Thái Vy thầm nghĩ, có nói ra ai sáng tác đố ông ta biết được.
- Có điều tôi không biết thầy có đàn được không
- Vậy cô hát hết bài đi, tôi sẽ thử xem.
Nói rồi ôm đàn Đáy, nhìn cô chờ đợi. Thái Vy lục trí nhớ một hồi, lấy hơi, sau đó hát:
“Cười cười một chuỗi trời thử bụng ta
Có mùa thóc lép lợp trên mái nhà
Có mùa hoa cà tự nhiên tím tái
Bà ví lông gà vàng như vườn cải
Ông ví mặt trời như lời mối lái
Ai ví tình yêu như trò nghịch dại
Bà lên Kẻ chợ có buồn được đâu
Ra về lúc lắc héo mòn một xâu
Ra về lúc lắc héo mòn một xâu
Chiều nay tôi đưa bà ra đầu làng, đầu làng mình chợt nổi trận gió to”
- Hay, quá hay.
Thầy kép hai mắt sáng long lanh, hứng chí vỗ tay, trên mặt rõ nét mừng rỡ như bắt được vàng. Thái Vy chợt nhớ đến một điều, bèn dò hỏi:
- Vậy thầy đàn được không?
- Được.
Hai ngày sau đó, Thái Vy cùng thầy kép luyện đi luyện lại bài này. Thầy kép có vẻ rất phấn khởi. Tôi còn một bài này nữa, không biết thầy muốn thử không?
- Cô lại có bài mới à, cho tôi nghe thử.
Thái Vy tủm tỉm cười, cô cầm phách lên bắt đầu gõ:
“ Thì thào cùng tuế nguyệt
Bao lâu bao lâu rồi
Mái đình xưa làng biển
Thênh thênh một góc trời…
Những thăng trầm thời gian
Đã ghi tạc hình dáng
Nét chạm trổ phượng long
Uốn lượn tựa mây sóng...
Đâu trúc mai sân đình , đâu dáng ai ưa nhìn
Động lòng tôi câu hát
Người xinh
Vây quanh nhịp trống chèo
Ai trao duyên ai vô tình nên còn đây lời hẹn
Chăm nom một góc đình..”
Tiếng hát cùng tiếng phách đã dừng, nhưng thầy kép vẫn ngây ngốc. Thái Vy không nhịn được, cười khúc khích, lúc này thầy kép mới sực tỉnh.
- Mấy bài cô sáng tác rất lạ, tôi trong nghề gần hai mươi năm nay, cũng gặp nhiều đào nương tự sáng tác, nhưng đều không được như cô, bài cô sáng tác điệu khá nhanh, khiến người nghe có cái gì đó thôi thúc trong lòng, rồi nhanh chóng bị cuốn theo ..
Nghe thầy kép khen, trái lại vui mừng, Thái Vy cảm giác tội lỗi với mấy vị nhạc sĩ mà cô đạo nhạc ( T_T). Thầy kép vẫn gật gù tiếp diễn màn độc thoại:
- Ban đầu tôi lấy làm tò mò, không biết bà lớn phát hiện gì ở cô mà quyết tâm đào tạo cô như thế. Sau này khi dạy cô hát, tôi mới biết. Là vì giọng cô rất trong, khi lên cao nghe thanh, và không có tạp âm. Nhưng không ngờ ngoài chất giọng đặc biệt hiếm có, cô lại có tài sáng tác.
- Thầy tâng bốc tôi đủ chưa, mấy bài này tôi không nghĩ trong lễ ra mắt sẽ biểu diễn, tốt nhất thầy cứ chọn cho tôi một bài truyền thống mà thầy tâm đắc nhất.
Thầy kép cũng đồng tình. Thật ra, Thái Vy hát cho vui, cũng không có ý sẽ lấy để diễn. Còn về vì sao bà lớn lại chọn cô, thực sự cô cũng không biết. Có thể cái Tí biết, nhưng cô chưa kịp hỏi. Haiz.
Đến chừng gà gáy canh hai ( khoảng h), thầy kép xin phép lui. Thái Vy tỏ ý muốn tiễn thầy ra gian trước. Thầy kép vội từ chối. Đi xuống nửa chừng không biết nghĩ sao bèn leo ngược lại. Thái Vy thấy vậy nên hỏi:
- Thầy còn quên gì sao?
- Không phải, tôi có mấy ý này, không biết cô có rảnh để nghe.
- Thầy nói đi!
Thầy kép có vẻ khẩn trương:
- Tai vách mạch rừng, cô có thẻ ghé sát tôi chút không?
…
Thầy kép đi khuất rồi, Thái Vy vẫn còn đứng ngây ra đó. Không ngờ cái chốn này cũng lắm thủ đoạn, cũng hại người không gớm tay như thế. Thật khiến người ta buồn nôn. Xòe tay ra, nhìn vài đồng bạc thầy kép mới đưa, Thái Vy thầm rủa mình ngu ngốc, bây giờ cái gì cũng cần tiền, từ nay phải dè xẻn chút.
( Lời tác giả: ^^ ta đã có mặt để giải đáp đây
Cùng một bài ca trù, các đào nương có các cách khác nhanh chậm, âm điệu khác nhau. Thậm chí cùng một đào nương, tùy tâm trạng, tùy cách biến tấu cũng có thể hát khác nhau, Tuy nhiên không ảnh hưởng đến bản chất của bài hát, và cái được giữ nguyên không đổi là thể và điệu.
Chú ý: ta không đi sâu vào thể loại này nha, và cũng không bám sát hoàn toàn về nghệ thuật ca trù cũng như những quy định của nó )