Đến dưới nhà, Ninh Tiểu Thành xuống xe, vịn cửa xe, khom lưng cúi đầu:
- Xuống nào, anh cõng em lên.
Tưởng Hiểu Lỗ nổi cơn lập dị, thầm nghĩ mình cũng xem như nửa tàn tật, bèn duỗi cánh tay ra không trung, ý đồ bắt chước người ta làm nũng.
- Bế.
Tiểu Thành cười mỉa:
- Anh giơ em lên cao nhé? Bịnh, mau lên, bằng không là tự lết lên đó nhen.
Bị từ chối không chút lưu tình, Tưởng Hiểu Lỗ không hề lúng túng, ai da một tiếng, để chân trần nhoài người nằm lên lưng Tiểu Thành, nói:
- Lần đầu tiên có người cõng em đấy.
Tiểu Thành áng chừng cô:
- Hồi nhỏ cha em không cõng em hả?
- Anh hỏi cha nào?
- Cả hai.
- Hồi nhỏ em từng cưỡi lên cổ cha ruột, khi theo mẹ đến chỗ chú Trịnh thì em lớn hơn, kiêng kỵ lớp quan hệ này nên em chưa bao giờ dám thân thiết với chú như cha ruột, chú cùng lắm cũng chỉ vỗ vỗ đầu, cho em tám xu tiền tiêu vặt thôi.
Tưởng Hiểu Lỗ không nhẹ, Tiểu Thành cõng cô lên được hai tầng, thở dài:
- Tưởng Hiểu Lỗ, em nặng quá.
Hiểu Lỗ gối lên cổ Tiểu Thành, nghiêng đầu, hai má mềm mại lướt qua da anh, mất tinh thần:
- Nặng à? Em gầy đi kg rồi đấy.
Tưởng Hiểu Lỗ là cô gái thuộc dạng nhìn không mập nhưng rất có trọng lượng. Cô cao m, nặng kg, người ta nói gái xinh không quá , cô thấy cái này không ổn. Một người cả ngày cần năng lượng là điều tất yếu, không ăn sẽ đói, khung xương cũng do trời sinh, loại phương thức ngược ngạo này là không ổn, thực sự không ổn.
Buổi tối ăn cơm, Tiểu Thành xuống bếp, Tưởng Hiểu Lỗ ăn một bát to đầy.
Tôm chiên vàng hai mặt nấu với tương cà, lại thêm phần sườn non bò xào, độ lửa vừa phải.
Chẹp chẹp___
- Trước đây anh cũng tự nấu cơm à?
Tiểu Thành không động đũa:
- Trước đây không có, toàn ra ngoài ăn.
Ở nhà rất ít khi mở bếp, lúc trước có một mình anh sống, ba bữa cơm gom làm một, giờ hai người sống, Tưởng Hiểu Lỗ chưa từng vào bếp, cô không biết nấu, cũng lười nấu. Có lúc họ gọi thức ăn bên ngoài, có lúc mỗi người tự ra ngoài ăn, mạnh ai nấy lo.
Nhưng đây không phải là cách sống.
Tưởng Hiểu Lỗ giơ bát không, một chân vắt lên đùi Ninh Tiểu Thành qua cái bàn, ăn của người ta nên miệng dẻo hơn:
- Vậy anh rất có thiên phú đấy.
Lúc này Ninh Tiểu Thành mới cầm đũa ăn qua loa mấy miếng:
- Luyện hồi đi học, hai mươi mấy tuổi ra nước ngoài rửa chén cho người ta, ngày ngày ở trong bếp ngửi mùi thịt bò và hành tây đến buồn nôn, nhưng không ăn thì sao đây? Phải tự làm thôi.
Tưởng Hiểu Lỗ ngẩng đầu khỏi bát, không thể tin nổi:
- Anh còn đi rửa chén cho người ta à?
Cô nhìn kỹ đôi tay anh, nhìn thế nào cũng không giống tay của người làm việc nặng.
- Làm được hai tháng rồi không làm nữa.
Tư duy Tưởng Hiểu Lỗ nhảy rất nhanh:
- Tiếng Anh của anh chắc là rất tốt nhỉ?
Bát đũa nhẹ nhàng chạm nhau, Tiểu Thành ăn cơm rất nhã nhặn:
- Quên cũng hòm hòm rồi.
...
- Ở xứ nào nói tiếng xứ đó, không biết câu nào thì thời gian dài cũng biết nói hai câu, quay về không dùng nữa, tự nhiên sẽ quên thôi.
- Ngữ cảm và từ vựng thì quên nhưng bản năng và logic chắc không quên.
Tưởng Hiểu Lỗ suy nghĩ một chút:
- Anh có tin không, nếu bây giờ đưa anh tới xứ đó, anh vẫn có thể sinh tồn.
- Ừ.
Anh gật đầu, hùa theo cô ở đối diện bàn ăn.
- Hôm nay ở bệnh viện em có gặp một cô gái, bác sĩ nói là bị bạo lực gia đình, bị chồng đánh gãy tay, thảm lắm.
Tưởng Hiểu Lỗ là dạng người lúc ăn cơm không nói chuyện sẽ bị nghẹn chết, cô cảm thấy nếu không nói gì cả, chỉ ngồi như vậy thì rất không tự nhiên.
Tiểu Thành cũng là người biết tiếp chuyện, không hề tẻ nhạt:
- Bao nhiêu tuổi?
- Cỡ cỡ em? Dù sao cũng rất trẻ.
- Loại người gì cũng có.
Tưởng Hiểu Lỗ nghĩ không thông:
- Anh nói xem tại sao cô ấy không báo cảnh sát?
Ninh Tiểu Thành tùy ý nói:
- Vẫn có thể chấp nhận, trong lòng luôn mang chút hi vọng, nếu thật tuyệt vọng thì đã vỗ mông bỏ đi từ lâu rồi.
Tưởng Hiểu Lỗ mút nhẹ đũa, nhìn anh.
- Sao, sợ anh đánh em hả?
Ninh Tiểu Thành nhìn ra tâm tư của cô.
Tưởng Hiểu Lỗ nhướng mày:
- Anh dám?
...
- Nếu anh dám đánh em, em sẽ...
Sẽ thế nào? Tưởng Hiểu Lỗ chưa nghĩ ra, nhưng hung dữ bổ sung một câu:
- Em chắc chắn không ở với anh.
Cô nói câu này rất trịnh trọng.
- Lúc nhỏ em theo cha cùng ra ngoài chơi, về gặp phải hàng xóm đánh nhau, chú đó bình thường nhìn rất hòa nhã dễ gần, thỉnh thoảng còn rửa đào cho em ăn, thế mà ngày hôm đấy chú nắm tóc dì, đánh tới tấp, giống như biến thành một người hoàn toàn khác vậy.
Tưởng Hiểu Lỗ nhớ tới cảnh đó liền nổi da gà, nói xong, cô đăm chiêu:
- Cho nên em luôn cảm thấy Trịnh Hân và Tào Tiểu Phi muốn kết hôn rất không ổn, Trịnh Hân nói chuyện không dùng đầu óc, tính tình được nuông chiều, sau này chắc chắn có lúc cãi nhau.
Tiểu Thành nghe, nói:
- Trịnh Hân bị mẹ em và chú Trịnh chiều hư, lựa chọn thế nào là do chính em ấy quyết định, ai cũng không giúp được.
Đánh phụ nữ là chuyện quá không đạo đức, có liên quan đến gia giáo và ảnh hưởng chịu từ nhỏ. Người hiện đại áp lực lớn, luôn muốn tìm một chỗ phát tiết, những áp lực này phần nhiều đến từ công việc và cuộc sống không như ý, bạn không dám trút lên người ngoài, thế phải làm sao đây, về nhà trút lên đầu vợ con chứ sao.
Tiểu Thành chướng mắt nhất là loại người như vậy. Bọn anh lớn lên trong hoàn cảnh kỷ luật nghiêm minh, tiếng đầu tiên nghe được từ khi ra đời là hiệu lệnh thức dậy, câu đầu tiên học được là nghiêm khắc với bản thân, gian khổ làm người.
Hồi nhỏ anh nói với người ta ở sau lưng là bạn học nữ nào đẹp xấu bị ông Ninh nghe được, trách mắng.
