Dear Doctor (Quãng Đời Còn Lại Xin Chỉ Giáo Nhiều Hơn)

chương 63: những người thần kì (2)

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Ở trong gia đình tôi, khi ý kiến của mẹ tôi bị phản đối, bà sẽ nói: “Hai người họ Lâm các người ức hiếp tôi.”

Khi ý kiến của thầy Lâm bị phản đối, ông sẽ nói: “Hai người phụ nữ các người bắt nạt tôi.”

Khi ý kiến của tôi bị phản đối, tôi sẽ nói: “Hai vợ chồng các người bắt nạt con.”

Sau đó hai vợ chồng ăn ý kia bày ra vẻ mặt như thể đương nhiên, đồng thanh nói: “Thì sao?”

Suốt tám năm trời, từ khi thầy Lâm và mẹ tôi yêu nhau cho tới khi tôi ra đời, ông luôn miêu tả tám năm ấy bằng cụm từ “tám năm kháng chiến” với vẻ mặt vô cùng chua xót. Hai người họ đã từng chí choé đấu khẩu, đã từng cãi nhau, nhưng tình cảm luôn rất tốt. Mẹ tôi thận trọng đoan trang, tính tình nghiêm túc, thầy Lâm thì,… rất là bám dính. Khi tôi còn nhỏ, hai người bọn họ phải lo lắng vấn đề “nhà có trẻ em, chú ý không để ảnh hưởng”, đợi tới khi tôi lên đại học, hai người bọn họ đã chẳng có cố kị gì nữa. Sáng ra ăn bánh bao phải mỗi người một nữa, đi tản bộ thì phải nắm tay nhau, xem ti vi thôi cũng phải tựa vào nhau, còn tranh thủ thời gian quảng cáo mà hôn trộm nhau nữa,…

Tôi kháng nghị hai tay: “Hai người chú ý một chú, ở đây vẫn còn người đang độc thân đấy.”

Hai người bọn họ tiếp tục đồng thanh: “Thì sao?”

Chẳng sao cả:) tôi coi như không nhìn thấy gì hết. Đang định di dời phạm vi an toàn, thì mẹ tôi lại bắn thêm một phát súng: “So với việc ghen tị với bố mẹ, chi bằng con tự kiếm một người đi.” Tôi xin thề, khi đó trên mặt tôi không hề có bất cứ biểu cảm nào liên quan đến ghen tị.

Sau đó, tôi đưa Cố Nguỵ về nhà. Hai người kia cũng chú ý hơn. Lúc xem tivi ngồi nghiêm chỉnh rất ra dáng trưởng bối. Thầy Lâm thấy tôi tựa vào tay Cố Nguỵ lại tỏ ra rất không được tự nhiên: “Lâm Chi Hiệu, đứng thẳng như cây tùng, ngồi vuông góc như kim đồng hồ xem nào.”

Tôi bĩu môi: “Đồng hồ đổ rồi ạ.”

Cố Nguỵ cong khoé môi, viền tai ửng hồng.

Mới được một hôm, thầy Lâm đã lại khôi phục bản tính của mình.

“Bã xã, gọt cho tôi quả cam.”

“Bà xã, tôi muốn uống nước.”

“Bà xã, tôi mỏi cổ quá, xoa bóp cho tôi~”

Cố Nguỵ ngồi một bên, mẹ tôi vẫn có chút ái ngại.

Tôi nói: “Ngày trước ở bệnh viện hai người dính nhau như sam thế, chẳng nhẽ hai người nghĩ Cố Nguỵ không nhìn ra sao?”

Và thế là, hai người họ dính lấy nhau, hai chúng tôi dính lấy nhau.

Theo như dì tôi miêu tả, mẹ tôi chưa từng trải qua thời loli, từ nhỏ đã bộc lộ sự bá đạo.

Lúc mẹ lấy chồng, bà ngoại dặn dò riêng thầy Lâm: "Về sau con phải nhường nó một chút."

Lúc tôi hai, ba tuổi mới có một chút ý thức, bà ngoại đã dặn tôi: "Cháu sau này phải nhường mẹ một chút."

Thật ra bà ngoại đã lo thừa, hai bố con chúng tôi ở trước mặt mẹ trước giờ luôn chấp nhận sự vo tròn bóp méo của mẹ: thầy Lâm thì thích bị như thế, còn tôi là do sức chiến đấu không đủ.

Lần trước, mẹ có ý kiến với cái chậu rửa mặt trong nhà, cụ thể là có ý kiến chỗ nào, không nói rõ được.

Mẹ: "Lão Lâm, tôi cảm thấy cái bồn nước này không tốt."

Thầy Lâm đang ôm notebook chơi trò chơi, thuận miệng phụ họa: "À, vậy thì đổi cái khác đi."

Mẹ: "Hay là dứt khoát sửa chữa lại trong nhà một chút đi?"

Thầy lâm vẫn không ngẩng đầu lên: "Ừm, cũng được. Sơn lại tường, đổi lại màu sắc, đổi cái sofa, đổi luôn bà xã."

Sau đó, thầy Lâm bị mẹ đánh cho một trận.

- -------------------

Vẻ bề ngoài của thầy Lâm rất dễ lừa gạt người ta, trước khi tôi vào học lớp một, lần đầu tiên thầy Lâm đi họp phụ huynh, kính kim loại gọng màu vàng, mắt sâu mày cao. Trên bục giảng giáo viên chủ nhiệm nói một chàng dài, ở dưới, cái vị phụ huynh mỗi người hồn phách một nơi, duy chỉ có thầy Lâm ngồi ngay ngắn ghi chép. Sau khi giáo viên chủ nhiệm phát biểu xong, thầy Lâm còn là người đưa ra ý kiến, đề xuất và thắc mắc, ngôn từ thoả đáng, chi tiết, dõng dạc.

Buổi sáng hôm sau, tôi vừa bước chân vào cửa lớp, giáo viên chủ nhiệm đã hỏi: “Bố em là phóng viên, hay nhà nghiên cứu? Có phong độ quá!”

Ấn tượng của tất cả các thầy cô giáo đã từng dạy tôi về thầy Lâm là “con nhà tri thức, nho nhã khiêm nhường”. Về điều này tôi chỉ biết cười khan, tôi thực sự không sao mở miệng nói ra được rằng ở nhà ông nhõng nhẽo, kiêu ngạo, trẻ con và vô vị tới nhường nào.

Thứ nhất, dính người.

Trước năm bốn mươi tuổi, sau khi tan làm về nhà, câu đầu tiên thầy Lâm nói luôn là: “Bà xã! Bà xã tôi đâu rồi?” Sau năm bốn mươi tuổi, sau khi tan làm về, câu đầu tiên ông nói lại là: “Nha đầu! Nha đầu nhà tôi đâu rồi?”

Mỗi khi đi công tác xa, thầy Lâm đều nhắn tin về: “Bà có biết tôi đang ở đâu không? Ở phòng XX khách sạn YY”; “Bà có biết chiều nay tôi gặp ai không? XX, ZZ và cả YY nữa”; “Bà có biết bữa tối nay tôi ăn gì không? XX, YY, ZZZ…” Trước khi đi ngủ còn giử vài tin nhắn chúc ngủ ngon. Mẹ tôi chỉ hận không thể kéo ông vào danh sách đen luôn.

Thứ hai, tự kiêu.

Ngày nào đứng trước gương cạo râu, ông cũng tự cảm thán: “Ôi! Đẹp trai quá!”

Mẹ tôi luôn mang khuôn mặt với biểu cảm “Ôi! Bồ Tát phù hộ!”, nói với tôi rằng: “May mà tính cách con không được di truyền từ bố, nếu không mẹ mệt chết mất.”

Thầy Lâm: “Di truyền từ tôi thì làm sao? Nếu được di truyền từ tôi thì đã trở thành một đại mĩ nữ khuynh quốc khuynh thành rồi.”

Thứ ba, ngang ngạnh.

Những lần đi công tác nước ngoài, thầy Lâm nhất quyết không chịu mua quà về, vì ông luôn cho rẳng “mấy thứ đồ bán trong cửa hàng đó đều cố tình đóng gói cho giống của nước ngoài để lừa gạt người ta thôi”. Nhưng lần nào về ông cũng tha một đống đồ về, còn nói hoa mĩ: “Tôi mua về cho bà dùng tạm.”

(mấy thứ đồ đắt như thế thì sao phải dùng tạm?!)

Tính cách của tôi cứ già trước tuổi như thế chủ yếu là do thầy Lâm. Năm tôi hai mươi tuổi, tôi đã quyết tâm: “Sau này nhất định không được tìm một người như thầy Lâm.” Có đẹp trai mấy đi chăng nữa cũng không chịu nổi.

Nghe nói, điều này đã làm thầy Lâm “nội thương” tới tận bây giờ.

- --------------------

Thầy Lâm nói: “Cắt bỏ đi một miếng thịt, đổi lại được thằng con rể.” Sao cách miêu tả này nghe máu me thế nhỉ….

Những lúc ở nhà nhõng nhẽo với tôi nhưng tôi không thèm để ý, ban đầu thầy Lâm còn kiêu ngạo lắm: “Nếu như bố không bệnh thì con vẫn còn độc thân đấy.” Sau đó lại biến thành: “Có đối tượng là quên luôn bố.”

Mẹ tôi thường nói, thầy Lâm có số thiếu gia, cả đời không học được cách chăm lo việc nhà. Người chủ gia đình nhưng chưa bao giờ phải lo toan ấy lại dồn hết mọi bận tâm cho chuyện tình yêu của tôi. Sau khi nghe tôi nói đã có bạn trai, ông bắt đầu lải nhải không ngừng.

“Haizzz, bà nói xem, con bé sẽ tìm một người có tính cách như nào? Hoạt bát hay chín chắn? Hừm, chín chắn một chút thì hay hơn, nhưng hoạt bát cũng có cái hay của hoạt bát.”

“Thằng bé kia sẽ không làm cùng chuyên ngành với con bé chứ? Thế sau này hai đứa sẽ đều đi bôn ba ở ngoài đường à? Không được!”

“Không biết da nó có trắng trẻo không, hay đen nhỉ? Ừm, nhất định là trắng trẻo. Mấy đứa đen đen con bé sẽ không thèm để ý đâu.”

“Haizzz. Thằng bé đó đã đi làm chưa nhỉ? Người ở đâu? Liệu có cùng con bé quay lại thành phố Y không? Tốt nhất là nó có thể cùng con bé quay lại thành phố Y.”

Lần đầu tiên đưa Cố Nguỵ về nhà, ban đầu trong lòng thầy Lâm rất vui vẻ. Từ trước đến giờ, ấn tượng của thầy Lâm về Cố Nguỵ vẫn luôn tốt, nhưng đến việc có quá nhiều người yêu thích Bác sĩ như thế, ông lại bắt đầu rầu rĩ, buổi tối nằm trên giường thở dài. “Quá có sức hút, Hiệu Hiệu có thể đối phó ngày một ngày hai, chứ làm sao chống chọc được suốt mười năm, hai mươi năm cơ chứ…”

Vì thế, thầy Lâm liền nói thẳng tâm sự với Cố Nguỵ: “Bây giờ hai đứa đang trong giai đoạn yêu đương nồng nhiệt, thấy đối phương cái gì cũng tốt. Nhưng thời gian về lâu về dài thì sao? Xung quanh nhiều cám dỗ như thế.”

Cố Nguỵ: “Cháu biết rõ người khác nhì trúng cháu ở điểm gì, và Hiệu Hiệu nhìn trúng cháu ở điểm gì. Vì thế, đối với những người khác, cháu sẽ khôn nghĩ tới.”

Sau khi thầy Lâm xác định được tấm lòng của Cố Nguỵ liền bắt đầu thương lượng với mẹ tôi: “Haizz, hay là bây giờ cứ để cho hai đứa chúng nó ở bên nhau đi. Chứ nếu bà cứ nhất quyết chia rẽ, con mình sẽ đau lòng chết mất. Không sao đâu, tôi sẽ theo dõi, Cố Nguỵ dám có vấn đề gì, tôi sẽ là người đầu tiên đứng ra xử lí nó.”

Mẹ tôi: “Như thế thì Hiệu Hiệu sẽ phải ở lại thành phố X rồi.”

Thầy Lâm lại ủ rũ: “Đúng thế. Xa xôi cách trở quá, tay tôi chẳng với nổi.” Ông luôn cảm thấy, chỉ cần tôi cách họ hơn nữa tiếng đi xe đã là xa xôi vạn dặm rồi.

Thế là thầy Lâm lại tâm sự với tôi. Sau khi thấy lập trường của tôi rất vững vàng, lại tìm mẹ tôi thượng lượng: “Bà nói xem bắt Cố Nguỵ về thành phố Y sống cũng không hay. Nếu không thì khi về hưu chúng ta tới thành phố X đi.”

Mẹ tôi nói: “Nơi ấy không thân thuộc chút nào, từng ấy tuổi rồi ông còn muốn đi mua nhà rồi sửa sang nhà cửa sao?”

Thầy Lâm lại phiền não. Buồn phiền một hồi thì cũng nghĩ thông suốt: “Nhà thì tôi mua, sửa sang lại nội thất thì Cố Nguỵ lo.”

Về sau, số lần tới thăm nhà của Cố Nguỵ tăng lên, mối quan hệ của anh với thầy Lâm ngày càng thân thiết. Thầy Lâm càng ngày càng thích anh hơn: “Tên nhóc này, không tồi chút nào. Rất tốt, rất tốt!”

Lại về sau nữa, thầy Lâm nhọc lòng vì chuyện khác rồi.

“Haizzz, tôi vừa đọc báo, thấy bây giờ tỉ lệ thanh niên đột tử vì làm việc quá sức ngày một tăng. Cố Nguỵ bận rộn như thế, làm sao bây giờ?”

“Haizzz, Cố Nguỵ đi làm suốt ngày phải tiếp xúc với tia phóng xạ, không tốt cho sức khoẻ chút nào.”

“Haizzz, trên tạp chí nói, bác sĩ là một trong những nghề chịu áp lực lớn nhất.”

“Haizzz, nghe nói anh họ của Hiệu Hiệu được phái đi Quý Châu tham gia một dự án. Con thì còn nhỏ như thế, đã phải đi xa rồi. Lỡ sau này Hiệu Hiệu vừa mới sinh con xong, Cố Nguỵ đã phải đi công tác thì làm sao?”

- -------------

Lần tôi trở về tham gia hôn lễ của Ấn Tỉ và Kim Thạch, để Cố Nguỵ ngủ ở phòng mình.

Buổi tối…

Mẹ tôi: “Sao ông cứ trằn trọc qua lại thế?”

Thầy Lâm: “Haizzz, còn chưa kết hôn, hai đứa thanh niên, khí huyết dâng trào, ngủ cùng với nhau không được hay cho lắm.”

Mẹ tôi: “Con cái nó tự biết.”

Thầy Lâm: “Thế cũng không được! Tình cảm bộc phát lên, đúng không? Nếu không kìm chế được thì sao? Tôi phải đi xem xem thế nào.”

Mẹ tôi: “Ông nằm yên đây ngủ cho tôi!!”

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio