Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Ông ra đi vào mùa đông, ngay lúc những ngày xuân đã cận kề. Nguyên nhân là bởi vì suy tim, có lẽ thân thể già nua của ông đã không còn cách nào chịu đựng được sự giá lạnh của mùa đông.
Cha giao tôi toàn quyền xử lý việc hậu sự cho ông. Cha cũng đã hơn năm mươi tuổi, có lẽ là vì sức lực kiệt quệ cho nên không có cách nào hoàn thành việc tang lễ cho cha mình. Cũng có lẽ thể là bởi vì bắt đầu từ một năm nào đó, cha và ông bỗng trở nên vô cùng xa cách.
Di vật của ông để lại ở viện dưỡng lão rất đơn giản, chỉ có vài bộ quần áo cũ kiểu Tôn Trung Sơn tôi mua biếu ông đã giặt đến trắng bệch cũng không chịu đổi, còn lại là kính lão để đọc sách và kính lúp. Tôi chỉ biết tên ông là Tằng Tử Phồn, ông từng học ở đâu, tập viết chữ, từng trải qua cuộc sống ra sao, tôi hoàn toàn không biết. Có lẽ cha tôi cũng vĩnh viễn sẽ không nói cho tôi biết.
Lúc thu dọn đồ đạc, những cái áo Tôn Trung Sơn đã bạc màu sờn vai tôi không nỡ vứt, chỉ làm phẳng để gấp lại. Thế nhưng lúc đang làm phẳng quần áo tôi cảm thấy trong túi áo có mấy tờ giấy. Di ngôn? Trong đầu của tôi lập tức hiện lên mấy chữ đó. Tôi mong đợi ông để lại đôi lời cho tôi, bởi vì tôi biết những thứ đó nhất định là ông để lại cho tôi.
Tôi tò mò kéo mấy trang giấy ra, kết quả ngoài dự đoán của tôi. Không phải di ngôn cũng không phải mấy tấm card tôi không hiểu mà là hai tấm ảnh đen trắng, tôi xưa nay chưa từng thấy hai tấm hình cũ này.
Một tấm là một nhóm người trẻ tuổi chụp ảnh chung, cõ lẽ là chụp rất nhiều năm về trước rồi, bởi vì trong hình có người mặc đường trang bên ngoài cũng có người mặc âu phục. Bọn họ đứng ở trước một trạch viện cũ, vẻ mặt thoải mái. Nhưng nhìn kỹ lại cảm thấy những khuôn mặt đó đã bị năm tháng vô tình làm cho mơ hồ. Tấm hình còn lại chụp ba cái người trẻ tuổi, mặc áo sơ mi, miệng cười vui vẻ. Lật mặt sau có một hàng chữ khiến tôi chú ý.”Một kẻ trên trời, một kẻ ở góc bể, khi sống hình bóng không được ở bên nhau, khi chết hồn cũng chẳng được gặp trong giấc mộng.” Chữ phồn thể tinh tế ngay ngắn, là nét chữ của ông nội.
Chữ Hán phồn thể hay chữ Hán chính thể là một trong hai bộ chữ in tiêu chuẩn của tiếng Trung. Dạng chữ viết phồn thể hiện nay đã xuất hiện lần đầu cùng với các văn bản ghi chép thời nhà Hán và ổn định từ thế kỷ trong thời Nam
Những người này, họ là ai?
Ông nội tôi là một người yên tĩnh ít nói, hơi gầy gò nhưng rất khỏe mạnh, đồng thời cũng giống như những người lớn tuổi khác cùng tiếp thu tất cả giáo dục của thời đại cũ, có một đôi tay viết ra những chữ vô cùng ngay ngắn đẹp đẽ. Trước kia vì cha mẹ tôi đều là công nhân viên, khi tôi còn chưa đến tuổi đi học phần lớn thời gian được gửi đến sống ở nhà ông bà ngoại gần nhà. Thỉnh thoảng đến chơi nhà ông nội, chuyện ông làm nhiều nhất chính là dạy tôi tập viết. Ông yên tĩnh, kiên trì và luôn nở nụ cười ấm ấp với tôi, những thứ này là ấn tượng vĩnh viễn lưu lại trong lòng tôi. Còn bao gồm cả ngôi nhà nhỏ có bàn đá và cây hoa quế.
Lúc học cấp hai cha tôi hạ hải kinh thương, cả nhà chúng tôi rời khỏi thị trấn bao nhiêu đời nay cha ông sống, đi tới thành phố. Đoạn ký ức đó đối với tôi mà nói vừa rõ ràng lại vừa mơ hồ, nói chung tôi trải qua những hoàn cảnh sống khác nhau cộng thêm việc cha mẹ ly dị rồi tái hôn. Bây giờ tôi càng ngày càng thích ứng với thành phố, gần như đã quên đi những năm tháng từng sống ở thị trấn nhỏ thì ông nội lại một lần nữa xuất hiện ở trong cuộc sống của tôi. Tôi thực sự không thể tin được ông lão tóc bạc trắng gầy gò đến mức da bọc xương này là ông nội của tôi. Ông tuy rằng vẫn luôn gầy gò nhưng chưa bao giờ đến mức như giờ, gầy đến mức dường như chỉ còn lại sức nặng của xương.
từ bỏ công việc nhà nước ổn định để kinh doanh
Trong nhà cũng không có máu mủ ruột già nào khác, những năm này ông vẫn luôn được họ hàng xa và hàng xóm láng giềng chăm sóc. Thế nhưng mấy năm trước, ông lão ấm áp ít nói ấy bỗng nhiên nghiện rượu, nghiện đến mức gần như không cần ăn cơm nữa. Thân thể của ông rất nhanh bị suy nhược, gầy đến mức chỉ có da bọc xương. Mặc cho mọi người khuyên bảo thế nào, ông vẫn làm theo ý mình, thế là mọi người không còn dám chăm sóc ông nữa, không thể làm gì khác hơn là thông báo cho cha tôi.
Tôi không nhớ từ khi nào cha bắt đầu xa cách ông nội, nói chung cha đã cố sắp xếp cho ông sống yên ổn tại thành phố này. Sau những lời trách móc của cha ông nội cũng bắt đầu từ từ ăn uống bình thường. Tuy rằng ông vẫn luôm cười ấm áp với tôi như trước, nhưng tôi phát hiện hai mắt của ông đã vẩn đục. Cha tái hôn có một gia đình hạnh phúc mỹ mãn, trong gia đình đó tôi đã giống một người ngoài ông còn xa cách hơn. Nhưng hai ông cháu chúng tôi cũng rất nhanh rời khỏi nơi đó, tôi đi học trường nội trú, còn ông đến sống ở viện dưỡng lão.
Không biết là do di truyền của họ Tằng hay nguyên nhân gì khác, từ khi mẹ rời đi, tình thân nhà chúng tôi ngày càng lạnh nhạt. Quan hệ giữa tôi và cha dần dần cũng giống như cha và ông nội trở nên xa cách kỳ lạ. Tôi luôn cảm thấy quan hệ giữa cha và con riêng càng giống như cha con ruột hơn. Thế là lúc được nghỉ hè tôi thường ở bên ông, không nói một lời cùng nhau ngồi một chỗ đọc sách, cứ như vậy qua những buổi trưa dài.
Năm ấy khi tôi thi đậu nghiên cứu sinh tôi đã come out với cha, cũng không phải do tìm được người đồng hành suốt đời, chỉ là cảm thấy đã đến lúc nên thẳng thắn thôi. Cha tôi vốn là người rất lý trí, thế nhưng lần đó cha vô cùng tức giận, ông giận dữ phản đối đến mức gần như sắp cắt đứt quan hệ với tôi luôn. Khi ấy trong lòng tôi lại nghĩ, muốn cắt đứt thì cắt đứt vì chúng tôi căn bản đã không giống cha con. Sau đó cha tỉnh táo lại, không nhắc tới một lời tới việc này, nhưng quan hệ giữa chúng tôi càng thêm lạnh nhạt.
Có lúc tôi thật sự muốn hỏi ông nội, tại sao ba thế hệ gia đình chúng ta lại như thế này này? Chỉ là tôi không muốn để cho người già như ông phải lo lắng. Có vài lời không cần phải nói ra, bởi vì ông nội cũng chưa từng hỏi tôi, tại sao cha chưa bao giờ đến thăm ông dù chỉ một lần?
Khi tôi được làm trợ giảng đại học, ông nội vô cùng vui vẻ, ông nói nhà chúng tôi từng là thư hương môn đệ. Tôi không biết quá khứ Tằng gia của chúng tôi như thế nào, chưa từng ai kể cho tôi nghe. Tôi lên làm giảng viên đến mùa đông năm thứ hai ông nội đã qua đời.
dòng dõi thư hương dùng để chỉ gia đình trí thức có đọc sách. Nguồn gốc của chữ “thư hương” là ngày xưa người ta dùng loại cỏ thơm ép vào sách để chống mối mọt. Khi mở sách ra sẽ có mùi hương thơm của cỏ này.
Khi mới nhận được tin ông mất, tôi không có cảm xúc như cực kỳ đau khổ buồn bã. Còn nhớ lúc học tiểu học ông ngoại mất, từ lúc nghe tin đến tận ngày đầu tôi khóc đến mức nước mắt dường như đã chảy khô. Thế nhưng thời điểm biết ông nội mất rồi, tôi chẳng qua chỉ cảm thấy trong lòng trống trải lạnh lẽo. Quan hệ giữa tôi và ông nội bình thản mà lại ôn hòa, tựa hồ không có đau đớn sầu khổ gì có thể thể hiện ra. Cho đến tận khi tôi đến viện dưỡng lão nhận di vật của ông tâm tình vẫn bình thường, chỉ là có chút thổn thức cảm thán.
Thế nhưng buổi tối ngày hôm ấy, tôi mơ một giấc mơ. Mơ thấy ánh mặt trời rực rỡ ấm áp chiếu đầy khoảng sân nho nhỏ, hoa quế rơi đầy thềm, ông nội cười nói với tôi: “Tùng Viễn, ông cuối cùng có thể đi rồi.” Sau khi tỉnh lại, mắt tôi lệ rời không ngừng, cảm giác trống trải lạnh nhạt trước đó chậm rãi liền biến thành bi thương và cô quạnh khó tan ăn sâu vào xương tủy
Tôi không còn ông nội nữa rồi.
Ngày thứ hai tôi nhận được điện thoại của cha, cha hi vọng tôi toàn quyền xử lý hậu sự ông nội. Nghĩa địa gia tộc nằm ở phía nam quê nhà, ý nghĩa của việc tôi đưa linh cữu hồi hương là đưa ông trở lại thị trấn nhỏ đã rời xa mấy chục năm rồi. May là trường tôi nghỉ hè rồi, năm nay tôi đã ở bên ôn nội gần trọn mùa xuân. Hộp tro cốt lẻ loi lần nữa khiến trái tim tôi đau như bị đâm.
Ông nội của tôi, ông đã từng là người thế nào? Từng có cuộc sống ra sao? Tôi phải chọn bức ảnh nào làm di ảnh cho ông, tôi phải khắc lên bia mộ ông những dòng chữ gì? Trước khi chết ông vẫn giữ hai tấm hình cũ bên mình, phía sau việc đó có câu chuyện gì?
Bỗng nhiên tôi có khát vọng hiểu rõ ông. Tuy rằng thời gian bên nhau rất hiếm khi ông nhắc về chuyện xưa của ông, nhưng khi ông đi rồi tôi vẫn hy vọng có thể hiểu rõ ông. Bởi vì ông và tôi đã cùng nhau vượt qua mười năm khó khăn cô độc nhất.
Bài thơ sau tấm ảnh được trích trong “Văn tế thập nhị lang” của Hàn Dũ. Nguyên văn ” “Một kẻ ở chân trời, một kẻ ở góc biển; cháu sống mà bóng cháu chằng cùng với hình chú dựa nhau, cháu chết mà hồn cháu chẳng được gặp chú trong giấc mộng”. Nói về kẻ tóc bạc tiễn người tóc xanh. Hai câu cuối Hạ Xưa dùng của bạn BÒN IDLEHOUSE
Đường trang:
Trạch viện
Lúc edit chương này Hạ Xưa nhớ cụ nội của Hạ Xưa vô cùng. Cụ thương Hạ Cưa lắm có gì cũng để lại cho Hạ Xưa. Mà cụ không gọi Hạ Xưa bằng tên hay gọi là cục vàng cục bạc của cụ. Hồi nhỏ Hạ Xưa rất xấu tính (nghe các anh chị kể lại vậy). Vừa hay mè nheo lại hay dỗi nên các anh chị chẳng ai chơi với Hạ Xưa chỉ có Cụ thôi. Tết năm ấy Hạ Xưa về quê chơi, trước khi đi Hạ Xưa bói cánh hoa hồng giật một cánh rồi lại một cánh. Kết quả là không đi nhưng vì ham chơi vẫn đi. Cụ ở nhà mất, lúc nghe điện thoại Hạ Xưa khóc rất nhiều. Rồi về nhà càng buồn hơn khi biết trước khi ra đi cụ rất muốn gặp Hạ Xưa. Hạ Xưa ngồi khóc cạnh quan tài, xung quanh đó mọi người ồn ào nói chuyện, đánh bài. Ngay cả ông Hạ Xưa cũng vậy. Lúc ấy Hạ Xưa cảm thấy mọi người thật tàn nhẫn. Nhưng sau đó Hạ Xưa thấy bố và ông khóc. Trong trí nhớ mười mấy năm của Hạ Xưa ông và bố luôn là nhưng người rất kiên cường nhưng giờ cả hai lại khóc. Sau đó Hạ Xưa đã hiểu mọi người đều rất buồn chỉ là người lớn nên phải chôn sâu nỗi buồn đi thôi.
Hạ Xưa không biết nhiều về cụ, chỉ biết hồi trẻ cụ rất đẹp cụ còn có hình xăm ở tay nữa. Có lẽ năm tháng hồn nhiên ấy Hạ Xưa chưa bao giờ nghĩ đến ngày cụ sẽ rời xa mình nên chẳng lắng nghe những chuyện xưa chuyện cũ. Giờ nhớ lại chỉ nhớ tình cảm ấm áp của cụ cho Hạ Xưa, những cái xoa đầu, những cái bánh, hoa quả luôn để ở góc giường cho Hạ Xưa tới tìm ăn. Và cả mùi hương đặc biệt chỉ có trên người cụ.