Tưởng Hiểu Lỗ cảm thấy Ninh Tiểu Thành cho người ta cảm giác thoải mái chính là như vậy, anh không nói lời nào, nhưng một ánh mắt, một động tác nho nhỏ là có thể tỏ rõ thái độ của anh.
Lời anh nói chưa bao giờ nói đến tận cùng, luôn chừa lại đường lui, nhưng sẽ khiến bạn hiểu rõ ràng.
Nhất thời, hai người tuy im lặng không nói gì nhưng trong lòng lại hiểu về nhau sâu hơn một bước.
Cơm nước xong xuôi, Tưởng Hiểu Lỗ vô cùng giả tạo đòi rửa chén, Tiểu Thành cười lạnh, chống nạng, rồi em lại tố cáo anh ngược đãi em hả, dẹp, về phòng nằm đi.
Vì bị thương chân nên rất nhiều chuyện bất tiện, công ty cho nghỉ một tuần, Tưởng Hiểu Lỗ sống những ngày như tổ tông.
- Uống nước.
Một ấm nước, một cái ly, nước ấm, không bỏng miệng cũng không nguội.
- Tắm.
Tiểu Thành lặng lẽ từ trong phòng bước ra, ăn ý ngầm, ngồi xổm xuống, Tưởng Hiểu Lỗ nằm nhoài lên. Anh cõng cô đến phòng tắm.
Trước khi đóng cửa, anh còn dặn:
- Trơn đấy, em xem kỹ hãy giẫm chân.
Qua một lúc, Tiểu Thành lo lắng, vẫn đứng ở cửa:
- Có cần anh giúp em không?
Tưởng Hiểu Lỗ nằm trong bồn tắm, ngâm nga hát, nghịch nước:
- Không cần!
Tiểu Thành lại quay lại, đợi thêm lát nữa.
Cô rướn cổ gọi:
- Ninh____Tiểu____Thành____
Anh hùng hổ bước ra:
- Lại gì nữa?
Giọng ồm ồm:
- Kỳ lưng.
Đồ phiền phức, tắm xong còn phải bôi kem dưỡng ẩm từ cổ đến gót chân, hễ xoay người là kêu ca.
Anh mở cửa đi vào, Tưởng Hiểu Lỗ ngồi trên băng ghế nhỏ trước bồn rửa tay, áo tắm che phía trước, lộ ra tấm lưng trần.
Bôi một chút, cô còn chưa hài lòng, tức giận gõ bồn rửa tay:
- Anh bôi cho đều vào!!!
Tiểu Thành không tình nguyện:
- Thứ đó của em sặc muốn chết, rửa cũng rửa không sạch, bôi sơ sơ là được.
Tưởng Hiểu Lỗ nói năng hùng hồn:
- Vừa hay dưỡng ẩm cho anh luôn.
- Em có thấy đàn ông nào ngày ngày tay thơm phức chưa?
Tưởng Hiểu Lỗ bán đồng đội:
- Thẩm Khoa đấy, cậu ấy còn thoa son kìa, rất chú ý bảo vệ cơ thể.
Tiểu Thành cầm mấy chai chai lọ lọ của cô bóp ra bôi:
- Người lần trước ăn cơm mặc quần bóng hả? Lần trước ở nhà vệ sinh, cậu ta đi tiểu cạnh Trần Hoằng, uống say, Trần Hoằng vừa quay đầu liền giật mình, còn tưởng kế bên có lắp một cái gương.
Tưởng Hiểu Lỗ cười ha hả:
- Đó là loại tơ tằm rất đắt, cậu ấy tích góp tiền thưởng mấy tháng trời mới mua được đấy.
Tay anh dày ấm, da Tưởng Hiểu Lỗ mềm mại, họ trò chuyện, bôi kem, phòng tắm yên tĩnh, ánh đèn mờ mờ, tiếng nước ào ào, rất dễ dàng thay đổi ý tứ.
Không lâu sau, bên trong vang lên tiếng ma sát và tiếng Tưởng Hiểu Lỗ nhỏ giọng bất mãn, chính là Ninh Tiểu Thành đang đùa giỡn lưu manh.
Sờ sờ chỗ này, đụng đụng chỗ kia, đợi khi cô tránh tới tránh lui cũng không tránh được thì anh lại nghịch ngợm cúi đầu hôn một cái. Cưng chiều, nhưng không mang theo tình dục.
Lưỡi thăm dò theo bờ môi, tay đặt sau gáy cô, chỉ ôm thôi, không lộn xộn, cho cô biết anh đang thật lòng hôn cô, yêu thương cô.
Quậy đủ rồi, Tưởng Hiểu Lỗ đỏ mặt đến mang tai được quấn kín khiêng ra, Tiểu Thành lại lấy băng gạc mới thay cho cô, lấy nước đá chườm cho cô.
Mắt cá chân đau, buổi tối ngủ, bốn bề yên tĩnh, cảm giác nhoi nhói ở chân như được phóng đại khó kiềm chế, Tưởng Hiểu Lỗ nhúc nhích trong chăn, lăn qua lăn lại không lên tiếng.
Động tác Ninh Tiểu Thành cẩn thận, cô nằm trên sofa nghịch điện thoại di dời sự chú ý, vô tình chạm phải camera, màn hình hiện ra khuôn mặt nghiêng nghiêng cúi đầu nghiêm túc của anh, không biết Tưởng Hiểu Lỗ bị chạm phải dây thần kinh nào, cổ họng như bị nghẹn, cô chợt hỏi.
- Nếu em bị liệt thế này mãi, đến già cũng không thể cử động, anh vẫn có thể đối xử với em như vầy không? Mười năm như một, lặp đi lặp lại.
Ninh Tiểu Thành đang dùng kéo cắt băng, cau mày, động tác tay không dừng lại:
- Có thể.
Tưởng Hiểu Lỗ dùng di động che mắt:
- Đó là vì yêu hay vì trách nhiệm?
Tiểu Thành cười, không lên tiếng.
Chăm chú thắt nút kết trên băng gạc, anh thở dài, dẹp hòm thuốc và lắm lời với cô:
- Anh chắc chắn sẽ dùng thái độ như mùa xuân ấm áp để hầu hạ em, không kêu khổ không kêu mệt. Nếu em tuổi, anh sẽ hầu hạ em đến tuổi, anh lớn tuổi hơn em, không biết có thể sống đến lúc đó hay không, nếu thật anh đi trước em, nhất định sẽ để lại gia sản đủ cho em lo liệu chuyện về sau và dưỡng lão.
Đủ rồi, đủ rồi.
Điều này đối với Tưởng Hiểu Lỗ là đủ rồi.
Ít nhất, câu nói ban đầu không phải anh kích động, ít nhất, anh từng nghĩ muốn sống cùng cô cả đời.
Còn về là yêu.
Hay là trách nhiệm____
Nước mắt cảm động của Tưởng Hiểu Lỗ dần chảy vào trong mái tóc.
Cả đời dài lắm.
Yêu là già yếu, là hấp hối, là oanh liệt, là hai người cố hết sức hành hạ nhau bắn ra những cảm xúc mãnh liệt vô hạn.
Trách nhiệm là lâu dài, là nặng nề, là ngày này qua ngày khác, là sự nhẫn nại và khó bỏ được mài ra qua những tháng năm vô hạn.
Sinh tử xa vời.
Thanh xuân ít ỏi.
Hiện tại đáng quý.
...
Thanh Đảo.
Trong một khu nhà ở bình thường, ánh đèn mờ nhạt, cửa sổ cũ kỹ hắt ra cái bóng một người phụ nữ tới tới lui lui bận rộn.
Tưởng Hoài vẫn ngồi trên sofa, đeo kính lão xem điện thoại di động.
Vợ ôm quần áo, gấp từng cái từng cái bỏ vào trong túi hành lý, không khó nhìn ra tâm sự nặng nề:
- Anh có liên hệ con gái anh không?
- Không, tự chúng ta đi, xem xem tình huống thế nào đã.
Trên màn hình điện thoại luôn có một tấm hình, Tưởng Hoài giống như nhìn thế nào cũng nhìn không đủ.
Trong hình, Tưởng Hiểu Lỗ mặc áo cô dâu, đứng ở cửa hỉ đường, là một tấm ảnh bóng lưng. Tấm ảnh này là cô gửi cho ông vào khoảng thời gian trước.
Lời nhắn cũng rất ngắn gọn.
“Cha, hôm nay con kết hôn.”
Vợ ông bất mãn oán giận:
- Có tấm ảnh như vậy anh muốn xem bao nhiêu lần? Phải, con gái anh lớn rồi, kết hôn rồi, anh tự hào, anh vui vẻ, nhưng dính líu gì đến anh? Vợ chồng người ta kính rượu trong hỉ đường đâu có gọi anh là cha.
...
- Bây giờ tới lúc nên dùng mà anh lại không dùng, còn đợi đến chừng nào?
Tưởng Hoài có nỗi khổ trong lòng:
- Con bé là con gái của anh không sai! Nhưng anh không làm hết trách nhiệm người cha, bây giờ gặp khó khăn lại xách túi đi tìm con bé, Hiểu Lỗ sẽ khó xử cỡ nào?
Tưởng Hoài khám ra bệnh thận, đến nay đã xác nhận hơn hai tháng, xét nghiệm có một chỉ số rất thấp, tình hình chữa trị luôn không khả quan, trạng thái tinh thần ngày càng sa sút, gần đây thậm chí nhiều lần xuất hiện tình trạng tiểu ra máu. Xuất phát từ thận trọng, bác sĩ bệnh viện nói Bắc Kinh có một bệnh viện phụ thuộc có chuyên gia về thận, rất uy tín ở lĩnh vực này, đề nghị ông đến khám thử xem liệu có phương án trị liệu nào thích hợp hơn không.
Hơn hai tháng, bỏ ra bảy tám vạn tiền tiết kiệm trong nhà vẫn không khả quan, hai vợ chồng bàn tới bàn lui, quyết định đến Bắc Kinh khám bệnh.
Lần đi này không biết bao giờ mới có thể trở về, vợ đối đãi thật lòng thật dạ với Tưởng Hoài, liên lạc bạn học cũ giúp thuê một căn nhà sơ sài gần bệnh viện, rồi mua vé xe, lấy số xếp hàng tư vấn, tuần sau lên đường mà Tưởng Hoài vẫn lần lữa không tỏ thái độ.
Vợ không cam lòng:
- Em không phải bảo anh kêu con bé tới hầu hạ, cũng không bảo con bé bỏ tiền, nhưng tốt xấu gì thì việc nên giúp vẫn có thể giúp. Con bé sống bên đó nhiều năm như vậy, chưa nói thứ khác, hai ta xuống xe lửa, con bé có thể tới trạm đón chứ? Đường xá chắc biết chứ?
- Không đón!
Tưởng Hoài bướng bỉnh, khuyên thế nào cũng khuyên không được.
- Hai ta sống được tuổi rồi, đi bệnh viện cũng cần người ra đón? Làm người thì phải cần mặt mũi, anh không muốn để con gái vừa gặp anh là khiến con bé cảm thấy anh thêm phiền phức cho con bé!
Dù có thật gặp nhau cũng phải là tinh thần hoạt bát, ăn mặc gọn gàng, đứng dưới thành lầu năm xưa cả nhà đi du lịch Bắc Kinh gọi điện thoại cho con gái.
Hiểu Lỗ, cha ở Bắc Kinh, cha muốn gặp con.
Mà không phải là, Hiểu Lỗ, cha bệnh rồi, con có thể tới bệnh viện thăm, giúp đỡ được không?
Ôi sĩ diện.
Thử hỏi có người cha nào không muốn để lại hình tượng tốt trong lòng con cái, dù cha sống không tốt như con, nhưng ít nhất, cha sống rất ung dung thoải mái.
Vợ biết Tưởng Hoài đã hạ quyết tâm, nhiều lời vô ích, chỉ có thể lau nước mắt, lảo đảo ngồi ở đầu giường, lặng lẽ khóc.
Mưa gió hơn hai mươi năm, bà biết chỗ khó xử và tôn nghiêm của ông, ngoại trừ bầu bạn cùng ông, bà không thể làm gì khác.