Cây Kim Sợi Chỉ

chap 2. lấy chồng

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

- Thôi em xin mình, giờ có phải thời đại ba mẹ đặt đâu con ngồi đấy như ngày xưa tụi mình đâu mà gả với cả không gả. Con rể nó cũng xin phép lịch sự rồi đấy thôi, là bạn nó đang nằm viện nên nó sốt ruột.

- Bạn? Bạn nào? Bạn hay bồ? Nom cái mặt câng câng của thằng đó anh đã không có cảm tình rồi! Chưa kể học hành bết bát, ứng xử vô văn hoá. Không hiểu gái nhà mình ăn phải thứ bùa mê thuốc lú gì nữa? Trên thành phố bao nhiêu anh chết mê chết mệt không theo, lại cứ thích chui về nơi rừng rú làm dâu. Ở cái xứ hẻo lánh đấy sau này bị chồng bắt nạt thì chạy về nhà mách ba mẹ được à?

- Không chạy được về thì nó lái xe về.

Bà Hà an ủi chồng, ông Hậu vẫn tức:

- Lái xe không tắc đường cũng cỡ vài tiếng, làm sao mà về thường xuyên được? Rồi lại chả ôm gối nằm khóc tu tu một mình ấy chứ. Sau này có con rồi bận tối mắt tối mũi làm gì có thời gian mà nhớ ba mẹ với em út nữa. Nuôi con gái đúng kiểu như nuôi ong tay áo mà, đến bực.

- Thôi được rồi, nếu mình đã bực vậy thì em ra bảo Hân ba Hậu muốn huỷ đám cưới.

Bà Hà trêu, ông Hậu càng điên hơn:

- Mình nói thế để nó ghét anh à? Nó thích thằng đó đến vậy cơ mà? Hôm bữa được thằng nhỏ cầu hôn nó ôm con Sương cười rúc rích cả đêm mình không thấy à? Lúc nghe tin thủ khoa hai trường đại học cũng không thấy nó vui như thế. Giờ trong lòng nó chỉ có thằng đó thôi, lấy đâu ra chỗ cho thằng cha già này nữa?

- Thôi mình làm chén trà cho hạ hoả.

Ông Hậu nốc gần cạn ấm trà vẫn chưa hạ hoả. Trên đường về quê, ông Tài cũng điên chẳng kém ông thông gia. Giống như mọi lần cậu Hoan gây chuyện, việc làm đầu tiên của ông là cho người bưng bít thông tin để bảo vệ hình ảnh của cậu trước mặt nhà gái. Tất cả những lần ông Hậu thuê thám tử điều tra cậu Hoan, ông Tài đều nắm được. Nhờ có sự can thiệp kịp thời của ông, những gì ông Hậu thu được chỉ là những tin đồn vô căn cứ, bởi thế nên ông ấy không có lý do chính đáng để thuyết phục con gái huỷ hôn. Ông Tài gằn giọng kêu lái xe tăng tốc. Khi xe vừa đỗ tới bệnh viện thị xã, ông điên người xông ra ngoài, hầm hầm đi thẳng tới phòng bệnh của chị Oanh. Đôi trai gái gặp ông sắc mặt không khỏi xanh xao. Vệ sĩ kiêm lái xe vội vã đi theo ông chủ, kính cẩn bê ghế vào phòng. Ông cầm chiếc gậy trúc đập thằng nghịch tử túi bụi rồi mới lừ lừ ngồi xuống ghế, hất hàm hỏi:

- Cậu cứ muốn để tôi phải chết chìm trong biển nhục cậu mới chịu hả?

- Thầy Tài! Cậu có nỗi khổ riêng! Oanh bị lên cơn đau tim đó thầy! Suýt chút nữa thì tổn hại đến đứa nhỏ của cậu! Cậu sắp làm thầy rồi cậu phải có trách nhiệm chứ!

Từ hồi mang bầu chị Oanh vẫn thường xuyên uống thuốc bắc dì chị cắt cho, dì nói chỉ cần uống thuốc đó thì khả năng sẽ sinh con trai sẽ rất cao. Chị Oanh cũng hi vọng nhiều, chị định đợi mấy tháng nữa biết chắc giới tính của con mới thông báo tin mừng cho ông già. Nhưng vì cậu lỡ lời rồi nên chị khai luôn:

- Thưa bác trai, đứa nhỏ... dễ mà là con trai.

