Dù đã mấy năm thiên tai đã xa, không đến nỗi không có cơm ăn, nhưng nhà nào cũng nghèo. Cho nên không có chuyện đi nhà khác ăn trực.
Nếu có người dám làm thế sẽ bị đuổi thẳng cửa.
Tuy lần này đến nhà Đào Đào liên hoan nhưng nhà nào cũng cầm theo đồ ăn tới.
Đúng như Nhu Nhu nói, có có nhiều chứ không ít hơn. Sáu nhà gộp lại cũng xấp xỉ hai mâm. Nhưng đồ ăn lần này lại toàn là đồ ngon nhất.
Có hai con gà rừng không bé chút nào, vặt lông xong cũng nặng khoảng ba cân một con (~.kg của mình nha các cậu ơi), hai con là gần sáu cân. Thường Hỉ làm gà năm món.
Đầu tiên, chị cắt một ít thịt gà làm gà xào sợi bầu khô. (Không biết tớ dịch đúng không, chứ tớ tìm nửa ngày không có món nào như thế. Các món ăn, cách chế biến dưới đây đều là tớ thêm thêm bớt bớt nhé ạ ToT. Không chính xác đâu ạ ToT)
Sợi bầu khô và bầu thực ra chẳng liên quan tới nhau.
Nhưng mọi người đều gọi tên như thế.
Lại nói, Thường Hỉ gia học sâu xa nhưng chưa từng làm món này. Sợi bầu khô là khi bọn họ tới nơi này mới có, loại này cần dụng cụ để làm, dường như nhà nào cũng có. Pha bột ngô, đặt lên tấm ván, ấn một cái liền thành sợi mì như chiếc đũa, sợi dài sợi ngắn.
Tất nhiên loại này không ngon bằng mì sợi làm từ bột mì trắng, nhưng dùng cho thêm gà thì khẳng định là còn ngon hơn bột mì ăn không. Trong thôn này, như vậy đã là một món ăn tuyệt vời. Lần này Thường Hỉ làm món gà xào sợi bầu khô. Thịt gà còn nhiều hơn sợi bầu khô. Cho dầu vào chảo nóng, xào gà trước, ngửi thấy mùi thơm thì cho sợi bầu khô vào.
Đây cũng giống mì sợi xào.
Gà năm món, đây là món thứ nhất.
Thứ hai là gào xào ớt.
Tất nhiên bây giờ không phải chỉ là gà xào ớt không, Thường Hỉ cho thêm cả cà rốt, củ cải, dưa chuột, đậu phộng và ớt khô vào cùng xào.
Món thứ ba là gà hầm khoai tây, không cần nói cũng biết, tất nhiên khoai tây nhiều hơn gà. Nhưng khoai tây hầm cùng gà còn là khoai tây bình thường chắc? Đó là vua trong đám khoai tây đó! Mềm mại ngon miệng, nước canh thì thơm nồng.
Cũng may hai con gà này rất béo, thịt cũng không ít, làm được ba món đã là nhiều.
Nhưng Thường Hỉ cũng chẳng phải người bình thường, chị dùng đầu gà, chân và gan gà băm nhỏ làm nộm. Tuy chị chưa quá hài lòng với hương vị lắm, nhưng mọi người không nghĩ nhiều như vậy, ai cũng nhìn chằm chằm, mắt dính chặt vào đồ ăn. Nghĩ liền biết đây là món ngon nhắm rượu.
Món cuối, cũng là thứ còn sót lại cuối cùng, Thường Hỉ lấy bộ xương chẳng còn bao nhiêu thịt nấu canh. Chị cho thêm miến, củ cải khô và một ít gừng băm.
Ngoài gà năm món ra, chị còn chuẩn bị thêm sáu món đồ chay, không biết có phải do dùng qua chảo xào gà hay không mà dù là thứ ăn chay nhìn cũng béo ngậy hơn, có mùi thịt gà, cực kì hấp dẫn.
Từ món đầu tiên, bọn nhỏ trong sân đã không nhịn nổi, dù có ngựa gỗ cũng chẳng cản được ánh mắt của bọn nhỏ.
Mùi hương kia thật sự quá mê người.
Mấy năm này, người này cũng đói, ngay cả nước canh cũng không có mà uống nhiều. Mấy cái khác cũng tốt nhưng ăn mới là chân ái.
Mọi người giúp đỡ, nhưng chỉ làm một ít việc lặt vặt, đầu bếp chính vẫn là Thường Hỉ. Nhưng chị vẫn nhất nhanh nhẹ, nhưng cũng đúng thôi. Đến tiệc cưới nhiều hơn thế này chị còn làm được chứ đừng nói bây giờ.
Chị chỉ huy: “Mở tiệc thôi.”
Nguyệt Quý gọi chồng: “Anh về nhà lấy bàn mang qua đây đi.”
Lý Đại Bảo thấy vợ nói liền gật đầu nói được.
Mẹ anh ta lại nói: “Lấy thêm cả ghế qua đây, mẹ thấy chắc chưa đủ ghế đâu.”
Ba người nhà Nguyệt Quý ở cùng ba mẹ chồng, Lý gia cũng lạ, ba bốn đời đều là độc đinh, chỉ có một đứa con trai. Nên cha mẹ đều ở cùng con cái.
Chắc là do chồng không có anh em, con trai cũng chỉ có một đứa nên lúc chọn vợ cho con trai, bà nhắm ngay Hứa Nguyệt Quý – gia đình đông người. Trong nhà Hứa Nguyệt Quý có ba anh trai, được coi là con cháu thịnh vượng, bản thân Nguyệt Quý cũng không đanh đá nên mẹ chồng con dâu vẫn rất hòa thuận.
Trong ngõ này, một nhà khác ở cùng mẹ chồng là quả phụ Vương, chồng chị đã chết nhưng còn mẹ chồng nên mẹ chồng nàng dâu ở cùng nhau nuôi sống đôi song sinh. Chắc là do sống nương tựa nhau nên quan hệ cũng không tồi.
Bà Lý cùng bà Vương cũng là bạn thân.
Còn mấy nhà khác thì không ở cùng cha mẹ.
Chồng thím Thúy Hoa là con thứ, cha mẹ chồng ở với anh cả. Hứa lão tam cũng vậy.
Còn nhà đại đội trưởng có chút đặc thù, anh rể anh tới ở rể nên cha mẹ cho anh rể chị dâu nhà, hai ông bà cũng ở cùng con gái. Chuyện này ở trong thôn rất hi hữu, nhưng người ta nguyện ý, quan hệ chị em cũng tốt nên chẳng ai dám nói gì.
Bàn ăn được mang qua rất nhanh, ông Lý nhìn ông Hạ nói: “Quanh đây chỉ có hai ta tuổi cũng không cách nhau nhiều, về sau nếu rảnh thì cứ qua nhà tôi chơi. Hai ta nói chuyện hay đi nhặt củi cũng có bạn đi cùng.”
Ông Hạ cười đáp ứng.
Ông Hạ ngoài cầm đồ ăn qua còn mang theo một chai rượu, ông lắc lắc bình rượu nói: “Hai bạn già chúng ta cũng phải mười mấy năm không ngồi cùng nhau rồi. Lần này vừa hay có dịp.”
Mấy người đàn ông này làm gì có ai không thích uống rượu?
Bọn họ cũng sôi nổi hẳn lên hỏi: “Đây là rượu đầu ạ?”
Ông Hạ gật đầu: “Ừ. Ngày thường tôi cũng không uống rượu này vì nặng quá, tôi không gánh được. Nếu là rượu trái cây thì được chứ rượu này thì chịu. nên cũng không biết có ngon không.”
“Sao có thể không ngon chứ? Rượu đầu nên hơi nồng.”
Mấy người đàn ông sôi nổi hẳn lên, đại đội trưởng cũng có chút kiến thức, anh khẳng định: “Đây là rượu quý nhất Cung Tiêu Xac, con trai ông đúng là hiếu thuận.”
Đại đội trưởng giơ ngón tay cái lên.
Ông Hạ bật cười: “Sau này tiểu Lãng nhà cháu lớn cũng sẽ hiếu thuận thôi. Làm gì có đứa nhỏ nào không tốt chứ? Chỉ cần người lớn chúng ta không dạy bọn nhỏ điều xấu, giảng đạo lý cho bọn nhỏ thì làm gì có đứa nhỏ nào không hiểu chuyện chứ. Đứa nhỏ lớn lên trong môi trường tốt thì sẽ ngoan thôi.”
Ông Hạ cũng giơ ngón tay cái lên.
Lời này rất chính xác.
Đứa nhỏ làm sao đã biết tốt xấu chứ? Đứa trẻ bị hư chẳng phải đều do người lớn cưng chiều, hoặc là đua đòi. Nếu có cha mẹ dạy điều hay lẽ phải thì sẽ không hư.
Người lớn nói chuyện với nhau, không biết Đào Đào đã đứng đó từ bao giờ.
Bé con đứng bên cạnh nghe chốc lát rồi nói: “Con lớn lên cũng sẽ làm người tốt.”
Bé con ngẩng mặt nhỏ lên, đôi mắt sáng lấp lánh, rất nghiêm túc nói: “Con cũng sẽ hiếu thuận với ba mẹ, còn cả đối xử tốt với anh chị.”
Hứa lão tam cảm động, nước mắt lưng tròng nói: “Aizzz, con gái cưng của ba thật ngoan ngoãn, ba biết mà, con gái ba ngoan nhất trên đời.”
Đào Đào cong khóe miệng: “Con là Đào Đào ngoan.”
“Mọi người đang làm gì thế? Tới đây ăn cơm thôi.”
Thím Quế Hoa mang đồ ăn tới nói: “Đồ ăn hôm nay là tiêu chuẩn ăn tết đó.”
Mọi người cười to, sôi nổi gật đầu.
Hôm nay có mấy món mặn liền đó.
Có những năm khó khăn, ăn tết cũng không được ăn ngon như hôm nay.
Tuy hôm nay là sinh nhật Đào Đào nhưng mọi người cũng không quá để ý, nói một tiếng, bọn nhỏ liền ngồi vào bàn. Thím Đại Hỉ nấu ăn rất ngon, hôm nay lại có cả thịt, nếu không ăn nhanh còn đợi đến bao giờ?
Đũa của mọi người lướt nhanh như gió.
Không nói ai mà ngay cả Đào Đào cũng xuống tay không chậm chút nào.
Bé con nhìn miếng thịt gà, gắp chuẩn một cái đã được, cho nhanh vào miệng.
Mục tiêu đầu tiên của mọi người luôn là thịt rồi. Mà sau khi ăn thịt mới ăn đến đồ xào cùng, sau đó nữa mới là món chay. Bên bàn đàn ông sẽ uống chút rượu, bên chỗ phụ nữ và trẻ con thì không uống.
Đào Đào ăn phải miếng ớt cay xé lưỡi, nhưng cũng chẳng dừng lại.
“Ôi cay quá!” Đào Đào xuýt xoa, đũa vẫn bay rất chuẩn: “Nhưng ăn ngon quá!”
Hạ Gia thấy Đào Đào nói thế liền gắp miếng thịt gà vào trong bát của cô bé: “Cho chị này.”
Đào Đào nói: “Cảm ơn Gia Gia, nhưng em cũng ăn đi!”
Bé con ăn phồng miệng nhỏ, tay duỗi ra nói: “Mẹ ơi, cho con một chén sợi bầu.”
Thường Hỉ: “Ừ.”
Bọn họ không uống rượu nên đồ ăn hết rất nhanh, chỉ chốc lát mà người nào cũng ăn đến tròn xoe bụng. Tất nhiên rồi, nhìn cái bàn đã sạch sẽ chẳng còn gì, chiếc đĩa còn chút dầu đều được bà Vương lấy bánh bột ngô quệt sạch sẽ để ăn.
Đào Đào xoa bụng, ngồi trên ghế nói: “Nếu mỗi ngày đều được ăn ngon vậy thì tốt.”
“Đúng vậy.”
Nghĩ đến có thể ăn thịt mỗi ngày, làm gì có ai không muốn chứ.
Đào Đào dựa vào mẹ mình: “Mẹ ơi, con muốn mỗi ngày đều là ngày sinh nhật.”
Thường Hỉ nhẹ nhàng xoa tay con gái: “Nếu ngày nào cũng là sinh nhật thì so với ngày thường có gì khác nhau đâu.”
Nghĩ vậy, Đào Đào lập tức gật đầu đồng ý: “Con không muốn nữa.”
Việc này bé con vẫn hiểu.
Ánh mặt trời ban trưa làm mọi người thấy buồn ngủ.
Đào Đào cảm thấy mình mơ màng sắp ngủ liền nói: “Ăn no rồi, con cảm thấy buồn ngủ quá.”
Hứa Nhu Nhu nhìn em gái nói: “Đi thôi, chị đưa em đi ngủ.”
Hứa Đào Đào chần chừ không muốn đi, bạn bé vẫn còn ở đây, nếu về ngủ thì giống như rất mệt mỏi. Bé con do dự nhìn bạn mình. Vừa nhìn liền thấy Gia Gia còn buồn ngủ hơn mình.
Đầu cậu nhóc đã gật vài lần rồi.
Có thể thấy cậu nhóc rất buồn ngủ.
Bé con nói: “Gia Gia cũng buồn ngủ rồi.”
Hạ Gia bị điểm danh, mơ hồ ngẩng đầu, dụi mắt, nhưng vẫn quật cường nói: “Em không buồn ngủ.”
Trẻ con đều quật cường như vậy.
Thường Hỉ nói: “Trẻ con nếu mệt thì nên đi ngủ không cần chống đỡ. Gia Gia cũng đi vào ngủ cùng Đào Đào đi.”
Chị quay sang nói với mấy đứa nhỏ khác: “Nếu mệt thì mấy đứa đều đi ngủ ở nhà thím một lát đi.”
Mấy đứa nhỏ vẫn đang ở đây.
Hứa Lãng lắc đầu nói: “Cháu không buồn ngủ.”
Cậu nhóc nhìn về phía ngựa gỗ, do dự hỏi: “Đào Đào ơi, nếu em ngủ trưa thì bọn anh có thể mượn ngựa gỗ chơi không?”
Đào Đào gật đầu đồng ý, mềm như bông nói: “Được ạ. Nhưng các anh chơi cẩn thận nhé. Nếu hỏng em sẽ mách ba đó.”
Hứa Lãng vỗ ngực: “Đào Đào yên tâm, bọn anh sẽ cẩn thận.”
Sau đó quay đầu nói: “Mậu Lâm với Hải Phong, Hải Lãng thì sao? Có buồn ngủ không?”
Cậu nhóc hận không thể bắt các bạn đi ngủ để mình được một mình chơi ngựa gỗ.
Nhưng ba đứa nhỏ đều sáu bảy tuổi, so với cậu lớn hơn một chút, cũng có tinh thần hơn. Đừng thấy bọn nhỏ chỉ hơn kém nhau một hai tuổi, nhưng khác biệt cũng rất rõ ràng.
“Không buồn ngủ, chúng ta cùng nhau chơi đi.”
Mấy bạn nhỏ ai đi đường nấy, Hứa Nhu Nhu đưa Đào Đào và Hạ Gia vào nhà nói: “Nào, dẫm lên ghế trèo lên giường đất nằm đi.”
Thấy hai đứa nhỏ đều có chút mệt nhọc nói: “Bạn nhỏ phải ngủ nhiều thì mới nhanh lớn.”
Đào Đào vâng một tiếng nói: “Thế thì anh họ với mấy anh sẽ không cao được.”
Hứa Nhu Nhu cười nói: “Ừ.”
Cô bé ngồi sát mép giường, cũng có chút mệt nhọc.
Đào Đào vỗ vào chỗ cạnh mình nói: “Chị ơi, tới ngủ cùng em đi.”
Hứa Nhu Nhu chần chừ: “Nhưng bên ngoài vẫn đang ăn, chút nữa cần dọn dẹp………….”
Đào Đào tinh tường lắc đầu nói: “Bên ngoài có rất nhiều người, không cần chị giúp đâu. Chị nằm xuống đây đi.”
Bé con vặn vẹo, như con sâu nhỏ bò về phái chị mình: “Chị ơi, chị kể truyện cổ tích cho bọn em được không?”
Hứa Nhu Nhu: “……………………”
Cô đã biết sẽ có chuyện chẳng lành mà!
Cô bé trầm mặc, nghĩ tới hôm nay bé con là “thọ tinh” nên chẳng chấp nhặt: “Em muốn nghe truyện gì?”
Đào Đào: “Chị kể truyện nào mà em chưa từng nghe được không?”
Nghe bé con nói, Hứa Nhu Nhu cũng không đồng ý. Cô nhéo nhéo mặt nhỏ của em gái, hung dữ nói: “Truyện cổ tích cũng chỉ có mấy truyện đó thôi, em thích nghe thì nghe!”
Kho truyện cổ tích của cô cũng chẳng có nhiều.
Với lại Đào Đào đã sáu tuổi rồi, mấy truyện cổ tích cô biết cũng đã kể hết. Lấy đâu ra truyện cổ tích mới chứ?
“Em có muốn nghe không đây?”
Đào Đào nói nhanh: “Vậy cũng được.”
Bé con quay đầu nói: “Gia Gia, em muốn nghe……………..”
Gia Gia……..đã lăn ra ngủ như heo nhỏ rồi.
Đào Đào nhăn mặt nói: “Em ấy ngủ nhanh ghê.”
Hứa Nhu Nhu bật cười, chọc chọc khuôn mặt sạch sẽ trắng nõn non mềm như bông của em gái: “Em nghĩ đứa nhỏ nào cũng như em chắc, muốn nghe truyện cổ tích xong mới đi ngủ.”
Cô nằm xuống cạnh em gái, vỗ vỗ em gái nói: “Chị kể cho em nghe truyện Tào Xung nhé.”
Hứa Đào Đào: “……..Vâng.”
Bé con đã nghe truyện này rồi.
“Làm sao? Không hài lòng à?”
Đào Đào lập tức ôm lấy Hứa Nhu Nhu, ngây thơ lấy lòng chị gái: “Đương nhiên là hài lòng rồi, chị của em là tốt nhất.”
Hai chị em rất nhanh bị cuốn vào truyện cổ tích, khi Tuyết Lâm đi vào đã nhìn thấy ba người ngủ như hình chữ X.
Cậu cười bất đắc dĩ, đóng cửa lại.
Đi ra ngoài đã thấy mẹ và mấy thím dọn xong một bàn ăn, mấy người phụ nữ ngồi nói chuyện dưới gốc cây đào. Còn bên bàn mấy người đàn ông ăn uống chậm rãi, mọi người uống rượu nên không nhanh như bàn bên này.
Thấy Tuyết Lâm đi ra, đại đội trưởng gọi: “Tiểu lâm qua đây đi.”
Tuyết Lâm đi đến, mỉm cười hỏi: “Sao thế ạ?”
Đại đội trưởng nói: “Mấy người bọn chú đang thảo luận xem cái bẫy trên núi do ai làm? Cháu nghĩ sao?”
Nếu không phải bọn nhỏ bị sập bẫy mà bọn họ mới tức giận.
Mà thực tế là công xã đã có luật và giáo dục rằng không thể đặt bẫy trên núi. Mấy năm đói kém, ăn uống cũng không đủ, mọi người thường lên núi kiếm ăn. Dù sau này đỡ hơn nhưng mọi người cngx thành thói quen. Thế nên không ít người lên núi bị thương do đạp trúng bẫy.
Nếu một hai lần thì không ai để ý. Nhưng nhiều lần thì phía lãnh đạo cũng làm dữ, nói với bên công xã và các huyện rằng tuyệt đối không cho phép người dân đào bẫy trên núi.
Sự kiện lần này mười phần hung ác.
Hôm vừa về đại đội trưởng đi về đại đội trước, kể cho mấy người trong đại đội.
Đại đội của thôn cũng chỉ có anh là đại đội trưởng, một kế toán và một đội trưởng đội bảo vệ, ba người là công nhân chính thức, còn người ghi công điểm cũng không được tính là thành viên chính thức của thôn ủy.
Ba người đều rất tức giận, làm gì có nhà nào không có trẻ con, bọn nhóc con cả ngày đều chơi trên núi, khó bảo đảm sẽ không gặp chuyện này lần nữa!
Rất không vui.
Nhưng họ lại không có cách tìm được kẻ đầu sỏ.
“Hôm qua trong thôn ủy cũng có bàn chuyện này, nhưng không có chút manh mối nào, nếu người kia không tới thì không thể bắt được!”
Mấy lời như vậy Hứa lão tam không muốn nghe.
Anh hết cằm lên: “Sao có thể cho qua chứ? Con gái tôi chút nữa thì xảy ra chuyện thì phải tính sao? Bọn họ may mắn không sao nhưng chúng ta không thể cứ dựa vào may mắn được. Phải bắt được tên khốn kia, đồ khốn, bắt được tên đó tôi ném phân vào mặt cho xem.”
Mọi người đều trầm mặc, cảm thấy Hứa lão tam này quá khoác lác.
Về khoản lười biếng thì anh ta đứng nhất nhưng mà đánh nhau thì chẳng ăn được ai.
“Chú đừng nói suông nữa, giờ chúng ta cần xem kẻ đó là ai mới được.”
“Hay là thợ săn Lý trong thôn mình? Ngày trước anh ta cũng là một thợ săn giỏi, cuộc sống nhà anh ta cũng khá giả, hay là do săn bắt mới được thế?” Ông Lý đoán mục tiêu đầu tiên.
“Cũng có thể là tiểu Vương hay trộm cắp vặt, nhìn qua liền biết cậu ta cũng chẳng phải người đúng đắn gì.” Đây là suy đoán của dượng Đào Đào – Lý Đại Bảo.
“Tôi thấy tiểu Vương không đến nỗi đấy đâu, hình như cậu ta là trộm đầu cơ trục lợi (đầu cơ trục lợi ~ buôn bán đó nha). Mọi người xem có phải Trương Tam không? Cậu ta thường xuyên lên núi.” Đây là suy đoán của chồng thím Thúy Hoa.
“Có thể đó, cái hố to như thế cũng phải có sức lực mới đào được.” Lý Đại Bảo nghĩ rồi gật đầu: “Anh nói có lý.”
Mỗi người đều đoán ra mấy kẻ tình nghi, đại đội trưởng vẫn để ý Tuyết Lâm. Người khác có thể không rõ, chứ làm hàng xóm gần nhất, anh vẫn biết chút năng lực của cậu nhóc này.
Đại đội trưởng nói: “Tuyết Lâm thấy sao?”
Hứa Tuyết Tâm đối với việc này cũng nghẹn một hơi.
Chuyện này có thể trách em gái mình chắc?
Một chút cũng không!
Kẻ đáng trách chính là người đào bẫy, như vậy chẳng phải làm hại bọn nhỏ sao? Nếu không phải trong hố có khoảng trống, bọn trẻ lại nhỏ người thì có khi thực sự xảy ra chuyện lớn rồi.
Hứa Tuyết Lâm gõ mặt bàn rồi nói: “Có một biện pháp rất đơn giản, là ôm cây đợi thỏ.”
Mọi người cũng đã nghĩ tới cách này nhưng đều thấy không khả thi.
“Vậy ai sẽ là người rình ở đó?”
Hứa lão tam xung phong: “Tôi!”
Anh kiên định nói: “Tôi phải đòi lại công bằng cho con gái cưng nhà tôi! Phải tra cho ra chuyện này thì thôi!”
Lúc này anh cũng không phải vì muốn trốn việc.
Chỉ cần liên quan tới con gái thì thì không còn là việc nhỏ nữa.
“Không ổn, vậy phải ngồi rình mấy ngày? Cú cũng không thể xin nghỉ làm việc mãi, người khác sẽ dị nghị.” Đại đội trưởng từ chối thẳng.
Tuyết Lâm đột nhiên nói: “Chỉ một hai ngày thôi.”
Đại đội trưởng giật mình: “Sao cơ?”
Những người khác cũng đều nhìn Tuyết Lâm, Tuyết Lâm bình bĩnh nói: “Thực ra cũng không khó khăn.”
Cậu cười, nhưng nụ cười cũng không chạm đến đáy mắt: “Rút dây động rừng, làm kẻ thiết kế bẫy này tự chui đầu vào lưới là được.”
Giữa buổi trưa, mọi người vẫn cảm thấy nụ cười của Hứa Tuyết Lâm lạnh như băng.
Đại đội trưởng hỏi: “Rút dây động rừng thế nào?”
Hứa Tuyết Lâm ý vị thâm trường nói: “Bác để đội trưởng đội bảo an với ba cháu đi theo dõi là được, cháu bảo đảm, không tới ba ngày sẽ bắt được người kia thôi.”
Vừa nghe lời này, đại đội trưởng liền kích động: “Được!”
Đại đội trưởng quay đầu sang vỗ vai Hứa lão tam nói: “Chú đấy, may mắn nhất là có vợ tốt con ngoan.”
Nói cách khác là người là cũng chẳng được tích sự gì.
Hứa lão tam nói: “Nếu tôi không tốt thì sẽ gặp may thế chắc?”
Nói thối lắm.
Mọi người đều không muốn quan tâm anh, làm gì có ai không biết anh là kiểu người gì chứ!
Hứa lão tam mất mặt, nói tiếp: “Đại đổi trưởng, anh thấy đấy, tôi vì đi bắt kẻ đào bẫy nên mới xin nghỉ. Tôi là vì an nguy của mọi người. Tôi trả giá nhiều như thế, không thể tính là nghỉ, mà vẫn tính công điểm bình thường cho tôi nhỉ?”
Lời này vừa thốt ra, mọi người đều nhìn anh, hận không thể duỗi tay sờ xem mặt người này dày tới mức nào.
Sao lại có người không biết xấu hổ thế chứ?
Hứa lão tam cũng chẳng để ý ánh mắt của mọi người mà nói tiếp: “Mọi người đều nghĩ tôi chiếm lợi từ đại đội. Nhưng nếu lại có người lớn trẻ con ngã vào tiếp thì sao? Hố này mọi người đã biết, nhưng sao biết được có cái thứ hai hay không? Yêu cầu của tôi là hợp lý. Nếu không tôi với con trai tôi tự rình còn không bắt được người kia chắc? Ba con tôi có đầu óc, nhất định sẽ truy ra kẻ kia! Nếu ba con tôi im lặng không nói mà trả thù trộm, không có ai quan tâm cái hố kia to nhỏ thế nào, thì bị thiệt không phải là đại đội à?
Thấy mọi người đều không cho là đúng, Hứa lão tam nói tiếp: “Mọi người đừng nghĩ tôi mạnh miệng. Trả thù cũng không nhất thiết phải đánh nhau đâu! Không có việc gì tôi lại ném phân vào của nhà họ, đến tối lại tới sân nhà họ dọa ma, nhổ hết cây trong vườn nhà họ, rảnh rỗi cung có thể vứt thuốc sổ vào đồ ăn cho gà nhà họ. Nếu không, buổi tối tôi đến nhà họ trộm đồ, việc nào mà không phải là đang trả thù chứ?”
Mọi người: “……”
Sao người này có thể nghĩ ra nhiều chuyện vô đạo đức thế chứ?
Hơn nữa còn dám nói ra!
Hứa lão tam ý vị thâm trường: “Thế nên, tôi cũng là nghĩ cho mọi người thôi.”
Đại đội trưởng chỉ tay vào Hứa lão tam, run rẩy nửa ngày, cuối cùng cũng không nhịn được mà mắng một câu: “Cái đồ vô đạo đức.”
Hứa lão ta, ngẩng đầu ưỡn ngực nói: “Người không phạm ta, ta không phạm người, tôi đây cũng chỉ là trả thù thích hợp thôi. Với lại giờ tôi đã làm gì đâu? Thực sự tôi chỉ muốn bỏ ra chút công sức vì đại đội thôi mà! Cho nên tôi mới nói, bắt được người liền đem cho đại đội xử lý.”
Nếu tôi lén trả thù thì cũng là chuyện của tôi.
Những lời lời anh chỉ nói thầm trong bụng.
“Sao anh keo kiệt quá vậy? Chỉ ba ngày công cũng không muốn cho tôi à?”
Đại đội trưởng thấy mình sắp bị người này làm tức chết rồi, nhưng vẫn gật đầu nói: “Lần này để chú chiếm lợi.”
Hứa lão tam lập tức cười to: “Thế còn được! Tôi là vì mọi người, phục vụ lợi ích chung đấy.”
“Biến đi!”
Mấy người phụ nữ ngồi ngay cửa nên cũng nghe rõ chuyện bên này, mọi người nhìn Hứa lão tam một lời khó nói hết, sau đó vỗ vỗ Thường Hỉ, nói nhỏ: “Cô sống cũng chẳng dễ dàng gì.”
Gặp phải người đàn ông thế này, cuộc sống cũng quá bấp bênh rồi.
Nguyệt Quý ngồi bên cạnh trợn mắt nhìn anh ba nhà mình, nói thầm: “Đồ tồi.”
Thường Hỉ tỏ vẻ không có việc gì: “Cũng không quá khó khăn.”
Với lại cái gì tranh thủ được thì phải tranh thủ.
Nhưng mấy lời nói như vậy Thường Hỉ cũng không nói ra.
Tuy Hứa lão tam cũng chẳng được tích sự gì, nhưng Thương Hỉ thấy lần này anh ta cũng không sai.
Nếu để chị bắt được tên đào bẫy làm Đào Đào nhà mình suýt nữa xong đời thì chị cũng không khách khí!
Nội tâm Thường Hỉ mười phần phong phú, nhưng bên ngoài vẫn mặt không cảm xúc. Rất mau, liền đổi đề tài mới.
Hôm sau, cả thôn đều truyền tai nhau việc có người thấy trên núi có lợn rừng. Nhưng cụ thể thế nào thì chẳng ai biết rõ. Nhưng mấy đứa nhỏ liền nói như đã chứng kiến, còn nói lợn chạy về phía nào. Trước kia trong thôn cũng có thói quen bắt động vật, nhưng cowa bản đều là gà rừng, thỏ con.
Còn lợn rừng, mọi người cũng chẳng dám dây vào.
Còn vì sao nữa!
Lợn rừng cũng không dễ bắt.
Da lợn rừng vừa dày vừa cứng, răng nanh cũng bén nhọn, nhiều khi đâm một nhát cũng chẳng làm nó bị thương được.
Nếu chọc giận nó, nó còn quay lại đuổi người, thế nên mới nghe thấy trên núi có lợn rừng thì nhà nào cũng cấm bọn trẻ lên núi. Ngay cả người lớn cũng hạn chế lên núi.
Cũng chỉ có một cái mạng, có ai mà không sợ chết chứ?
Thịt lợn rừng đúng là thịt, nhưng cũng không thể mạo hiểm cả mạng mình được.
Dù sao bây giờ cũng chưa có súng săn. Bỏ nhỏ lớn lớn mới là việc nên làm.
Vì lợn rừng, trong thôn trở nên náo nhiệt hơn nhiều. Mấy người già đều kể lại rằng nhiều năm trước lợn rừng thường xuống núi đào lương thực hoặc tấn công người.
Nhất thời, ai cũng tức giận.
Đội trưởng đội bảo vệ trong thông cũng không phải người ngoài, mà là con của chú cùng chi của Hứa lão tam, nhỏ hơn anh một chút.
Nhưng người ta tham quân ngũ, cũng có chí tiến thủ, không cùng một loại người với anh.
Hứa lão tam tên là Hứa Kiến Vân.
Còn người kia tên Hứa Kiến Sơn.
Hai người cùng ở trên núi ôm cây đợi thỏ, không gặp được “thỏ”, nhưng muỗi thì gặp được rất nhiều.
Thật ra Hứa Kiến Sơn cũng không thích người anh họ này, thấy người này cũng có chút không mình nhưng mà quá lười biếng. Làm người không thể như thế. Hai người đi lên núi cùng nhau, nhưng cũng không trò chuyện gì cả. Nhưng cả núi cũng chỉ có đúng hai người.
Ngày đầu tiên, Hứa Kiến Sơn không nói chuyện, nhưng đến ngày thứ hai đã không nhịn được bắt chuyện với Hứa Kiến Vân.
“Anh ba, anh thấy biện pháp này có ổn không? Có thể bắt được người tới đây ư?”
Hứa lão tam liếc một cái nói: “Sao lại không ổn? Nếu có không ổn thì cũng do trong đám mấy người tiết lộ bí mật, làm trên trộm kia biết được.”
Hứa Kiến Sơn bị lời nói này làm cho sôi máu, sao có thể gặp phải loại người này không biết!
Hứa Kiến Sơn chán nản: “Sao bọn em có thể tiết lộ cho người ngoài chứ! Em còn muốn bắt người này đó! Nếu không ai biết được tên này đào mấy cái hố, nhà em cũng có trẻ con mà. Với lại vợ em cũng thường lên núi.”
Anh đã nhìn cái hố kia, dù lúc ấy gậy gỗ đã được nhỏ hết nhưng chỉ tưởng tượng một chút là biết tình huống lúc ấy đáng sợ thế nào.
“Anh nghĩ người kia nghe được tin đồn có lợn rừng trong núi thì có tới không?
Hứa Kiến Sơn cảm thấy cách của bọn họ cũng không mấy khả thi.
Hứa lão tam nói: “Tất nhiên sẽ đến! Kẻ đào bẫy cũng đâu biết chuyện này là giả. Người bình thường nghe thấy trên núi có lợn rừng thì cũng tránh không lên núi một thời gian, chỉ sợ gặp phải lợn rừng. Nhưng kẻ đào bẫy thì khác, kẻ đó đào hố lợn thế chỉ để bắt thỏ chắc? Tất nhiên là không! Vừa nghe trên núi có lợn rừng, chắc chắn sẽ tới xem trong bẫy có bắt được con mồi không. Với lại, chú không thấy sao? Loại cỏ dại này là loại mà lợn rừng thích ăn, quanh bẫy có rất nhiều. Chắc chắn tên đó cố ý.”
Nói tới đây, Hứa lão tam hỏi: “Mấy năm trong quân ngũ chú học được cái gì vậy? Sao mà cái gì cũng chẳng biết thế?”
Hứa Kiến Sơn: “???”
Thế mà mình lại bị Hứa lão tam ghét bỏ cơ đấy!
“Sức em lớn!” Hứa Kiến Sơn gập cánh tay, khoe ra bản thân cũng có năng lực, anh cũng chẳng muốn bị Hứa lão tam khinh thường. Quá mất mặt!
Hứa lão tam liếc xéo: “Tôi sợ khi kẻ kia tới đây, chưa chắc chú tóm được hắn đâu.”
Mọi người thấy câu này có làm người điên tiết không.
Người này đúng là chẳng làm người ta thích nổi.
Hứa Kiến Sơn bực mình, xoay người đi, không muốn nói chuyện cùng Hứa lão tam.
Không phải người chung chí hướng nên chẳng có gì để nói.
“Kiến Sơn này, chú nói xem anh làm cán bộ thôn được không?” Hứa Kiến Sơn bơ mình, nhưng Hứa lão tam lại chủ động nói chuyện.
Hứa Kiến Sơn bị suy nghĩ hão huyền này của Hứa lão tam dọa, anh nói: “Anh vừa nói cái gì cơ?”
Hứa Kiến Sơn nhìn Hứa lão tam một lượt, không dấu diếm mà nói thẳng: “Anh thế này mà đòi làm cán bộ thôn à, cả thôn chẳng ai đồng ý đâu. Em cũng không thể tự nhiên tiến cử người. Với lại anh làm được việc gì chứ? Anh thôi hão huyền đi! Đừng có mà mơ nữa. tình lại đi, không có cơ hội nào đâu.”
Không có, một chút cũng không!
Hứa Kiến Sơn sâu kín nói: “Anh ba, anh cũng chẳng còn nhỏ nữa rồi, phải nghiêm túc hơn đi. Anh nhìn anh cả kìa, nhà người ta cần cù chịu khó, thế thì cuộc sống mới tốt lên được.”
Mấy lời này, Hứa lão tam cũng chẳng thích nghe.
Hứa lão tam đáp: “Cũng chẳng thấy nhà anh ấy hơn nhà anh ba chú chỗ nào. Nhà anh ấy mà, không có tiền, nhưng cũng chẳng đói kém.
Không sai.
Nhưng đây là do công của anh chắc?
Chẳng phải là do chị ba làm đầu bếp thuê cho người ta hay sao?
Hứa Kiến Sơn nói: “Nhà anh không kém là vì chị ba giỏi giang, mà Tuyết Lâm với Nhu Nhu cũng hỗ trợ không ít. Nếu chỉ mình anh, đừng nói ăn no, không bị chết đói là may rồi.”
“Chú nói thế, anh không đồng ý. Bọn anh chẳng phải người một nhà ư?” Hứa lão tam nhìn người bằng lỗ mũi.
Hứa Kiến Sơn: “……”
Tức chết rồi!!!!
Người này sao có thể mặt dày đến mức này chứ!
Anh bực mình quay đầu đi, chẳng muốn nói chuyện với Hứa lão tam thêm một câu nào nữa.
Hứa lão tam chọc chọc vào người cậu ta: “Chú xem, dù sao cũng là em họ anh, sao chú lạnh lùng thế chứ?”
Hứa Kiến Sơn nhích sang một bên, chẳng muốn để ý đến anh ta.
Hứa lão tam nói: “Anh cũng chẳng muốn nói chuyện với chú đâu, nhưng nếu chú đi xa, kẻ kia tới thì phải làm sao?”
“Sao anh lại như vậy chứ, anh……………” Còn chưa nói xong, hai người đã nghe được tiếng bước chân.
Nháy mắt, hai người đều im lặng.
Hứa Kiến Sơn lập tức kéo Hứa lão tam trốn sau gốc cây.
Hai người nhìn nhau, vểnh tai lên nghe.
Có tiếng người đạp lên lá khô, đi về hướng này.
Đích xác có người tới đây.
Hai người nín thở, không nhúc nhích.
Có ánh trăng rọi xuống, hai người đều nhận ra kẻ kia là ai. Nhưng không phải mấy đối tượng bị mọi người liệt kê, mà lại là Quản lão tứ – người nổi danh thật thà trong thôn.
Quản lão tứ đi có chút vội, rất nhanh đã đến cạnh chỗ họ trốn, anh ta nhìn ngó xung quanh, thấy “đồ trang trí” trên bẫy đã không còn, lộ ra cái hố lớn. Anh ta vui mừng, thở cũng mạnh hơn vài phần.
“Tốt quá, có con mồi sập bẫy rồi, đúng là sập bẫy thật!”
Anh ta đi nhanh về phía trước, nhưng vừa tới cạnh hố liền đơ người.
Trong cái bẫy to mà mình thiết kế cũng chẳng có gì.
Cài gì nên có hay không nên có cũng đều không có.
Không thấy con mồi nào, ngay cả “cơ quan” mình làm cũng cũng chẳng thấy đâu!
Sao lại……..như vậy chứ?
Quản lão tứ đơ người, kinh ngạc hét lên: “Sao lại thế này!”
Vừa nói xong, anh ta liền nghe thấy tiếng chửi: “Giỏi lắm Quản lão tứ, hóa ra là mà đào bẫy trên núi, đồ chó má vô đạo đức này. Xem tao có đập chết mày không!” (Tớ edit như vậy có bỗ bã không nhỉ? Mọi người cho tớ xin ý kiến nhé.)
Hứa lão tam xông lên, ầm một tiếng nhào vào Quản lão tứ, Quản lão tứ ngã chổng vó trên đất, bị Hứa lão tam đè lên. Dù sao Quản lão tứ là một nông dân, nên sức cũng lớn.
Nhưng Hứa lão tam thì không.
Nhưng nhân lúc Quản lão tứ ngây người, Hứa lão tam như mãnh hổ vồ mồi.
Hứa lão tam cũng chiếm được thế thượng phong.
Hứa lão tam ghì người xuống, đấm đá liên tục: “Mày có biết không thể làm bẫy hay không! Này thì hại người này, xem tao có đánh chết mày không! Tao muốn thay mặt đại đội, thay mặt tổ chức, thay mặt công xã dạy đỗ mày. Tao muốn dạy dỗ lại đồ khốn này!”
Nắm đấm của Hứa lão tam liên tục rơi trên người Quản lão tứ.
Chỉ ngây người một lúc, Quản lão tứ cũng lập tức phản kháng lại. Anh ta đẩy mạnh một cái, Hứa lão tam suýt thì ngã ngửa ra đất. Quản lão tứ muốn chạy đi, nhưng lúc này Hứa Kiến Sơn cũng xông tới. Hứa Kiến Sơn có thể làm đội trưởng đội đảo vệ, cũng dựa vào thực lực.
Anh tóm lấy Quản lão tứ, lại đè tên này xuống.
Quản lão tứ hét lên: “AAAAAAA!!!”
Hứa Kiến Sơn nói: “Quản lão tứ, bọn tôi chờ anh cũng lâu đấy! Anh dám đào trộm bẫy trên núi à, theo tôi về đại đội!”
Quản lão tứ nói: “Các người là cố ý chờ ở đây……….Tôi mới không có…………”
Tên này hoảng loạn giải thích: “Tôi không đào! Mấy người đừng có đổ oan cho tôi, tôi chỉ tùy tiện lên núi thôi. Mấy người họ Hứa các người không có cửa vu oan tôi đâu!”
Hứa lão tam lại cho hắn một đấm nói: “Nếu không phải mày thì là ma chắc? Bọn tao đã nghe được mày lầm bầm lúc nãy rồi, mày còn chối à, xem nắm đấm của tao đây!”
Hứa lão tam nắm tay, mặt hằm hằm đi tới.
“Mày còn dám chạy à? Tao cho mày chạy này!” Anh nổi giận đùng đùng: “Mày chối này, mày chối nữa đi. Tao không tin mấy trò mèo của mày có thể lừa được ánh mắt sáng như tuyết của quần chúng nhân dân! Mày có thể chối, nhưng trong mắt chúng tao, mày chính là đồ chó má. Tao không quan tâm đại đổi xử lý mày thế nào, nhưng suýt nữa mày hại con tao, tao tính sổ với mày! Xem nắm đấm của tao đây này!”
Hứa lão tam hiếm có một lần giống đàn ông chân chính.
Hứa lão tam nói: “Nếu không phải bé con nhà tao may mắn thì phải bỏ mạng ở đây rồi, đồ khốn này, mày còn dám giảo biện. Tao xem mày ba hoa thế nào được, tao đập chết mày!!!”
Những chuyện khác, Hứa lão tam thấy chẳng có vấn đề gì.
Nhưng dám làm Đào Đào nhà mình bị thương?
Mẹ nó!
Đây là tuyên chiến với anh rồi!
Nhất định không giải hòa!
“Chẳng ai có thể bắt nạt con gái tao đâu đấy!” Hứa lão tam xắn tay áo lên nói: “Cái đồ lang tâm cẩu phế này, trong thôn nhiều đứa trẻ như vậy, mà mày dắn vì miếng ăn mà chẳng quan tâm đến ai! Mày không nghĩ tới à, là chưa nói tới bọn nhỏ, mà người lớn sập bẫy thì cũng mất mạng như chơi. Thế mà mày cũng làm được! Đồ không có nhân tính! Đồ lang tâm cẩu phế! Dù tao có lười biếng nhưng cũng chẳng làm được mấy chuyện hại người này, thế mà mày còn kém cả tao nữa. Xem tao trị mày thế nào! Hôm nay tao phải thay ba mẹ mày, dạy lại đạo lý làm người cho mày!”
Hứa Kiến Sơn: “………………”
So sánh mới thấy, anh ba của mình cũng là người có nhân phẩm tốt?