Lột vỏ ra xem, vô số viên bắp tròn trịa mọng nước xuất hiện, sắp thành từng hàng óng ả, tôi dùng đôi đũa dài kẹp chúng vào vỉ hấp cho nguội bớt, hương bắp thơm lừng cả gian bếp.
Hôm nay là ngày nghỉ, tôi đặt hộp sữa lên bàn, mấy trái bắp đã hạ bớt nhiệt độ.
Tôi bẻ đôi một trái vừa ăn vừa trả lời tin nhắn riêng của một bà mẹ, hỏi buổi xế hôm qua ở trường là gì, tại sao con cô ấy đói như không có miếng gì vào bụng vậy.
Tôi soạn tin giải thích một hồi, mà đầu bên kia vẫn dặn dò rằng, con cô ấy ăn nhiều, rất dễ đói bụng, tới bữa xế thì nhớ đưa thêm mấy cái bánh quy cho đứa nhỏ.
Tôi cũng xấu hổ không dám nói con cô ấy đã béo lắm rồi, cần hạn chế đồ ngọt một chút, đáp lại: "Dạ, dạ được."
Chín giờ sáng, tôi cưỡi xe chạy về căn nhà ở phía Đông.
Cuộc chạm trán bất ngờ với Cam Linh tuần trước đã phá hỏng kế hoạch của tôi.
Tôi gặp được Trịnh Ninh Ninh ở nghĩa trang, nhưng không tìm được mộ bà nội cô bé, nhưng thật ra tôi cũng không biết tên bà nội cô bé là gì, bởi thế nên định đến gian nhà cũ kia để tìm hiểu.
Ngày đó dứt lời với Cam Linh xong, tôi nhìn chằm chằm đám bắp thật lâu, vô số suy đoán lật qua lật lại trong đầu, sau đó lại gạt đổ tất cả.
Tôi thật sự muốn ném mớ bắp ra khỏi cửa sổ, hệt như bắn đạn ngô như trong trò "Trồng cây bắn zombie" (), tiêu diệt loài quỷ quái tên là Cam Linh.
Nhưng sau đó tôi đóng cửa sổ lại, quăng chúng vào nồi, không làm trò ngốc nghếch vứt đồ đạc từ trên cao xuống.
Nhà bà nội Trịnh Ninh Ninh nằm ở tận đằng đông, chỗ con đường lát bê tông không thể với tới.
Ở giữa cánh đồng có một căn nhà gạch đỏ liêu xiêu đứng lẻ loi, trên cái cổng sắt còn treo câu đối không biết có từ bao nhiêu năm trước.
Hai bên con đường trước mắt là đồng ruộng, được dẫn nước tưới tiêu về, róc rách chảy lan tràn tưới ướt cả một khu ruộng.
Tôi cưỡi xe băng qua con đường như diễn viên nhào lộn trên dây xiếc, lách sang phải, rồi nghiêng ngả lạng sang trái mấy đoạn mới tới được cánh cổng sắt kia.
Khe hở dưới cổng cao khoảng ba cục gạch chồng lên, cũng đủ để thấy được giày và ống quần người bên trong.
Tôi ngồi xổm xuống ngó vào bên trong, hình như bên trong đã được dọn dẹp, mặt đất trong sân khô ráo và sạch sẽ.
Tôi đang dẩu mông nhòm vào bên trong, một bác nông dân đi ngang qua bỗng quát lớn: "Làm gì vậy!"
Tôi nói tôi đến thăm bà nội Trịnh Ninh Ninh.
Người đối diện vẫn lớn tiếng: "Cô là ai?"
Tôi không biết làm sao giải thích được chuyện một cô giáo mầm non chẳng có quan hệ máu mủ ruột rà gì tự nhiên chạy đến thăm hỏi bà nội Trịnh Ninh Ninh.
Nghĩ nghĩ một lúc, tôi không biết nói cái gì mới tốt, có đôi khi câu chuyện thật sự rất lằng nhằng phức tạp, giải thích ra thì sẽ rất dài dòng, nên tôi không nói ra.
Ở góc độ của tôi thì chẳng có nổi lý do tới đây điều tra cái gì, tìm hiểu rằng có ai đã tới đây không, ai đã mai táng bà cụ vậy.
Tôi ngậm miệng lại, quyết định vòng trở về, không ngờ gặp thêm một người khác bước tới từ đằng xa, cô ấy vừa thấy tôi là đã chủ động chen vào: "A, là cô sao, cô lại tới rồi à?"
"Dạ."
"Bà cụ đi rồi, cô chưa biết sao, đi rồi.
Tháng trước con dâu đã về nhà, mua quan tài táng đi rồi."
Cô ấy dùng tiếng địa phương, ngụ ý rằng con dâu bà cụ đã mua quan tài lo hậu sự cho bà ấy.
Tôi hỏi: "Tháng trước con dâu bà ấy về rồi ạ?"
"Ừ, về đây mà chẳng lấy gì cả, mượn xẻng nhà tôi phá khóa ra, thấy bà cụ đã đi.
Không rõ sao con nhỏ biết nữa, chao ôi."
Lúc đầu người nông dân còn lại nghe chuyện có vẻ vẫn còn ù ù cạc cạc, không biết tôi là ai, sau khi người thứ hai bắt chuyện với tôi thì bác ta không còn cảnh giác nữa, chủ động tiếp lời: "Tội nghiệp bà già, con trai thì bất hiếu, con dâu trốn mất, còn lôi theo đứa nhỏ, mà đứa nhỏ cũng chết rồi, bây giờ còn lại mình bà ấy, cũng đi rồi."
"Vậy bây giờ căn nhà này thuộc về ai thế?"
"Về ai à..." Hình như câu hỏi cắc cớ này hơi làm khó hai người kia, nhưng một người trong đó có vẻ biết nhiều chuyện ngồi lê đôi mách, đưa ra lời giải cho tôi: "Đây vốn là nhà mướn, nên chắc là chủ nhà lấy lại rồi."
Sau đó họ lần lượt kể cho tôi mấy câu chuyện thường ngày của bà cụ.
Sau khi người đã chết đi thì toàn là lời hay, nào là thành thật, rồi cần cù chăm chỉ, tội nghiệp này nọ.
Sau đó bác nông dân đầu tiên nói chuyện với tôi mở cái đài đeo hông ra, lời kể chuyện "Ma thổi đèn" () vang vọng lên cả hai đầu bờ ruộng, và tôi vội vã rời đi.
Tôi dạo một vòng quanh mấy trường cấp hai ở huyện Năng, so với Cam Linh thì tôi càng giống như mật thám nằm vùng theo dõi đám nhỏ hơn.
Khi tới nơi tôi mới nhớ ra rằng hôm nay là ngày nghỉ, chẳng có ai ở mấy chỗ này trừ nhóm học sinh nội trú, nên vòng trở về.
Lượng điện trong xe tụt xuống mức màu đỏ, tôi dùng chân lấy đà, cuối cùng cũng về đến chỗ nạp điện.
Chạy qua lại công cốc cả buổi sáng, tôi còn mệt hơn cái xe nữa, ngồi trong bóng râm nghỉ một lát, ánh mặt trời chui qua kẽ nứt hình mạng nhện trên cái kiếng chắn gió chảy vào lòng bàn tay tôi, giống như làn nước suối sóng sánh màu vàng óng.
Tôi mất cả buổi sáng theo đuổi dấu vết của vong ling đến tận chỗ phế tích mà chẳng kiếm được gì cả, chỉ có được một manh mối là Cam Linh đã dùng xẻng phá cửa, lo chuyện chôn cất cho bà cụ, rồi lấy di ảnh của Trịnh Ninh Ninh đi, lặng lẽ dọn ra mảnh đất hoang.
Buổi chiều tôi đến chỗ hoang vắng kia, thấy căn nhà đất đổ nát có vẻ còn thấp bé hơn trước, gần như gắn liền vào mặt đất.
Có một trận mưa vào hôm thứ tư, nửa bên căn nhà sụp trải dài như thỏi sô cô la dần tan chảy xuống đất, nửa còn lại vẫn còn đứng im lặng cúi đầu, mái hiên thủng lỗ chỗ bị gió tạt qua, xà nhà thì khô quắt giống khúc củi dễ dàng bị đốt trụi chỉ với một ngọn lửa nhỏ, còn mái ngói thì tan hoang như con cá bị đánh vẩy hết phân nửa.
Có lẽ là Cam Linh vẫn chưa về nhà, hẳn là đang rình mò chụp lén mấy người đàn ông xa lạ, hay là đi dò hỏi thông tin ở mấy chỗ khác tiềm năng hơn.
Tôi dừng xe bên ngoài, mở cái khóa chỉ có tác dụng trưng bày ra, kiểm tra thử khu bếp còn dùng được không.
Mớ cỏ lần trước Cam Linh xén đi giờ đã khô, có thể dùng để đốt được, rồi tôi đi nhặt thêm vài nhánh cây và khúc gỗ khô về.
Tôi đặt di ảnh Trịnh Ninh Ninh lên tủ, nhóm lửa đun nước, đặt lớp cây liễu đã bỏ đi lớp vỏ lót vào đáy nồi làm cái vỉ hấp tạm thời, thả mấy trái bắp đã luộc chín vào hâm nóng bằng lửa nhỏ, rồi để thêm ba cái bánh bao mua trên đường vào nồi cùng với bao nhựa.
Mấy món này đều đã được nấu chín, ngọn lửa nhỏ cháy vang tí tách, tôi đậy nắp nồi, đóng cửa bếp, khi lửa tắt thì vẫn còn tro nóng giữ nhiệt cho thức ăn.
Sáng hôm sau Cam Linh gõ cửa nhà tôi, vừa mở cửa ra, Cam Linh đã hỏi dồn như tát nước vào mặt: "Cô là cô Tấm quả thị () à?"
Tôi đáp lại: "Cô thấy rồi à, đi vào đi."
Thái độ tôi đã thay đổi, vẻ mặt êm dịu lại.
Trước đây tôi vất vả kiệt lực chống đỡ đòn đánh của cô ta, bây giờ thì cứ như đã được kẻ cao tay chỉ điểm, bắt đầu chủ động phá đi chiêu thức của cô ta.
Cam Linh vẫn không chút nao núng, ánh mắt kênh kiệu, lời nói thì lạnh nhạt, bước vào nhà tôi.
Tôi chợt tích cực lên: "Cô uống nước không?"
Lúc này Cam Linh mới thấy có gì đó không đúng, nắm lấy cái áo thun ghìm tôi đứng yên tại chỗ, quét mắt tới lui một lúc, rồi còn cảnh giác đẩy ra cửa nhà vệ sinh, phòng ngủ, xác nhận kỹ sẽ không có kẻ lạ mặt đang ẩn nấp đột nhiên nhảy ra.
Tôi giống như cái va li nặng nề bị xách đi khắp cả nhà, mãi cho đến Cam Linh dò xét xong xuôi.
Cổ áo thun hình tròn rộng thùng thình bị lôi kéo thành hình chữ V, có thể tụt khỏi vai tôi bất kì lúc nào, tôi cứ phải chỉnh lại nó liên tục.
Hai bên nhìn nhau đầy nghiêm túc, tôi không biết phải nói gì nữa.
Cam Linh căn vặn: "Tại sao lại đưa đồ ăn cho tôi?"
"Cô cho tôi bắp đúng không? Tôi đáp lễ đó, không thể lấy không của người khác được."
"Có chuyện gì thì nói thẳng luôn đi." Cam Linh ra đòn đánh trực diện, công phu mèo quào của tôi không đủ sức cân nổi áp lực này, đành cứng nhắc bộc lộ suy nghĩ trong lòng: "Cô có đi tìm...!mấy đứa nhỏ kia không?"
"Không có."
Tôi thở phào một hơi, Cam Linh vẫn chưa điên rồ tới mức độ này.
Tính tình tôi y như tên của tôi vậy, công chính và bình thản.
Cam Linh muốn phá cửa sổ của tôi, hỏi về chuyện tên sát nhân, tôi không chịu nói cho cô ta; nhưng nếu cô ta muốn đốt nhà tôi, đi ức hiếp tra hỏi mấy đứa nhỏ vô tội kia, thế thì tôi không đời nào bỏ qua vụ cô ta phá cửa sổ nhà tôi nữa.
()
Nghe Cam Linh nói thế, tôi lấy thuốc nhỏ mắt ra, ngồi khép chân trên sa lông, chuẩn bị tinh thần sẽ phải ngồi thật lâu: "Vậy cho tôi xem hình chụp đi."
Tôi bắt đầu quá trình mò kim đáy biển, còn Cam Linh đã đi giăng lưới ở chỗ khác.
Cô ta không từ chối, đưa cái điện thoại qua, tôi nhỏ thuốc vào mắt xong, xoành xoạch lật qua mấy tấm ảnh, không hề chớp mắt.
Cam Linh sợ tôi lướt quá nhanh, thường đè lại cái điện thoại dừng lại để kiểm tra, nhưng thái độ tôi vẫn là nghiêm túc tỉ mỉ, đôi mắt đỏ cả lên.
Cam Linh cũng thấy điều này, sau mấy lần như vậy thì không quấy rầy tôi nữa.
Ban đầu tôi còn đếm số kỹ càng, đủ hai trăm tấm thì sẽ sổ cái gạch trên quyển sổ, bảo Cam Linh tự suy nghĩ nên nói thông tin về cô ta cho tôi như thế nào.
Nhưng dần về sau thì tôi xem ảnh đến chóng mặt, quên chuyện đếm này đi mất, nét chữ vẽ loạn xạ thành rừng trên sổ.
Tôi đã nhỏ thuốc mắt ba lần, cảnh vật xung quanh nhòa đi, đành dựa vào sa lông, nắm cái điện thoại xoa điểm giữa đôi lông mày.
Cam Linh đã biết rõ rồi còn hỏi: "Vẫn không tìm được à?"
"Không, mà hết pin rồi, để tôi sạc một lát."
Tôi cầm điện thoại bước về phòng ngủ, vụng về lẩm nhẩm tên loại cáp sạc nào, nhưng giây phút lọt được vào phòng rồi, tôi lập tức khóa trái cửa, kiểm tra mấy số đuôi điện thoại trong lịch sử cuộc gọi, không có ai quen mắt cả! Tôi mở thêm bản đồ () tìm lịch sử tra cứu của cô ta, Cam Linh đã ý thức được tôi đang làm gì, tôi đang dựa vào cửa mà xâm phạm vào không gian riêng tư của cô ta, nhìn trộm bí mật cô ta từ chối bật mí, trả thù việc cô ta xem bộ sưu tập ảnh của tôi.
Rầm — cửa phòng ngủ làm sao dày giống cửa chính được, cô ta chỉ đập một phát là cả bộ xương của tôi đã run lên bần bật.
Lịch sử tìm kiếm trên bản đồ rất ít, chỉ có tên mấy cửa hàng, có thể là vì đây là cái điện thoại mới.
Tôi gấp rút thoát ra, tiếp tục tựa vào cửa, chịu mấy cú đá của Cam Linh qua cánh cửa.
Tôi chắc như đinh đóng cột rằng nếu Cam Linh mà chộp lấy con dao phay ở phòng bếp rồi chém nát cái cửa xông vào, thì nhất định là ba hồn bảy phách tôi sẽ lên mây ở luôn, mất hết cả động lực chiến đấu.
Tôi đã chuẩn bị tinh thần quỳ xuống bất kì giây phút nào rồi, nhưng mà tôi muốn có được thông tin tôi cần.
Bộ sưu tập ảnh thì sao, bộ sưu tập ảnh chỉ toàn là những người bị tình nghi mà Cam Linh muốn tôi xem, cả ngày tôi đã thấy vô kể đàn ông huyện Năng, giống trong một đêm tham gia tới mấy trăm cuộc xem mắt bạn trai tiềm năng như phim "Phi Thành Vật Nhiễu" (), nên lập tức rút lui, do dự một chút rồi vẫn mở WeChat ra.
Màn hình WeChat có rất nhiều nhóm để chế độ cấm làm phiền, rất nhiều chỗ có dấu tag tất cả mọi người hơi đỏ lên.
Tên người trong cuộc trò chuyện ghim trên cùng là một chuỗi ký tự mặc định từ hệ thống, rõ rành rành là vẫn chưa được đổi tên, tin nhắn gần nhất chỉ là một dòng chữ: "Này."
Tôi nhấn vào, hết thảy bên trong đều là lịch sử cuộc gọi hay tin nhắn thoại, từ "Này" lẻ loi kia là do Cam Linh gửi đi, thời gian là vào tháng tư...!Tôi còn chưa nhìn kĩ thì bất chợt Cam Linh gào lên to tướng: "Khương Tiểu Hồi —"
Ngón tay tôi run lên, cái điện thoại như biến thành con cá chạch trượt ra ngoài, tôi sợ nó rớt bể ra, chụp hụp vài lượt, cuối cùng thành công lấy khuỷu tay kẹp chặt nó lại.
Cam Linh không đập cửa nữa, chỉ là gọi to: "Cô muốn biết cái gì thì để tôi nói cho cô! Đừng có nhìn nữa!"
"Thật hả?" Tôi vẫn muốn tiếp tục nhìn, nhưng tiếc thay là màn hình điện thoại đã tắt.
"Cô mà không ra nữa là tôi giết cô đó." Cuối cùng thì Cam Linh cũng dùng chiêu uy hiếp tôi.
"Vậy cô tới giết tôi đi." Cách nhau qua lớp cửa mỏng, không biết tôi lấy đâu ra lá gan khiêu khích Cam Linh nữa.
Cam Linh khó thở: "Tại sao cô —"
Như thể họng cô ta đã bị nghẹn lại, im lặng thật lâu, ngón tay đặt trên cửa, phát ra âm thanh rất khẽ.
"Cô quan tâm nhiều chuyện như vậy làm gì hả Khương Tiểu Hồi? Cô chỉ là giáo viên mầm non thôi, cô có ngăn được mấy việc trời muốn đổ mưa, hung thủ muốn giết người không? Nói là cô có thể đi, vậy mà cô không cản được tên đó ra tay, thế hà cớ gì lúc tôi muốn giết người thì cô nghĩ rằng cô có thể kiềm chế tôi được vậy?"
"Bởi vì cô muốn đi giết người, nếu tôi nói cho cô thì tôi sẽ biến thành đồng phạm." Tôi bê lại y nguyên lời nhắc nhở của Lộ Kim Thời.
"Thế cô không muốn giết tên đó đi sao?" Cam Linh hỏi tôi.
—
Chú thích:
() Trồng cây bắn zombie (Plants vs Zombies): còn được gọi là trò Hoa quả nổi giận.
Trò này thì mấy bạn quá quen rồi ha:">
() Ma thổi đèn (鬼吹灯): là một bộ truyện nhiều tập của Trung Quốc do tác giả Thiên Hạ Bá Xướng (Trương Mục Dã) viết.
Tên truyện "Ma thổi đèn" xuất phát từ câu "Bùa mô kim, ấn quật mộ, dỡ núi dời non tìm quyết chú.
Người thắp nến, ma thổi đèn, dò mồ đổ đấu kiếm vạn tiền," trong đó câu thứ hai đại ý là khi vào hầm mộ, phải thắp một ngọn nến ở phía đông nam, nếu nến tắt thì phải thoát ra ngay, và không được lấy vật của người chết.
Truyện ban đầu được đăng trên Internet từ năm , gây nên cơn sốt trên mạng và là tác phẩm đứng đầu tiểu thuyết mạng được tìm kiếm nhiều nhất năm , cả một trào lưu sáng tác theo chủ đề "trộm mộ".
Nói thêm một chút, có một quyển về "trộm mộ" nổi tiếng khác là "Đạo mộ bút ký" của Nam Phái Tam Thúc (Từ Lỗi) ra đời năm , nhưng với một phong cách "trộm mộ" phương Nam hoàn toàn khác.
Wordpress bạn Jisiann tóm tắt như thế này: Trộm mộ cũng chia làm hai phe: phương Bắc và phương Nam.
Phương Bắc thì thiên về quy củ, nguyên tắc.
Ví dụ như khi trộm mộ thì mang theo móng lừa đen, gạo sống để trừ tà ma; trước khi tiến vào mộ thường thả động vật xuống trước xem không khí có độc không; khi vào mộ thì thắp một ngọn đèn ở phía Đông Nam, đèn tắt tức là ma quỷ tới (vậy mới có tựa để Ma Thổi Đèn).
Dân trộm mộ phương Bắc xưng là Mô kim hiệu uý (mô kim tức là mò vàng).
Phương Nam thì chỉ hành động, thấy mộ là đào, thấy đồ là lấy, cũng không tin mấy thứ bùa trừ tà ma, lấy đồ đi cũng không có vái lậy chủ mộ, xưng nguyên văn là người trộm mộ.
Phương Bắc chê phương Nam thô lỗ, phương Nam chê phương Bắc cầu kì, bày vẽ.
Từ xưa hai bên vốn kị nhau, nhưng những người sau này thì không còn phân ra Nam với Bắc nữa, học tập những cái tốt của nhau.
Mình có đọc hai bộ này rồi, rất ly kỳ và gay cấn, bạn nào thích mạo hiểm hồi hộp có thể tìm thưởng thức:) Cốt truyện phiêu lưu nên không nặng về tuyến tình cảm, thiên về giải trí về các bí ẩn nhiều hơn, kết thúc hai bộ có chỗ hơi lấn cấn, nhưng tổng thể vẫn ổn.
(lâu quá mình chỉ nhớ mang máng như vậy thôi).
() cô Tấm cây thị: guyên văn là "cô nương ốc đồng," hay còn gọi là cô tiên ốc, giống như bên mình có sự tích về cô Tấm chui ra từ trong quả thị giúp bà lão quét dọn và nấu cơm:">
() Theo tác phẩm "Trung Quốc im lặng" của Lỗ Tấn: "Người Trung Quốc luôn thích hài hòa và thỏa hiệp.
Nếu bạn nói rằng căn phòng này quá tối và bạn cần mở một cửa sổ ở đây, mọi người chắc chắn sẽ không cho phép.
Nhưng nếu bạn khăng khăng phá bỏ mái nhà, họ sẽ chủ động đến hòa giải, đồng ý mở cửa sổ cho bạn."
Đây là một kĩ thuật mặc cả thường thấy, gọi là "sập cửa vào mặt" (door in the face,) bên Trung gọi là "lấy lui làm tiến," hay là "hiệu ứng phá hủy nhà cửa," hoặc "hiệu ứng phá cửa sổ." Tóm tắt nội dung kĩ thuật như sau: yêu cầu đầu tiên sẽ là một yêu cầu bất khả thi, không một người bình thường nào có thể đồng thuận được.
Tiếp theo đó, yêu cầu thứ hai mới là mục đích thật sự của người hỏi, so với yêu cầu đầu tiên, người nhận sẽ dễ dàng chấp nhận hơn do tính nghiêm trọng của nó đã được giảm hẳn đi.
Ngoài ra còn có thủ thuật thuyết phục tinh vi khác là "kẹt chân trong cửa" (foot in the door) như sau: Khởi đầu bằng một yêu cầu tương đối nhỏ, nếu người đó chấp nhận làm theo, bên đưa ra yêu cầu sẽ tiếp tục gia tăng đòi hỏi của mình vì khách hàng đã bị thuyết phục phần nào.
() Phần này đúng là Tiểu Hồi tìm lịch sử tra cứu trên bản đồ, nhưng ban đầu mình nhầm với Baidu.
Lỡ tra Baidu là gì nên để chú thích luôn, cũng thú vị lắm:">
Baidu (百度): gọi tắt là Bách Độ, là công cụ tìm kiếm lớn thứ trên thế giới sau Google, nắm giữ .% thị phần tìm kiếm ở Trung Quốc.
Tên gọi "Bách Độ" bắt nguồn từ một câu trong bài từ "Thanh ngọc án - Nguyên tịch" (Thanh ngọc án - Đêm Nguyên Tiêu) của nhà thơ Tân Khí Tật thời Nam Tống.
Đại ý bài thơ về tả cảnh hội hoa đăng tết Nguyên Tiêu (rằm tháng giêng), nửa phần đầu tả cảnh, còn nửa sau thì tả người.
Hai câu thơ như sau:
Chúng lý tầm tha thiên bách độ,
Mạch nhiên hồi thủ,
Na nhân khước tại,
Đăng hoả lan san xứ.
Dịch nghĩa:
Tìm người giữa chốn trăm nghìn lượt,
Đột nhiên quay đầu, người ngay trước mắt,
Ánh lửa đèn tàn soi bóng lệ.
— Bản dịch của Dạ Ngọc Minh Anh —
() Phi thành vật nhiễu (If You Are the One): Đây là bộ phim hài sâu sắc ra đời năm , kể về một người đàn ông trung niên rao tìm ý trung nhân lên mạng, với lời "tái bút": chỉ tiếp người có thành ý! Trải qua nhiều cuộc tiếp xúc với nhiều đối tượng và những tình huống dở khóc dở cười, cuối cùng anh cũng tìm được một người vừa ý, nhưng người phụ nữ này lại đang "chết mê chết mệt" một người đàn ông khác đã có vợ.
Vượt qua nhiều thử thách, cuối cùng họ cũng tìm được "một nửa" của nhau.
Phim được nhận xét là "hài hước đơn giản, quần chúng xem có thể hiểu được, tiệm cận với đời sống, gần gũi với mặt đất." (Review Chinese Film Vtrans dịch) Bạn poly có bài review thế này: "Phim, là một câu chuyện tình, một câu chuyện khác biệt với những câu chuyện tình khác.
Có lẽ dành cho lứa tuổi đã trải qua quá nhiều kinh nghiệm tình đời và cuộc sống, thì sẽ thấy thấm thía và sâu sắc vô cùng...!Nói về yếu tố hài trong phim, thì đây là một phim hài với câu chuyện, nhưng cũng không giống kiểu hài mà thường thấy trong các phim TQ thường thấy mà nó lại giống kiểu US hơn.
Khi thoại rất bình thường nhưng rất ý nghĩ, những câu chuyện của mỗi người rất thời sự và đời thường, mang ảnh hưởng của suy thoái kinh tế."
Tấn Giang:
ID Vol — //:
Trông bề ngoài cô giáo Thỏ Con yếu đuối nhu nhược, nhưng niềm tin giúp cô ấy làm được nhiều chuyện không ai ngờ tới.
Năm xưa cô ấy cứu được một đứa trẻ khác, cứ bướng bỉnh ở lì tại chỗ này, mỗi năm đến thăm bà cụ, giữ miệng kín như bưng với Cam Linh, rồi bây giờ phản công thử giật điện thoại đi...!thật là một người thú vị.
Bác nông dân nói là con trai bất hiếu...!tôi cứ nghĩ rằng ba Ninh Ninh chết rồi (?) vậy không biết hiện tại anh ta còn sống không.
ID Hàng Chi — //:
Tuy biết là câu cuối của Khương Tiểu Hồi chỉ là qua loa lấy lệ thôi, nhưng tôi vẫn tò mò đi tra thử xem tình huống này có đủ điều kiện trở thành đồng phạm chưa.
Tôi nghĩ là không phải, nếu muốn định tội Khương Tiểu Hồi thì phải có hành động giúp đỡ Cam Linh phạm tội.
Nhưng để làm đồng phạm cần phải cố ý cổ vũ người khác thật sự gây ra hành vi phạm tội, nếu Khương Tiểu Hồi không nói rõ ràng cho Cam Linh thì sao nhỉ.
Cập nhật: Mà nếu Khương Tiểu Hồi nói ra danh tính của nghi phạm dưới sự ép bức của Cam Linh, thì đây không phải là hành động cố ý, không cấu thành tội danh được.
>> ID Cá trong chậu trả lời — //:
Nói chi đến cô giáo Khương, ngay cả lúc Lộ Kim Thời nói anh ta thấy mình như kẻ đồng phạm cũng chỉ là viện cớ.
Chỉ nói tên kẻ giết người là ai thì vẫn chưa đủ tiêu chuẩn làm đồng phạm, hơn nữa với tư cách người nhà của nạn nhân thì thật sự có quyền được biết sự thật.
Cập nhật: Tôi tìm hiểu kĩ hơn thì được thế này: nếu biết Cam Linh muốn giết người mà vẫn nói ra danh tính tên kia thì cô Khương sẽ bị xem là đồng phạm.
Còn trong trường hợp không chịu được bức cung mà để lộ thông tin thì được ghi nhận là bị ép buộc làm đồng phạm, chắc là sẽ tùy theo tình tiết mà giảm nhẹ hình phạt chăng?
>> ID Hàng Chi trả lời — //:
Chà, tôi thấy nếu xét trên góc độ chủ quan thì lỗi quá mức tự tin không cấu thành tội đồng phạm.
Chỉ cần cô giáo Khương không nói ra thông tin chi tiết về tên họ, địa chỉ, diện mạo hung thủ, mà chỉ đưa ra mô tả mơ hồ nào đó là được, cô Khương có lý do để chắc ăn rằng Cam Linh không thể tìm ra hung thủ để trả thù.
Mà nếu thật sự có xảy ra chuyện gì thì chỉ việc quá mức tự tin thì không thể cấu thành tội danh này được.
ID Bạch Đảo không phải là Đảo Bạch — //:
Không máu mủ ruột rà mà bảo cô ấy muốn đi giết người mới là kì quái đấy.
Có điều cảm xúc tội lỗi áy náy của người khác không thể làm nguôi ngoai nỗi đau người trong cuộc được, vết thương lòng vẫn sẽ mãi còn đó.
ID Tiểu Bạch — //:
Khương Tiểu Thụ nha
ID linlinsusu — //:
Nhìn đến tiêu đề hai chương này: Trong ruộng bắp, Cô không muốn sao, ôi chao, tôi nghĩ...!tôi thật là tội lỗi mà (>﹏> Tác giả trả lời — //:
Không phải sinh nhật cô bé đâu.
Ngày tháng trên bia mộ là lịch âm đấy, cần chuyển lại ngày dương.
ID ddd ding ding dang — //:
Tôi thì nghĩ là cô giáo Khương đang bảo vệ Cam Linh đấy!
>> Tác giả trả lời — //:
Gần đúng rồi!
ID Sở Tầm — //:
Cô giáo Tiểu Khương làm tôi nghĩ đến cụm từ "thượng thiện nhược thủy," thật là ôn nhu dịu dàng nha.
Chú thích: Lão Tử giảng: "Thượng thiện nhược thủy, thủy thiện lợi vạn vật, phù duy bất tranh, cố vô vưu" (Nước là thiện nhất, nước đem lại lợi ích cho vạn vật mà không tranh giành).
Người thiện nhất tựa như nước.
Nước không chỗ nào không chảy đến, nuôi dưỡng vạn vật nhưng lại hạ mình ở nơi thấp nhất, vì vậy nước gần với Đạo nhất.
Người thiện nhất chọn nơi ở thấp nhất, tâm trí luôn trầm tĩnh mà lại thâm sâu khó dò như biển, đối xử chân thành với mọi người, vị tha và không vụ lợi, lời đã nói ra là sẽ thủ tín, công việc thì xử lý tinh giản, giỏi phát huy sở trường, hành động thì giỏi nắm bắt thời cơ, lại có thể quản lý tốt việc gia đình.
ID Làm sao tôi có thể ngủ sớm đây — //:
Tôi rất tò mò lý do cô Tiểu Khương không thể nói ra ngay từ lúc đầu, cứ cảm thấy phải không là nguyên nhân "đồng phạm" như Lộ Kim Thời nói ấy nhỉ? Vì ban đầu cô ấy không biết Cam Linh muốn giết người trả thù sao? Chà, cũng là một lý do, thật là mong chờ nha.
Cập nhật: Tác giả đại đại phải tự tin lên nha, bác viết hay quá trời hay, hơn nữa có người thích truyện ngôi thứ nhất lắm lắm lắm luôn ấy, ví dụ như tôi đây nè, hehe.
>> Tác giả trả lời — //:
Hì hì, quan trọng nhất là sẽ có điểm mù khi kể chuyện ở ngôi thứ nhất, vì cô giáo Tiểu Khương không chịu nói ra nên sẽ tránh đi trong lúc kể, thật là hợp lý nha!
ID Cọc gỗ — //:
Tiểu Khương nhân cơ hội thu thập thêm thông tin, vì thật khó trao đổi trực tiếp nếu khúc mắc không được giải quyết, hơn nữa còn bị đơn phương áp chế nữa (tuy là cô ấy kiên cường lần này, nhưng có thể nhận thua, khí thế có thể xì hơi như quả bóng bất kì lúc nào =)))
ID Im lặng đi — //:
Tiểu Khương thật là tốt...!Mà thật ra chị Linh cũng đang quan sát Tiểu Khương thật kĩ đó...!Muốn làm bạn gái Tiểu Khương quá đi
Hôm nay tui mời dàn cameo bên Nhảy sông qua:
Nhuyễn Nhuyễn: Hế lô mấy chế ~ Ế, em vừa lướt qua khu bình luận, muôn màu muôn vẻ quá trời luôn! Đâu để em xem...!ủa chị Tiểu Hồi là thụ hả?
An An: Cậu này, vừa qua chào sân mà...
Tui: Chậc chậc, câu nào không thấy, sao chọn chính xác quá vậy =)) Sao rồi cô Tiểu Khương ới?
Khương Tiểu Túng:...!( ̄ _ ̄|||)
Cam Sói Lớn: Được rồi, đừng chọc em ấy nữa, mình đi ăn đi.
(Để chị chọc được rồi)..