Chế Tạo Hào Môn

chương 245: nghề làm mộc

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Sáng sớm ngày hôm sau, Hoắc Khải bị đánh thức bởi tiếng hét của Đường Đường. Khi anh mở mắt ra, cô nhóc kia đang phấn khích ôm lấy anh mà gào ầm lên.

“Đường Đường, bố con về rất muộn, đừng làm phiền bố nghỉ ngơi!”, Ninh Thần ở bên cạnh trách mắng.

“Không sao đâu!”, Hoắc Khải bế con bé lên, thơm chụt lên mặt con bé rồi hỏi: “Có nhớ bố không?”

“Có ạ!”, Đường Đường gật đầu thật mạnh rồi cũng thơm Hoắc Khải một cái, nghiêm túc đáp: “Nhớ lắm lắm luôn!”

“Nhớ tới mức nào?”

“Nhớ như mẹ con nhớ bố vậy!”, Đường Đường hô ầm lên.

Gò má Ninh Thần thoáng ửng đỏ, nhất là khi thấy Hoắc Khải liếc nhìn sang, cô càng thêm ngượng ngùng.

Hoắc Khải cũng không trêu chọc cô, chỉ mỉm cười đùa giỡn cùng con gái một lúc mới dẫn cô bé đi đánh răng rửa mặt.

Cô bé quấn lấy Hoắc Khải cả buổi sáng, tới tận khi được đưa tới trường mới chịu yên tĩnh.

Anh không tới công ty nhà họ Cơ ngay lập tức, cũng không tới Hi Vọng Mới của nhà mình, mà đi thăm Triệu Vĩnh An.

Ông cụ mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối, thời gian sống không còn quá nhiều, có thể nói là được ngày nào thì biết ngày đó thôi.

Đến nhà Triệu Vĩnh An, Hoắc Khải thấy ông đang quanh quẩn bên bồn hoa nhỏ trước cửa.

Rau trong bồn hoa đã bị nhổ hết ra, trồng vào đó là hai cây gỗ sưa.

Loại cây này rất đắt đỏ, nhưng quá trình sinh trưởng cũng cực kỳ chậm, với tuổi thọ của Triệu Vĩnh An, e là rất khó nhìn thấy chúng trưởng thành.

Hoắc Khải bước tới, chủ động nhấc bình tưới cây lên, tưới nước giúp Triệu Vĩnh An.

Nhìn thấy anh đến, Triệu Vĩnh An không hề bất ngờ, cũng không ngăn cản động tác của Hoắc Khải.

Đợi anh tưới cây xong, ông cụ đưa cho anh một ly nước mát rồi mới hỏi: “Nghe nói cậu gặp phải rắc rối à?”

“Không có gì, chuyện nhỏ thôi ạ”, Hoắc Khải nhấp vài hớp nước rồi quệt mồ hôi trên trán: “Sau này nếu ông muốn tưới cây thì gọi tôi một tiếng là được, mấy hôm nữa tôi cũng chuyển tới đây rồi”.

“Đợi khi cậu chuyển tới thì có lẽ tôi đã đi rồi. Với cả, tôi bị ung thư chứ có phải phong thấp đâu, tưới cây vẫn làm được chứ”, Triệu Vĩnh An đáp.

Hoắc Khải biết, “đi” mà ông cụ nhắc tới ý chỉ qua đời. Đối với bệnh tật của mình, Triệu Vĩnh An nhận thức rất rõ ràng.

Ông không hề buồn bực hay hoảng loạn như những người già khác khi biết mình bị bệnh ung thư, ngược lại trông có vẻ còn thông suốt hơn khi vừa cãi nhau với đám người Miêu Nhất Khoa.

Đến cả trạng thái tinh thần của ông trông cũng khá hơn nhiều, nếu để người khác nhìn thấy, có lẽ sẽ tưởng rằng bệnh tình của ông đã thuyên giảm nhiều.

Nhưng Hoắc Khải biết, đây là tình huống không khác gì “hồi quang phản chiếu”, bây giờ trạng thái tinh thần của Triệu Vĩnh An càng tốt chứng tỏ ngày rời xa trần thế của ông càng gần.

Điều này khiến anh cảm thấy buồn bã. Triệu Vĩnh An từng trải nên đương nhiên cũng nhìn ra được.

Ông cười cười, nói: “Không cần phải thương hại tôi. Sống cả một đời, có thành tựu đáng để tự hào, cũng thấy xứng đáng rồi. Còn cậu đấy, đã bảo với cậu rồi đấy thôi, đổi được cổ phiếu ra tiền mặt thì một nửa dành cho cậu, coi như tiền công vất vả, phần còn lại giúp tôi quyên góp cho công trình Hi Vọng, sao cậu đưa luôn cả hai triệu tệ mà Miêu Nhất Khoa cho thêm thế!”

“Tiền là của ông, tôi chỉ đi một chuyến, tính tiền vé máy bay cũng không quá hai ngàn tệ, cho nên nếu nhận sẽ rất áy náy. Còn về chuyện quyên góp, đương nhiên cũng nên do ông đích thân làm. Nếu cơ thể đi lại không tiện, sau này tôi lái xe đưa ông đi”, Hoắc Khải nói.

“Được rồi!”, Triệu Vĩnh An xua xua tay, không quá băn khoăn về vấn đề này, ông nói: “Nếu đã đến rồi thì đừng ngồi chơi, trong nhà có mấy miếng gỗ thừa, tôi cứ định làm một cái hộp. Bây giờ thể lực không cho phép nữa rồi, cậu cưa cắt giúp tôi nhé, dụng cụ với gỗ để chung một chỗ đấy”.

Hoắc Khải gật gật đầu, tiến vào nhà lấy khúc gỗ và dụng cụ mà Triệu Vĩnh An nhắc tới, sau đó tiến hành cưa cắt theo lời ông nói.

Khúc gỗ này chỉ là gỗ dương thường thấy, thông thường người ta chỉ dùng loại gỗ này để làm bìa các-tông, giá thành cực kỳ rẻ. Không ngờ nhân vật như Triệu Vĩnh An loại dùng loại gỗ tầm thường như thế này.

Hoắc Khải không đưa ra quá nhiều đề nghị khi nhìn thấy loại nguyên liệu này. Theo suy nghĩ của anh, không cần biết ông cụ muốn làm gì, anh nên hoàn thành nguyện vọng của ông hết khả năng có thể, chứ không phải làm theo ý thích của anh, khiến ông cụ thấy tiếc nuối.

Thế nhưng Triệu Vĩnh An ở bên cạnh quan sát anh thì lại hỏi: “Có phải cậu cảm thấy dùng gỗ dương để làm hộp không phù hợp lắm?”

Hoắc Khải không hề che giấu suy nghĩ thực sự của chính mình: “Đúng là như vậy!”

“Cậu chẳng sợ tôi sẽ tức giận nhỉ”, Triệu Vĩnh An cười cười, đương nhiên ông sẽ không thấy tức giận vì Hoắc Khải chịu nói thật: “Thực ra, thời tôi còn trẻ, gỗ dương là loại gỗ tốt nhất trong nước rồi. Không phải vì giá thành của nó cao đến đâu, mà là vì trông nó bình thường như thế nhưng giúp ích rất nhiều cho đất nước này. Rất nhiều công trình kiến thiết cơ bản phải nhờ gỗ dương mới hoàn thành được. Vả lại còn có câu biểu ngữ “cây dương chọc trời, không nản lòng trước khó khăn”, cho nên đối với những người sống trong thời đại của tôi, nó luôn mang theo chút tình cảm rất đặc biệt!”

Triệu Vĩnh An giống như một ông lão bình thường, kê thêm một chiếc ghế con, ngồi đó nhìn Hoắc Khải làm việc, sau đó kể vài chuyện thời trẻ với anh.

Giọng nói của ông không nhanh không chậm, thỉnh thoảng còn xen lẫn vài câu hỏi, hai người vừa hỏi vừa đáp, trông không khác gì hai thầy trò trên giảng đường.

Hoắc Khải không quá quen với công việc cưa cắt gỗ, sở trường của anh là làm đồ gốm cơ.

Nghề mộc là một công việc đòi hỏi kỹ thuật, trông qua thì đơn giản, chứ thực tế rất phức tạp.

Đến giờ trưa, Triệu Vĩnh An đích thân xuống bếp nấu một món mặn, một món chay.

Thịt thủ lợn xào nõn hoa tỏi, bắp cải chua ngọt, thêm hai bát cơm trắng.

“Rất nhiều người cứ bảo ăn thịt là không tốt, phải ăn chay nhiều vào, thực ra là sai bét. Cậu nhìn mấy con dã thú mà xem, con nào ăn thịt cũng cường tráng và rắn chắc, đứng trên đỉnh chuỗi thức ăn. Con người cũng vậy thôi. Không ăn thịt thì lấy đâu ra sức. Cứ bảo cơm trắng nuôi dưỡng cơ thể, thực chất là do trước kia chúng ta nghèo quá, không mua nổi thịt nên nói vậy để an ủi bản thân. Con bé nhà cậu cũng phải ăn nhiều thịt vào, đừng cho con trẻ ăn mấy loại cháo linh tinh, biết chưa hả”, Triệu Vĩnh An vừa gắp rau cho Hoắc Khải vừa dặn dò.

“Con bé tên là Đường Đường, năm nay tám tuổi rưỡi, đợi thứ Bảy tôi sẽ đưa con bé tới”, Hoắc Khải nhẹ nhàng đáp.

Triệu Vĩnh An không hề từ chối, cũng không đồng ý, dường như chỉ đang tự nói tự nghe vậy thôi.

Kể ra thì ông ấy thực sự rất đáng thương.

Dạy học cả một đời, nhưng về già lại mất con, kẻ đầu bạc tiễn người đầu xanh.

Sau khi người vợ già qua đời, còn cãi nhau với học sinh, bây giờ ngoài Hoắc Khải ra thì không ai tới thăm Triệu Vĩnh An nữa.

Ai cũng biết ông không sống được bao lâu, lại còn cãi nhau rất to với đám Miêu Nhất Khoa, làm gì còn ai tới mua vui nữa.

Để những người kia nhìn thấy Hoắc Khải cần mẫn như vậy, họ sẽ chỉ chê cười chàng thanh niên này không hiểu chuyện thôi.

Tương lai luôn dành cho người sống, chỉ khi còn sống mới điều khiển được thế giới này.

Một người đã chết, dù lúc sinh thời oai phong đến cỡ nào, cũng chỉ còn là quá khứ.

Hoắc Khải chẳng buồn nghĩ gì tới mấy chuyện ấy. Anh đến thăm Triệu Vĩnh An chỉ xuất phát từ lòng kính trọng dành cho ông lão này, không còn lý do nào khác.

Về phần đám người Miêu Nhất Khoa, Hoắc Khải càng không để tâm. Nếu không, anh sẽ không tỏ ra cứng rắn với Miêu Nhất Khoa khi đi đòi tiền.

Bận rộn bên chỗ Triệu Vĩnh An tới khi trời tối, anh mới ra một chiếc hộp trông cũng không đến nỗi.

Tuy rằng anh không quá quen với nghề làm mộc, nhưng số đo không bị sai lệch quá nhiều, chiếc hộp vuông vức, trông cũng tạm được.

Chẳng qua Triệu Vĩnh An kiên quyết dùng mộng gỗ làm khớp nối, không muốn dùng bất cứ linh kiện kim loại nào.

Mộng gỗ là một kỹ thuật rất phức tạp, người bình thường học mất dăm ba năm cũng chưa chắc đã thành thạo. Triệu Vĩnh An ở bên cạnh chỉ dạy, Hoắc Khải cũng chỉ miễn cưỡng làm ra được một cái tương đương, không thể nào ghép vào được.

Thấy trời đã tối, Triệu Vĩnh An cũng không miễn cưỡng, chỉ xua xua tay và bảo: “Về nghỉ ngơi trước đi. Ngày mai tới làm tiếp là được!”

Hoắc Khải gật gật đầu, giúp ông dọn đồ đạc vào trong nhà, sau đó rửa tay sạch sẽ rồi mới cáo từ và rời đi.

Khi đã đi được một đoạn, Hoắc Khải quay đầu lại nhìn, vẫn nhìn thấy bóng dáng ông cụ đang đứng trước cửa và nhìn về phía này.

Trong khoảnh khắc ấy, anh đột nhiên thấy bất an, bởi vì bóng dáng ấy thực sự cho người ta cảm giác cô độc.

Hoắc Khải rất muốn quay về, tiếp tục bầu bạn với ông cụ thêm một lát nữa, nhưng nghĩ đi nghĩ lại, một buổi tối thôi mà, ngày mai rồi đến cũng được. Huống hồ sau khi về nhà còn phải nấu cơm cho hai mẹ con cô ấy, tiện thể xử lý chút việc công ty.

Anh vẫy vẫy tay với bên ấy rồi quay người rời đi.

Đợi khi bóng dáng của Hoắc Khải đã khuất hẳn, Triệu Vĩnh An đang đứng tựa vào cửa mới bật ra tiếng ho.

Ông đã nín nhịn rất lâu, không dám ho ra tiếng, chỉ vì không muốn bộc lộ dáng vẻ yếu đuối của bản thân trước mặt Hoắc Khải.

Nhưng lúc này không còn ai bên cạnh nữa, mất đi lý do để gắng gượng, cơ thể ông nhanh chóng suy yếu.

Chậm rãi quay người lại, đóng cửa vào, tiếng ho dữ dội không ngừng vọng ra từ bên trong căn nhà.

Màn đêm, bắt đầu ập xuống.

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio