Đế Mộng
Chương
Tam thế
Trước đây Địa cầu có châu lục lớn gồm: Tây Du, Bắc Hoài, Đông Thắng, Nam Phong, và Xích Quả
Do khí hậu ngày càng trở nên khắc nghiệt, châu Tây Du bị đóng băng quanh năm, chỉ còn phía cực đông giáp với Xích Quả là hơi dễ chịu hơn một chút. Phân nửa châu Bắc Hoài cũng chung số phận, từ mạn sông Hoài xuôi về nam mới có lát đát người sinh sống. Ngược với phía bắc và tây, hai đại lục Nam Phong và Đông Thắng bị ngập úng phần lớn lãnh thổ. Đông Thắng hai mặt giáp Xích Quả và Bắc Hoài, hai mặt kia giáp biển do hải lưu thay đổi xói mòn vô sâu đất liền rồi chia cắt châu lục Đông Thắng ra khỏi phần còn lại của đại lục. Từ đó Đông Thắng thần châu ly khai hẳn với đại lục mặc dù chỉ cách đại lục dặm hải trình
Nam Phong có phía bắc giáp Xích Quả, dân cư đổ dồn về phía mạn này sinh sống và trao đổi hàng hóa với Xích Quả bỏ mặc phần đất phía nam hoang vu với nhiều thảm thực vật trải dài ngút ngàn và các loại dã thú tự do sinh sống
Châu Xích Quả nằm ở trung tâm đại lục, phía bắc được dãy Lĩnh Nam hùng vĩ che chắn cái lạnh, phía nam có Hoành Sơn trùng điệp bao tiêu hết mọi giông bão ngoài biến xa.
Thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Xích Quả như một cục mỡ béo bở mà mọi người từ thường dân cho đến cường giả chân tu đổ xô vào hút hít tận tình
Địa cầu có nồng độ linh khí cực kỳ thấp, do nằm quá xa trung tâm Vũ Trụ giới. Linh khí còn sót lại trong đợt kiến tạo đầu tiên tích tụ ở những nơi hang động âm u lạnh lẽo, hay những nơi khe núi non trùng điệp hiểm trở vô cùng
Dã thú ở đây thì nhiều vô số kể nhưng chỉ dừng lại ở mức độ Quái thú, còn Yêu thú và Linh thú là vô cùng hiếm hoi mới xuất hiện
Địa cầu trước đây thuộc quyền sở hữu của dòng họ La có gốc gác ở tận trung tâm Vũ Trụ giới, Mãnh thần La Bàng do ăn chơi quá độ bị gia phụ và tổ phụ đuổi đi khỏi gia tộc và bố thí cho một số vũ trụ ngoài rìa vành đai. Y chưa một lần ghé thăm phần đất chó ỉa Địa cầu, La Bàng bèn tống khứ Địa cầu cho con gái đầu là La Sát thị thừa kế. Họ Lộc cũng xuất thân từ dòng dõi tiếng tăm bao năm ở Vũ Trụ giới nhưng do sa đà vào cờ bạc nên bị phá sản, nợ nần chồng chất bèn đùm túm nhau ra tận "vùng sâu vùng xa" để mà trốn nợ.
Hai chín gặp ba mươi. Rồng sa cơ Lộc Đà và Mãnh thần ăn chơi phá hoại La Bàng kết nghĩa thông gia, sau lễ cưới rùm beng chàng rể ranh ma Lộc Tôn và ông nhạc phụ ăn chơi La Bàng cùng bỏ vào khu trung tâm Vũ Trụ giới sinh sống và tiếp tục mèo chuột. Từ đó La Sát thị tay nách ôm hai con Lộc Tùng và Lộc Tục (sinh đôi) đi khai phá Địa cầu.
Trong thời gian này có một nam thần tên Lạc Yên Tử cả nhà bị mắc họa cường hào của Đại Năng Đế Thiên mà phải ly tán, một mình phiêu bạt giang hồ đến định lập nghiệp ở Địa cầu. Bà chủ La Sát thị cảm thông "giúp đỡ nhiệt tình" vị nam thần đập chai vui tính này. Hai con Lộc Tùng và Lộc Tục cũng khá "thoáng" trong vấn đề người lớn. Họ vẫn thân mật gọi Lạc Yên Tử là nhị thúc thúc!?
Vắng bóng dằng dặc, rồi bỗng nhiên trở về Lộc Tôn đèo thêm một em vợ bé là Tối Tố Nga.
La Sát thị không nói không rằng vẫn lặng lẽ chấp nhận Tối Tố Nga. Ông ăn chả công khai nhưng bà thì xơi nem lén lút nhé!
Tối Tố Nga hạ sinh Hằng Nga vào một ngày thu tuyệt đẹp, nàng có dung mạo tư phong, nhan sắc phá vỡ mọi nấc thang về mỹ nhãn. Nó là đỉnh đỉnh của mọi cái rực rỡ, lộng lẫy và kiêu sa trên toàn cõi Vũ Trụ giới
Lộc Đà thương con dâu đầu và hai cháu đích tôn, đành làm ngơ chuyện Lạc Yên Tử được phong làm "ông chủ nhỏ". Ông lập một cái sơn trang bề thế ở cực tây châu Xích Quả tên là Thanh Bảo Trâm Dược, dạy đan thuật cho mọi người tu luyện. Môn hạ có hơn vạn người, từ đó họ gọi ông là Tây Độc thượng thần lão tổ Minh Hư đạo
La Sát thị cùng Lạc Yên Tử và hai con thấy sông Hoài hung hãn gây lũ lụt liên miên đã kéo vạn tùy thuộc vào vùng hạ du Đà Giang lập ấp. Đà Giang có vùng đất thiêng Đại La thực chứa nhiều linh khí thời sơ khai. La Sát thị liền hạ lệnh đóng hành dinh ở đó. Đại La trở thành Trung tâm của pháp môn Văn Lang Thủy Thúy đạo tiên. La Sát xưng là Thánh Mẫu sư tổ, Lạc Yên Tử xưng là Sùng Khanh hậu tổ
Thấy cháu nội Tối Tố Nga có thiên căn thừa ứng chi vạn pháp, rồng già Lộc Đà bèn này nĩ con dâu La Sát chia lại Nguyệt tinh cho cô bé. La Sát đồng ý nhưng với điều kiện hai vợ chồng Lộc Tôn-Tố Nga phải lui về châu Nam Phong vào Hối Cung "thâm cùng cốc" khổ tu trong đó suốt đời. Lộc Tôn chấp nhận tất cả điều kiện La Sát đưa ra. Ông tự đổi tên sang họ Thạch, hai vợ chồng cùng lập ra Huyền Hư trung sinh đạo, ẩn tu khổ hạnh tại đất Gia Đỉnh Thất Sơn miền phía bắc châu Nam Phong.
Tất cả các tiên thánh trôi sông lạc chợ cù bất cù bơ trôi dạt về Địa cầu đều tìm về đại đạo tiên này mà gia nhập, một số thích ung dung tự tại thì vượt biển vào châu Đông Thắng tự tu luyện
Chỉ có Tối Hằng Nga là số hưởng, cô được tổ phụ Lộc Đà cưng chiều. Hai anh họ Lộc cũng hết mực yêu thương. Mẹ cả La Sát cũng tấm tắc khen:
"Đại kim chi ngọc diệp a, ta thù lão gia ngươi, nhưng không thể ghét mi được cái đồ…khó ưa kia"
Cung Quãng Hằng nằm trọn trong khu vườn "thiên đường" nơi lão Lộc Đà hay giăng bẫy để bắt mấy thần tiên đột nhập trái phép, sở dĩ có chuyện này vì lúc rày có quá nhiều tiên thánh di cư đến Địa cầu. Nó làm ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống rất riêng và đậm chất điên của Địa cầu
Tây Độc lão tổ Minh Hư vắng phu nhân đã lâu, ông không phải kẻ ác thần cũng không phải ngài thánh thiện, nên việc bỗng dưng lại có độ " hồi xuân" là hơi bị bất thường. Từ cái nhìn đầu tiên rồng già Lộc Đà đã bị nét đẹp sung mãn yêu kiều của Thanh Xà hút hồn.