Chị Oanh hi vọng đứa nhỏ có thể là cầu nối giữa chị với ông già, nhưng ông chả có vẻ gì vui mừng khi nghe tin mình sắp lên làm ông nội cả. Ông bảo cậu Hoan:

- Ghê thật! Hẳn là trách nhiệm. Thôi được rồi, nếu cậu đã có trách nhiệm đầy mình như thế thì thôi tôi cũng không thèm chia uyên rẽ thuý nữa. Tôi thành toàn cho cậu và con Oanh, chúc cậu trăm năm hạnh phúc.

- Thật hả thầy?

Cậu Hoan sung sướng hỏi, ông Tài thản nhiên nói:

- Thật.

Ông già đầu hàng quá dễ dàng khiến chị Oanh hơi hoang mang. Y như chị lo lắng, khi cậu vừa ẵm chị lên, định bồng chị về thì y tá đã chạy tới thỏ thẻ:

- Phiền người nhà bệnh nhân thanh toán viện phí ạ.

Bấy giờ cậu mới phát hiện ra chiếc ví của mình đang nằm trên tay ông già. Chả hiểu ông thó đồ kiểu gì mà mau lẹ dữ vậy? Ông còn mỉa mai cậu nữa chứ:

- Ấy chết! Người thầy trách nhiệm đầy mình mà đến tiền viện phí cũng không nộp nổi cho mẹ bầu cơ à?

- Thầy! Thầy quá đáng!

- Tôi chả có gì là quá đáng cả, đồng tiền tôi làm ra, tôi cho thằng nào con nào tiêu là việc của tôi. Còn nữa, cậu nói với con này và con của nó mau dọn đồ cút xéo khỏi căn biệt thự mà cậu dùng tiền của tôi để mua cho nó đi, bằng không tôi sẽ cho người san bằng tất cả.

- Cút thì cút. Cậu đếch sợ. Cậu sẽ bỏ thầy bu đến chung sống với Oanh, bọn cậu sẽ thuê nhà ở, sống cảnh một túp lều tranh hai trái tim vàng cho thầy tức chơi.

Cậu Hoan mạnh miệng tuyên bố, chị Oanh vốn trải đời nhiều hơn cậu nên chị không suy nghĩ ngây thơ như thế. Mất nhà thì biết ở đâu? Con gái chị hiện tại đang học trường điểm, ai sẽ đóng học phí đắt đỏ hàng tháng cho nó? Toàn bộ tiền chị tiêu bây giờ chẳng phải là tiền ông già cho cậu hay sao? Bước đầu tiên ông già cắt chi tiêu của cậu, sau đó nhất định sẽ huỷ danh tiếng của chị, khiến chị không thể làm diễn viên được nữa, không dồn chị tới đường cùng thì ông không bao giờ cam tâm cả. Còn chị, bây giờ cứ ương bướng với ông già thì chỉ thiệt thân thôi. Chị biết điều bảo cậu thả chị xuống, chị đi tới bên ông già, quỳ bên cạnh ông khóc lóc nức nở:

- Bác trai! Con xin bác tha cho cậu! Là lỗi của con, trong lúc buồn bã nhất thời con đã gửi ảnh cho cậu, khiến cậu bỏ đám hỏi giữa chừng. Bác muốn trừng phạt như nào con xin chịu... chỉ là... con không muốn cậu vì con mà phải sống cuộc đời lang bạt...

Cậu Hoan thấy chị Oanh nhận lỗi thay cho mình thì xúc động lắm. Ông Tài thở dài nói:

- Một là chị ngoan ngoãn làm nhân tình của cậu và sống cuộc đời đầy đủ vật chất, hai là tôi cho phép cậu huỷ đám cưới để kết hôn với chị, nhưng từ giờ trở đi đừng ngửa tay ra xin viện trợ từ chỗ tôi. Chị chọn đi.

- Con... con... chỉ cần cậu không phải chịu khổ... con như nào cũng được...

- Cậu Hoan! Cậu nghe rõ chửa? Con đàn bà này thà sống một đời xa hoa với tư cách bồ của cậu chứ nhất định không chịu làm vợ và chịu cơ cực cùng cậu.

Ông Tài mỉa mai, cậu Hoan gắt:

- Thầy Tài! Thầy đừng xuyên tạc ý tốt của Oanh, người ta cũng chỉ là lo nghĩ cho cậu thôi.

- Lo nghĩ cho cậu? Nực cười! Tôi nói cậu nghe nếu như cậu không phải là con trai tôi, không phải là một sợi chỉ ố màu được tôi phủ lớp vàng sáng loáng thì còn mơ mới với được cây kim hoen gỉ là nó.

Ông Tài mỉa mai, chị Oanh nức nở xin ông đừng đánh giá con người chị phiến diện như thế, chị thật tâm thật lòng thương cậu. Nhưng ông già cố chấp không thèm nghe, ông thanh toán viện phí cho chị rồi đe doạ cả cậu lẫn chị:

- Cứ liệu thần hồn đấy! Chuyện bẩn thỉu của hai đứa bay mà tới tai con Hân thì xác định chết đói!

Dứt lời, ông già lôi cổ cậu Hoan quay trở lại nhà gái xin lỗi. Không được cậu đưa về nhà, chị Oanh tủi thân khóc nấc. Mợ Phượng xuống thăm hai mẹ con chị thấy vậy liền chẹp miệng mỉa mai:

- Gớm chửa! Muốn có miếng thì phải chịu mất cái tiếng chứ! Người đâu mà tham hết phần thiên hạ.

- Vâng, em tham! Mợ không coi lại cái thân mợ coi có hơn em chút nào không? Chứ con Hân mà về biệt phủ làm dâu thì mợ làm gì có chỗ đứng trong nhà? Đến lúc đó cả tiếng lẫn miếng đều không có.

Chị Oanh mỉa mai, mợ Phượng là con dâu cả nhà ông Tài, rước mợ về buổi sáng thì buổi chiều cậu sẩy chân ngã xuống vách núi. Đó là ngọn núi cao nhất ở chỗ mợ, địa hình xung quanh cực kỳ hiểm trở nên việc tìm cậu không hề dễ dàng. Phải mất gần một tháng người của ông già mới lùng sục được chiếc áo rướm máu của cậu, nghe tụi nó phán đoán cậu đã bị thú dữ công đi ông giận tím mặt tím mày. Mãi nửa năm sau ông mới chấp nhận được sự thật nghiệt ngã rằng cậu đã bỏ ông mà đi, ông kêu mợ Phượng có quyền tái giá, nhưng mợ còn đam mê cuộc sống thượng lưu nên từ đó tới giờ vẫn cứ ở lì nhà ông với tư cách dâu cả. Vốn cực kỳ coi trọng quyền thế nên khi bị chị Oanh doạ, mợ Phượng vô cùng lo lắng. Ngay khi về tới nhà, mợ gọi thằng Gù vào phòng riêng ra lệnh:

- Xơi tái con vợ sắp cưới của cậu Hoan cho mợ.

Thằng Gù sốc, nó hốt hoảng hỏi:

- Sao phải xơi tái nó hả mợ?

- Tao muốn nó tự biết nhục mà huỷ hôn. Cái thứ con gái mất nết, gái thành phố thì ở yên trên thành phố đi, vác thân về cái xứ khỉ ho cò gáy này làm quái gì?

- Ông già mà biết thì ông xơi tái con luôn đó mợ.

- Mày im, mợ im, nó im thì ông già biết sao được?

- Sao mợ biết nó im?

- Gớm! Loại con gái nhà danh gia vọng tộc, bị vấy bẩn chả nhục bỏ xừ đi được, ai dám hé răng.

- Vâng, nhưng đây là tội lớn mợ ạ, con nghĩ vẫn nên dùng thuốc mê thì hơn, cẩn tắc vô áy náy.

Thằng Gù đề xuất, mợ Phượng vỗ đùi đen đét khen nó:

- Mày tính quá hay. Cứ cho liều thuốc mê thì đến lúc tỉnh táo vỡ lẽ ra biết ăn vạ ai? Không muốn im cũng chẳng được, chỉ có thể âm thầm xin huỷ hôn.

Được mợ Phượng khen, thằng Gù khẽ nhếch mép cười khẩy. Nó tức tốc xuống thành phố hành sự, tờ mờ sáng hôm sau đã quay về báo cáo tình hình với mợ:

- Xong hết rồi mợ ạ. Con này dáng không chuẩn như siêu mẫu nhưng mà được cái da dẻ mịn màng trắng ngần, eo ui thích mê mợ à.

- Thằng quỷ! Sao mày dụ được nó ra ngoài?

- À! Con giả bộ mẹ già bị bệnh, nhà nghèo không có tiền chữa trị nên gọi điện mời nó tới khám. Con đó thương người nghèo thực sự mợ ạ, nửa đêm rồi mà nó vẫn lái xe mò ra ngoại thành, vừa xuống xe thì bị con đánh thuốc mê luôn. Con chén nó sạch sẽ gọn ghẽ rồi nhá!

- Nó còn nguyên đai nguyên kiện không?

- Còn mợ ạ, con nhà gia giáo có khác! Nè, coi nè!

Mợ Phượng nhìn bức ảnh thằng Gù chụp chiếc váy có dính vệt máu mà rùng mình, mợ quát:

- Eo khiếp! Tởm! Xoá đi!

- Con còn để lại dấu răng của mình trên làn da ngọc ngà của nó nữa nè, mợ nom có đẹp không?

- Đẹp cái đầu mày ý. Xoá mau!

- Mợ cho con xin một trăm củ thì con xoá!

- Cái gì? Một trăm củ? Mày rồ hả?

- Không. Con không rồ! Trừ khi mợ muốn ông già biết việc này... hay là con gửi cho ông nhá mợ!

- Nhưng một trăm củ là quá nhiều!

- Nhưng con phải có tiền để đi làm lại mấy cái răng sứt mợ à. Mợ nom cái vết con cắn nó nè, nhìn là biết có vài chiếc răng không bình thường, không xoá dấu vết bị nghi ngờ thì toi đó mợ.

Mợ Phượng tức điên, nhưng sợ thằng Gù phản mình nên mợ vẫn phải làm thinh chuyển tiền cho nó, người giúp mợ làm rất nhiều trò bẩn sau lưng ông già. Ông già hồi trẻ đi buôn kim cương với bạn, sau này già rồi về quê mở xưởng mộc chuyên thiết kế đồ nội thất sang chảnh từ gỗ. Xưởng lớn của ông rộng gấp chục lần cái biệt phủ họ đang ở, bên trong xưởng lớn chia ra làm hai chục xưởng nhỏ, doanh thu hàng tháng đều cực khủng. Thấy cậu Hoan ngu quá, tương lai đoán chắc cậu không làm nên trò trống gì nên mợ xin ông già cho tới xưởng gỗ làm việc, mợ muốn bám trụ ở đây để sau này ông già yếu, ông thương cảm chuyển giao xưởng gỗ cho mợ. Tuy nhiên mợ cũng chẳng giỏi giang lắm nên mãi vẫn chỉ được làm chân pha trà rót nước cho các anh thợ, phải đến ngày giỗ đầu của cậu cả, bu mợ sang ăn giỗ, đem theo thằng Gù qua làm người giúp việc cho mợ, tình hình mới khá khẩm hơn. Nhờ có sự nhanh trí của nó, mợ mấy lần giúp ông già giành được hợp đồng lớn. Hiện tại mợ đã được ông tín nhiệm hơn, ông giao cho quản lý sổ sách năm xưởng nhỏ. Ước mơ của mợ là được quản lý sổ sách của toàn bộ xưởng lớn nên mợ vẫn cần thằng Gù. Thằng này tuy mặt dày vô liêm sỉ nhưng được việc, nhận tiền xong nó còn tươi cười bảo mợ:

- Sau này có em nào ngon mợ cứ giao hết cho con nhá!

- Khốn nạn! Biến đi!

Mợ Phượng cầm dép ném thẳng vào người nó, thằng điên vẫn cứ cười phớ lớ. Trong căn nhà hoang ở ngoại thành, người bị nó đánh thuốc mê bấy giờ mới tỉnh lại. Cô nằm chơ vơ trên chiếc giường lớn, áo sơ mi rách rưới tả tơi, váy hoa không những nát bươm mà còn thấm đẫm một vệt máu đỏ quạch. Dấu răng bẩn thỉu sâu hoắm rớm máu và chi chít những vết bầm tím trên làn da mảnh mai bức cô ức nghẹn. Diệu Hân không ngốc đến nỗi ngu ngơ chẳng hiểu chuyện gì vừa xảy ra đêm qua, cảm thấy nhục nhã ê chề, cô phẫn uất chỉ muốn bóp chết kẻ đã hãm hại mình. Nhưng khi đó trời tối quá, vừa bước ra khỏi xe Hân đã bị mất ý thức nên cô không biết kẻ đó là ai. Cô rệu rã lê ra con sông ngay cạnh căn nhà, nhảy rầm một cái xuống sông để gột rửa sự nhục nhã trên người mình. Nhưng càng gột, cô càng cảm thấy tanh tưởi. Hân kinh tởm chính mình, kinh tởm những dấu vết không thể gột rửa được trên làn da đang tái xanh tái ngắt. Cô khóc, tiếng khóc tức tưởi, nghẹn ngào và đầy ai oán, tiếng khóc khiến những chú chim trên cây cũng phải ngừng hót vì xót xa.

Hân thực sự không thể hiểu mình đã làm gì sai? Vì sao tới nông nỗi này? Vì sao người ta lại đối xử tàn nhẫn với cô như vậy, khi mà ngày vui của cô đang đến gần? Trách người ta một thì trách cô mười, vì sao cô có thể bất cẩn đến vậy? Ba Hậu đã cấm Hân không được ra khỏi nhà sau mười giờ đêm, nhưng cô nào có nghe lời? Ba năm trước trên vùng cậu Hoan có một trận siêu bão gây ra nhiều thiệt hại nặng nề về người và của. Bỏ ngoài tai lệnh cấm của ba, nghe hội bạn rủ rê, nửa đêm cô vẫn theo chuyến xe từ thành phố lên chỗ rừng núi hiểm trở để cứu trợ cho những người gặp nạn. Hai ngày đầu Hân hoạt động rất tích cực, cứu được rất nhiều người, nhưng tới ngày thứ ba, sau khi cố kéo chiếc xe thồ chở năm người bị thương ra khỏi vùng bùn lầy thì Hân kiệt sức ngã khuỵ. Lần ấy Hân bị hôn mê non nửa tháng, khi tỉnh lại cô đã rất lo bị ba mắng, nhưng rốt cuộc ba chỉ rầu rĩ cảm thán:

- Hến à! Con đã từng là một cô bé rất nghe lời cơ mà!

Nghe ba gọi mình bằng cái tên thân thương hồi nhỏ, Hân ứa nước mắt. Thế nhưng tật xấu khó bỏ, hễ nhận được điện thoại của người nhà bệnh nhân cô lại nóng lòng nóng ruột tìm cách trốn đi để tới khám bệnh cho người ta. Sợ bị ba quở trách nên Hân thường lén đi một mình. Tại Hân tự ý làm trái lời ba nên bây giờ gặp nạn cô không có gan gọi điện cho ba khóc lóc kể khổ. Cô cũng không đủ can đảm nhờ vả sự trợ giúp của bất kỳ ai cả, nỗi nhục nhã này, chỉ mình cô biết là đủ lắm rồi. Nước sông thấm vào da thịt lạnh buốt, nhưng chẳng thể lạnh bằng trái tim Hân lúc này. Cô run rẩy bò lên bờ, cố gắng tìm kiếm chút ít manh mối trong chiếc điện thoại bị xước màn hình của mình rớt ngay cạnh bánh xe. Tiếc rằng, số điện thoại gọi vào máy cô đêm qua chỉ là số ảo. Cảm giác bất lực, vô vọng, trầm uất, Hân như một người vô hồn ngồi bất động trên bãi cỏ, mãi tới mười giờ tối cô mới dám lái xe về nhà. Sợ đánh thức mọi người nên Hân nín thở bước từng bước lên cầu thang, rón rén đẩy cửa vào phòng mình, mệt mỏi ngã vật ra đất.

Sự tơi tả và những vết thương bầm tím trên cơ thể Hân khiến Sương rớt nước mắt. Vì phòng mình vô cùng bừa bộn nên ban nãy Sương phải chạy sang phòng Hân quay clip dạy trang điểm, đang quay thì nghe tiếng cửa mở, cô vội vã chui xuống gầm bàn, định bụng ú oà trêu Hân một trận. Cơ mà chưa kịp trêu, Hân đã khuỵ luôn rồi. Sương hốt hoảng lao ra lay chị gái hỏi chuyện:

- Hến à... Hến... nói gì với em đi... Hến có sao không Hến? Sao lại tím tái hết thế này... làm ơn nói với em Hến chỉ là bị té cầu thang thôi... làm ơn đi mà...

- Không phải... chị... chị bị... bị...

Tuy Hân không nói hết câu nhưng dựa vào thái độ và ngữ điệu của chị Sương đã hiểu ra được phần nào. Cô ức chế gào ầm lên:

- Là thằng chó nào? Em băm vằm nó!

Hân vội vã bịt miệng em gái, cô dặn em:

- Nói nhỏ thôi Sò, đừng để ba mẹ và Nghêu biết chuyện.

Ngoài tên thật ra thì thi thoảng chị Hân cũng hay gọi Sương và Nghĩa bằng tên cúng cơm hồi nhỏ, Sò và Nghêu. Sương tuy đã gật đầu đồng ý nhưng do không thể kiểm soát được cảm xúc nên cô vẫn khóc lóc tức tưởi. Hân sợ hãi bò dậy khoá chặt cửa phòng, thấy mặt Sương nhem nhuốc, Hân lại đi tắm gội qua loa rồi xấp nước khăn bông lau mặt mũi cho Sương. Sau đó Hân dìu Sương lên giường của mình, hai chị em nằm ôm rịt lấy nhau. Sương hiểu loại chuyện như này tuyệt đối không thể lộ ra ngoài, vì đó là danh dự của chị gái. Cô chỉ tò mò hỏi:

- Hến! Chị cố nhớ lại coi mình đã từng gây thù chuốc oán với ai chưa? Có đoán được là ai hại chị không?

- Chắc là có người muốn ngăn cản đám cưới của chị. Chắc có liên quan tới cậu Hoan, có thể là người thương thầm cậu, cũng có thể bất cứ ai trong gia đình bên đó bị ảnh hưởng quyền lợi khi chị về làm dâu.

Hân suy đoán. Sương giận run người, lũ ác ôn! Chắc tụi nó nghĩ loại con gái trọng thể diện như chị Hân bị làm nhục thì kiểu gì cũng xin huỷ hôn. Bọn ngu đấy chẳng hiểu chị gái cô chút nào cả, chị Hân đâu phải dạng tiểu thư nhõng nhẹo hồ đồ chỉ biết nghĩ tới lợi ích của bản thân. Huỷ hôn có thể giúp chị giữ chút sĩ diện trước mặt cậu Hoan, nhưng đâu thể giữ mặt mũi cho ba mẹ cô? Cỗ cưới ba mẹ đã đặt tiền, thiệp mời đã gửi từ lâu, họ hàng hai bên nội ngoại đã đặt may đồ đẹp, sẵn sàng lên lịch đi ăn cưới rồi, giờ tự dưng huỷ hôn thì còn ra thể thống gì nữa?

- Chị Hến! Có câu lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó thoát, những đứa hại chị ý, kiểu gì cũng có ngày lộ sơ hở. Chị Hến nhớ phải để ý mà tóm sống tụi nó.

Sương dặn dò, Hân thơm má em gái, dịu dàng nói:

- Ừ, chị nhớ rồi. Sò an tâm.

- Thế kỷ hai mốt rồi, những chuyện như thế không còn quá quan trọng đâu. Hến nghe em đừng tự ti, cũng đừng suy nghĩ nhiều nhé! Bất cứ thằng đàn ông nào rước được Hến về nhà đều là phúc phận của nó. Mà em bảo này... Hến... đã uống thuốc ngừa thai chưa?

Sương lo lắng hỏi, Hân xoa lưng cho em gái rồi kêu em đừng lo, Hân là bác sĩ cơ mà. Sương an tâm rúc đầu vào lòng chị ngủ khì khì, sáng hôm sau cô thấy chị còn thức giấc sớm hơn cả mình. Tất cả những vết bầm tím đều được chị dặm phấn kỹ càng, thi thoảng bị ai hỏi sao mặt cứ man mác có nét buồn thế chị liền cười tươi rồi giả bộ thẹn thùng đáp rằng cô dâu nào sắp xa nhà chả tâm trạng. Mỗi lúc trông thấy chị như vậy, Sương lại chui vào phòng riêng nấc lên từng tiếng. Ba mẹ tưởng cô không muốn xa chị gái nên tình cảm an ủi:

- Sò ngoan! Đừng buồn con! Chị đi lấy chồng chứ có phải đi mất đâu! Rảnh chị lại về chơi mà!

- Nhưng... nhưng Sò... Sò nhớ chị Hến...

Sương nghẹn ngào làm Nghĩa cũng rơm rớm theo. Ông Hậu bà Hà trước mặt quan khách cứng rắn là thế, vậy mà sau khi tiễn Hân về nhà chồng, hai ông bà vội vã chạy lên ban công tầng cao nhất. Đứng nhìn đoàn xe hoa đang khuất dần, nước mắt bà Hà chảy không ngừng. Ánh mắt ông Hậu cũng rầu rĩ khó tả, ông nẫu nề cảm thán:

- Hến bé bỏng của ba... ngoảnh đi ngoảnh lại thế nào mà giờ Hến là đã thành con nhà người ta rồi!

Khác với ông bà thông gia, ông Tài cười phớ lớ như vừa trúng số độc đắc. Ông sẽ còn vui nữa nếu như không nhận được điện thoại của con dâu cả báo tin:

- Thầy Tài! Thằng Gù... nó... nó đi rồi thầy!

- Thằng mất nết! Sớm không đi! Muộn không đi! Cứ phải đi đúng ngày vui của cậu là sao?

Ông Tài cáu ầm ĩ. Mợ Phượng buồn lòng khủng khiếp, chẳng thấy con Hân huỷ hôn nên tối qua mợ sang phòng thằng Gù, định sai nó xuống thành phố bắt cóc con nhỏ rồi nhốt tạm ở đâu đó vài ngày cho mợ. Gọi mãi không thấy Gù ló mặt ra, mợ xông vào thì thấy nó đang ngồi co ro ở một góc phòng. Người nó lem luốc ướt sũng, nó kêu nó bị con Đào rượt nên trượt chân ngã xuống ao cá. Hồi tháng Giêng con Đào tới làm ở xưởng gỗ, nhanh nhẹn tháo vát rất được thầy Tài coi trọng. Mợ Phượng ghen ghét kêu thằng Gù làm nhục nó, nó vì uất ức quá nên đã tự tử.

- Nó chết rồi thì rượt mày bằng niềm tin hả?

Mợ Phượng nghi hoặc hỏi, thằng Gù quả quyết con Đào hiện hồn về trả thù nó. Buổi đêm Gù bị cảm lạnh, răng va vào nhau cứ ken két. Thầy Tài kêu mợ đưa nó tới bệnh viện thị xã. Vì còn nhờ vả vào nó nhiều nên mợ đã cầu nguyện suốt một đêm liền, mong nó sớm khỏi bệnh. Chỉ tiếc mệnh nó bạc, mặc dù được các bác sĩ tận tâm cứu chữa nhưng sáng ra nó đã đi luôn rồi. Mợ Phượng thương thằng nhỏ ghê lắm, nhưng mợ vẫn không quên lợi dụng cái chết của nó. Mợ sụt sịt ton hót với thầy Tài:

- Còn chưa rước con Hân về mà nhà đã có tang như thế này, chỉ sợ tới lúc rước về rồi lại tan hoang cửa nhà thì chết mất! Con này nó là sao chổi đích thực thầy ạ!

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio