Trần Gia Dư không ngờ, cơ hội của anh lại tới nhanh như vậy.
Chuyến bay từ Thượng Hải về lại Bắc Kinh vốn dự kiến khởi hành lúc hai giờ chiều bị trì hoãn tới tám giờ tối, tuy nhiên do thời gian chờ tại sân bay của Trần Gia Dư không được tính vào thời gian chấp hành bay nên buổi tối anh vẫn có thể cầm lái.
(Thông thường theo quy định, trong vòng tiếng, phi công chỉ được phép bay từ đến tiếng để đảm bảo an toàn và chất lượng chuyến bay.
Sau mỗi chuyến bay, phi công sẽ phải có một thời gian nghỉ ngơi nhất định có thể lên tới tiếng)
Lúc làm thủ tục trước khi cất cánh, anh xem dự báo thời tiết, biết tin có dông lớn tại Bắc Kinh thì thầm thở dài.
Nếu không phải khoang chứa nhiên liệu gặp sự cố thì anh đã khởi hành từ mấy tiếng trước, giờ đã yên vị ở nhà rồi.
Anh chỉ có thể hy vọng thời tiết khi về tới Bắc Kinh sẽ tốt hơn.
Thế nhưng, mong một đằng, đời một nẻo.
Sau khi tiến vào vùng trời Bắc Kinh, Trần Gia Dư vừa nhìn thời tiết, tim đã lập tức chùng xuống.
Mưa dông kết hợp với gió giật có thể nói là tình trạng thời tiết mà không phi công nào muốn gặp nhất.
Anh liếc thử đồng hồ nhiên liệu, còn tầm một tiếng rưỡi, tính ra vẫn ổn, có thể thử hạ cánh vài lần, nếu không được thì cũng có thể chuyển hướng hạ cánh tới Thiên Tân hoặc thậm chí là Thẩm Dương.
(Gió giật: gió với tốc độ tăng lên tức thời, được xác định trong khoảng giây)
Trên kênh radio có chút ồn ào.
Sau khi tiến vào tần số của Cơ sở tiếp cận, Trần Gia Dư nghe thấy một loạt huấn lệnh với tần suất dày đặc.
Anh hơi ngẩn người.
Tiếng kiểm soát viên rất trầm nhưng giọng điệu lại cực kỳ quen thuộc…
“Air China , Tiếp cận bắc Kinh, radar nhận dạng tốt.
Hạ cánh hệ thống ILS đường cất hạ cánh R, trước tiên giữ độ cao m.”
Gọi tới mình, Trần Gia Dư mới nhận ra đầu micro bên kia là Phương Hạo.
Thế nhưng giọng cậu ấy khản đặc, khản đến mức khác lạ, Trần Gia Dư suýt nữa không nhận ra.
Anh nhìn radar rồi nói: “Giữ độ cao , Air China .
Xin phép bay hướng… .”
Phương Hạo hơi khựng lại, hỏi Trần Gia Dư: “Air China , chuẩn bị bay cạnh năm sao? Hiện tại chúng tôi đang thay đổi hướng vận hành của đường cất hạ cánh.
Các tàu bay tiếp cận đường cất hạ cánh L và R từ hướng Nam đều phải bay lại lên vì tình hình gió dưới mặt đất.”
Trần Gia Dư nghe đến đây thì trong lòng có hơi dao động.
Gió đứt chỉ hiện tượng chiều gió thay đổi tức thời, là điều kiện nguy hiểm nhất đối với máy bay cất và hạ cánh.
Cũng may, radar thời tiết trên các máy bay thương mại hiện đại đều được trang bị cảnh báo gió đứt, có thể dò được nếu có gió đứt ở khu vực phía trước khi tiếp cận, phi công sẽ lựa chọn bay lại vòng hai.
Hôm nay vừa mưa dông lại thêm gió đứt, tới năm, sáu tàu bay đồng thời bay lại, cộng thêm việc đổi hướng đường cất hạ cánh, kiểm soát viên không lưu có lẽ bận tới mức đầu bốc khói rồi.
Trần Gia Dư trả lời ngắn gọn: “Chuẩn bị bay cạnh.
Xin phép bay hướng , Air China .”
Phương Hạo chấp nhận: “Air China , cho phép bay hướng .
Ngoài ra chú ý mức nhiên liệu.
Bây giờ tôi sẽ chỉ dẫn anh trì hoãn thêm nửa tiếng đồng hồ tại khu vực kiểm soát tiếp cận, có vấn đề gì không?”
(Khu vực kiểm soát tiếp cận (terminal control area): Khu vực kiểm soát được thiết lập cho các đường bay có cung cấp dịch vụ quản lý không lưu tại khu vực lân cận của một hoặc nhiều sân bay lớn)
Trần Gia Dư cũng nắm rõ tình hình thời tiết, lập tức trả lời: “Trước mắt không có vấn đề gì.” Anh không đề cập đến việc mức nhiên liệu còn một tiếng rưỡi vì dù sao anh cũng mong có thể hạ cánh sớm.
Chuyến bay kéo dài chuyến bay năm tiếng đồng hồ, hành khách đã sớm thấm thỏm rồi.
Đây cũng là chuyện thường tình.
Phía Phương Hạo mở micro, thế nhưng anh hình như ho một tiếng, micro tắt đi trong một giây rồi sau đó lại bật lại: “Air China , đã rõ.
Radar của bọn tôi… cho thấy có khả năng phải nửa tiếng nữa tình hình thời tiết mới qua đi.”
“Ừm, không vấn đề gì.” Trần Gia Dư lần này rất dễ nói chuyện.
Một lúc sau, Phương Hạo hỏi trên kênh radio: “Air China … Anh coi giúp tôi tình hình thời tiết một chút, khu vực hải lý ở hướng tới giờ của anh.”
Máy bay trên trời cần dựa vào báo cáo của tháp chỉ huy để biết được tình hình khí tượng dưới mặt đất.
Tương tự, kiểm soát viên không lưu tại tháp chỉ huy đôi lúc cũng phải phụ thuộc vào chỉ dẫn khí tượng từ tàu bay trên không trung để đưa ra quyết định.
Phương Hạo không thể nào lại không nhận ra Trần Gia Dư, thế nhưng cậu ấy rất khách sáo, dùng tới cả kính ngữ.
Song, Trần Gia Dư cần tập trung điều khiển máy bay, thời tiết xấu là lúc dễ gặp chuyện nhất, anh không thể phân tâm để suy nghĩ về chuyện này được.
(Ở câu trên Phương Hạo dùng ”您” là đại từ nhân xưng, có ý kính trọng trong tiếng Trung thay cho “你”)
Trần Gia Dư kiên nhẫn trả lời: “Chỗ tôi trông thì cả vùng trời trên sân bay là một mảng vàng lớn.
Hướng gió , nút.”
Phương Hạo trả lời: “Air China , đã rõ.”
Một lúc sau, Phương Hạo lại thông báo tin tức mới tới cho Trần Gia Dư: “Air China , vừa rồi tàu bay đầu tiên tiếp cận đường cất hạ cánh đã tiếp đất thành công.
Hay là anh quay đầu hạ cánh .”
Trần Gia Dư nhìn radar của mình, nói: “ phải không… Hiện tại tôi không tiện chuyển hướng, cả hai bên trái phải đều chịu ảnh hưởng thời tiết.”
Lúc đầu tiếp cận, tàu bay của Trần Gia Dư được chỉ dẫn theo đường cất hạ cánh R.
Tuy nhiên R không thể hạ cánh được, nếu anh bay quá thì sẽ phải bay vòng rồi lại quay lại, để nhắm hạ cánh ở một đường cất hạ cánh khác.
Phương Hạo nhìn màn hình radar trước mặt, khẽ nêu phương án với Trần Gia Dư: “Air China , rẽ phải rồi sau đó quay đầu thì sao?”
Trần Gia Dư vẫn đang quan sát thời tiết để tính toán đường bay, Phương Hạo lại nói: “Nếu không, tôi sẽ dẫn anh trước tiên bay về phía Bắc, sau đó theo hướng Nam, bay vào cạnh ba để hạ cánh đường cất hạ cánh , thế nào?”
Trần Gia Dư thầm lắc đầu.
Radar trên tàu bay của anh cho thấy cả hai phương án này đều không thật sự khả thi: “Đều không được, hai bên trái phải đều chịu ảnh hưởng thời tiết.
Theo radar của tôi thì cần giữ nguyên hướng bay hiện tại, bay hải lý.”
Phía Phương Hạo im lặng khoảng hai giây, sau đó anh cầm micro: “Vậy… rẽ hướng về phía Bắc, sau đó…” Anh “khụ” một tiếng rồi lại nhanh chóng nói tiếp: “Sửa đổi, rẽ hướng về phía bắc, sau đó sẽ chỉ dẫn anh rẽ trái bay về phía Nam thì sao?”
Trần Gia Dư trả lời trong bất lực: “Trong phạm vi từ đến hải lý đều chịu ảnh hưởng của thời tiết, không được.”
Thế nhưng Phương Hạo vẫn kiên nhẫn “bánh vẽ”, lại đưa ra phương án khác: “Vậy giữ nguyên hướng bay hiện tại, rồi đi về phía Nam… Sau cùng rẽ hướng để tiếp cận thì sao?”
Để chuyến bay của Trần Gia Dư có thể mau chóng hạ cánh an toàn, Phương Hạo cũng đã dốc hết lòng hết sức, chỉ trong thoáng chốc đưa ra bốn, năm phương án về hướng di chuyển.
Anh còn phải chỉ huy tàu bay khác trong phạm vi sân bay bay lượn vòng theo hình trụ, nghe thấy có tàu bay của hãng Nam Phương đã bay lại tới lần thứ ba rồi.
Trần Gia Dư không chịu được nữa.
Đến thời điểm này, anh còn sốt ruột hơn cả Phương Hạo.
Thời tiết không phải vấn đề, anh tự tin vào khả năng thao tác của mình, mức nhiên liệu cũng đủ, nếu không thể hạ cánh thì có thể chuyển hướng tới sân bay khác.
Chủ yếu là anh đau lòng vì Phương Hạo.
Cậu ấy đã nói liên tục năm phút không ngừng nghỉ với chiếc cổ họng khản đặc đó rồi.
Anh muốn đạt hiệu quả cao nên chủ động đưa ra phương án mới: “Hay là tôi trước tiên bay hải lý về hướng phải, sau đó rẽ trái liên tục, như vậy đi.”
Phương Hạo bất đắc dĩ nói: “Air China , được.
Tuy nhiên anh bay liên tục hải lý thì sẽ thoát ly khỏi khu vực của tôi.”
Trần Gia Dư: “… Vậy tôi rẽ phải liên tục? Bay hướng trước?”
Phương Hạo nhìn bản đồ, đáp: “Được.
Air China , trước tiên bay hướng .”
Trần Gia Dư ngoan ngoãn lặp lại: “Bay hướng , Air China .”
Mười mấy giây sau, Phương Hạo cấp huấn lệnh mới: “Air China , bay hướng , giảm xuống độ cao , QNH .”
Trần Gia Dư nhanh chóng nối tiếp: “Giảm xuống , , bay hướng , Air China .”
Phương Hạo xác nhận: “Air China , dự kiến hạ cánh , tiếp tục tiếp cận.”
Trần Gia Dư nói trên kênh radio: “Đường cất hạ cánh .
Air China .”
Khi Phương Hạo nói câu cuối “Dịch vụ radar chấm dứt”, tim Trần Gia Dư hẫng mất một nhịp.
Anh muốn nói chút gì đó khôn khéo với Phương Hạo nhưng lại nghĩ tới việc kênh radio đang bận rộn quá đỗi, chỉ đành bảo: “Đã rõ, cảm ơn chỉ huy.” Sau đó, anh chuyển sang tần số Đài kiểm soát.
Sau khi tiếp đất thành công tại đường cất hạ cánh , trong lòng Phương Hạo nghĩ mãi về tình hình của Phương Hạo, dự định việc đầu tiên sau khi tắt động cơ sẽ là hỏi thăm xem cậu ấy rốt cuộc làm sao.
Phương Hạo đã cảm hơn một tuần.
Vốn anh nghĩ bản thân thường xuyên vận động, cơ thể khỏe mạnh nên ốm chút là sẽ khỏi.
Cuối cùng, có lẽ do ngày nghỉ còn đi chơi với Phương Thịnh Kiệt đến khi mệt nhoài, cũng có lẽ do lịch trực hai tuần này cực kỳ không khoa học, cơn cảm thông thường có xu hướng ngày càng nặng thêm, hai hôm nay còn có dấu hiệu sốt cao.
Thêm vào đó, anh còn bị viêm amidan, họng nóng rát và khản đặc, cả người không còn chút sức lực.
Phương Hạo vốn định tìm người trực thay nhưng Quách Tri Phương không ở đây, Phó Tử Tường đã xin nghỉ do có chuyện gia đình, những kiểm soát viên còn lại toàn người trẻ thiếu kinh nghiệm, Phương Hạo đành phải ở lại giám sát.
Sau đó lại gặp tình hình thời tiết ác liệt như kia, đúng là nhà dột còn gặp mưa rào.
Tất cả đều trông chờ vào sự hướng dẫn, chỉ đạo của Phương Hạo ở khu trên cao, có vậy thì cả Cơ sở tiếp cận mới bớt được phần nào áp lực.
Phương Hạo dự định sẽ tan ca lúc giờ đêm.
Sau khi anh hoàn tất chỉ huy đợt cao điểm gặp phải gió đứt cho mấy người Trần Gia Dư thì cũng chỉ còn một tiếng nữa là đến giờ tan ca.
Lúc này, lưu lượng tàu bay đã giảm bớt nhiều.
Theo báo cáo bên mặt đất cũng như radar tiếp cận thì tình hình gió đứt cực đoan cũng đã ổn định hơn, mưa dông có xu thế yếu dần.
Phương Hạo cảm thấy chiếc điện thoại trước ngực rung lên.
Anh lấy ra xem thử, không ngờ là cái tên đã lâu ngày không nhìn thấy – Trần Gia Dư.
Tin nhắn Wechat của Trần Gia Dư rất đơn giản, chỉ có mấy chữ:「 Cậu thế nào? 」
Phương Hạo hiểu ngay, có lẽ Trần Gia Dư đã nhận ra anh trên sóng VHF.
Giọng anh hôm nay rất khác, Sở Di Nhu gọi điện tới còn suýt không nhận ra, hiển nhiên Trần Gia Dư cũng cảm nhận được.
Thế nhưng, hai người họ vốn đang căng thẳng, đột nhiên nhận được tin nhắn hỏi thăm của Trần Gia Dư, Phương Hạo khá bất ngờ, ngoài bất ngờ ra còn có chút ấm lòng.
Phương Hạo bắt đầu gõ chữ.
Thế nhưng anh chưa kịp gõ xong thì bên kia đã gửi thêm một tin nhắn tới:「 Suýt nữa không nhận ra cậu.
」
Phương Hạo trả lời:「 À, hơi sốt một chút.
」
Một lúc sau, Phương Hạo nhắn bổ sung:「 Cảm ơn anh đã quan tâm.
」
Lần này Trần Gia Dư trả lời trong tích tắc:「 Sốt mà vẫn trực à.
」
Tiếp đó:「 Khi nào cậu tan ca? 」
Phương Hạo nhìn màn hình radar thấy không còn quá nhiều tàu bay di chuyển, bèn trả lời:「 Còn một tiếng nữa là giao ca.
」
Trần Gia Dư lần này hỏi thẳng:「 Ăn đêm không? Tôi đợi cậu.
」
Phương Hạo thật sự ốm đến mức không muốn ăn, chẳng qua vẫn ép mình uống nước ấm để thải độc.
Thế nhưng Trần Gia Dư đã mời thì anh cũng không muốn từ chối.
Nạy miệng Trần Gia Dư ra được một chữ thật chẳng dễ dàng gì, hôm nay anh ấy xem ra muốn trò chuyện.
Thế nên, Phương Hạo trả lời:「 Được.
」.