Với tính cảnh giác cao độ, cho dù ở trong đêm tối, “hắn” có thể nhìn thấy vài người thuộc hạ của quán rượu AZN đang canh gác. Tất nhiên là “hắn” không đủ trình độ để phát hiện tất cả, mà chỉ cảm nhận được vài người đang ẩn nấp xung quanh. Nhưng cũng không có sao, “hắn” căn bản không quá để ý đến chuyện này. Nhưng kẻ ẩn nấp bảo vệ quán rượu, hay nói khác hơn là những trạm gác như vậy thì ở mỗi các cửa hàng ngầm, mỗi cái chợ đêm đều có. Cho dù không quen, “hắn” cũng chỉ có thể làm quen dần.
Bất quá những tên thuộc hạ của lão chủ quán cũng là những kẻ có tài. Họ không chỉ hoàn toàn hòa mình vào bóng tối, mà hô hấp cũng biến thành như có như không. Nếu không phải “hắn” có nhiều kinh nghiệm chạy trốn, lẫn vô số lần đứng trên thời khắc sống còn, cộng với lực lượng tinh thần hơn người, thì “hắn” không thể phát hiện ra vài người của đối phương.
Đối với điều này, “hắn” không có cảm giác khó chịu, mà càng thêm vững lòng tin, càng tin tưởng vào ngày mai “hắn” sẽ nhận được đồ vật đúng giờ.
Vì sao phải gấp rút như vậy?
Cũng bởi vì tên kia đã xuất phát rồi.
...
Tại cảng Ngã Hành, vào lúc sáng sớm, “hắn” đã nhận được thứ mình cần.
“Hắn” nhét túi đồ đó vào ngực sau tấm áo choàng đen, mỉm cười nhìn về phía lão chủ quán AZN:
- Bạn thân của ta, ngài rất đúng giờ.
Lão chủ quán với khuôn mặt cười không đổi, mà khi nhìn thấy “hắn” nhét đồ vào ngực thì không khỏi ngạc nhiên hỏi lại:
- Khách nhân tôn kính, ngài không kiểm tra lại hàng hóa sao?
“Hắn” cười khẽ, đáp:
- Ha ha... Ta rất tin tưởng vào uy tín của quán AZN, ta càng tin tưởng vào nhân phẩm của ngài.
Nói xong, “hắn” ngẩng mặt nhìn về phía đông bầu trời và sảng khoái nói tiếp:
- Việc buôn bán của chúng ta chỉ vừa mới bắt đầu. Tin tưởng ta, sau này chúng ta sẽ còn gặp lại.
Dứt lời, không đợi lão chủ quán phản ứng, “hắn” lướt nhẹ rời đi.
...
giờ sáng.
Để tiện việc đi lại, và cũng để che mắt người khác, “hắn” mua một con ngựa già lọm khọm gần đất xa trời.
Mất phút làm quen việc cưỡi ngựa, cuối cùng “hắn” thúc ngựa lên đường.
Đầu óc linh hoạt làm cho việc điều khiển con ngựa trở nên dễ dàng, “hắn” như là một gã cưỡi ngựa đã có vài năm, “hắn” vững vàng cầm lấy dây cương, đồng thời cố gắng để cho mình có một tư thế thoải mái, không đến nỗi bị hất lên hất xuống khi con ngựa già chạy nước đại. Và “hắn” cũng biết điều giữ khoảng cách không quá xa, cũng không quá gần với những đoàn đội khác.
Song một thằng nhóc gầy gò cưỡi một con ngựa trơ xương, lại mặc một bộ áo quần rách nát cùng đôi giày dơ bẩn cũng khiến những người thuộc đoàn đội xung quanh chế nhạo.
- Xem kìa, thằng nhóc kia không biết sống chết là gì. A... Kiểu này chưa tới khu rừng Alyta thì nó đã không còn mạng rồi, ha ha...
- Hừ, nghèo không phải là tội, sinh ra đã là dân thường càng không phải là tội. Nó có lý tưởng và nó đang cố gắng vươn lên thì có gì sai?
Bị quật trở về, gã râu rậm giễu cợt người bạn của mình:
- Nó nghèo chẳng có gì sai, nó sinh ra là dân thường cũng chẳng phải là tội. Nó có lý tưởng và cố gắng vươn lên là tốt. Tuy nhiên thứ không biết lượng sức mình thì chỉ có chết sớm.
Người bạn của hắn khinh bỉ nói:
- Chê cười, ngươi cho rằng ngay cả một con sâu Caterpie nó còn bắt không được hay sao? Chỉ cần nó đến được khu rừng Alyta, cơ hội của nó có nhiều.
- Ngu ngốc, đầu ngươi bị nước vào à? Một thằng nhóc với con ngựa già thì có khả năng đi tới đó? Cho dù đi tới đó thì liệu nó có gặp phải một con Caterpie hay không? Hay là nó xui xẻo chọc phải một con Nidoking? Một đứa không có đầy đủ thể lực lại chẳng có chút kinh nghiệm nào mà đòi đi bắt pokemon? Đó chẳng khác gì muốn chết.
- Hừ, đừng có nói nhiều như vậy, nó có bị chết ở khu rừng Alyta hay không thì ta không quan tâm. Nhưng ta dám khẳng định là nó sẽ đi tới khu rừng Alyta.
- Ngu xuẩn, ta đảm bảo nó không chịu nổi và bỏ cuộc trước khi đến được nơi đó.
- Mẹ kiếp, đánh cuộc đi.
Hai con người khắc khẩu đã đưa đề tài lên tới đỉnh điểm chỉ vì “hắn”.
Trên thực tế, “hắn” không muốn bị người khác chú ý quá mức, vậy nhưng “hắn” lại bị chú ý quá mức. Bởi vì “hắn” quá nổi bật so với những đoàn người mạo hiểm. Rất may là chưa có phiền phức gì ập đến.
Ở dưới sự cố gắng của “hắn”, khi thời gian trôi qua đến giữa trưa, đối mặt với ánh mặt trời nóng bức, phần lớn các đoàn mạo hiểm đều lựa chọn nghỉ ngơi và ăn trưa dưới những bóng râm. Tất cả bọn họ đều đem ngựa cột ở khu vực gần địa điểm nghỉ ngơi để đề phòng có bất ngờ xảy ra.
Mặt khác, các đoàn mạo hiểm tụ tập nghỉ ngơi ở gần nhau chứ không quá xa, vì như vậy mới làm họ có cảm giác an toàn.
Bữa trưa diễn ra rất nhanh vì ai ai cũng muốn nhanh chóng tiến tới thôn Ylrez, cái thôn nằm trước cửa vào khu rừng Alyta. Đương nhiên là mọi người có thể không vào thôn Ylrez mà tiến thẳng vào rừng Alyta. Nhưng không có ai làm vậy, trừ những kẻ tự tin vào thực lực của mình. Lý do là vì họ cần chuẩn bị đầy đủ và chu đáo, bắt pokemon không phải việc dễ dàng, thu thập những thứ tài nguyên khác cũng thế. Họ cần phải vào thôn Ylrez bổ sung những thứ thiết yếu như thuốc men, thức ăn, nước uống...
Thôn Ylrez chỉ là một thôn nhỏ với khoảng dân, nhưng vô cùng tấp nập và nhộn nhịp. Hằng ngày có khoảng mấy nghìn nhà mạo hiểm đến đây và sau đó đi vào khu rừng Alyta ngay bên cạnh thôn để mưu sinh.
Không chỉ vì nhu cầu tiếp tế, bọn họ còn vì an toàn của mình nên mới cấp bách muốn đến thôn Ylrez càng sớm càng tốt. Hiển nhiên họ không chỉ sợ lũ thổ phỉ hoạt động ở khu vực xung quanh, họ càng sợ gặp phải đàn pokemon hoang dã nào đó. Mặc dù xác suất gặp phải chúng không cao, nhưng không phải là không có đoàn đội gặp phải. Họ đến đây vì tiền, họ không hề muốn thấy bao nhiêu tiền mình vất vả và mạo hiểm kiếm được lại bị cướp, thậm chí là ngay cả mạng nhỏ cũng không còn.
Vì những lý do ấy, họ chỉ ăn lương khô và uống chút nước trong phút đồng hồ. Và “hắn” cũng chỉ có thể ăn bánh mì khô cùng với uống ngụm nước rồi thúc ngựa đi theo họ.
giờ tối, họ đến thôn Ylrez.
Không hề nghĩ ngợi, “hắn” tách ra khỏi nhóm người. Loanh quanh một lúc giữa dòng người đông đúc, “hắn” đến một khách sạn tồi tàn ở phía đông thôn.
“Hắn” vội vã xuống ngựa, dắt ngựa vào và khi không nhìn thấy ai thì mở cổ họng hét lớn:
- Ông chủ, tiếp khách!
Phía sau chuồng ngựa, một người trung niên hơi gầy với đôi mắt có mấy phần sắc bén từ từ đi tới. Khi nhìn thấy “hắn”, người trung niên buồn bực hỏi:
- Khách nhân, ngài cần gì?
“Hắn” cũng hiểu được vì sao người trung niên có cái thái độ không mấy thân thiện đó. Âu cũng vì “hắn” là một đứa trẻ, lại còn ăn mặc rách nát thì chẳng thể nào là một vị khách hào phóng. Và vị khách ấy cũng chẳng thể nào thuê được phòng hạng sang hay là dùng những bữa ăn đắt tiền.
Quả nhiên, giống như suy nghĩ của người trung niên, “hắn” nói:
- Ông chủ, cho ta một phòng chất lượng kém nhất, nhân tiện nhờ ngài chăm sóc con ngựa này giùm ta.
“Hắn” dắt con ngựa đưa tới và không quên dặn dò:
- Chỉ cần cho nó ăn loại cỏ bình thường là đã được rồi.
Nhằm mục đích không gây chú ý, với đồng lương bạc vừa nhận được từ lão Perli, “hắn” cũng chỉ có thể lựa chọn như thế. “Hắn” không muốn bị người khác nghi ngờ, dẫu rằng “hắn” biết không ai dư hơi từ bến cảng Ngã Hành theo dõi “hắn” đến tận đây.
Đối với người khách hàng trẻ tuổi không có tiềm năng, người trung niên lãnh đạm:
- Như ngài yêu cầu. Phòng số bên trái, giá tiền đồng một ngày. Chăm sóc ngựa với loại cỏ thông thường có giá tiền đồng một ngày. Nếu ngài ở nhiều hơn một tuần thì có thể đặt cọc % và quán sẽ chiết khấu % cho ngài. Còn nếu ngài ở theo ngày thì vui lòng trả tiền trước.
“Hắn” bình thản đưa tay vào ngực, lấy ra túi tiền, lục lọi trong đó một hồi lâu và nhặt ra đồng tiền đồng đưa về cho người trung niên.
Nhìn thấy tiền, khuôn mặt người trung niên mới tốt hơn được một chút. Dĩ nhiên những người làm ăn nhỏ như người trung niên đều sợ bị lừa lọc hay bị thiệt hại, cho nên lấy tiền trước mới là tốt nhất.
Nhận lấy túi tiền từ tay của “hắn”, người trung niên nhiệt tình tiến lên cầm lấy dây cương của con ngựa và hỏi:
- Khách nhân tôn kính, ngài có cần phục vụ thứ gì cho tối nay không?
Với một khách nhân có tiềm năng, câu hỏi này mang hai ý nghĩa: "Thứ nhất, vì bây giờ mới hơn giờ tối, nên ý rõ nhất là có cần bữa tối hay không? Thứ hai chính là có cần thêm dịch vụ ngoài luồng hay không? Dịch vụ ngoài luồng ở đây chính là một em gái xinh đẹp làm bầu bạn cả đêm".
Tuy nhiên với một kẻ nghèo kiết xác như “hắn”, câu hỏi này chỉ mang duy nhất cái ý thứ nhất. “Hắn” hiển nhiên đã hiểu, cho nên “hắn” mỉm cười đáp:
- Trước hết cảm tạ sự phục vụ chu đáo của ngài. Thứ yếu, xin ngài mang lên cho ta một bữa tối đơn giản khoảng tiền đồng cùng với vò rượu gạo lâu năm nhất. Khi ngài mang lên thì vui lòng tính sẵn giá cả, ta sẽ trả tiền ngay lúc đó.
Nghe vậy, người trung niên nhắc nhở đầy thiện ý:
- Rượu gạo lâu năm nhất của khách sạn là rượu gạo được ủ suốt năm. Giá một vò rượu lít khoảng cái tiền đồng.
- Yên tâm, cứ mang lên, ta sẽ thanh toán.
- Cảm tạ sự hào phóng của ngài.
Sau khi cuộc nói chuyện kết thúc, “hắn” theo chỉ dẫn đi về căn phòng số .
“Két...”
“Két...”
“Hắn” mở nhẹ cánh cửa và rồi cũng nhẹ nhàng đóng lại. Ở một căn phòng tồi tàn, lỡ mạnh tay để xảy ra hư hỏng thứ gì thì chắc chắn phải đền tiền, bởi thế nên “hắn” tự giác nhẹ tay.
Lần đầu cưỡi ngựa, “hắn” bị ê mông và vô cùng mệt. Cho nên vừa vào phòng, “hắn” ngả người lên giường và ngủ thiếp đi.