Đạo Mộ Bút Ký

quyển 7 chương 4-1: tìm ra rồi

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Những thứ này cũng được coi là hồ sơ cũ, bị chuột gặm tứ tung, bên trên còn vương vãi đầy phân chuột. Thuận tay rút một tập chắc là tài liệu, vừa động vào bụi bay lên tận mặt.

Nếu như có người từng động qua, tất sẽ không như vậy. Tôi vội phân công Vương Minh kiểm tra thật kỹ, xem có chỗ nào khả nghi không.

Rón ra rón rén bước qua đống văn kiện, không lâu sau Vương Minh liền báo cáo, tôi qua xem thì phát hiện có mấy chồng tài liệu được đặt rất ngay ngắn. Bốn chồng đặt song song nhau hợp thành một hình vuông.

Vương Minh nói: “Ông chủ à, anh xem đây là có ý gì? Người kia tới đây tìm kiếm, đứng chán quá nên đã chồng mấy tập tài liệu này thành một cái ghế thì phải.”

Tôi gật đầu, quả thật có thể dễ dàng tưởng tượng ra tình hình lúc đó. Người kia ngồi trên chồng tài liệu, có thể quan sát càng thêm kỹ càng.

Tôi tìm kiếm xung quanh, muốn biết được chỗ người kia ngồi là quay về hướng nào, cùng lúc phát hiện bên tay trái có một cái giá vừa đẹp để gác đèn pin, cúi đầu nhìn dưới chân. Gạt bớt tro bụi ra liền xuất hiện vài tàn thuốc, phía trước kia còn có một chồng tài liệu khác nữa.

Tập tài liệu ở đây ít nhất cũng phải nặng tới bốn năm cân, cầm hết trong tay chắc không thể xem được. Chồng hồ sơ kia chắc là được hắn dùng làm bàn. Cái gì cần xem thì đặt lên trên. Vừa hút thuốc vừa lật tài liệu, con mẹ nó, tên tiểu tử đó quá ư là nhàn nhã rồi!

Nhưng vô dụng, bốn phía tất cả đều chỉ có tài liệu, rốt cuộc tôi cũng không đoán ra được là hắn muốn tìm cái gì, có khi hắn tìm được là mang đi ngay rồi cũng nên.

Trong lúc đang mân mê lật tài liệu, trong đầu đột nhiên hiện ra một ý niệm, nhớ tới những nét chữ kia, ma xui quỷ khiến thế nào lại nảy sinh một cái ý định- tạm thời miễn bàn tới những cái khác, nếu chữ kia thực sự là “tôi” viết, vậy tôi sẽ làm gì với đống tài liệu này?

Tôi bảo Vương Minh đưa cho mình một tập, mở nó ra đặt trước “bàn”, lật vài trang. Tiếp theo làm như thói quen bình thường, vừa suy nghĩ, vừa cầm những tài liệu xem xong bên tay phải, cho tới khi tương đối nặng rồi liền đặt nó ra xa xa, xếp thật ngay ngắn.

Đây là một thói quen của tôi, vì khi thu xếp lại những bản dập, thường thường bàn sẽ đầy những giấy là giấy, bừa bộn vô cùng, thấy cái gì dùng hay, tôi hay đặt nó xa xa một chút, để phân biệt với những tài liệu khác. Mà khoảng cách đặt cũng phải trong tầm với của mình.

Nhìn xung quanh một chút, thấy trong cự li tay tôi có thể sờ tới, phát hiện có một chồng giấy ngay trên cái rương bên tay phải, vừa vươn tay là có thể cầm được, khoảng cách vừa đủ.

Lòng chợt động, có chút khó chấp nhận, nếu ngay cả cái này cũng đoán đúng thì chẳng phải người ngồi tại đây chính là tôi sao?

Có điều tôi vẫn do dự một chút, lại nhặt tập giấy tờ lên. Kệ mợ nó! Dù sao cũng chỉ chết có một lần, chuyện này có gì đáng lo chứ?

Tôi mang tập tài liệu đang xem dở ra, trang thứ nhất là một bảng kê, hình như là tiền trợ cấp, có tên mấy người nữa, tiền trợ cấp nhiều nhất là bốn trăm bốn mươi bảy phẩy chín hai tệ. Đối với tôi thì chế độ tiền lương ngày đó không mấy quan tâm, có điều với số tiền trợ cấp này đặt trong hoàn cảnh đó thì hẳn phải là một con số trên trời.

Tiền trợ cấp thường là cho dân Liên Xô, tôi không có hứng thú với nó, rất nhanh sau đó liền đọc tới góc bản có ghi: “Bảng tiền trợ cấp công trình khảo cổ di chỉ thượng tư Trương gia lâu tại Quảng Tây.”

Đúng rồi! Chính là cái này!

Lật lật, tất cả các trang đều đã bị xáo trộn, bên dưới dọc theo bảng kê đều là tên người, cuối trang có đánh sở nghiên cứu khảo cổ. Tôi thấy ở đó có ghi một ngày, là tài liệu năm .

Sau khi tập hợp hết tư liệu lại, không thấy có đóng dấu, tất cả đều là chữ viết tay, và vài số hiệu phòng gì đó, bao gồm có sơ đồ, bút ký. Vì có chuyện như vừa rồi nên theo bản năng tôi nhìn vào nét chữ đó, hoàn toàn xa lạ, còn rất nhiều kiểu chữ khác nhau, rõ ràng không phải chỉ có một người ghi lại.

Nhanh chóng mở ra, lật tới mười bốn mười năm trang sau đó mời thấy có thứ không giống trước.

Kia là một bản vẽ gì đó, nhưng không phải là bản vẽ hiện đại, cũng được họa bằng bút lông. Bản thân vừa nhìn là biết đó chính là “Phong Cách Lôi” của triều Thanh.

“Phong Cách Lôi” là cách gọi khác của một gia tộc họ Lôi làm chuyên gia thiết kế kiến trúc dưới thời nhà Thanh. Bọn họ thầu hầu hết toàn bộ những công trình kiến trúc trong hoàng thất, có điều kiến trúc sư thời đó địa vị thấp, cho dù là tay nghề bậc nhất thiên hạ thì trong mắt người thường vẫn ít ai để ý tới. Phần lớn người ngày nay cơ bản không biết có một gia tộc như vậy tồn tại, chỉ có những người trong nghề như chúng tôi mới hiểu thế nào gọi là “Phong Cách Lôi”.

Trung Hoa năm ngàn năm lịch sử, Phong Cách Lôi chỉ tồn tại vỏn vẹn hai trăm năm, nhưng hiện nay trong những di sản văn hóa thế giới của đất Trung Quốc này thì có tới một phần năm là được Phong Cách Lôi kiến tạo lên, không thể không thán phục.

Sau khi xây xong Di Hòa Viên, Phong Cách Lôi gần như biệt tích, có người suy đoán rằng triều đình Mãn Thanh lúc đó không còn đủ tiềm lực để xây lên một công trình kiến trúc vĩ đại nào nữa, có điều Phong Cách Lôi suy bại rất kỳ quái, tôi từng nghe người ta lý giải là chỉ qua đúng một đêm, chóng vánh vô cùng, không biết đã có đại biến gì xảy ra.

Sau khi suy sụp, con cháu của Phong Cách Lôi bán phần lớn “bản thiết kế mẫu” của cụ kỵ đi, đó là những kết tinh của kiến trúc Trung Hoa, số lượng rất nhiều. Một phần được bán ra nước ngoài và lưu truyền trong dân gian, quan lại trong nước cũng có một lượng tương tự, cho nên vẫn hay thấy xuất hiện. Trong ngành học của chúng tôi, cứ hễ là học về kiến trúc cung đình, quy hoạch mặt bằng, đều thấy thứ này rất đỗi quen thuộc, vì thế mà chỉ cần nhìn qua tôi liền nhận ra ngay được.

Bản vẽ này hẳn là có liên quan tới di chỉ Trương gia lâu, nói vậy thì di chỉ kia cũng là từ thời nhà Thanh, có thể đó chính là tác phẩm của Phong Cách Lôi cũng nên.

Đây là một bản sao, bản chính tất nhiên đang nằm trong viện bảo tàng.

Đối với mấy thứ này tôi khá là hứng thú, liền liếc mắt nhìn qua một lượt. Trên bản vẽ là một cái sân rộng, hẳn là thuộc khuôn viên một tòa nhà, xem quy mô thì thấy sâu tới vài thước, tương đối lớn. Nhìn cấu trúc này dễ là nhà dân.

Phong Cách Lôi chuyên thiết kế cho hoàng thất, thiết kế cho dân chúng rất ít, chủ tòa nhà này khẳng định là một đại quan, hoặc cũng là người có lý lịch sâu xa.

Bên cạnh có đề một hàng chữ nhỏ là tên của tòa nhà, nhưng nhìn không ra là viết cái gì.

Mấy trang sau cũng là bản vẽ y hệt, phần lớn đều là bản vẽ mặt cắt. Bản thiết kế của Phong Cách Lôi vô cùng tinh tế, từ các góc độ đều chỉ chung một kiến trúc, bộ phận giải thích đều có ghi lại, bao gồm phong thủy xung quanh, địa thế, thậm chí còn có mặt cắt của kinh tuyến chia ô trên mặt đất.

Lật thêm hơn mười trang, trang cuối cùng là hướng dẫn tra cứu, chỉ dẫn xem có bao nhiêu thứ, lòng tôi chợt động, cầm tài liệu trong tay đối chiếu thấy thiếu mất sáu tờ.

Nếu tôi đoán không nhầm thì người kia đã lấy chúng đi. Hiện giờ những thứ trong tay tôi vẫn là bí ẩn, nhưng ngay cả như vậy, đối với việc không tìm ra một chút manh mối nào thì đây cũng là một đột phá lớn rồi.

Chính đốn lại một chút đống tài liệu trong tay, tôi nhìn quanh mình biết là trong đống này khả năng chẳng còn gì để thu hoạch nữa, vì thế tiếp theo đi tìm Vương Minh chuẩn bị về.

Gọi vài tiếng cậu ta mới giật mình nhìn lại. Tôi qua hỏi cậu đang làm gì mà ngẩn tò te ra vậy? Vương Minh dùng đen pin soi vào góc kho hàng, hỏi tôi: “Ông chủ à, cái kia dùng để làm gì?”

Tôi ngẩng đầu nhìn, chỉ thấy sau đống đồ vật có một cái lồng được hàn từ các thanh sắt.

Thử qua xem, lồng cỡ vừa một người, gỉ lung tung hết cả lên. Vương Minh lấy đèn soi vào bên trong, vừa lướt đèn qua liền thấy có một cái bát vỡ.

“Có phải là dùng để nuôi chó không?”

Tôi lắc đầu, lồng sắt này rất mau, nhốt chó đâu cần thiết phải như vậy chứ! Có lẽ sau khi xây xong phòng thì còn thừa lại ít sắt vụn, cái này tôi không quản được. Lập tức bảo Vương Minh đừng lằng nhằng nữa, tôi còn phải đi xác minh một vài thứ nữa.

Theo đường cũ đi thẳng về khách sạn, Vương Minh thì đi tắm, tôi lại lên mạng, bắt đầu điều tra thứ mình đang nắm giữ.

Đầu tiên là tìm xem cái gì gọi là “di chỉ khảo cổ thượng tư Trương gia lâu”, nhưng cũng không có thu hoạch gì. Ngẫm lại thì chuyện trong năm chắc gì đã có trên mạng, mà nếu có thì cũng chỉ được vài dòng, có khi chỉ là tên địa danh mà thôi.

