Đại Tấn Đẹp Đến Như Vậy (Đổi Nữ Thành Phượng)

chương 199: ngoại truyện 18

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

() Rể quý đông sàng: Nghĩa là con rể tốt.

Si Giám hỏi: "Người thiếu niên không giống người thường này là ai?"

Phụ tá có chút tiếc nuối: "Đó là chất nhi của Vương Công, tên là Vương Hi Chi. Lúc xuôi về phía nam, phụ thân mất, trở thành cô nhi. Vương Công nhân hậu, đưa hắn về ngõ Ô Y nuôi dưỡng, xem như nhi tử ruột mà chăm sóc. Lúc xem mắt cũng gọi hắn đến, đối đãi như nhi tử ruột."

Si Giám viết thư cho Vương Đạo, bày tỏ hắn coi trọng Vương Hy Chi.

Vương Đạo không hiểu tại sao Si Giám xem trọng Vương Hy Chi - Chất nhi này có bệnh nói lắp, chẳng lẽ Si Giám không để bụng?

Thực tế Si Giám vốn không biết Vương Hy Chi có bệnh nói lắp. Bởi vì ngày hôm đó lúc phụ tá chọn rể ở hẻm Ô Y, Vương Hy Chi say rượu, mặc áo phanh ngực bụng nằm trên giường phía đông ăn bánh, không nói một câu!

Thân là trưởng bối, làm sao Vương Đạo không thể nói khuyết điểm của chất nhi mình cho Si Giám biết được? Cô nhi đáng thương, hắn đã có may mắn được Si Giám xem trọng, gả trưởng nữ, Vương Đạo vui mừng thay cho Vương Hy Chi.

Vương Đạo nói thứ tử Vương Điềm đưa Vương Hy Chi và sính lễ đến Kinh Khẩu cầu thân.

Một chiếc bánh từ trên trời rơi xuống đầu Vương Hy Chi, hắn được yêu thương mà lo sợ. Vốn cho rằng ngày xem mắt hôm đó chỉ là một cảnh trôi qua, hắn là cô nhi làm sao lại có thể được Si Giám xem trọng. Quả thực là Si Giám hết lần này đến lần khác xem trọng hắn.

Trước khi đi, Vương Đạo chỉ dặn dò cháu trai ba chữ: "Nói ít thôi."

Vương Hy Chi lo lắng bất an, cảm thấy mình là một cô nhi, còn có tật nói lắp, không xứng với đại tiểu thư của Si gia. Vì vậy hắn đi đến biệt viện Lâu Hồ tạm biệt Vương Duyệt và Thanh Hà. Vương Duyệt nghe xong, cười nói: "Hai người có duyên phận, trời sinh một đôi. Ngươi không cần phải cảm thấy tự ti, chỉ cần lấy tấm lòng bình thường ra đối đãi là được. Ít nói, viết nhiều, phô ưu điểm ra. Si Giám cũng là một người thích thư pháp, chắc chắn Si Tuyền cũng thích. Năm đó ta tặng cho ngươi một cái lục lạc nhỏ để chơi, cái lục lạc đó chính là Si Tuyền tặng cho ta."

Thanh Hà hỏi: "Tại sao tiểu cô nương lại tặng lục lạc cho chàng?"

Vương Duyệt chuyển trọng tâm câu chuyện: "Đây không phải là vấn đề chính. Bây giờ chúng ta phải cổ vũ Hy Chi cầu thân. Có người nhạc phụ Si Giám này làm chỗ dựa, sẽ không cần phải phiền não tương lai sau này của Hy Chi nữa."

Vương Hy Chi mắc chứng nói lắp, đã định trước chỉ có chức quan nhàn rỗi trong quan trường, hắn cần có người chống lưng.

Thanh Hà lấy ra mấy rương mà nàng đã tự mình sắp xếp đồ đạc, muốn Vương Hy Chi đưa đi làm sính lễ: "Si Giám là bạn cũ của ta, hắn nhìn thấy những đồ vật này, thì sẽ hiểu ta ủng hộ ngươi, ngươi cầu hôn xem như có cơ hội cao hơn."

Vương Duyệt và Thanh Hà, một người cổ vũ bằng miệng, một người cổ vũ bằng vật chất, Vương Hy Chi cảm động không thôi. Hoàn Ôn lái xe bò đến chở lễ vật của Thanh Hà, giúp Vương Hy Chi đem đến ngõ Ô Y.

Sau khi Hoàn Ôn lo tang lễ cho cha Hoàn Di của mình xong thì đi theo Vương Duyệt, trở thành trợ thủ đắc lực của hắn, giúp sắp xếp xử lý công việc phân phát lương thực. Bây giờ đã đến mùa thu hoạch, lương thực mới được gặt hái, tạm thời giải quyết được khủng hoảng lương thực, Hoàn Ôn rảnh rỗi hơn trước đây một chút.

Hoàn Ôn, Vương Hi Chi đến ngõ Ô Y, đưa lễ vật của Thanh Hà vào trong. Quan cấp dưới Tạ Thượng của Vương Đạo nghe thấy vậy, đến gặp hai người bạn tốt: "Đi, đi đến nhà ta. Hôm nay ta đã chuẩn bị rượu ngon, tăng thêm lòng dũng cảm cho Hy Chi."

Tạ Thượng là con cháu Tạ giá ở đối diện Vương gia. Bởi vì dáng dấp xinh đẹp, am hiểu âm luật vũ đạo, thư pháp, ăn nói, còn có cưỡi ngựa bắn cung, gần như là không gì không thể làm. Thiếu niên tài hoa hơn người được Vương Đạo coi trọng, khen ngợi hắn có phong thái của Vương Nhung trong gia tộc - một trong Trúc Lâm thất hiền - thời còn trẻ. Vì vậy Tạ Thượng tuổi còn trẻ đã ở trong phủ của tể tướng Vương Đạo làm chức quan nhỏ, quen biết Vương Hy Chi và Hoàn Ôn.

Đến Tạ gia, Tạ Thượng chế nhạo Vương Hy Chi có chút mất bình tĩnh. Tạ Thượng lớn tuổi nhất, đã thành thân, nói: "Nữ tử mà sợ cái gì, ngươi tự nhiên một chút, không cần băn khoăn."

Để tăng thêm lòng dũng cảm cho Vương Hy Chi, Tạ Thượng dứt khoát chải tóc, chải thành búi tóc hình chữ thập, mặc váy màu tím của vợ, trang điểm thành phụ nữ, ngồi trên bệ cửa sổ, co chân lên, đánh đàn tỳ bà, xuất khẩu thành một bài thơ cổ "Đại đạo khúc", còn phổ nhạc ngay tại chỗ, vừa đàn vừa hát:

“Thanh Dương tháng hai tháng ba, liễu thanh đào lại đỏ, xe ngựa không quen biết nhau, thanh âm rơi xuống bụi đất vàng.” (Chú thích: từ “Nhạc Phủ Quảng Đông”)

Vương Hy Chi và Hoàn Ôn đều là cẩu độc thân mười lăm tuổi, nhìn thấy Tạ Thượng mặc váy tím còn xinh đẹp quyến rũ hơn cả phụ nữ, ngồi bên cửa sổ chơi đàn tỳ bà, mặt đỏ bừng lên ngay tức khắc.

Tạ Thượng chỉ vào hai thiếu niên, tiếc rèn sắt không thành thép: "Này, các ngươi... Nhìn ta như vậy, nhìn thấy nữ tử thật, có phải tay chân luống cuống không? Không có kiến thức. Hôm nay ta đưa các ngươi đi thuyền hoa sông Tần Hoài, tìm mấy thanh lâu -"

Tạ Thượng chợt nhớ ra Hoàn Ôn vẫn đang trong hiếu kỳ, đổi ý ngay, nói: "Bỏ đi, ta vẫn là phải xin phép Vương Công, đi theo Hy Chi đến Kinh Khẩu cầu thân, mấy chuyện đối phó giảng hòa trên yến tiệc cứ giao cho ta."

Trong lòng Vương Hy Chi ấm áp lên. Mỗi lần kích động đều lắp bắp: "Cảm ơn.... cảm ơn, Tạ huynh."

Nghe vậy, Hoàn Ôn không nhịn được bật cười: "Vương Hy Chi cố gắng nói càng ít càng tốt. Tạ Thượng chính là cái miệng của ngươi. Đáng tiếc, ta vẫn đang trong hiếu kỳ, nên không thể đụng vào chuyện hỉ sự của ngươi, nếu không cũng sẽ đến Kinh Khẩu với ngươi rồi."

Tạ Thượng có tướng mạo và tài ăn nói tuyệt vời, giống như Nhung kẹt xỉ thời thiếu niên. Vương Đạo tiếc nhân tài, gọi hắn là Tiểu An Phong (An Phong là tự của Vương Nhung). Mỗi khi có dịp trọng đại, Tạ Thương đều thay mặt tể tướng đi giao tiếp ứng phó, am hiểu nhất là tụ tập tiệc rượu, là một chuyên gia giao tiếp.

Có Tạ Thượng ra tay, Vương Hy Chi giống như được uống một viên thuốc trấn an. Ba người nâng chén uống rượu thỏa thích. Tạ Thượng phong lưu tùy ý, lười đổi nam trang, mặc nguyên nữ trang uống rượu với bằng hữu. Vương Hy Chi và Hoàn Ôn uống say, tối đó ngủ lại nhà của Tạ Thượng.

Vương Hy Chi mơ một giấc mơ đẹp, mơ thấy một người đẹp, tay cầm một cái lục lạc, bước đi chầm chậm, thân thiết gọi hắn là "Đàn lang".

Hoàn Ôn mơ thấy một người đẹp mặc váy tím ngồi trên bệ cửa sổ, vểnh chân chơi đàn tỳ bà, mái tóc xõa dài xuống sàn nhà dưới bệ cửa sổ.

"Tạ huynh."

Người đẹp quay đầu lại, nhưng đó không phải là gương mặt của Tạ Thượng.

Sau khi tỉnh lại thì đã quên hơn một nửa giấc mộng. Hoàn Ôn đã quen sáng sớm luyện võ. Hắn say rượu nhưng vẫn đúng giờ thức dậy. Hắn cầm kiếm đi ra thì thấy Tạ Thượng đang múa kiếm trong sân. Đường kiếm lạnh lùng, không hề có chút mềm mại nào giống người đẹp cải trang tối hôm qua cả.

Văn võ song toàn, mặc nữ trang còn đẹp hơn cả phụ nữ, Hoàn Ôn khen ngợi: "Thảo nào đại cửu tử Viêm Đam của ngươi thường nói với mọi người rằng hy vọng có muội muội nữa, cũng sẽ gả cho ngươi. Với tướng mạo và tài năng của ngươi, xứng để Nga Hoàng và Nữ Anh chung một chồng."

() Đạo làm vợ của Nga Hoàng và Nữ Anh: Cả hai đều là con của vua Nghiêu. Hai nàng bất chấp thân phận là con gái của Vua để lấy một người nông dân làm chồng, cha mẹ chồng lại là người ngoan cố, bạo ngược, mỗi ngày đều muốn giết chồng của họ. Tuy hai nàng đều hiểu rõ âm mưu giết hại chồng mình nhưng vẫn khuyên chồng đi làm việc cho cha. Các nàng đều dụng tâm tôn kính nghe theo mệnh lệnh mà làm việc, không có chút trái ngược, nên được mọi người khen ngợi về đức khiêm tốn, cung kính, cẩn trọng, kiệm ước, đức hạnh vẹn toàn. Dù là thân phận con gái của Đế Vương và là Vương Phi của một nước nhưng hai nàng vẫn phụng sự cha chồng cung kính như thuở ban đầu. Hai nàng Phi tử của Vua Thuấn quả thật là tấm gương cho vạn thế noi theo.

Viêm Đam chỉ có hai muội muội. Đại muội muội là Viên Nữ Hoàng (tên là Nữ Hoàng) gả cho Yên Hạo. Nhị muội là Viên Nữ Chính gả cho Tạ Thượng. Bởi vì Tạ Thượng quá hoàn mỹ nên Viêm Đam thường than thở rằng nếu hắn có thêm tam muội muội nữa thì sẽ để cho hai muội muội cùng gả cho Tạ Thượng.

Tạ Thượng cười sảng khoái: "Đại trượng phu lập chí báo quốc, há lại sa vào nữ sắc. Có một phu nhân là đủ rồi."

Vương Đạo ký thác kỳ vọng vào Tạ Thượng, thậm chí còn xem trọng hơn so với con trai ruột của mình nữa. Cho hắn cơ hội để tạo dựng tên tuổi, dốc lòng bồi dưỡng. Mưa dầm thấm đất, Tạ Thượng cũng lập chí muốn trở thành tể tướng, hy vọng dốc sức lực cho đất nước.

Có sự gia nhập của Tạ Thượng, đoàn người cầu thân của Vương Hy Chi đến Kinh Khẩu, dẫn đến một trận náo động.

Ba người Kỷ Khưu Tử Vương Điềm, Tạ Thượng và Vương Hy Chi đều có tướng mạo xuất chúng, thu hút người qua đường vây xem. Trước tiên là khiêng một hàng dài sính lễ đến nhà Si Giám, mới dỡ rương cuối cùng từ trên thuyền xuống. Người qua đường xôn xao bàn luận. Lang Gia Vương thị quả nhiên là vọng tộc nổi tiếng ngàn năm. Một cô nhi cha mẹ qua đời lại có thể xuất ra nhiều sính lễ như vậy như vậy.

Vương gia thành tâm, không người nào ở Kinh Khẩu không khen ngợi. Si Giám cũng cảm thấy mặt mày rạng rỡ. Mở sính lễ ra xem, có không ít đồ của công chúa Thanh Hà, lại biết ý, công chúa Thanh Hà cũng tán thành hôn sự này.

Còn chưa chính thức cầu thân, Si Giám đã nhận ra Vương Hy Chi.

Vương Điềm phong lưu phóng khoáng, giống như phụ thân Vương Đạo khi còn trẻ, lúc nói chuyện mang theo khí chất đại tộc của Vương Công, khiến người người cảm phục.

Con rể tương lai Vương Hy Chi thì mang bộ dạng "Thận trọng từ lời nói đến việc làm", không nói nhiều, nói chậm rãi từng từ, xem ra có chút lo lắng, thỉnh thoảng có chút nói lắp - Quả nhiên đến nhà cầu thân, ai mà không lo lắng? Có nói lắp cũng không ảnh hưởng đến đại cục.

Hơn nữa, Vương Hy Chi còn thể hiện ngay tại chỗ rất tốt - Múa bút viết chữ. Thư pháp giống như một tiên nữ đang nhảy múa trên giấy.

Toàn bộ người xem đều kinh ngạc, giống như viết chữ thần tiên vậy!

Si Giám âm thầm gật đầu, càng đồng ý với cửa hôn nhân này. Còn ra lệnh cho người đưa chữ của Vương Hy Chi đến hậu viện cho trưởng nữ Si Tuyền.

Si Tuyền vừa nhìn chữ đã yêu, nghĩ thầm nhìn chữ như nhìn mặt, chữ viết rất đẹp, người nhất định cũng... Si Tuyền xấu hổ đỏ mặt, gật đầu, chính là hắn rồi.

Trong thời Tam Quốc lưỡng Tấn, trong yến tiệc cả khách và chủ nhà phải nhảy múa, có ý thi nhảy múa. Từ nhỏ Vương Hy Chi đã nói lắp dễ xấu hổ, nhảy múa cũng bình thường, lúc nhảy thì căng thẳng, huơ tay múa chân, bước nhảy có chút hỗn loạn.

Tạ Thượng thấy không ổn, vội vàng đứng lên nói: "Gần đây ở thành Kiến Khang nổi lên "Điệu múa chim sáo". Ta múa cũng tạm, tể tướng cũng từng khen ngợi ta. Tối nay ta sẽ vì chư vị mà múa một khúc."

Chim sáo chính là chim Bát ca, lấy hình ảnh bát ca bay lượn mà biên đạo thành.

Vương Đạo đã từng khen, nhất định không chỉ dừng lại ở chữ "tạm" được. Tất cả mọi người trong yến tiệc đều rất mong đợi.

Vương Điềm thổi sáo, Vương Hy Chi gảy cổ cầm, tấu nhạc cho Tạ Thượng.

Tạ Thượng nhảy múa, khuynh đảo quan khách, liên tiếp khen ngợi hắn. Kỹ thuật nhảy múa của Tạ Thượng tuyệt mỹ, sau này được viết trong "Thơ điệu múa chim sáo", ca ngợi hắn "Chính sắc dương dương, nhã dục phi tường. Tị tịch phủ ủ, khu y hiệt háng. Uyển tu khâm nhi sạ nghi thư phục, phó phồn tiết nhi hốt nhã ưng dương”.

Si Giám khen ngợi Tạ Thượng không dứt. Trong lòng nghĩ nếu Tạ Thương chưa lập gia thì sẽ đem con gái nhỏ gả cho hắn. Đáng tiếc trai đẹp đã sớm có vợ.

Dưới sự giúp đỡ đồng tâm hiệp lực của mọi người, cuối cùng Vương Hy Chi cũng cầu thân thành công, ấn định hôn kỳ, chính là mùa xuân năm sau.

Cuộc hôn nhân bắt nguồn từ việc Vương Hy Chi để ngực trần nằm trên giường phía đông ăn bánh, vì vậy hậu thế đã đem chuyện con rể tốt này thành một câu thành ngữ "Đông sàng khoái tế."

Trước khi rời đi, Si Tuyền đã nhờ cha đưa cho Vương Hy Chi hai chữ "Chỉ giáo" mà nàng tự viết. Vương Hy Chi nhìn thấy chữ của vợ sắp cưới, kinh ngạc tức thì, không nghĩ đến Si Tuyền làm ra loại hành động của của nữ tướng này. Chữ viết rất xinh đẹp, thanh cao có lực, không kém hơn hắn chút nào.

Vương Hy Chi yêu thích không buông với chữ của vị hôn thê. Còn chưa yêu người đã yêu chữ. Vợ chồng nên duyên vì nét chữ.

Trên đường trở về, Vương Hy Chi có vợ xem như tất cả mọi chuyện đều sung túc, tâm trạng rất tốt, không ngừng khen chữ viết của vị hôn thê với Tạ Thượng.

Tạ Thượng tỏ vẻ nghi ngờ, nói: "Thực sự tốt như vậy hả? Không phải là tình nhân trong mắt hóa tây thi chứ? Để ta đánh giá."

Vương Hy Chi ôm quyển trục trong lòng không buông tay: "Chữ của vị hôn thê của ta, sao lại có thể đưa ngươi nhìn được."

Nói xong, Vương Hy Chi ôm chữ đi vào trong khoang thuyền.

Tạ Thượng đành chịu, thật sự là có vợ thì quên ngay bạn. Ngươi có còn nhớ ta đã phải ca hát nhảy múa, giao thiệp khắp nói, mới đoạt được cửa hôn sự này không hả! Này!

Đi thuyền ban đêm nguy hiểm, tàu lớn đỗ neo ở cảng, Vương Hy Chi đóng cửa nhìn chữ của Si Tuyền. Vương Điềm lại đang xõa tóc uống rượu, Tạ Thượng buồn chán liền ra boong tàu đi dạo hít thở. Nhìn thấy hàng xóm bên cạnh cũng là một con tàu quan lớn, trên thuyền phủ khăn trắng, treo đèn lồng màu trắng. Đây là một chiếc thuyền tang, trong thuyền có quan tài.

Trên đèn lồng viết chữ "Nguyễn". Họ Nguyễn không phổ biến ở vùng Giang Nam. Chẳng lẽ....

Tạ Thượng khẽ biến sắc, đưa danh thiếp, lên bờ đi qua chiếc thuyền bên cạnh nghe ngóng xem chủ nhân là ai.

Một lúc sau, một nữ tử mặc đồ tang cầm danh thiếp của Tạ Thượng đi ra: "Thì ra là người Tạ gia ở hẻm Ô Y. Ta là Tống Huy, trượng phu của ta là Nguyễn Phù bị bệnh chết tại Quảng Tây. Trước khi chết chàng nói với ta, muốn an táng tại thành Kiến Khang, vì vậy ta nghìn dặm xa xôi đưa linh cửu về thành."

Tống Huy chậm rãi ngẩng đầu, Tạ Thượng nhìn thấy tướng mạo của nàng ta, tim như ngừng đập!

Đây là một người đẹp nghiêng nước nghiêng thành!

- -----oOo------

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio