Nietzsche còn nói: “hi vọng” ngược lại chính là thứ tai họa lớn nhất bay ra từ chiếc hộp Pandora, bởi vì nó kéo dài sự đau khổ của con người. Muốn kết thúc đau khổ của chính mình, giờ tôi bắt đầu không hi vọng nữa.
Không làm ra vẻ đang âm thầm chịu đựng.
Không đem tương lai của mình gửi gắm cho người khác một cách không chắc chắn.
Thời gian, thực ra là thứ vô tâm nhất trên đời này.
Những chuyện đã trải qua, bất kể là cảm động thế nào, tất cả đều bị thời gian xóa nhòa, tất cả đều từ từ bị thời gian nhấn chìm từng chút một. Người kiên cường đến mấy rồi cũng bị ép phải lựa chọn để trở thành một kẻ vô tâm, cố gắng học cách quên đi, học cách ngụy trang, học cách dùng tương lai tươi đẹp để lừa gạt hiện tại khó khăn trước mắt.
Tôi cũng chỉ biết làm vậy, cố gắng học cách tạm thời quên Trát Ba đi.
Vác hành lý trên vai trở về nhà, trống huếch trống hoác.
Không biết Lông Mi đã đi đâu
Thở dài một tiếng, vào bếp kiếm mấy gói mì ăn liền, cho vào nồi nấu với mấy gói rau cải khô, rồi lặng lẽ ngồi ăn một mình.
Quan sát trong phòng, kinh ngạc nhận ra chiếc kính thiên văn của Lông Mi đã biến mất. Tiếp tục quan sát, tất cả đồ vật của em đều đã không còn nữa. Hình như em đã đi rồi? Cả một mảnh giấy để lại cũng không có. Chắc là tại quá thất vọng vì tôi đã bỏ đi không lý do? Cảm thấy hơi khó chịu. Trát Ba đã chết, vốn hi vọng có thể tìm chút ấm áp ở chỗ Lông Mi, giờ thì hi vọng đã tắt ngấm.
Ngồi trên sofa, chẳng muốn làm gì.
Bật máy DVD lên xem, là phim “Lola chạy mau”, chắc là phim cuối cùng mà Lông Mi xem ở nhà.
Buồn chán ngồi nhìn màn hình TV, dòng suy nghĩ như một chậu cát khô, không thể hòa nhập. Câu chuyện trên phim kể về một cô gái tên là Lola điên cuồng chạy khắp nơi để giúp bạn trai tìm lại một món tiền đã mất. Số tiền này là tiền của bọn xã hội đen, nếu tìm không thấy, bạn trai cô sẽ phải lấy mạng ra để đền bù. Nhưng biển người mênh mông, biết đi đâu mà tìm bây giờ?
Bạn trai Lola phát cáu lên với cô:
- Em cứ nói tình yêu là vạn năng, thế tình yêu có biến ra được một trăm nghìn Mark trong hai mươi phút không?
Cuối cùng không ngờ bọn họ cũng tìm thấy được số tiền đó, xem ra tình yêu đúng là vạn năng thật.
Câu nói đó đúng là làm người ta phải suy nghĩ nhiều, tôi ngồi thần ra trên ghế trằn trọc một lúc lâu.
Nghĩ mãi rồi cũng chán, tôi đứng dậy dọn dẹp đồ đạc, xuống nhà lấy xe.
Tìm đến phòng tranh lần trước.
Ông chủ đang treo bức tranh “Mẹ” lên tường. Tôi hỏi thăm ông chủ về Lông Mi thì anh ta nói gần đây em không đến. Thất vọng đi ra ngoài, rồi lại vòng lại mua bức “Mẹ” kia về, tiện thể luôn địa chỉ mấy phòng tranh khác, qua đó xem thử, cũng không có tin tức gì của Lông Mi hết. Một họa sĩ quen Lông Mi nói hình như em đã đi Tây Đệ.
Xem ra thì không thể tìm thấy Lông Mi trong phút được rồi.
Có lẽ tiếng sẽ đủ chăng?
Lái xe đi thẳng đến Tây Đệ, đến chiều tối thì đến nơi. Lượn lờ khắp thị trấn cổ đến tận nửa đêm, đi khắp các khách sạn, cũng không thấy bóng em đâu.
Có lẽ tiếng cũng không tìm được Lông Mi đâu.
Biết đâu tiếng được thì sao?
Quyết định ở lại. Ngày hôm sau tiếp tục tìm kiếm, nhưng vẫn không có kết quả. Đằng nào thì cũng không có chuyện gì, tôi liền ở đó luôn một tuần. Đến khi hi vọng biến thành tuyệt vọng. Rốt cuộc thì tôi cũng không thể tiếp tục như vậy, không thể tiếp tục một cuộc tìm kiếm tiếng đồng hồ nữa. Cuộc đời còn lại của tôi, liệu còn được bao nhiêu cái tiếng đồng hồ tội nghiệp kia mà phung phí?
Tôi trọ trong khách sạn lần trước.
Bà lão đã bất ngờ mắc bệnh qua đời. Khách sạn mất đi linh hồn, trở lên vắng vẻ lạnh lẽo đi nhiều.
Ông già lại càng trầm mặc ít lời. Lạ một điều là, cái chết của bà lão, hình như đã gợi cho ông một điều gì đó, ông đã ôn hòa ấm áp hơn trước rất nhiều, thỉnh thoảng còn chào hỏi tôi, nói chuyện mấy câu nữa. Ngược lại, tôi vì cái chết của bà lão, cộng với chuyện không tìm được Lông Mi làm cho lòng tin với cuộc sống bắt đầu lung lay, chẳng buồn để ý đến ông lão nữa. Ông lão đành tiếp tục trầm mặc ít lời, nét mặt ít nhiều cũng có chút tủi thân.
Mỗi ngày tôi đều ngủ hết buổi sáng, trưa mới dậy, buổi chiều ngồi trên sân thượng khách sạn tắm nắng.
Gác chân lên lan can gỗ, ngắm nhìn dãy núi cao thấp nhấp nhô đằng xa và những mái ngòi xanh san sát ngay bên cạnh, mỗi lần ngồi là hết cả buổi chiều. Hôm nào ngồi chán, tôi lại đi bộ lang thang không mục đích khắp thị trấn, thấy cửa mở thì vào, thấy ngõ nào là chui luôn vào ngõ đấy, lạ một điều là đi m không kiếm được cái ngõ cụt nào. Đi mệt rồi thì ngồi trong con hẻm nhỏ vắng bóng người qua lại hút thuốc. Thỉnh thoảng cũng cảm thán cho thân phận cô đơn của mình, rồi lặng lẽ khóc thầm, nước mắt lã chã tuôn rơi.
Có lúc tôi lại ra ngồi ở bờ hồ gần ngôi miếu đầu làng xem các nữ sinh vẽ tranh. Tình cờ cũng có người nhiệt tâm thấy tôi cử chỉ quái dị, có lòng tốt hỏi thăm vài câu, nhưng tôi mặc kệ không để ý, chỉ bần thần ngồi ngây ra đó như bức tượng. Có lẽ tại ngồi lâu quá, không ngờ bị họ coi luôn là người mẫu, líu ra líu ríu vừa nhìn tôi vừa đưa bút vẽ phác họa, rồi cười đùa rúc rích khoa tay múa chân bình phẩm mặt mũi tôi. Bước lại xem, thấy mình trong tranh tựa như một cỗ xác ướp, lòng không nén nổi nỗi đau dâng trào, đành lặng lẽ nuốt tiếng thở dài bỏ đi.
Đói thì ra các quán ăn ngoài trời nhỏ ở quảng trường thị trấn.
Có một hàng làm món gà nướng rất ngon. Nhưng tôi gọi lên rồi lại chẳng ăn được mấy miếng, toàn ném ột con chó nhỏ cạnh đó. Một con chó nhỏ lười nhác và bẩn thỉu, thậm chí còn không biết là loại chó gì nữa.
Con chó cứ lại gần một bàn, lặng lẽ đứng yên, không kêu cũng không sửa, vô cùng nhẫn nại chờ đợi, nhưng rất ít người ném đồ ăn cho nó, thậm chí còn đuổi nó đi, con chó lại sang một bàn khác, cứ thế tuần hoàn như vậy. Duy chỉ có tôi là ném cho nó rất nhiều thịt, con chó hình như vì thế mà có cảm tình với tôi, chỉ cần tôi đi qua đó, là nó đã vẫy đuôi chạy tới, tung tăng vòng vòng trước mặt tôi, đi theo một quãng rất xa. Nó không hề có ý xin thức ăn, mà phảng phất như chỉ muốn tìm một người bạn. Điều này làm tôi rất cảm động, huống hồ tôi cũng đang cần một người bạn. Thế là mỗi ngày cứ đến giờ đó là tôi lại đến quán ăn ấy ăn cơm, con chó nhỏ cũng đúng giờ ở đó đợi tôi. Về sau nó còn đi luôn với tôi khắp các ngõ hẻm, như hình với bóng. Cuối cùng chủ con chó cũng có ý kiến. Tôi đành không đến đó ăn cơm nữa, thỉnh thoảng mới qua ném cho con chó cái gì ăn.
Đến chỗ bác già ăn tào phớ, bác vui vẻ nhắc đến Lông Mi, không tiện giải thích, tôi đành đáp qua loa cho xong chuyện.
Sau rồi tìm được một bar rượu nhỏ trong một ngôi biệt thự cũ kỹ.
Chủ quán tương đối trầm, thậm chí còn không treo cả biển cho quán bar, khách thích đến thì đến, không thích thì thôi, điều này làm tôi rất thích. Hàng ngày, cứ tầm – giờ tối, sau khi đã đi lang thang khắp nơi trong thị trấn cổ, là tôi lại vào quán bar, gọi một chai bia do địa phương sản xuất, uống từng ngụm nhỏ một. Ngồi nghe bài hát “Chuyện thành phố nhỏ” của Đặng Lệ Quân mà quán bar ngày nào cũng mở, nhìn người qua lại ngoài đường, rồi lặng lẽ thần người ra. Quán bar từ sáng tới tối chỉ có một mình tôi là khách, quen rồi họ cũng chẳng coi như người ngoài, nhiều khi nhàn rỗi quá, tôi lại ra sân nhà họ tản bộ. Tôi rất thích những viên gạch lát sàn lớn trong phòng khách nhà họ, nhìn vừa dày vừa chắc chắn, bước lên trên đó, bao nhiêu tâm sự gì cũng có thể tan biến hết.
Chủ quán là một người thích du lịch, đang trên đường đi khắp nơi, để lại quán cho bố mẹ coi sóc. Bố mẹ anh ta không biết bật nhạc, trong quán lại chỉ có mình tôi, bèn nhờ tôi chọn giúp. Tôi cầm hộp đĩa xem thử, thấy chủ quán để lại rất nhiều nhạc Jazz, “Bossanova”, “Country Blues”, còn có cả một ít rock nữa. Có Gun&Rose, tôi rất muốn nghe “Don’t cry” nhưng đang canh ba nửa đêm, không tiện phá hoại sự yên tĩnh của thị trấn nhỏ, đành chọn một đĩa của Leonard Cohen, “Hey That’s no way to say goodbye”, tiếng nhạc u uất bay lên, trong sự thê lương còn ẩn chứa một chút ấm áp. Tôi vừa uóng rượu, vừa nghịch chiếc vỏ đĩa: Leonard Cohen ngồi quay lưng lại với ống kính, trước mặt là một nóc nhà mái ngói xanh như những ngôi nhà mái ngói xanh ở Tây Đệ, cô đơn ôm cây đàn ghi ta, tựa như đang khẽ ngân nga một khúc nhạc, lại tựa như đang trầm mặc suy tưởng, sự lạc lõng cô đơn tràn đến bao vây xung quanh người ca sĩ.
- Người này đang đọc hay là đang hát thế?
Ông già nheo nheo mắt cười, hiếu kỳ hỏi tôi.
Vốn định trả lời: “Đó là một thi sĩ dân ca, hát tức là đọc thơ.”
Nhưng một câu như vậy quả thực là không thể giải thích rõ. Đành thay một đĩa nhạc sáo Scot land.
“Thổi sáo hay thật đấy. Dân ca à? Tỉnh nào thế nhỉ?”
Ông già lại nheo mắt hỏi.
Tôi chỉ cười, khẽ lắc đầu.
Khách du lịch đến Tây Đệ đa phần là những người giàu có ở vùng Triết giang. Đi về trong ngày, số trọ lại qua đêm rất ít.
Buổi tối, đặc biệt vắng vẻ, một tiếng chó sủa cũng có thể truyền đi khắp thị trấn. Tôi cũng thử làm vậy vài lần, hiệu quả không tệ lắm. Bắt đầu mê thích sự lạnh lẽo vắng vẻ ở đây, tôi thường một mình đi lang thang khắp nơi, nhẹ chân lê bước trên đường.
Tôi cũng có một người bạn, một chú mèo.
Tôi khẽ bước trong một ngõ hẻm nhỏ, chú mèo lặng lẽ đi theo trên bờ tường. Tôi qua cầu, mèo cũng bò qua mái cầu bên trên. Tôi ngồi trong đình nhỏ nghỉ chân hút thuốc, mèo nằm cuộn tròn trên mái đình nhìn tôi ngáp ngáp. Tôi đi đã mệt, về khách sạn ngủ, mèo cũng đi theo nhảy lên nóc nhà. Tôi nằm trên giường nghĩ ngợi, mèo thì nằm trên mái ngói xanh lim dim ngủ.
Nhắm mắt lại một lúc.
Mở ra.
Chú mèo đã biến mất.
Một buổi chiều như bao buổi chiều khác, tôi trả phòng, quyết định về nhà.
Ông già có vẻ lưu luyến lắm, có lẽ hai người đàn ông trầm mặc ít nói ở với nhau, đã được một thứ tình cảm gì đó gắn kết lại?
Tôi đến quán ăn nọ cho con chó một miếng thịt cuối cùng, rồi ra chợ ăn hai bát tào phớ của bác già, về khách sạn chào tạm biệt ông lão. Ông nói hôm nay là cuối tuần, người đến sẽ rất nhiều, rất náo nhiệt, còn có cả đoàn kịch địa phương dựng rạp biểu diễn nữa. Tôi chỉ cười cười, nói mình không thích náo nhiệt rồi lặng lẽ ra đi.
Vĩnh hằng trở lại.
Nietzsche nói: tất cả sự vật lần lượt diễn ra, vĩnh hằng thống nhất sẽ lặp lại.
Trước đây tôi luôn cảm thấy thật khó hiểu, giờ khi ngồi bò ra trên quầy bar quen thuộc, tôi cuối cùng cũng đã hiểu ra: ví dụ như trong một khoảnh khắc nào đó, sẽ có một tâm trạng tuyệt đối giống như lúc này lướt nhẹ qua người tôi một lần nữa. Ví dụ như tâm trạng quen thuộc lúc này chẳng hạn, không ôm hi vọng với cuộc sống, mà ôm ly whisky ngồi lặng lẽ chờ đến lúc s
Nietzsche còn nói: “hi vọng” ngược lại chính là thứ tai họa lớn nhất bay ra từ chiếc hộp Pandora, bởi vì nó kéo dài sự đau khổ của con người. Muốn kết thúc đau khổ của chính mình, giờ tôi bắt đầu không hi vọng nữa.
Không làm ra vẻ đang âm thầm chịu đựng.
Không đem tương lai của mình gửi gắm cho người khác một cách không chắc chắn.
Bì Tử và Trà Sữa thấy tôi quay lại thì đều mừng rỡ ra mặt, chạy ra đón chào, ôm chặt lấy tôi.
- Nghe nói cậu chạy tới tận Tân Cương phải không?
Bì Tử hỏi.
- Người ta buồn tình, nên đi giải khuây đấy.
Trà Sữa cười cười.
- Tình mới chả tiếc cái gì, có sex là được rồi. Có sex là có tình, không có sex thì cũng chẳng có tình đâu.
- Không có tình thì nói gì đến chuyện sex? Người và động vật cũng phải có điểm gì khác nhau chứ?
Trà Sữa và Bì Tử cứ mỗi người một câu, ngược lại làm tôi đỡ phải lên tiếng nói chuyện.
Đảo mắt một vòng quan sát quán rượu.
Khung cảnh quen thuộc, mùi vị quen thuộc, âm nhạc quen thuộc, chỉ có người là xa lạ. Không có một bóng người quen, chỉ toàn là những gương mặt lạ lẫm. Tôi thở dài một tiếng. Quán Đầu đưa ột ly whiskey, tiện thể cười cười bắt tay tôi một cái.
- Miền Tây có vui không?
Quán Đầu vừa pha rượu vừa hỏi.
- Cũng tạm.
ống như kia không?
Quán Đầu hất mặt nhìn vào màn hình.
Tôi ngẩng đầu lên nhìn, đang bật phim “Thelma & Louise”, đến đoạn hai cô gái cô độc lái xe băng qua sa mạc.
- Cũng gần gần như vậy.
Đột nhiên cảm thấy rất nhớ khoảng thời gian đó, nhớ đến cô gái chân chất ngây thơ Mũ Bò và anh chàng khảo cổ.
Tất nhiên còn có cả Trát Ba.
Bì Tử kéo tôi ra ngồi cạnh cửa sổ.
Trên sofa đang có mấy cô bé đang ngồi ngả ngớn. Cậu ta tới thiệu từng người một cho tôi làm quen, còn đặc biệt nhấn mạnh một cô bé tên là Hồ Đào, mặt mũi quả nhiên rất xuất chúng. Mấy cô bé này còn rất trẻ, vẫn còn đang đi học. Tất cả đều ăn mặc rất đơn giản, quần bò và áo Tshirt, mặt không trang điểm, nụ cười rất thật, không hề có chút giả tạo, cái gì cũng thấy hiếu kỳ, thứ nhạc gì cũng muốn nghe thử. Các cô bé này đều không muốn trở thành những cô bé hiền lành chân chất, mà khát khao được xấu đi một chút. Các cô không còn hứng thú với những trò vui dưới ánh sáng mặt trời, mà muốn vươn mình về những nơi tăm tối của cuộc đời. Các cô muốn biến sai lầm thành vui vẻ, khát khao muốn có những trải nghiệm không bình thường và những cảm giác mới lạ.
Những cô bé này đang ở cái tuổi mà người ta có thể lao đầu vào họng súng không nuối tiếc, ở cái tuổi thanh xuân khiến người ta phải đau lòng xót dạ.
Tôi khẽ thở dài.
- Nghe nói anh đã đến Đôn Hoàng?
Cô bé tên Hồ Đào hiếu kỳ hỏi tôi.
Tôi mỉm cười gật đầu.
- Ở đó có đồ gì ăn ngon không?
- Hồ Đào.
Tôi cười cười trêu cợt.
Hồ Đào đấm mạnh vào vai tôi, điệu bộ như một cô bé con, trông rất đáng yêu, làm em gái thì quả thật vô cùng hợp.
- Dưa Đôn Hoàng.
Cuối cùng cũng nghĩ ra được một món.
- Lần sau đi nữa thì mang về cho em một ít nhé?
Tôi gật đầu đáp ứng. Hồ Đào xòe ngón tay nhỏ ra đòi tôi móc nghéo.
- Ở trường nhàn rỗi lắm hả? Sao còn thời gian đi ngồi quán bar thế này?
- Chán lắm. Đi học hay không cũng thế thôi, đằng nào thì tốt nghiệp xong cũng đâu cần phải tìm việc. Tìm một ông chồng có tiền là được, rồi dựa vào hắn mà sống. Một tuần nay em không đi học rồi.
Hồ Đào nói.
Không gian bị im lặng bao trùm trong thoáng chốc.
Tôi chăm chú lắng nghe Duke Elling ton hát, phảng phất như đang ở trong câu lạc bộ Jazz Cotton Club nổi tiếng. Còn Hồ Đào thì ngồi nhìn đủ các loại người trong quán với vẻ rất hứng thú và hiếu kỳ. Tôi liếc nhìn sang chỗ Bì Tử, thấy cậu ta đang ôm một cô bé, rủ rê uống rượu, không ngừng sờ mó chỗ này, hôn hít chỗ kia, ra sức lợi dụng được chút nào hay chút đó. Tôi chẳng biết nói gì, chỉ biết chau mày cười buồn bã.
- Có hay đến quán rượu không?
- Đây là lần thứ ba.
Hồ Đào nhìn chăm chăm vào một cô gái ăn mặc rất đẹp ngồi cách chỗ chúng tôi không xa lắm.
- Cảm giác thế nào?
- Vui! Hồi trước em cứ nghĩ quán rượu là phải loạn xạ ồn ào lắm, không thích hợp c sinh viên bọn em. Nhưng đến một lần rồi lại thấy rất tuyệt, so với ngồi lỳ trong ký túc xá nghe đài thì tuyệt hơn nhiều. Còn quen được nhiều người nữa. Em thích lắm!
Cô bé nheo nheo mắt nhìn tôi nhoẻn miệng cười.
Bàn bên cạnh có một người quen vẫy tay gọi, tôi bèn để Hồ Đào ngồi đó rồi bước sang. Người này là một anh bạn cũ rất thích du lịch, nghe nói tôi đã đi Tân Cương, liền kéo lại bắt tôi kể chuyện hết cả tối. Đặc biệt anh ta rất hứng thú với hành trình đi theo rìa sa mạc Tak li makan, còn bảo nhất định sẽ đi một chuyến cho biết nữa.
Thỉnh thoảng tôi lại ngoái đầu nhìn Hồ Đào.
Đã có người cầm ly rượu đến ngồi bên cạnh em, mặt mày tươi rói, nói chuyện thao thao bất tuyệt, vừa nói anh ta vừa lắc lắc chùm chìa khóa xe trong tay. Hồ Đào bị sự giàu có và vẻ ngoài trông rất phong độ của người này hấp dẫn, cứ ngồi trố mắt ra lắng nghe anh ta ba hoa, thỉnh thoảng lại mỉm cười. Anh chàng này trông rất quen mặt. Tôi nghĩ một lúc, cuối cùng cũng nhớ ra, anh ta cũng là một tay chơi, hồi trước rất hay đến quán bar của tôi dụ gái, cho chút ân huệ rồi gạt con nhà người ta lên giường, sau đó nói mình đã có vợ, bắt cô gái đáng thương phải chọn một là làm tình nhân lén lút, hai là chia tay, chỉ có thế mà thôi.
Tôi thở dài một tiếng.
Một lát sau thì Hồ Đào đứng dậy, qua chào tôi. Hỏi tối nay có cần đưa về không, thì cô bé cười cười, nói tối nay đã có người tiễn rồi. Nói xong Hồ Đào quay ra kéo mấy cô bé cùng đi, rổi cả bọn đi theo anh chàng kia ra ngoài.
- Cậu làm sao thế? Không thích con bé ấy à?
Bì Tử thắc mắc.
- Thích.
- Thích thì sao không dụ nó đi? Hàng tươi đấy! Tối nay chắc chắn có kịch xem, con bé ấy hỏi thăm cậu từ mấy lần trước rồi.
- Thích không nhất định phải dụ dỗ.
Thực ra trong lòng tôi cũng chẳng có tâm tình mà làm chuyện
Lại là nửa đêm.
Cùng Bì Tử lái xe ra ngôi nhà hoang ở ngoại thành, trèo lên sân thượng. Cảnh vật vẫn như xưa. Chỉ là chiếc cần cẩu khổng lồ kia đã mất đâu không thấy.
- Xem ra gần đây cậu gặp khá nhiều chuyện?
Bì Tử cảm nhận được tôi đang có nhiều tâm sự.
- Ừ.
Định kể chuyện Trát Ba, Lông Mi cho Bì Tử, nhưng nghĩ lại lại thấy chẳng biết bắt đầu từ đâu.
Hỏi gần đây cậu ta thế nào.
Bì Tử và cô gái lái xe đua lần trước cùng làm buôn bán nhà đất, ngày nào cũng phải qua lại các cơ quan hành chính, bận rộn tiếp đãi rồi cùng đám quan chức tận tình hủ hóa. Gần đây còn định mở một công ty, lợi dụng các quan hệ sẵn có để tạo ra sự nghiệp cho riêng mình.
- Muốn tìm một người phụ nữ để sống chung cho hết cuộc đời.
Cuối cùng tôi cũng nói ra một chút tâm sự.
- Chúc mừng cậu, ai mà chẳng muốn thế.
Bì Tử cười cười nói.
Ngày hôm sau Hồ Đào lại tới.
Tôi và Bì Tử đang ngồi trên quầy bar chơi bài poker. Bì tử bốc được con J còn tôi thì không ngờ bốc được cả dây. Hai thằng thở dài cảm thán, cuộc đời đúng là như ván bài thật.
- Em có điện thoại rồi!
Hồ Đào chiếc di động mới mua cho tôi xem.
- Được đấy.
Bì Tử nói. Bấy giờ sinh viên dùng điện thoại di động vẫn còn rất hiếm thấy.
- Được chứ còn gì, là anh chàng tối qua tặng đấy, anh ta tốt thật.
Hồ Đào tự hào khoe.
Tôi và Bì Tử đưa mắt nhìn nhau, cảm giác như có con nhặng bay vào miệng.
Hồ Đào nhảy lên quầy bar, gọi nước uống, rồi tiện tay lật một tờ tạp trí thời thượng ra đọc. Lật đi lật lại một lúc, cô bé buông xuống, thở dài một tiếng nói: “Quần áo của em cổ lỗ quá rồi, không đến quán thì thật không biết. Nhìn người ta ăn mặc kìa, đúng là không thể so sánh nổi.”
Uống hết cốc nước, thấy người quen đi qua, cô bé liền lè lưỡi làm mặt xấu với tôi rồi chạy theo người kia.
- Nhìn thấy chưa? Cậu có còn biết thương hoa tiếc ngọc không đấy, người ta đã đưa đến tận tay rồi còn gì?
Bì Tử nheo mắt nhìn Hồ Đào đi xa dần, nói với vẻ rất không hài lòng.
Hai chúng tôi lại tiếp tục chơi bài. Tôi bắt được con K và hai con A, cứ tưởng thắng chắc, chẳng ngờ Bì Tử lại bắt được những con Q! Bị cậu ta ăn sạch! Đã nói rồi mà, ván bài cũng như cuộc đời, không thể tính toán trước được.
Mấy ngày sau gặp lại Hồ Đào, thấy bộ quần bó áo TShirt của cô bé đã biến mất, thay vào đó là chiếc váy cắt tay hàng hiệu màu đen, sau lưng xẻ một đường dài hình chữ V.
Cô bé đắc ý chạy tới trước mặt tôi vẫy qua vẫy lại một lúc lâu, vui vẻ đến độ không khép miệng lại được.
- Mặc như trước vẫn dễ thương hơn. Bộ này em mặc vào trông già quá.
Tôi bình luận.
Hồ Đào nghĩ ngợi một lát, rồi cười cười nói: “Thế cũng được, nhưng mà cao cấp!”
Nói xong cô bé liền tung tăng chạy đi khoe với Bì Tử.
Gặp lại lần sau, Hồ Đào đã ra vẻ bí mật nói với tôi, cô bé và anh chàng kia đã sống chung rồi.
- Sống chung sớm hơn một chút có phải tốt hơn không, ký túc xá vừa bẩn vừa bừa bãi, thật chẳng ra gì hết cả ấy!
- Sinh viên không ở ký túc xá, hình như không được hay lắm thì phải?
Tôi thử thăm dò.
- Chỉ có bọn con gái không xinh đẹp mới ở ký túc xá thôi, những ai xinh thì dọn ra ngoài hết rồi. Chẳng lẽ em không xinh à?
Tôi chỉ biến nhún vai thay lời đáp.
- Em định kết hôn nữa cơ.
Hồ Đào hồ hởi nói.
- Sinh viên có thể kết hôn à?
- Dự định thế thôi, đợi khi nào tốt nghiệp thì kết hôn cũng được.
- Đời còn dài lắm, như vậy không phải hơi vội vàng sao?
- Mục tiêu cả đời của con gái không phải chỉ là kiếm một người chồng tốt có nhiều tiền hay sao?
Tôi cười khổ.
Một hôm, đêm đã về khuya. Quán rượu chuẩn bị đóng cửa.
Quán Đầu đang kiễng chân treo những chiếc ly cao cổ lên giá như mọi ngày.
Tôi ngồi trên quầy bar, chăm chú xem tivi truyền hình trực tiếp một trận trong Cup thế giới: Trung Quốc đá với Brazil, tỷ số lúc này đã là – , trên màn hình ông huấn luyện viên của đội tuyển Trung Quốc Velibor “Bora” Milutinovic đang đứng trên đường biên lớn tiếng hò hét.
Hồ Đào đột nhiên chạy vào.
Say khướt, mặt đỏ bừng bừng, cả người rũ ra như tàu lá. Chiếc váy dài hàng hiệu như bị kéo lê dưới đất, trông như một chiếc giẻ nhàu nhĩ bẩn thỉu khoác lên người. Tôi kinh ngạc chạy lại đỡ cô bé ra quầy bar. Hồ Đào ngồi thừ người ra. Ánh mắt đờ đẫn nhìn về phía trước, bắt đầu khóc òa lên. Nước mắt mỗi lúc một nhiều, cuối cùng thì chảy lã tã xuống mặt quầy bar. Tôi lấy một chiếc khăn giấy đưa cho Hồ Đào, cô bé nhận lấy rồi chùi thật mạnh, sau đó thì mệt mỏi gục người vào lòng tôi, tiếp tục khóc rấm rứt, vừa khóc vừa ho sặc sụa.
Tôi đỡ cô bé lại ghế sofa, Hồ Đào lại khóc thêm chừng một tiếng đồng hồ nữa, làm vai tôi ướt đẫm. Vốn định lên tiếng khuyên giải, nhưng càng nghĩ càng không biết nên bắt đầu từ đâu. Huống hồ tôi hiểu rất rõ chuyện thương tâm mà em gặp phải trong thành phố này mỗi ngày không biết đã xảy ra bao nhiêu lần mà có ai tìm ra cách giải quyết gì đâu. Chỉ biết ngồi đó, dịu dàng vỗ nhẹ lên vai cô bé. Một lúc sau thì Hồ Đào thôi khóc, rúc vào lòng tôi nghỉ ngơi, dần dần ngủ thiếp đi.
Ngủ được một lát, cô bé lại tỉnh, đòi uống nước. Tôi rót nước, rồi đỡ em dậy.
Uống xong nước, Hồ Đào lại ngồi trong lòng tôi, ngước mắt lên nhìn mặt tôi, rồi lại khóc òa lên một cách uất ức.
- Thằng khốn đó gạt em, hắn có vợ rồi, với lại hoàn toàn không hề có ý ly hôn.
Hồ Đào vừa lau nước mắt vừa nói.
- Em cần phải cảm ơn hắn.
Hồ Đào ngạc nhiên tròn xoe mắt nhìn tôi,
- Cần phải cảm ơn người đàn ông đầu tiên làm tổn thương em, hắn là người khiến em trở nên trưởng thành. Đây là một gi ai đoạn trong quá trình trưởng thành của người đàn bà, sớm muộn gì em cũng phải trải qua thôi.
Tôi thành thật giải thích.
Em nghe xong thì ngẩn người ra một lúc, rồi lại chìm vào suy tư.
- Nhưng hắn đã hủy đi tình yêu của em.
- Tình yêu chân chính không phải là hạnh phúc, mà là giáo huấn.
- Em không bỏ hắn được, em đã quen tiêu tiền của hắn, quen cuộc sống của người có tiền, giờ em phải làm sao?
- Tiếp tục ở bên cạnh hắn, làm hắn cảm động?
- Đàn ông đều là lũ lòng lang dạ sói! Chẳng có gì khiến đàn ông cảm động cả đâu!
- Em hiểu được thì tốt rồi!
Hồ Đào kêu mệt, muốn ngủ. Nhưng muộn quá rồi, không về nhà tay kia được, về ký túc xá cũng không xong, về nhà hay đến khách sạn thì lại sợ biến thành cuộc tình một đêm, tôi đành ở lại quán với em một đêm, cứ để nguyên cả quần áo mà ngủ, không liên quan gì đến chuyện kia cả. Trước khi ngủ, Hồ Đào kể cho tôi nghe chuyện tình của em: em cũng có một bạn trai, quen nhau từ năm thứ nhất. Vừa gặp đã yêu, cũng có thể coi như là mối tình đầu. Về sau bạn bè thường xuyên tụ tập vui chơi, các cô nữ sinh xinh đẹp khác đều có xe đưa xe đón, thường có người mua thứ này thứ nọ cho, toàn là mỹ phẩm cao cấp hay quần áo hàng hiệu. Còn bạn trai của em thì nghèo mạt rệp, chẳng mua nổi thứ gì, ngồi taxi cũng thấy tiếc tiền, làm cho em chẳng còn chút mặt mũi nào với bạn bè. Có thể nói ngoại trừ tình cảm ra, anh ta chẳng mang lại cho Hồ Đào được thứ gì, nên em đành cố nén đau mà chia tay.
- Anh có bạn gái chưa?
Hồ Đào hỏi.
- Rồi!
Tôi nghĩ một lát rồi trả lời.
- Anh yêu cô ấy không?
- Cũng có.
- Cô ấy yêu anh không?
- Không biết.
- Cô ấy tên là gì?
Tôi do dự một lúc, thở dài đáp:
- Lông Mi.
Nói xong lại cảm thấy lòng xót xa, thậm chí cả tên thật của Lông Mi là gì tôi cũng không biết.
Lần cuối cùng gặp lại Hồ Đào, là trong một quán café.
Hôm ấy tôi đang ngồi cạnh cửa sổ đọc sách.
Một chiếc xe đua nhỏ dừng lại bên đường.
Một cô gái bước xuống, mặc đồ hiệu, chân đi giày cao gót, khoác tay một người đàn ông đi vào quán café. Lúc họ lại gần, tôi mới nhận ra cô gái chính là Hồ Đào. Em nhìn thấy tôi, liền bỏ lại người đàn ông, õng ẹo đi về phía tôi, vẻ mặt rất hạnh phúc.
- Cuối cùng cũng tìm được người trong lòng hả?
Tôi thật sự mừng thay cho cô bé.
- Lấy đâu ra, chính là cái thằng cha lần trước quen ở quán rượu đấy.
Tôi hoang mang không hiểu gì hết.
Đưa mắt liếc qua, quả nhiên chính là cái gã làm bộ làm tịch đi dụ gái, làm cho Hồ Đào phải khóc suốt một đêm.
Hồ Đào thấy tôi vẫn nghi hoặc, bèn cười cười giải thích:
- Lại trở lại với hắn rồi. Không phải anh bảo em cần phải cảm ơn ng gười đàn ông đầu tiên làm tổn thương mình hay sao?
- Hắn ta có vợ rồi mà?
Tôi đành đi thẳng luôn vào vấn đề.
- Vì vậy em làm bồ của hắn thôi. Tốt lắm! Bây giờ “phòng nhì” được hưởng, “phòng chính” làm quái gì còn cơ hội nữa, chỉ biết ở nhà nấu cơm rửa bát xem tivi thôi. Với lại không phải là vợ hắn, tiêu tiền không cần phải nghĩ ngợi gì hết, thích lắm!
Hồ Đào hươ hươ chiếc đồng hồ Omega mới mua trên tay, nhìn tôi cười tinh nghịch, móc ra một điếu thuốc, cúi đầu chăm chú nhìn mấy ngón tay đỏ chót, thở dài một tiếng nói:
- Đàn bà chỉ có mười năm tươi đẹp nhất. Thanh xuân trôi qua, người đi trà lạnh. Vì vậy phải nhân lúc còn trẻ, tranh thủ làm gì thì làm. Em đã dựa dẫm đàn ông quen rồi, rời khỏi hắn thì chẳng làm được gì hết. Giờ thì chỉ biết tìm mấy gã có tiền, cố gắng tiêu hết tiền của chúng, đằng nào thì mấy gã đó kiếm tiền cũng chỉ để nuôi gái thôi ấy mà.
- Sớm muộn gì rồi cũng có ngày em chán cuộc sống này thôi.
Tôi thở dài.
- Chán càng tốt! Nếu mà chán quá, thì lái xe đua phóng xuống vách núi, vèo một cái là hết chán ngay! Vấn đề quan trọng ở chỗ có mua được xe đua hay không mà thôi!