung hăng, không những ưa đá, mà còn cắn người nữa.
Chỉ có ba cha con Trương Nguyên lả cưỡi được nó thôi.
Mỗi khi họ cưỡi, nó tỏ vẻ rất ngoan hiền, thuần phục.Nhưng một lần, có vị họ Dương đến mượn con lừa kia, cưỡi thử.
Thật quái lạ, con lừa ngoan ngoãn để cho ông Dương cưỡi đi.Tối đến, ông Dương nằm mộng thấy một người mặc áo đen nói:– Tôi là con lừa trong nhà Trương Nguyên.
Đời trước tôi vay ông ba trăm đồng mà không trả, nên kiếp này phải bồi thường cho ông.
Hôm qua ông đã cưỡi tôi đi dặm, sáng mai xin ông hãy cưỡi tôi dặm nữa, như vậy số nợ tôi thiếu ông xem như được trả xong.Ông Dương hỏi: -Thế ngươi thiếu Trương gia bao nhiêu tiền?Người áo đen mặt lộ vẻ buồn rầu, nói:– Nhiều, nhiều lắm, kể không hết!Ông Dương sau khi thức giấc, tìm đến Trương gia mượn con lừa, đi một đoạn dài, thì con lừa bỗng nhảy lên hất ông tẻ ngã.
ông Dương tinh toán, thấy mình đi vừa đúng dặm.
Vì vậy mà ông cảm thấy chuyện này thật thú vị và con lừa này quả rất đặc biệt, ông Dương bảo nó:– Bây giờ thì ta đã rõ và tin nguyên nhân ngươi để ta cưỡi rồi.
Nhưng hiện giờ chỗ này cách nhà ta mười dặm, nếu ngươi không cho cưỡi, thì làm sao ta trở về được đây? Thôi thì ta tính thế này nhé, ta cưỡi ngươi về xong, sẽ bỏ ra mười quan tiền mua cỏ cho ngươi ăn, chịu không hả?Con lừa đứng đó, nhìn ông Dương một hồi lâu, rồi đồng ỷ đề cho ông cưỡi về nhà_______________Nhân quả báo ứng, như bóng theo hình.Âm Luật vô tình chẳng kể nam nữ, hình dáng, địa vị, màu da mà có phân biệt, đều phải chịu theo Âm Luật vậy nên mới nói Âm luật vô tình.Chúc quý đọc hữu tin sâu nhân quả, quán xét kĩ những khởi tâm động niệm của mình, sau đó đến những hành vi hàng ngày của bản thân đối với những người xung quanh, điều chỉnh hành vi sao cho lợi người, lợi mình.A Di Đà Phật !.