Chuyến này tôi không quá để ý tới đất Quảng Tây kia, tuy rằng chỗ đó có cổ mộ, nhưng khí hậu so với Hồ Nam, Thiểm Tây, Sơn Tây lại khác biệt rất lớn. Tới đó được ba ngày, muốn xuống giường trước hết phải cắt lấy thang thuốc đã, chưa nói tới phải đi vào chỗ rừng rú. Hơn nữa còn phong tục, người dân tộc có tập quán khác nhau, không phải chỗ mà người bình thường có thể sống lẫn lộn được. Ngày xưa, đối với người Trung Nguyên mà nói, chỉ khi thật sự cùng đường mới đành phải bước chân vào đó thôi.

Vừa tìm kiếm tôi liền có chút giật mình, có điều là dãy núi này quá lớn, tuy rất nhiều người từng qua Trung Nguyên học cách xem âm dương phong thủy để xây nhà, nhưng khái niệm này hoàn toàn bất đồng.

Ở đó người ta gọi là thiên hạ của bọn trộm một tặc, tôi nghe nói người ta đào được đấu lớn ở Quảng Tây, cứ thế mà vơ vét hết của cải bên trong, so với Nam phái hẳn là còn bạo tay hơn.

Trên mạng tin tức thực có hạn, tôi toàn thân đầy mồ hôi, tra một lúc điều hòa thổi vù vù, người cũng tỉnh táo hẳn, do đó trước vẫn đi tắm một cái, trong lúc tắm đầu vẫn miên man suy nghĩ, khi đi ra tới cả quần cộc cũng không thèm mặc, làm cho Vương Minh một phen kinh hoàng. Tôi thấy suy nghĩ của mình cũng thực hỗn độn, mấy thứ này đều chưa đủ cơ sở, với trí thông minh của bản thân thì khó mà chỉ trong một thời gian ngắn có thể giải quyết được toàn bộ số câu hỏi kia.

Bản vẽ của Phong Cách Lôi là một manh mối rất tốt, nhưng bản vẽ này trên đời đầy rẫy, cũng không có một hướng dẫn tra cứu nào đầy đủ. Tìm từ manh mối này, giống như là mò kim đáy bể, càng tìm càng thấy khó khăn.

Đêm hôm đó đang nghĩ thì ngủ quên mất, trong đầu vẫn bừa bộn những ý niệm.

Sáng ra càng thêm nhức nhối, vã nước lên mặt để tỉnh táo tinh thần, sau đó đem toàn bộ ra xem một lượt, phân ra cho một vài người quen, rồi cả những người trong nhà, đều hỏi qua loa một chút, cùng lúc nghĩ xem có ai để tôi có thể hỏi nhờ việc này không. Đột nhiên trong đầu xuất hiện một cái tên, là bạn vong niên với ông nội tôi, trước đây nghe bảo cũng quý tôi lắm. Người này cũng cùng ngành với tôi, trước kia tự hào là thiết kế viện lâm viên, chuyên môn kiểm định kiến trúc cổ. Nghĩ thế liền đi mua chút rượu cùng điểm tâm, mang đi thăm hỏi một chuyến.

Bao nhiêu năm không gặp, tôi nghĩ lão già vẫn giữ cái tính tình như ngày trước, cũng không việc gì phải khách sáo cả, nói thẳng nói thật cho lão nghe. Lão già lật bản vẽ ra nhìn, vài giây sau mới nói: “Mày chắc đây là nhà cho người ở ư?”

Tôi nghe lão nói thấy có chuyện, liền hỏi lại ông nói thế là sao? Lão hỏi lại: “Mày học kiến trúc từng ấy năm mà nhìn không ra sao? Thử nhìn xem nhà này lấy ánh sáng từ đâu.”

Lòng tôi thầm nói tôi nhìn đầy bản thiết kế rồi, nhưng Phong Cách Lôi thì chưa! Đây cũng chẳng phải bản vẽ nổi tiếng gì. Cầm lên xem qua một chút, đột nhiên ý thức được bản thiết kế không có liên quan, vấn đề nằm ở bố cục của nó. Đảo mấy cái lấy phương hướng, cẩn thận quan sát, trong lòng giật thót, quả nhiên có vấn đề!

Thiết kế tòa nhà này, tất cả những gian phòng dưới hiên ánh sáng mặt trời chiếu không tới được, hơn nữa cũng không có chỗ hứng ánh sáng. Bên ngoài không có ánh mặt trời, bên trong chắc chắn tối tăm mùi mịt.

“Đây là…”

“Đây là phòng tối”

“Phong Cách Lôi” sao lại thiết kế loại phòng như thế này? Tôi cẩn thận quan sát tiếp, thấy tòa nhà này thiết kế vô cùng khéo, tính toán làm sao tránh được hết ánh sáng mặt trời. Tuy làm như vậy không chắc là một tia cũng chiếu không tới được, nhưng ít ra có thể khẳng định có chủ ý sắp đặt.

Chẳng lẽ người trong phòng này không được thấy ánh mặt trời sao? Ma cà rồng à? Đùa thôi, nghĩ tới ” đồng tử trong mắt”, chẳng lẽ người đó không thể chịu được ánh sáng mạnh? Hoặc là hoàng đế đột nhiên phát kiến ra, muốn xây một gian phòng để chơi trốn tìm?

“Ông từng thấy kiểu phòng nào như thế này trước kia chưa?” tôi hỏi ông già.

Lão nhíu nhíu mày lắc đầu: “Trái ngược thì có. Phòng này không để cho người sống! Có điều lão biết ngày xưa có một nơi, cũng có yêu cầu như thế này, nhưng không tới mức nghiêm ngặt thế.”

“Nơi nào vậy?” lòng tôi chợt động, vội hỏi.

“Nghĩa trang”

“Nghĩa trang sao? Tòa nhà lớn như vậy mà để dành cho người chết ư?”

Không thể nào, nghĩa trang làm gì có quy mô lớn như thế, tôi có thể xác định là phòng này có kết cấu rất khác biệt, có khi lại là nhà đang phổ biến thời nhà Minh cũng nên.

“Mày lấy đâu ra cái thứ này?” lão già hỏi tôi.

Tôi tất nhiên là không nói được rồi, liền đáp là mua được ngoài chợ, lão rất có hứng thú với nó, bảo tôi bán lại cho lão, để lão nghiêu cứu một chút.

Chẳng đời nào tôi đồng ý, có điều nghĩ lại nếu giữ nó bên mình cũng không có bao nhiêu tác dụng, lại hỏi ông có thể giúp cháu hỏi thăm về tình hình vật này không? Nếu như có tiến triển, cháu sẽ biếu không ông luôn.

Món hời này cũng được lắm, lão già vui vẻ đáp ứng. Sau chúng tôi không đề cập tới nữa, tối đó lão mời tôi ở lại cùng lão uống rượu.

Lão già ở có một mình, tới tuổi này rồi thì cảm giác cũng thực cô quạnh, tôi nghĩ cũng muốn ở lại hàn huyên cùng lão vài ba câu chuyện, vì thế liền ở lại.

Hai người uống tới nửa cân rượu, lão và tôi thao thao bất tuyệt nói về chuyện Phong Cách Lôi. Lão nói cho tôi biết, Phong Cách Lôi thực ra chỉ là một gia tộc kiến trúc làm quan dưới thời nhà Mạt, tới triều Thanh, đời thứ nhất có một người tên là Lôi Phát Đạt vào cung.

Lúc ấy Khang Hi cho trùng tu lại điện Thái Hòa, tới ngày thượng lương, vua mới dẫn văn võ đại thần đích thân tới hành lễ, nhưng cái xà nhà cũ do mộng không phù hợp nên lay mãi chẳng rơi, quan quân nhìn nhau kinh ngạc, sợ làm lỡ mất giờ lành thượng lương, vội cho người đi gọi Lôi Phát Đạt tới, cũng trao luôn quan phục cho.

Lôi Phát Đạt giấu rìu trong tay, trèo lên xà nhà, nâng rìu đồng lên, chỉ nghe thấy “đông đông đông” ba tiếng vang lên, xà gỗ liền rơi đánh “rầm” một tiếng. Trong giây lát trống nhạc liền nổi lên, văn võ bá quan tung hô “vạn tuế vạn tuế”. Vua Khang Hi vô cùng vừa ý, lúc đó lập tức triệu kiến Lôi Phát Đạt tới, giao cho làm người cai quản công trình xây dựng. Bởi vậy mà dân gian còn lưu truyền câu ca dao: “trên có Lỗ Ban, dưới có Trường Ban, soi tử vi, xây cung vàng điện ngọc”.

Sau đó, Phong Cách Lôi thăng tiến rất nhanh, tới thời con trai của Lôi Phát Đạt đã trở thành người đứng đầu cho việc xây dựng nhà ở. Có người nói Lôi Kim Thạch tay nghề rất điêu luyện, có khả năng mô phỏng đồng hồ của phương Tây rất chính xác, là người đã dung hợp giữa máy móc phương Tây với thuyền thống của Trung Hoa, trừ những công trình lớn ra thì trong cung có rất nhiều đồ tinh xảo đều là do một tay người đó chế tác.

Tôi cũng hiểu biết tương đối về Phong Cách Lôi nên đối với những thứ này không lấy làm hứng thú mấy, chỉ quay qua hỏi lão già, có biết Phong Cách Lôi suy bại thế nào không?

Ông già nói cái đó không ai biết, có nhiều cách giải thích lắm. Nghe nói là cuối đời Phong Cách Lôi có đắc tội với thái hậu, lại có người khác nói là do cuối triều đời nhà Thanh triều đình suy nhược, không đủ tiềm lực để xây dựng được những công trình mang tầm vĩ mô. Nhưng cũng có nhiều câu trả lời hợp lý khác nữa, không biết thật giả thế nào.

Tôi nói là muốn nghe tường tận hết. Lão già uống cũng ngà ngà, làm ra vẻ rất nghiêm túc, hạ giọng nói: “Chúng ta đều biết nhà Mãn Thanh là tộc ngoài tiến vào nước ta, họ chỉ là dân du mục thôi, từ lâu đã mặc định có nguồn gốc từ hải ngoại. Sau khi vua Mông Cổ băng hà, thi thể đều được chôn cất ở bên ngoài. Chuyện kể là khi người Mãn lần đầu tiến vào nước ta, vua nhiếp chính là Đa Nhĩ Cổn không thể điều hành nổi đất nước, vì thế bao nhiêu của cải châu báu đoạt được liền mang giấu bên ngoài cung, cùng lúc hoàng đế cũng được chôn cất ở ngoài đó. Sau này tình hình ổn định mới cho người xây lăng tẩm bên trong.”

“Nhưng đây chỉ là một cách ngụy trang thôi, hoàng thất trước sau vẫn không ai biết, minh khí chôn theo trong lăng chẳng qua chỉ là đồ giả, trong đó chôn toàn là thái giám và nữ tỳ, phần lớn hoàng đế Mãn Thanh sau khi chết đều được chôn ở một nơi cực kỳ bí mật bên ngoài cung. Phong Cách Lôi có rất nhiều bản vẽ kỳ quái, không biết thiết kế cái gì, theo như suy luận thì đó chính là một bộ phận của hoàng lăng bên ngoài.”

“Tuy là Phong Cách Lôi không trực tiếp tham gia vào việc xây dựng hoàng lăng, nhưng phần lớn thiết kế bên trong đều do một tay ông ta làm ra, cuối vương triều nhà Thanh rất suy đồi, tất nhiên ông ta cũng bị người hãm hại, may mà lúc đó tình thế rối ren, triều đình không rảnh mà quan tâm tới chuyện đó, bằng không Phong Cách Lôi chưa chắc đã có được kết cục này.”

Tôi nghe có chút bất ngờ, ” Quy mô lăng lớn vô cùng, vậy mà cũng là giả thôi sao?”

“Đó là chỗ lợi hại của nhà Mãn Thanh, mỗi một hoàng lăng đều được tính toán rất kỹ lưỡng, làm sao cho lăng giả trở thành mục tiêu vô cùng hấp dẫn cho thiên hạ. Lão đoán, nếu thực sự lăng được xây ngoài cung, thì có thể là phải trên núi Trường Bạch hoặc trong dãy Hưng An.”

Nghe tới đó, lòng tôi chợt động, nhớ tới lần đi núi Trường Bạch nhìn thấy văn tự của tộc Nữ Chân và dãy núi hùng vĩ.

“Tất cả những thứ đó đều là tin vịt, cơ bản là không thể nào kiểm chứng được.” lão già lại nói: “Mày thấy đấy, lăng của Thành Cát Tư Hãn tới tận bây giờ đã ai phát hiện ra đâu! Khảo sát hoàng lăng bên ngoài khả năng rất thấp, ngay cả có một trăm chú Ba nhà mày, chỉ sợ cũng bó tay mà thôi.”

Tôi gật đầu, điều này cũng đúng, không khỏi đổ vài giọt mồ hôi lạnh.

Tôi từng được nghe qua những điều đó, trong thành thời Mãn Thanh trộm cướp hoành hành nhiều năm, rất nhiều nhà nghiên cứu đã phát hiện ra sau khi nhà Thanh suy tàn rất bất thường, không biết hoàng đế có chôn theo vật bồi táng hay không nữa, chứng cứ nói tới, hoàng lăng này mà khai quật ra dễ có quy mô lớn hơn so với quần thể lăng tẩm bí ẩn của Mông Cổ.

Lão già nói xong, uống cũng tới mức ngất ngưởng rồi, chẳng bao lâu sau thì thần trí không còn tỉnh táo, tôi cáo từ ra về rồi lập tức trở về khách sạn, tìm kiếm rất lâu những thông tin về lấy ánh sáng trong nhà ở, đáng tiếc là không thu được gì nhiều.

Ban đầu nghĩ là chuyện này càng đi sâu thì càng kéo dài, vì vậy tôi tính trước cứ về Hàng Châu, dù sao thì cửa hàng của chú Ba cũng thuộc về tay tôi, không phát đạt thêm chút nào thì cũng không được để nó lụi bại, nên dành ra thời gian qua bên kia xem tình hình. Không ngờ là sáng ngày thứ hai, lão già tự nhiên hùng hùng hổ hổ mang theo hai người tới tìm tôi.

Hai người kia tuổi cũng không kém lão già là mấy, một người họ Nguyễn, một người họ Phòng, vừa giới thiệu thì được biết đều là từ Bắc Kinh, Trường Sa, Thượng Hải, ba lái buôn đổ đấu nổi danh. Sau khi dứt lời lập tức nhiệt liệt bắt tay tôi, dành không ít lời khen tặng này nọ, khiến tôi một phen không hiểu mô tê gì.

Chúng tôi tới khách sạn Đại Đường đàm đạo, lão già vào thẳng vấn đề, mở lời: “Hai vị này muốn ngã giá mua lại bản vẽ của mày. Hôm qua mày bảo là không bán bằng bất cứ giá nào, nhưng bọn họ trả có vẻ cao, lão không biết mày có muốn đổi ý.”

Lão già cũng tương đối giàu, nếu ông ấy nói cao giá, hẳn là cũng phải tương đối.

Lão họ Nguyễn lập tức ra tay, tôi vừa nhìn là biết muốn làm đối thủ của tôi, một tay trong nghề, hơn nữa lại còn rất lão làng.

Trong giao dịch cổ đông, mua bán hàng hóa không cần “mặc cả”, hai tay đan chặt vào nhau, ngón tay khẽ di chuyển theo một chiều hướng cố định.

Tôi đưa tay tới cầm thử, lão ra giá quả thực cao, vượt ra khỏi phạm trù của Phong Cách Lôi, nhưng tôi từng thấy ở chỗ chú Ba, sau khi được xem trực tiếp một cuộc mua bán lớn, giá này cũng chưa đủ để khiến tôi kinh ngạc. Cái khiến tôi phải ngạc nhiên chính là những vết chai trên tay người đó. Hai ngón tay lão ta đầy những vết chai, cái này gọi là chai quan tài, là khiêng ván quan mà thành, người này dù không phải thổ phu tử cũng từng làm những chuyện tương tự thế.

Mặt tôi tỉnh bơ, cảm giác bản thân lúc đó rất phong độ, nói: “Nếu như cháu dùng giá này bán cho ông, người trong nghề sẽ cho rằng cháu đã gài bẫy các ông, nó làm xấu đi thanh danh của cháu. Hơn nữa thứ này cháu còn cần dùng, thực sự không thể đưa cho các ông được. Ông nói với khách hàng là xin lỗi cháu không thể từ bỏ được những thứ mình đam mê được.”

Ông ta lại vung tay, vẫn muốn ngã thêm giá. Tôi giơ tay khước từ, nhấc chén trà trong tay, gọi là “dứt điểm”, tức là một khi đã quyết thì tuyệt đối không bán.

Hai người mặt ra vẻ mất hứng, có một người nói: “Vậy cháu có thể hét giá, nói thật, ông chủ của lão rất thích những như như thế này, nếu như cháu nghĩ ra được cái giá nào hợp ý, đừng ngại cứ nói.”

Tôi muốn nói là một trăm vạn, lão có thể đồng ý không? Lòng có chút lung lay, xem ra khách của ông ta thực biết chuyện xảy ra với bản vẽ này, tò mò, tôi liền hỏi: “Nếu người đó muốn thứ này như vậy, rốt cuộc là nó có lợi gì chứ?”

“Bọn ta cũng không biết”, lão đáp, “Khách hàng thích thì bọn ta chỉ việc tìm thôi, nào dám hỏi gì nhiều.”

Ông già lại nhìn tôi nháy mắt, tôi hiểu ý của lão giống mình, muốn xem tôi có thể moi ra được cái gì, liền nói tiếp: “Như vậy đi! Nhị vị trước hãy trở về nói với khách hàng của ông là có thể cho phép cháu gặp mặt để nói chuyện được không? Tiền là chuyện nhỏ, cái chính là cháu muốn xem người ta có vừa ý, nếu sau này có người khác hỏi, cũng có cách để giải thích.”

Hai người kia bỗng ra vẻ khó xử, đáp:

“Vị quan khách kia chỉ e là không phải người chúng ta có thể gặp được đâu.”

Chú thích :

Ngày thượng lương : dân mình gọi là cất nóc nhà, đối với việc làm nhà ngày xưa, người ta quan niệm nóc đối với nhà rất quan trọng, không có nóc không thành nhà. Do đó khi làm nhà, người ta làm lễ cất nóc, chữ gọi là Lễ thượng lương.

Lỗ Ban: Lỗ Ban sinh ra ở nước Lỗ. Tên thật là Công Du Ban, cũng còn gọi là Công Du Tử. Tên cách điệu [đồng âm] là Ban Ban, nhưng ông được nhắc thường nhất [như] là Lỗ Ban. Ông là một kỹ sư xây dựng nổi tiếng và thợ thủ công trong lịch sử Trung Quốc và từng một lần làm quan trong bộ xây dựng.

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio