Chương : Đi tới
Giờ phủ Anh quốc công tựa như cái sàng, càng là chuyện "bí mật" thì truyền tai nhau càng nhanh.
Đương nhiên chuyện Tống Hàn náo loạn đòi lấy Tưởng Hiệt Tú cũng không thể giấu được Tống Nghi Xuân. Nhưng kỳ lạ là Tống Nghi Xuân vẫn im lặng không ý kiến gì.
Tống Mặc rất hoang mang:
- Chẳng lẽ phụ thân không phản đối Thiên Ân cưới Hiệt Tú biểu muội?
Đối với hắn, chỉ cần các biểu muội tìm được nơi yên ổn thì dù là nhà nào hắn cũng thấy mừng.
Hắn sợ phụ thân sẽ nghĩ giống Tống Hàn, đến lúc đó lại hại Tưởng Hiệt Tú.
Nhưng Đậu Chiêu không tin.
Thái độ ban đầu của Tống Nghi Xuân đã rất rõ ràng. Ông ta quyết không để Tống Mặc được sống yên. Nhưng ông ta cũng không muốn phủ Anh quốc công mất đi tước vị. Trong hai đứa con trai, kiểu gì ông ta cũng phải nắm một đứa trong tay. Tìm cho Tống Hàn một nhà vợ có thế lực cũng là chuyện tất yếu.
Nàng nói:
- Nhị gia muốn cưới Hiệt Tú biểu muội thì cũng phải xem Tưởng gia chịu đồng ý không đã. Quốc công gia cần gì phải sắm vai ác? Hơn nữa, nếu chuyện này bị đồn ra ngoài, người ta chỉ nói quốc công gia kính trọng vong thê, vì nhà vợ nên tình nguyện để con thứ cưới con gái nhà tội thần. Được thể diện thế chẳng lẽ lại không làm!
Tống Mặc gật đầu.
Hắn hiểu Tưởng gia.
Nếu phụ thân hỏi cưới lúc Tưởng gia còn hưng thịnh, dù Tưởng gia không hài lòng về Tống Hàn thì vẫn miễn cưỡng đồng ý. Nhưng nay Tưởng gia đã rơi vào cảnh nghèo khó mà lại đồng ý thì sẽ bị cười nhạo là thấy người sang bắt quàng làm họ. Chắc chắn Tưởng gia sẽ từ chối hôn sự này!
Đậu Chiêu còn một lo lắng khác.
Sở dĩ Liêu vương dùng Tống Mặc cũng vì Tống Mặc là cháu trai của Định quốc công. Y có thể lợi dụng tầng quan hệ này để sai khiến tử sĩ dưới trướng Định quốc công. Kiếp này, Tống Mặc chắc chắn không dốc toàn lực giúp Liêu vương mưu phản. Vậy Liêu Vương có lợi dụng Tống Hàn - một cháu trai khác của Định quốc công không?
Nếu Tống Hàn cưới Tưởng Hiệt Tú, trong mắt những người từng chịu ơn Định quốc công, Tống Hàn càng cho họ cảm giác gần gũi hơn Tống Mặc.
Đương nhiên nếu Tưởng Hiệt Tú được gả vào nhà này, nhất định sẽ thấy vướng mắc trong lòng.
Cho nên sáng sớm hôm sau, nàng giục Tống Mặc:
- Chúng ta ngủ ngon nhưng không biết đêm qua Tứ cữu mẫu thế nào? Hôm nay bận nhiều việc, đến sớm hơn cũng tốt. Ngoài ra cũng có thể giải thích cho Tứ cữu mẫu, để người yên tâm tiễn Ly Châu lên kiệu hoa.
Tống Mặc thấy Đậu Chiêu nói rất hợp lý. Tuy hôn lễ định vào buổi tối giờ Tỵ nhưng chưa đến giờ Mão, hai người đã đến chỗ Tưởng Tứ phu nhân.
Đậu Chiêu thuật lại thái độ của Tống Nghi Xuân về chuyện này, cũng thăm dò Tưởng Tứ phu nhân:
- Tống Hàn còn nhỏ, mấy năm nay được quốc công gia giám sát việc học tập, lại có một tấm lòng chân thành. Vì một số việc suy nghĩ chưa chu đáo, kính xin Tứ cữu mẫu không trách cứ. Cũng may đó là ý tốt, Tứ cữu mẫu nên vui mới phải!
Tưởng Tứ phu nhân suy nghĩ một lát rồi đáp:
- Ta hiểu ý tốt của các cháu. Nhưng càng là vậy, chùng ta càng phải về Hào Châu sớm. Vài năm trước, chỉ huy sứ Liễu Châu vệ - Lưu đại nhân từng đến cầu thân Hiệt Tú cho trưởng tử. Chỉ vì Nhị cữu có ơn với ông ta, lão phu nhân sợ người khác nói nhà chúng ta ép uổng nên không đồng ý. Sau này lão phu nhân qua đời, hôn sự của mấy đứa cũng bị ảnh hưởng. Ta vào kinh được mấy ngày thì Đại cữu mẫu báo tin Lưu đại nhân lại đến cầu thân Hiệt Tú cho trưởng tử. Đại cữu mẫu thấy Lưu gia cách quá xa, sợ Hiệt Tú không quen nên muốn hỏi ý kiến của ta. Lúc ấy ta đang bận hôn sự của Ly Châu nên không chú ý. Giờ Ly Châu đã xuất giá, ta có thể yên tâm lo liệu hôn sự cho mấy đứa còn lại, e rằng phải phụ ý tốt của quốc công gia rồi!
Như sợ Đậu Chiêu khó sử, bà cũng nói thẳng:
- Ta biết người làm dâu như cháu vừa phải chăm sóc chồng vừa phải chú ý cha chồng. Nhưng ở tuổi này, giờ quốc công gia không tục huyền thì sau này cũng sẽ tục huyền. Cháu chỉ cần chăm sóc tốt cho Nghiên Đường là được, chuyện của quốc công gia không cần quá phiền lòng!
Có lẽ bà tưởng nàng đến thăm dò theo ý Tống Nghi Xuân!
Nàng không biết nên khóc hay nên cười, cũng cảm kích tấm lòng của Tưởng Tứ phu nhân.
Chỉ cần có chút khách sáo cũng sẽ không có thái độ chân thành như vậy.
Bởi vậy có thể nhận ra, Tưởng gia cũng không thích thái độ Tống Nghi Xuân đối với Tống Mặc.
Nàng cười dịu dàng gật đầu, nhắc nhở Tưởng Tứ phu nhân:
- Cháu đã phái người trông chừng Nhị gia. Nhưng dù sao phủ Anh quốc công vẫn là của quốc công gia, có một số việc khó nói. Cháu chỉ sợ chuyện này truyền ra ngoài, quốc công gia trở thành người có tình có nghĩa, còn Tưởng gia bị nói là kiêu ngạo tự phụ. Kết quả là Tưởng gia trở thành đá kê chân cho quốc công gia.
Tưởng Tứ phu nhân hiểu Đậu Chiêu đang ám chỉ điều gì. Bà cưới đáp:
- Ta biết mà. Có một số việc cần đề phòng trước khi nó xảy ra.
Nếu Tưởng gia đã phái Tưởng Tứ phu nhân đến kinh thành, tức là Tưởng Tứ phu nhân cũng rất lợi hại. Đậu Chiêu yên lòng, trò chuyện một lúc rồi qua sảnh chính.
Tưởng Hiệt Tú bước ra từ phía sau rèm.
Nàng mạnh rạn nhìn Tưởng Tứ phu nhân, hỏi thẳng:
- Người muốn gả con đến Liễu Châu?
- Làm gì có chuyện đó!
Tưởng Tứ phu nhân nắm tay Tưởng Hiệt Tú, nhẹ nhàng nói:
- Biết bao nhiêu cô nương Tưởng gia được gả cho nhà võ, cuối cùng trở thành quả phụ khi còn trẻ. Chẳng lẽ ví dụ như vậy vẫn chưa đủ sao? Chỉ là chúng ta được phủ Định quốc công nuôi dưỡng, góp sức cho phủ Định quốc công vốn là điểu hiển nhiên không có gì trách cứ. Nhưng Tưởng gia đã chết một lần, chúng ta đã cố gắng hết sức vì nguyện vọng của tổ tông. Sau này, chúng ta phải vì chính mình. Mấy hôn sự đồng ý lúc trước không nói, nhưng đại cữu mẫu và ta đều quyết định giữ mấy đứa các con bên người.
Tưởng Hiệt Tú chớp mắt, nước mắt lăn xuống hai má, không biết do tủi thân hay do vui mừng.
- Tứ cữu mẫu!
- Con bé ngốc!
Tưởng Tứ phu nhân ôm Tưởng Hiệt Tú, dịu dàng nói:
- Lúc con giao đồ cho ta, ta đã hiểu được tâm nguyện của con rồi. Tuy nhà ta rời vào cảnh nghèo khó nhưng chỉ cần có Đại cữu mẫu, các con không phải sợ chịu khổ đâu.
Tưởng Hiệt Tú gật đầu, hai mắt long lanh:
- Còn có Tứ cữu mẫu!
Tưởng tứ phu nhân bật cười:
- Sao ta có thể bằng Đại cữu mẫu vừa có dũng vừa có mưu được.
Rồi bà lấy khăn lau nước mắt cho Tưởng Hiệt Tú:
- Hôm nay khách đến không ít, đừng để người ta nhìn ra điều gì.
Tưởng Hiệt Tú gật đầu, đợi khi trên mặt không còn khác thường mới bước ra khỏi phòng.
Tưởng Hiệt Anh đang dựa người dưới mái hiên, thẫn thờ nhìn bầu trời xanh thẳm.
Nghe thấy tiếng động, nàng quay sang hơi gật đầu với Tưởng Hiệt Tú.
Tưởng Hiệt Tú đi tới cạnh Tưởng Hiệt Anh, nhìn về hướng Tưởng Hiệt Anh vừa nhìn, hỏi nhỏ:
- Muội đang nhìn gì vậy?
Trên bầu trời bao la có một đàn chim bồ câu bay qua. Tiếng chim bồ câu líu lo phá vỡ sự yên tĩnh trong sân.
Tưởng Hiệt Anh lại ngẩng đầu nhìn, lẩm bẩm:
- Muội tự hỏi không biết sau này còn cơ hội ngắm sắc trời kinh thành...
Và người đó.
Nàng nhủ thầm.
Tay nhẹ nhàng vuốt một vòng gỗ trầm hương.
Tưởng Hiệt Tú nhìn xuống, ánh mắt dừng trên vòng tay kia một lát.
Nàng nhớ đến tết Nguyên Tiêu bốn năm trước. Khi ấy, họ vẫn là các tiểu thư của phủ Định quốc công, thế tử Anh quốc công - Tống Nghiên Đường đến chúc mừng bà nội, ngoại trừ biếu quà cho trưởng bối còn tặng mỗi tỷ muội một vòng gỗ trầm hương.
Hàm Châu biểu tỷ cất trong hộp, nàng thì phấn khởi đặt trên đùi, còn Thập Tứ muội lại không bao giờ tháo khỏi tay.
Cho nên lúc xét nhà, vòng tay của các nàng đều mất, chỉ riêng Thập Tứ muội vẫn giữ được.
Nhưng dù như thế thì sao?
Nàng ngẩng đầu nhìn phía chân trời, khẽ nói:
- Tẩu tẩu xinh đẹp, tính cũng tốt... Biểu huynh rất yêu thương tẩu tẩu... Nếu là huynh ấy của ngày trước, chắc chỉ bảo gia nhân tới hỏi... Vậy mà chiều nào tới đón tẩu tẩu... Huynh ấy thật tốt...
Nhưng rốt cuộc trong lòng vẫn có gì đó chua chát khó hiểu.
Tưởng Hiệt Anh nhớ có lần họ nấp sau cây sồi xanh nhìn các ca ca bắt tên. Lúc bị phát hiện, họ vừa cười vừa trốn vào trong núi giả. Thập Tam tỷ chạy chậm nhất nên bị bắt, nhưng tỷ ấy vẫn bình tĩnh nhìn thẳng vào Tống biểu ca, tự tin nói: "Muội thấy các huynh đang bắn tên nên tới cổ vũ mọi người."
Nàng không khỏi mỉm cười.
Quá khứ tựa như giấc mộng đẹp. Bây giờ còn nghĩ đến thì làm được gì?
- Đúng vậy! Biết hai người họ sống rất tốt, chúng ta không còn gì lo lắng.
Có tiếng cười nói truyền đến.
Tưởng Hiệt Anh đứng thẳng người, vuốt phẳng vạt áo:
- Thập Tam tỷ! Chắc là có khách tới. Chúng ta mau ra tiếp khách nào?
Tưởng Hiệt Tú gật đầu. Hai tỷ muội tươi cười đến phòng chính
※※※
Ngày thứ ba Tưởng Ly Châu lại mặt, ngày thứ tư nữ quyến Tưởng gia rời kinh.
Những người tham dự hôn lễ của Tưởng Ly Châu cũng biết Tưởng Tứ phu nhân quyết định giữ mấy cô nương khác ở lại Hào Châu, để tiện chăm sóc mấy bé trai tóc còn để chỏm.
Mặc dù thế, Tống Hàn vẫn không chịu từ bỏ.
Hắn quỳ trong chính viện phủ Anh quốc công, xin Tống Nghi Xuân cho hắn lấy con gái Tưởng gia.
Theo lời hắn, có thể cùng nhà ngoại thân càng thêm thân, Tưởng phu nhân ở dưới suối vàng có biết cũng sẽ vui mừng gật đầu đồng ý.
Một thời gian sau đó, lòng hiếu thảo của Tống Hàn được lan truyền khắp nơi.
Tống Nghi Xuân gọi Tống Hàn vào thư phòng, chế giễu hắn:
- Đáng tiếc Hiệt Tú và Hiệt Anh đều đã có nhà đến cầu thân. Ngươi muốn cưới biểu muội e rằng phải đợi thêm mấy năm rồi.
Những vị cô nương Tưởng gia khác đều còn nhỏ.
Tống Hàn lại đáp:
- Chỉ cần phụ thân đồng ý để cho con lấy con gái Tưởng gia, con tình nguyện chờ mấy năm.
Hắn nói như đinh chém sắt khiến Đậu Chiêu không thể không nghi hoặc.
Tống Hàn ái mộ Tưởng Hiệt Tú, muốn lấy Tưởng Hiệt Tú làm vợ, về tình thì có thể bỏ qua... Nhưng Tưởng gia đã thẳng thắn từ chối, hắn cũng đã nhận được cái danh "hiếu thảo , vì sao vẫn kiên trì muốn cưới con gái Tưởng gia làm vợ? Hơn nữa, nghe hắn nói giống như chỉ cần là con gái Tưởng gia. Vậy rốt cuộc hắn có thật sự ái mộ Tưởng Hiệt Tú hay chỉ vì Tưởng phu nhân từng muốn gả Tưởng Hiệt Tú cho Tống Mặc?
Chương : Di Quý
Là người sống hai kiếp, Đậu Chiêu hiểu có một số chuyện cần thời gian để chứng minh.
Nàng giao việc này cho Nhược Chu giám sát.
Bởi vì Trần Gia đã trở về.
Tuy hắn ăn mặc sạch sẽ nhưng vẫn khó giấu được sự mệt mỏi trên mặt.
Sau khi hành lễ với Đậu Chiêu, hắn bắt đầu bẩm báo:
- Di Quý cô nương lấy một người họ Vi, tên Toàn, tự Bách Thụy. Y lớn hơn Di Quý cô nương tám tuổi, là người Giang Tây, phụ thân đã mất từng làm huyện thừa huyện Thanh Uyển. Trong nhà không có tài sản, y sống dựa vào chị gái được gả cho một trợ giảng của tú tài. Năm mười lăm tuổi, chị gái mất, y bị đuổi khỏi nhà vì mâu thuẫn với anh rể. Y không có nghề nghiệp lại mất hết người thân, cuối cùng phải làm môn khách nương nhờ nhà Hạ Thanh Viễn cũng ở huyện Thanh Uyển.
- Hạ Thanh Viễn có con trai là Hạ Hạo lên kinh thi cách đây hai năm. Vi Toàn và một quả gia phụng mệnh đi cùng. Lúc ấy, phố lược cách nơi Hạ Hạo thuê một con phố. Không biết làm cách nào mà Vi Toàn lại quen Lê thị rồi lừa Lê Lượng gả Di Quý cho.
Đậu Chiêu ngạc nhiên hỏi:
- Tức là Vi Toàn và Lê gia không có quan hệ gì? Hai bên chỉ tình cờ quen biết?
- Mặc dù không có quan hệ gì nhưng y lại có thủ đoạn!
Trần Gia khéo léo đáp:
- Lê Lượng từng đến huyện Thanh Uyển tìm hiểu. Mấy năm nay đi theo Hạ Thanh Viễn, Vi Toàn không chỉ có một căn nhà nhỏ nửa mẫu mà ở quê còn có mười mẫu ruộng. Hơn nữa dáng vẻ y rất đang hoàng, làm việc lại phóng khoáng. Người cha lúc còn làm huyện thừa có tiếng tốt nên danh tiếng của y ở huyện Thanh Uyển cũng không tệ.
Đậu Chiêu cau mày hỏi:
- Nếu đã vậy, vì sao Lê Lương và Lê thị lại cãi nhau?
Trần Gia khẽ ho một tiếng, nhỏ giọng kể:
- Sau khi thành thân, Di Quý cô nương và Vi Toàn cũng được coi là cầm sắt hòa minh. Nhưng vào ngày mười sáu tháng giêng năm nay, Vi Toàn dẫn Di Quý cô nương đi ngắm đèn hoa. Ai ngờ Di Quý cô nương đột nhiên mất tích...
Đậu Chiêu hoảng sợ hỏi:
- Sao lại mất tích? Họ Vi đã báo quan chưa? Quan phủ nói thế nào?
Trần Gia không ngờ Đậu Chiêu sẽ kích động như vậy, vội đáp:
- Phu nhân cứ yên tâm. Tôi đã sắp xếp cho Di Quý cô nương ở một nơi gần chùa Phúc Long rồi. Nếu phu nhân muốn gặp, tôi có thể bí mật mang nàng ta vào phủ.
Thấy trong lời của hắn có ẩn ý, Đậu Chiêu không thể không nghiêm mặt hỏi:
- Rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì? Ngươi không cần úp mở, mau nói rõ cho ta.
Trần Gia chắp tay, đáp vâng rồi bắt đầu kể:
- Vi Toàn là môn khách nương nhờ Hạ gia nên luôn muốn lấy lòng Hạ Hạo, hai người thường xuyên qua lại với nhau. Sau khi Vi Toàn thành thân, Hạ Hạo vẫn ra vào Vi gia như trước. Vì Di Quý cô nương quá xinh đẹp nên đã bị Hạ Hạo để mắt đến.
- Đầu tiên, hắn dỗ dành Di Quý cô nương nhưng bị cự tuyệt, sau đó chuyển hướng qua Vi Toàn.
- Tuy Vi Toàn là người mặn nhạt không ngại nhưng y không muốn nhường Di Quý cô nương.
- Hạ Hạo lại cho y rất nhiều thứ tốt, không chỉ cho một trăm mẫu ruộng tốt của mình, còn chuộc người Vi Toàn thích lúc trước giúp y. Có người yêu rỉ tai bên gối này, Vi Toàn nhanh chóng thay đổi quyết định.
- Tết Nguyên Tiêu ngày ấy, lấy cớ dẫn Di Quý cô nương ngắm đèn ở phủ Bảo Định, Vi Toàn đưa Di Quý cô nương đến nơi y và Hạ Hạo đã hẹn trước, còn nói dối mọi người rằng Di Quý cô nương lạc đường, y đã báo quan huyện Thanh Uyển và phủ Bảo Định...
- Súc sinh! - Đậu Chiêu nhịn không được mắng.
Dù sao nam nữ cũng khác biệt, Đậu Chiêu mắng như vậy khiến Trần Gia hơi lúng túng.
Hắn cúi đầu uống một ngụm trà rồi nói tiếp:
- Hạ Hạo lấy con gái của cô ruột mình. Nàng ta có rất nhiều nông trang, hơn nữa còn sinh cho Hạ Hạo hai đứa con trai. Hạ Hạo không dám dẫn người về nên giữ Di Quý cô nương ở phủ Bảo Định.
- Di Quý cô nương thà chết không