Bình Đạm Như Thủy

chương 11

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

CHƯƠNG .

Kỳ Vân ngây người ở nhà hai ngày. Lại bám lấy phòng ngủ La Tĩnh Hòa làm sao cũng không đi. La Tĩnh Hòa cũng tùy ý cậu, được cái giường cũng lớn, không phải chen chúc. Tuy rằng nửa đêm Kỳ Vân vẫn mơ mơ màng màng lủi vào lòng La Tĩnh Hòa.

Kỳ Vân đoán rằng thái độ La Tĩnh Hòa đối xử với cậu, đại khái là như bậc đàn anh đối xử khoan dung với tên nhóc luôn cố tình gây rối mà thôi. Ý nghĩ này không khỏi khiến người ta ảm đạm, nhưng Kỳ Vân lại không dám đi chứng thực.

Bên người La Tĩnh Hòa cũng không có bao nhiêu đồ đạc. Không biết có phải là vì bị Lý Húc Phi kích thích hay không, Kỳ Vân vẫn muốn tìm hiểu một ít về ký ức trong quá khứ của La Tĩnh Hòa. Tỷ như xem album ảnh. La Tĩnh Hòa xoa xoa đầu cậu, bảo ảnh chụp trước đây thì anh có, nhưng đều để ở trấn trên cả, anh không mang bên người. Thật lâu sau Kỳ Vân rốt cuộc được nhìn thấy ảnh chụp lúc La Tĩnh Hòa lên tiểu học. Do tiếc tiền, cả nhà chỉ có La Tĩnh Hòa được chụp màu. Cảnh nền là nhà ngói đỏ, có hơi cũ nát. La Tĩnh Hòa gầy teo nho nhỏ, da ngâm đen, làm tôn lên đôi mắt vừa to vừa tròn. Trên khuôn mặt nhỏ nhắn lấm vài vết bẩn, không biết là cọ vào đâu. Trên người anh mặc quần áo bông ông bà ngoại cho, cồng kềnh xiên vẹo, lại không vừa người. Trước cổ tay áo bông phát sáng, bình thường mang ý nghĩa con nhỏ của gia đình nghèo khó cũng như cỏ dại vậy. “Đáng thương như vậy đấy”, Kỳ Vân nhìn La Tĩnh Hòa nho nhỏ lúc đó, xót cả lòng.

Lúc anh đứng chung với đám người trong công ty, bao giờ cũng không cùng một dạng. Cái gì mà tổng tài Trương với chả đổng sự Lý, đàn ông ba mươi bốn tuổi đã đầu trọc bụng phệ mặt sáng loáng, quá nhiều rượu khiến mặt đỏ bừng xệ xuống, có lẽ còn thêm cả bệnh nhiễm mỡ ở gan hay bệnh tiểu đường nữa. La Tĩnh Hòa đứng giữa đống người đó, như hạc trong bầy gà.

“Đoán là cậu ấy xuất thân nghèo khó. Phấn đấu được đến hôm nay rất không dễ dàng.” Bạn của La Tĩnh Hòa trông như thực tùy ý mà nói chuyện phiếm với Kỳ Vân: “Chúng tôi đều biết cậu ấy từ đâu tới đây, nên hết sức kính trọng cậu ấy.”

Dù là Lý Húc Phi, trong nhà cũng cực kỳ không tồi. Kỳ Vân chỉ mơ hồ biết là rất lợi hại, nhưng cũng không có hứng thú nghe. Điều duy nhất cậu biết là câu chuyện tựa như đồng thoại La Tĩnh Hòa miêu tả về thời thơ ấu cùng ông ngoại trồng rau, ý nghĩa thực tế khác, chính là nghèo khó.

Bất luận là nam hay nữ, đều có lòng ghen tuông như nhau. Trên ý nghĩa nào đó, lòng ghen tuông của nam giới còn đáng sợ hơn, vì không thể biểu lộ ra như nữ giới, đành giấu trong lòng mà chua xót, càng ngày càng lớn lên. Kỳ Vân nghe nói La Tĩnh Hòa từng có bạn gái, ngoài mặt thì tỉnh như không, trong lòng lại âm thầm sầu não. Bạn thâm giao của La Tĩnh Hòa nói, La Tĩnh Hòa mười mấy năm nay đều bán mạng cho công ty, cuộc sống riêng tư, anh làm sao có tinh thần theo đuổi cái đó. Cùng người bạn gái kia cũng là hảo tụ hảo tán, hơn nữa cũng chỉ có mỗi một người thế thôi. Vài năm trước vì quá liều mạng công tác mà đau bao tử nghiêm trọng một lần, anh dưỡng sinh như thế cũng là thói quen bắt đầu từ lúc đó.

Điều này khiến Kỳ Vấn thấy thật xấu hổ. Đó là vào bữa tụ tập bạn bè rất nhiều năm sau. La Tĩnh Hòa đứng cách đó không xa giúp nướng thịt, vẻ mặt chuyên tâm nghiêm túc. Bạn bè bên cạnh La Tĩnh Hòa nói liên miên về chuyện của anh. Kỳ Vân rất chăm chú lắng nghe, dù cũng chỉ là mấy chuyện như năng lực công tác xuất sắc thực sự nhưng về mặt tình cảm với nữ giới thì lại không được như vậy. Nhưng mà Kỳ Vân thích nghe, vô cùng thích nghe.

Hiện tại thời gian vẫn chưa đến mức rất lâu đó, Kỳ Vân quen La Tĩnh Hòa cũng chưa lâu lắm, nhưng mà mọi người đều đã ở chung rất quen thuộc, giống khuôn giống mẫu mà cùng một chỗ ngày qua ngày. Kỳ Vân tự bám lấy như thế, cứ như thuốc dán một khi dán lên rồi thì khó mà gỡ xuống được. Lão Từ nói cậu lý luận thánh nhân hay đạo lý lớn gì cũng đều hiểu được, nhưng cuối cùng cũng vẫn chỉ là tiểu thị dân ăn khói lửa nhân gian mà thôi. Kỳ Vân không cho là thế. Bà qua đời khiến Kỳ Vân xúc động rất lớn. Cảm xúc bi thương này không liên quan đến tình thân, cậu và người nhà vốn chẳng thân thiết gì. Chỉ là trải qua một lần tử vong, người ta có thể chân chính hiểu được tử vong rốt cuộc có ý nghĩa gì. Một con người, đã biến mất như thế đó, đã không còn nữa, đã không thể nhìn thấy được nữa. Rồi sau này trong câu chuyện của thân thích bạn bè sẽ nhắc đến “cái người đó”, thậm chí ngay cả tên cũng gọi không đúng, sau đó dần dần bị thời gian lãng quên không nhắc đến nữa.

Như thế con người sống một đời rốt cuộc là để làm gì đây.

Lo trước lo sau, chỉ để chờ sau khi mất đi lưu lại lời hay ý tốt về “cái người đó” từ miệng của thân thích? Không, có làm thế cũng chẳng được ích gì. Bà nội cậu một đời khôn khéo nghiêm cẩn, mất rồi chẳng phải cũng bị người ta lấy ra bàn tán sao, xét nét cuộc chiến kịch liệt giữa bà với con dâu, hầu hết đều nghiêng về suy nghĩ bà là mẹ chồng độc ác, không thể khoan dung cho người khác. Thậm chí ngay cả việc cậu không được chia di sản cũng bị lộ ra, dì cô xa gần gì trong một thời gian dài đề tài tán gẫu nhắc đến Kỳ Vân đều trao đổi ánh mắt ngầm hiểu, đoán cậu thực ra không phải họ Kỳ.

Nếu chết sống đều không thể thoát khỏi miệng lưỡi với cái nhìn chòng chọc của người đời, vậy đơn giản nhất là đừng để ý đến. Mình sống cho mình là được rồi, nếu may mắn, sẽ được vài chục năm. Chết rồi ai còn đi quản nhiều như vậy, còn sống thì đừng nên sợ người ta nói gì cả.

Kỳ Vân tự đấu tranh với bản thân rất nhiều ngày, La Tĩnh Hòa cũng không nắm rõ, cứ theo thường lệ đi làm tan tầm xã giao nấu cơm, chỉ là phát hiện thái độ thiếu tự nhiên của Kỳ Vân đột nhiên tốt hơn rất nhiều.

“Sao đột nhiên không đùa nghịch nữa?” La Tĩnh Hòa bật thốt một câu.

Kỳ Vân ngớ người, “Đùa nghịch gì cơ?”

La Tĩnh Hòa búng lên trán cậu, chỉ mỉm cười. “Đùa nghịch” là cách nói gọn ở quê La Tĩnh Hòa, chuyên dùng để hình dung thời kỳ phản nghịch của thiếu niên.

Mưa thu qua đi, hai hôm nay trời quang mây tạnh. Độ ấm đã tăng lên, không khí cũng tốt hơn nhiều. Sau khi tan học chạy ra vườn trường, thấy La Tĩnh Hòa nghiêng người tựa vào xe chờ mình, khăn quàng cổ dài màu trắng phất phơ trong gió. Con đường mát bóng râm xanh lá đỏ vàng đằng kia duỗi người về phương xa, làm nền sau lưng La Tĩnh Hòa, tựa như một bức tranh vậy, màu sắc được sử dụng đều ngời sáng khoan khoái lại trầm tĩnh ấm áp.

“Thanh Hòa!”

La Tĩnh Hòa mỉm cười đứng thẳng lên, vẫy tay với cậu, tỏ ý cậu đừng chạy, không cần gấp gáp.

Sao có thể không sốt ruột được chứ.

Kỳ Vân hạnh phúc nghĩ.

Cuối tuần lại đến, La Tĩnh Hòa trở về trấn trên một chuyến. Anh đã xây cho cha mẹ một căn nhà nhỏ hai tầng ở trấn trên, dĩ nhiên là có cả một khu vườn lớn, đất trong vườn đều là đất màu mỡ nhờ người vận chuyển từ nơi khác đến. Cha mẹ anh cũng có sở thích tự trồng rau hoa. Kỳ Vân được La Tĩnh Hòa giao cho chìa khóa nhà, vì thế hai ngày rồi cũng chưa quay về nhà mình, trốn trong nhà anh, nhìn đồng hồ đếm thời gian. Anh dự tính ở lại nhà cha mẹ hai ngày, bốn mươi mấy tiếng đồng hồ. Chết đi được ấy, Kỳ Vân rầu rĩ không vui mà cuộn người trên chiếc giường lớn, quấn chăn lăn qua lăn lại.

“Biết rồi mà, tôi sẽ trở về nhanh thôi.” La Tĩnh Hòa ở đầu dây bên kia nói.

Chiều Chủ Nhật, La Tĩnh Hòa mang theo một thân mát lành đẩy cửa nhà ra. Quả nhiên, nghênh đón anh là mùi mì ăn liền. Kỳ Vân cuộn chăn say sưa ngủ trên giường, khóe miệng còn dính một vệt óng óng khả nghi. La Tĩnh Hòa nhéo mặt cậu, “Heo!”

Kỳ Vân chùi miệng, reo lên một tiếng: “Người nuôi heo đã trở lại!”

La Tĩnh Hòa hết lời.

Kỳ Vân ngồi dậy, trên người vẫn còn hơi ấm của ổ chăn. Đưa tay sờ sờ quần áo La Tĩnh Hòa: “Ô, lạnh thật.”

La Tĩnh Hòa nói: “Mang về không ít đồ, cậu khoác thêm áo rồi dậy xem.”

Kỳ Vân khoác thêm áo ngoài của La Tĩnh Hòa, chạy đến phòng khách thì thấy, mấy túi bện cực lớn.

“May là tôi tự lái xe về đấy, nếu không chắc cách nào mang về đây nổi.”

La Tĩnh Hòa mở một túi, lấy ra một bao bố trắng thật lớn. Cởi bao bố ra, bên trong thế nhưng lại gói một chiếc chăn bông to xụ. Vỏ chăn là vải bông đỏ thẫm hoa văn bắt mắt, thực thôn quê, nhìn rất dễ chịu.

“Hoa văn này nhìn là thấy nóng cả người, thích hợp cho mùa đông thật.” Kỳ vân đưa tay sờ. Bông trong chăn rất dày, phồng lên chắc nịch, sờ vào rất mềm mại.

“Bông vải mới thu hoạch năm nay. Nhờ người ta mang từ quê lên. Trong chăn đều là dùng vải bông tinh khiết, nơi này còn có vỏ chăn cho giường đôi nữa.” Thuần một màu vỏ quýt, thuần một màu đỏ thẫm. Bất chợt xuất hiện màu sắc chất phác dường như khiến không khí tăng lên mấy độ. Ôm chăn bông lên giường, La Tĩnh Hòa hỏi: “Cậu muốn dùng vỏ chăn nào trước?”

“Màu đỏ thẫm đi.” Kỳ Vân đáp. Giống màu sắc mọi người dùng khi kết hôn.

La Tĩnh Hòa bọc vỏ chăn vào, cũng mất một ít thời gian công sức. Bọc xong rồi anh vỗ vỗ chăn bông: “Cái này là mẹ tôi làm đấy. Bà nhồi bông theo vóc người tôi, xem chừng có hơi nặng với cậu. Cậu nằm vào thử xem.”

Kỳ Vân cởi áo ngoài trèo lên giường. Chăn còn mang theo hơi lạnh bên ngoài, nhưng rất nhanh đã nóng lên. Kỳ Vân lần đầu tiên được đắp chiếc chăn bông vừa lớn vừa dày như thế, sung sướng lăn qua lăn lại trong chăn.

“Bên ngoài bán chăn vũ trụ này chăn điều hòa này bao nhiêu là loại, kỳ thực cũng không tốt lắm, chẳng biết được là dùng chất liệu gì. Chăn làm từ bông vải đắp vẫn thoải mái nhất. Sao rồi, có nặng không?”

Chiếc chăn này đem lại cảm giác mềm mại trầm ấm. Khiến người ta cảm thấy bản thân như được bao bọc bốn phía rất kỹ lưỡng, vừa ấm áp vừa an toàn. Kỳ Vân lắc đầu: “Không nặng không nặng. Thanh Hòa tôi yêu anh chết mất! Chăn này thật tuyệt vời!”

La Tĩnh Hòa gật đầu. Kỳ Vân quyến luyến chui ra khỏi chăn, cùng anh đến phòng khách xem còn mang về vật báu gì. Có không ít là thổ sản quê La Tĩnh Hòa, Kỳ Vân rất thích khoai lang. Nâu đỏ như đường mật, chỉ nhìn thôi đã ngọt cả miệng.

“Để tôi rửa một ít đem hấp. Này là loại khoai lang phơi nắng ruột vàng ấy, rất ngọt. Có điều không thể ăn nhiều, không tốt cho tiêu hóa, dễ đau dạ dày. Cậu dùng để ăn vặt thôi nhé.”

Còn cả một ít hoa màu tươi. Một lọ củ cải dưa muối dầm. Nghe nói đây là món tâm đắc của mẹ La, hàng năm người nhà đều chờ bà làm sau khi phơi nắng củ cải. Một đống đồ mở đến cuối cùng, là một bộ đồ ngủ. Vải bông in hoa nhỏ, kiểu mẫu thực cũ kỹ.

“Này là mẹ may cho tôi đấy.” La Tĩnh Hòa lấy ra vẫy một cái: “Bà trước sau đều không tin tưởng chất lượng vải quần áo bán trên thành phố, đặc biệt vừa người ấy. Bà cho rằng vải bông là tốt nhất, loại vải nào cũng không bằng.”

Kỳ Vân nhìn mà ngớ ra: “Mẹ anh tự may á?”

La Tĩnh Hòa cười nói: “Ừ. Kiểu dáng khó coi nhỉ. Nhưng mặc rất thoải mái.”

Kỳ Vân đột nhiên nắm lấy bộ đồ ngủ: “Tôi muốn cái này.”

La Tĩnh Hòa ngẩn ra: “Hở?”

“Thanh Hòa, tôi muốn cái này, cho tôi được không? Xin anh đấy!” Kỳ Vân vô cùng đáng thương mà nhìn anh: “Tôi thực sự rất muốn rất muốn!”

“Nhưng mà… cậu mặc vừa không?”

“Đừng lo, cho tôi đi!”

La Tĩnh Hòa nhìn Kỳ Vân, trước mắt dường như lại hiện ra hình bóng ướt đẫm mưa ngày đó.

“Được rồi. Cậu muốn thì cho cậu đấy.” La Tĩnh Hòa vò tóc cậu.

Cơm chiều La Tĩnh Hòa đem bột ngô tươi vừa mang về ra nấu. Dùng dầu vừng, giấm, tỏi băm nhỏ trộn với một đĩa củ cải dưa muối. Kỳ Vân gắp một miếng, hình thức không đẹp mắt lắm, hình khối nhỏ màu xanh lá. Nhưng ăn vào miệng, giòn giòn vô cùng ngon miệng. Nhanh nhanh húp một ngụm bột ngô, cắn một miếng bánh mì La Tĩnh Hòa hấp, mùi vì ngọt ngào đầy hạnh phúc từ bụng chảy tràn khắp cơ thể.

La Tĩnh Hòa ngồi đối diện, mỉm cười nhìn cậu. Phòng bếp tỏa ra mùi thơm ngọt ngào của khoai lang hấp, hơi nước lượn lờ khắp phòng mang theo cả bụi mảnh.

Hai mắt Kỳ Vân đột nhiên đỏ lên. Không ngăn lại được. Cầm bánh mỳ trong tay, bả vai bắt đầu hơi run rẩy.

Hại La Tĩnh Hòa quýnh cả lên: “Làm sao vậy? Bị bỏng rồi?”

Kỳ Vân cúi đầu, sau một lúc lâu, kiên định ngẩng đầu lên, mang theo giọng mũi trầm đặc: “Thanh Hòa, tôi hỏi lại anh lần cuối, tôi muốn ở lại nhà anh không đi, anh đồng ý không?”

La Thanh Hòa nhẹ nhàng thở ra, mỉm cười vươn tay xoa đầu cậu. Lại bị Kỳ Vân né ra. Cậu lớn tiếng hỏi: “Tôi nghiêm túc đấy! Cơ hội cuối cùng! Nếu anh đồng ý về sau cũng không được đổi ý!”

La Tĩnh Hòa khẽ thở dài: “Đồ ngốc, rất ngốc. Dĩ nhiên là tôi đồng ý rồi.”

Kỳ Vân đưa tay quẹt mắt, khóc thút thít. La Tĩnh Hòa đứng dậy, vòng ra sau cậu, nhẹ nhàng rút bánh mì và đũa trong tay cậu ra: “Được rồi được rồi. Bình tĩnh ngồi lại ăn nào. Cậu nhóc ương ngạch.”

Kỳ Vân “Hử?” một tiếng: “Gì cơ?”

La Tĩnh Hòa không kiềm được búng lên trán cậu nhóc: “Không có gì không có gì, được rồi được rồi mà.”

Kỳ Vân hừ khẽ, hãy còn im lặng chốc lát, sau đó lại cầm bánh mỳ và đũa lên, ăn lấy ăn để.

“Cậu chậm một chút, ăn vào một bụng không khí, đợi lát nữa lại ợ hơi khó chịu.” La Tĩnh Hòa bất đắc dĩ mà dong dài một câu.

Chỉ có điều… Ai kia chẳng chịu để ý đến anh.

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio