Tổ Hàng không hỏi tôi chuyện gì đã xảy ra, nhưng tôi lại nghe nói Lệ Lệ gặp quỷ sinh bệnh, xin nghỉ ở nhà vài ngày.
Mà tôi cũng sinh bệnh, vẫn là bị phát sốt, không nằm viện cũng không nói cho ba tôi, chỉ truyền nước ở phòng khám tư đối diện trường học hai ngày.
Khi nhàm chán tôi đọc tin tức trên điện thoại. Trên báo nói, ở studio kia đào được một thi thể, hung thủ gây án đã tìm được. Hung thủ chính là một thợ ảnh trong studio, chính là người ngày đó lấy máy ảnh đánh Tổ Hàng.
Khi hắn ta chụp ảnh quảng cáo cho một công ty thì để ý tới một người. Sau đó hắn ta định giở trò, trong lúc xô đẩy khiến cô gái kia chẳng may bị chết. Hắn không báo công an mà ngược lại tìm cách phi tang xác chết. Chỉ là không ngờ được, tôi cùng Tổ Hàng lại phát hiện bí mật của hắn. Chẳng trách ngày đó hắn kích động như vậy.
Thân thể Đàm Thiến đã khá hơn nhiều, khi cô ấy quay lại trường học cũng tới thăm tôi, cùng nhau tâm sự. Nếu không tôi một mình ở trong phòng khám cũng buồn đến chết.
Đàm Thiến nói ở trường nghe được tin tức, Lệ Lệ gặp quỷ sinh bệnh, nhà bọn họ mời thầy làm pháp sự. Đầu tiên tôi nghĩ ngay đến Tổ Hàng, cho nên buổi trưa khi anh ấy mang cơm tới tôi liền hỏi có phải anh ấy ra tay hay không.
Anh ấy hồi lâu mới nói: “Đó là bạn gái của Khúc Thiên, anh chỉ muốn sớm kết thúc mối liên hệ giữa anh và Khúc Thiên thôi.”
“Không phải anh nói cho cô ta là Khúc Thiên đã chết chứ? Lỡ như cô ấy đi nói linh tinh thì sao? Lỡ như cô ấy không tiếp nhận được, tinh thần bị tổn thương thì sao?”
“Cô ta không phải loại không hiểu chuyện như em nghĩ. Còn bệnh của cô ta thì không sao đâu.”
Anh ấy không nói cụ thể rốt cuộc đã làm gì, tật xấu không thích nói chuyện này của anh ấy thật đôi khi khiến người ta phát điên.
Tôi cũng không rõ lắm, tôi là gặp quỷ mới phát sốt hay ngày đó gặp mưa phát sốt. Tóm lại cơn sốt này khiến tôi vừa truyền nước vừa uống thuốc mất một tuần. Đến khi tôi khỏe mạnh không còn sốt nữa thì nhận được điện thoại từ nhà tôi.
Ba tôi gọi điện thoại tới, ông nói ở nhà xảy ra chuyện. Cậu em kia lúc đi học, khi nhảy xuống xe bus đã không may bị một chiếc xe khác đụng phải. Bị thương rất nặng. Hiện tại ông cùng dì thay phiên nhau ở nhà và vào bệnh viện, tiệm đồ cổ có người tới mua đồ nhưng không đủ sức trông coi. Tuy rằng lúc này mạng sống của cậu em quan trọng nhưng có một số khách lâu năm không tiếp không được. Hỏi tôi có thể về nhà trông cửa hàng mấy ngày được không.
Hiện tại đã sắp tốt nghiệp, tới trường cũng không điểm danh, về nhà cũng được. Tôi từ khi học cấp đã thường xuyên trông coi cửa hàng, bán đồ cổ thật tôi không bán được, nhưng bán những đồ mẫu mã thì tôi vẫn thường làm.
Sau khi nói với Tổ Hàng, Tổ Hàng cũng bảo tôi về nhà nghỉ ngơi mấy hôm. Lúc tôi về nhà là Tổ Hàng lái xe đưa tôi về, vừa cửa cửa nhà thì ba tôi thấy tôi xuống xe đã kêu lên: “Con đã về, ba tới bệnh viện với hai mẹ con dì. Con ở nhà trông nhà nhé.”
Chỉ nói một câu như vậy rồi ba tôi đi luôn. Không có ai cũng không sao, nhiều năm như vậy tôi đã quen.
Sầm Tổ Hàng không lập tức rời đi, đi theo tôi vào cửa hàng. Tôi còn quở trách ba tôi vội vàng quá đáng thì anh ấy đã chú ý tới một cái rương trong tiệm. Cái rương kia dán phiếu chuyển phát nhanh từ Thượng Hải tới. Anh ấy ngồi xổm thân mình xuống, nhìn phiếu vận chuyển, nói: “Mặt nạ Tứ Xuyên?”
“A, đâu em xem.”
Trong chiếc rương thật sự có mặt nạ Tứ Xuyên. Cửa hàng đồ cổ nhà tôi có đôi khi cũng mua chút hàng mỹ nghệ cũng không phải kỳ quái. Chỉ là chiếc rương này còn chưa mở ra… Hay là có người đặt nó ở đây mà thôi. Nếu nó là hàng hóa thì tôi sẽ có trách nhiệm lấy nó ra để bày biện.
Sầm Tổ Hàng đưa tay lau lên chiếc rương, nhìn bụi dính trên đầu ngón tay, nói: “Đã đặt ở đây vài ngày. Gọi điện hỏi ba em xem, chiếc rương này đặt ở đây mấy ngày rồi.”
“Chuyện này có gì đặc biệt sao?” Tôi nghi hoặc, nhưng vẫn ngoan ngoãn lấy điện thoại ra gọi cho ba tôi.
Điện thoại rất lâu mới có người nghe máy, có lẽ ba tôi đang lái xe nên không nghe thấy tiếng chuông điện thoại.
Tôi hỏi chuyện cái rương kia, ba tôi nói đó là của một khách quen. Cả nhà ông ấy đi du lịch nên ký gửi thứ này ở chỗ ba tôi. Nói là để trưng bày như tác phẩm nghệ thuật ở phòng khách. Ông ta đã để ở nhà tôi hai tuần, ngày mai ông ta sẽ về nhà, đến lúc đó còn phải đem chiếc rương này qua cho ông ta. Mà nhiệm vụ đưa chiếc rương này giao cho tôi cùng Tổ Hàng.
Lý do của ba tôi rất đơn giản. Không phải Tổ Hàng có xe sao?
Tổ Hàng cầm lấy điện thoại của tôi, nói: “Có phải em nhà mình bị thương ở mặt hay không?”
“Sao con lại biết được? Mặt bị thương nghiêm trọng nhất, phải khâu mười mũi. Có lẽ về sau sẽ để lại sẹo.”
“Mặt nạ đặt ở cung Chấn.”
Sau khi ngắt điện thoại, tôi giật mình. Không phải đây là mặt nạ Tứ Xuyên sao? Chẳng lẽ nó có vấn đề? Rất nhiều người không phải đều đem mặt nạ treo trong nhà làm tác phẩm nghệ thuật sao?