Bác sỹ Minh Hạnh, bác sỹ chính của khoa Cai nghiện, viện châm cứu Trung Ương đang nhìn đồng hồ, rồi quay lại với phác đồ điều trị mà cô cầm trên tay. Còn khoảng hơn h đồng hồ nữa là bệnh nhân này tới "cữ", và cô cần châm cứu để giúp anh ta cắt cơm thèm thuốc.
Rất cẩn thận, cô rút những chiếc kim bạc dùng để châm cứu ra sát trùng, rồi kiểm tra lại máy điện châm. Công việc của cô là giúp cho những kẻ lầm lỡ này thoát khỏi con đường đi tới địa ngục của sự nghiện ngập và trở lại làm người. Những kẻ như chàng trai đang nằm trên giường kia, gương mặt trắng trẻo, thông minh và hiền lành đó không ngờ lại là một kẻ hư hỏng, và nghiện ngập. Cuối cùng thì người khổ cực nhất, lại là những bậc cha mẹ, những người đã sinh ra và nuôi họ lớn khôn.
Cô nhìn người đàn bà đứng tuổi, dáng vẻ phốp pháp, sang trọng nhưng đau khổ và tuyệt vọng đang thủ thỉ khuyên nhủ cậu con với ánh mắt thông cảm và thương xót. Người nhà nào của bệnh nhân mà cô từng gặp cũng mang dáng vẻ đó, nhẫn nhịn và đau khổ, tuyệt vọng. Cô chỉnh lại các nút xung "bổ", "tả" trong máy điện châm để không gây cho bệnh nhân cảm giác đau đớn, vỗ về an ủi người đàn bà khốn khổ một chút rồi bước ra ngoài. Việc điện châm có thể kéo dài khoảng - phút, và cô tế nhị dành căn phòng cho người mẹ với nỗ lực khuyên răn cậu con một cách vô vọng, bằng những thứ đồ đắt tiền mà bà sẽ mua cho cậu nếu cậu chịu cai nghiện một cách tử tế và nghiêm túc.
Cậu ta tên là Nhân, cái cậu bệnh nhân ấy, một cái tên gắn biết bao sự kỳ vọng của ba mẹ cậu, nhưng từ khi cậu tới đây, chưa lần nào cô thấy Ba cậu có mặt. Nghe đâu ông là một quan chức cao cấp, vì thế thật dễ hiểu khi ông luôn tránh lộ mặt ở cái phòng được thuê riêng cho cậu con với cái giá mỗi ngày bằng cả tháng lương của Hạnh. Cái chốn chẳng lấy gì làm hay ho đối với danh tiếng và uy tín của ông.
Mọi việc chăm sóc cậu con trai được uỷ quyền cho bà mẹ lo hết. Cũng bình thường như việc ông đi suốt ngày với dự án này, hội nghị kia. Và biết đâu, như bà mẹ từng tâm sự với cô, lại chẳng phải là du lịch với một cô thư ký trẻ tuổi xinh xắn nào đó? Căn biệt thự to đùng, sang trọng lúc nào cũng chỉ còn hai mẹ con với nhau. Và dĩ nhiên, để giải sầu, bà dành hết thời gian cho bói toán, lễ lạt chùa chiền, cho việc tham dự những cuộc tiệc tùng, bài bạc cùng những bà mệnh phụ giống mình. Nghe người ta đồn, bà còn dành tiền "trợ giúp việc học hành" cho một anh sinh viên trẻ tuổi, đẹp trai nhưng nghèo rớt mùng tơi chỉ bằng tuổi con trai mình. Và cuối cùng, sợi dây liên kết còn lại giữa gia đình, là những đồng lương người chồng đưa về cho vợ, là những đồng tiền thoả sức tiêu pha của bà mẹ dành cho con.
Nhưng, theo như Hạnh nghĩ, việc đó đối với Nhân là cả một sự thất vọng và bất mãn to lớn. Cái cậu cần, theo như cô hiểu, thì chỉ là sự quan tâm, chia sẻ và mái ấm gia đình, chứ không phải là một đống tiền lạnh lẽo.
Cô vừa chuẩn bị thuốc thuỷ châm vừa lắc đầu thở dài, trong phòng vang lên tiếng bà mẹ khóc nức nở, và tiếng Nhân vùng vằng lớn tiếng. Cậu la hét rằng ba mẹ cậu chỉ lo kiếm được thật nhiều tiền, chỉ biết lo cho mình chứ có cần gì tới cậu đâu? Vậy thì việc gì cứ phải ngày đêm vờ lo lắng, chăm sóc cậu? Sao không để cậu chết đi cho rồi?
Hạnh đẩy cửa bước vào phòng, bà mẹ đang gục xuống giường và khóc nức nở, cậu con trai vẫn ngồi tựa lưng vào tường, vẻ mặt cau có, tức giận. Cô cố gắng khuyên cả hai bình tĩnh rồi bắt đầu tiêm, hai nhanh một chậm, cô đâm kim thật nhanh, chậm rãi đẩy thuốc và nhanh chóng rút kim ra để không gây đau đớn cho bệnh nhân của mình. Nhân vẫn chưa hết tức giận, hét toáng lên kêu đau rồi giật mạnh tay khi cô rút kim ra.
"Phụp" chiếc Syringe rơi xuống và đâm vào chân cô...
...
Bên ngoài, Việt thở dài thương cảm, quên mất là mình đang nghe lén. Mà cũng không phải, đêm khuya yên tĩnh như vậy, tiếng nói chuyện của hai người trong phòng dù nhỏ nhưng cũng khiến cho anh nghe chẳng sót một lời nào.
Chợt Hạnh hạ giọng, cô nấc lên, lẫn trong tiếng nức nở nghẹn ứ trong cổ họng và tiếng an ủi của Phan là tiếng mưa chợt rơi nặng hạt làm Việt không còn nghe thấy cô nói gì nữa. Dường như cô đang kể đến chuyện gì đó khiến cô cảm thấy khổ tâm và khó nói lắm? Rồi căn phòng chợt lặng im, như một khoảng lặng trước cơn bão. Bởi tiếp ngay sau là tiếng quát lớn của Phan, át cả tiếng nghẹn ngào của cô gái lẫn tiếng gào thét của cơn mưa.
Phan bỏ về, đúng nghĩa hơn là Phan bỏ mặc Việt với cái rắc rối kỳ lạ mà anh đang phải gánh chịu. Việt nghe Phan to tiếng quát mắng cô gái trong phòng một lúc rồi bỏ ra ngoài, anh không hiểu tại sao Phan lại làm vậy? Với Việt thì quát mắng một cô gái, nhất là khi cô ta đang đau khổ, yếu đuối, là một cái gì đó thật tàn nhẫn và độc ác, một hành động không thể chấp nhận được.
Việt bối rối, anh không biết phải làm gì trong tình trạng này, không biết phải nói gì, không biết phải đối xử thế nào với cô gái? Cuối cùng, anh gạt bỏ những suy nghĩ vẩn vơ, gạt bỏ sự bối rối và gạt bỏ cô gái bằng cách với tay tìm kiếm chiếc điều khiển, bấm nút Play cho máy chạy một chiếc đĩa nhạc bất kỳ nào đó ở trong ổ đĩa. Căn phòng tràn ngập giai điệu của Chopin, bản Noctu e cung đô thăng thứ với âm lượng hơi lớn. Noctu e là bản nhạc anh yêu thích, nhưng trong hoàn cảnh này, sao anh chỉ thấy nó nghe thật nhạt nhẽo và vô duyên?
Việt thở dài và trở vào phòng, đằng nào thì cũng không tránh được, thà cứ đối mặt còn hơn. Cô gái đã thôi khóc, chỉ còn tiếng sụt sùi trong cổ họng, Việt bối rối.
- Tôi xin lỗi, bạn tôi có lẽ hơi điên, lẽ ra anh ta không nên quát mắng cô như vậy.
- Ồ không - cô gái ngẩng mặt lên, đưa tay nhận lấy tờ khăn giấy Việt vừa đưa và lau nước mắt - Anh ta nói đúng, tôi thật là tệ, nghề nghiệp của tôi là phải chiến đấu không ngừng với thần chết để mang lại niềm vui, sức sống và hạnh phúc cho người khác. Cái công việc có thật nhiều ý nghĩa vì nhờ nó, tôi là niềm hi vọng của biết bao người trong cuộc chiến giành lại sự sống cho họ, vậy mà trong cuộc chiến của chính mình, tôi lại đầu hàng. Anh ta đã giúp tôi tự cân bằng chính mình, tôi nên phải cảm ơn anh ta mới đúng. Tệ thật, anh không dính phải máu của tôi chứ?
Rồi cô hơi ngưng lại, thở mạnh như để lấy can đảm và đối diện với sự thật
- Chắc anh đã đoán được, tôi bị nhiễm HIV.
- Ừm...
Việt tính nói một lời an ủi, nhưng anh không biết phải nói thế nào? Việt chửi thầm, gã Phan chết tiệt sao lại quát mắng om sòm rồi bỏ mặc anh với cái đống rắc rối khó xử này chứ? Cuối cùng, anh cũng tìm được một điều gì đó để mà nói.
- Đừng lo về chuyện lây nhiễm, tôi cũng là một bác sỹ mà, tôi tự lo cho mình được.
- Dĩ nhiên - Hạnh tỏ ra bối rối - Tôi đã lo là anh có thể bị dính máu của tôi.
- Thật ra, nếu dính vào da bình thường thì cũng đâu có sao? Chỉ đừng để dính vào niêm mạc hay vết thương hở thôi. Cô biết mà.
- Đúng vậy, nhưng lo lắng vẫn không bao giờ là thừa cả mà.
- Không sao, cô đừng lo, tôi đã mang găng tay khi khám sơ qua cho cô, thật may là trong nhà tôi luôn có sẵn, tôi là một ông bác sỹ luôn ám ảnh bởi những con vi trùng, bệnh nghề nghiệp ấy mà.
Việt mỉm cười và chỉnh cặp kính cận bằng đốt cuối của ngón tay trỏ rồi nhìn thẳng vào mắt cô gái. Đôi mắt cô bây giờ cứ như một mặt hồ lúc hoàng hôn mùa đông, bình lặng một cách đáng sợ. Sự bình lặng có phần gượng ép của một kẻ đang cố chấp nhận sự thực, dù sự thật đó chẳng dễ chấp nhận chút nào. Sự bình lặng giả tạo của mặt hồ, chỉ cần một viên sỏi nhỏ rơi xuống tạo thành những vòng sóng nước, rồi cộng hưởng thành những cơn sóng lớn, dồn dập, dồn dập như một cơn bão. Việt cố đùa cho bớt căng thẳng dù có hơi chút vô duyên:
- Hơn nữa, giờ thì tôi biết tại sao ông bạn tôi có thể mắng kẻ khác xơi xơi mà vẫn kiếm được tiền rồi.
- Phải, bạn anh là một bác sỹ tâm lý cừ - cô bật cười, gương mặt đã đỡ nhợt nhạt hơn khi tinh thần của cô đã khá hơn - và tôi cũng nhớ câu trêu đùa về những người mặc Blouse như chúng ta, "bác sỹ thì nhìn đâu cũng thấy vi trùng". Chắc hai người thân nhau lắm?
- Thân? Tụi tôi nợ lẫn nhau - Việt bắt đầu biết đùa, sau khi những rắc rối đã qua, người ta có lẽ cũng nên tự thưởng cho mình một chút hài hước - Tụi tôi nợ lẫn nhau nhiều thứ, nếu như anh ta thiếu nợ cô điều gì, kể cả mạng sống, cứ tới tìm tôi, tôi sẽ trả giúp anh ấy, bất cứ thứ gì. Và...
Việt lại mỉm cười, như một thói quen, mỗi khi nói tới Phan, anh đều mỉm cười. Việt nói to, dõng dạc.
- Và ngược lại.
- Hai người thật may mắn - Cô gái khẽ thở dài, không biết cô ta thở dài vì điều gì? - Thật hạnh phúc khi có người bạn tri kỷ.
- Tôi xin lỗi - Việt chuyển đề tài, thú nhận - tôi đã nghe lén chuyện giữa cô với bạn tôi, cô đừng quá bi quan, dù thế nào đi nữa, cuộc sống của cô có ý nghĩa với rất nhiều người. Rất, rất nhiều người còn cần đến cô.
- Nhưng chẳng có chút ý nghĩa gì với anh ta nữa, anh ta không cần mình.
Hạnh lẩm bẩm trong miệng không để cho Việt kịp nghe thấy, rồi cô nhìn Việt, hơi lúng túng.
- Anh có gì ăn không? Tôi đói quá, có cảm tưởng như tôi có thể ăn hết một con Bò to.
Hoá ra nơi xa lạ nhất với Việt lại chính là nhà của mình, bởi anh chỉ về đây để ngủ sau những ngày làm việc mệt nhọc và những cuộc chơi bời tới gần sáng. Anh không muốn về nhà, anh sợ cảm giác cô đơn lủi thủi trong ngôi nhà của chính mình. Công việc chăm sóc ngôi nhà đã có bà giúp việc lo, việc duy nhất anh phải lo, là trả lương đúng hạn cho người chăm sóc nó. Mà việc ấy, thì cũng chả giúp được gì cho anh trong hoàn cảnh này. Bởi sau khi dỡ tung cả phòng bếp, cả hai chẳng kiếm được chút gì để ru ngủ cái dạ dày đang nhảy Hip hop của mình. "Đành vậy, hi vọng giờ này vẫn còn một quán ăn nào đó còn mở cửa" - Việt quyết định, sau khi chợt nhận ra rằng anh cũng trở nên đói cồn cào. Tất cả năng lượng của anh, có lẽ đã tiêu hóa hết vào sự lo lắng rồi.