Tổ trọng án biết cô bé tên là Lương Xảo Xảo, cha mẹ của Xảo Xảo đều đi nơi khác làm việc, nên giao cho Vu bà bà chăm sóc.
Xảo Xảo không có nhiều bạn, cũng ít tiếp xúc với các bạn trong trường.
Hôm nay có mấy chị gái đến, nên trong lòng rất vui.
Xảo Xảo kéo Võ Tân Nhu vào nhà, nói: "Mấy chị ngồi đi."
Võ Tân Nhu: "Xảo Xảo, em ở một mình không sợ à?"
Cô bé lắc đầu: "Không ạ, bà nói rồi.
Chỉ cần không làm gì trái lương tâm, thì Xảo Xảo không cần sợ."
Trên mặt của Xảo Xảo có hai lúm đồng tiền nhỏ, cười lên rất ngọt ngào.
Hoàng Tử Vi nắm lấy bàn tay nhỏ của Xảo Xảo, dỗ dành cô bé: "Xảo Xảo, em có thể nói cho tụi chị nghe một chút về bà của em không?"
Xảo Xảo gật đầu: "Mấy chị muốn nghe chuyện về bà sao? Bà em rất lợi hại, bà có rất nhiều phép thuật á."
Vu bà bà cả đời cực khổ, không có con cái.
Xảo Xảo giống như tên của cô bé vậy, rất ngoan, Vu bà bà rất yêu thương Xảo Xảo.
Buổi tối trước khi ngủ, cô bé luôn kêu Vu bà bà kể chuyện cổ tích.
Vu bà bà ôm Xảo Xảo nói: "Xảo Nhi, vậy bà sẽ kể chuyện ngày xưa của bà nhé."
Xảo Xảo nghe bà kể, năm bà được sinh ra, cuộc sống vô cùng khó khăn.
Vu bà bà không phải người của Phong Đô, bà đến từ một nơi có tên là Vu Trại ở Miêu Cương.
Trong Vu Trại đều là người họ Vu, tên đầy đủ của Vu bà bà là Vu Thái Tích.
Vu bà bà là con thứ ba trong nhà, trước bà có hai người chị.
Chị của bà rất tốt, luôn chăm sóc bà.
Có các thầy Vu thuật trong Vu Trại, truyền dạy Vu thuật cho mọi người.
Vu Thái Tích lúc đó không hiểu, tại sao nhất định phải học Vu thuật.
Chị của bà nói: đây là truyền thống của Vu Trại.
Toàn bộ người trong trại đều dựa vào việc trao đổi lương thực để sống.
Thức ăn đều do tộc trưởng của Vu Trại phân chia cho mọi người.
Năm đó, gia đình bà cầm phiếu nhận lương thực, xếp hàng ở ngoài nhà tộc trưởng.
Trong nhà nhiều miệng ăn, Vu Thái Tích lại còn nhỏ, nên cần nhiều thức ăn.
Trong lòng cô rất hiểu: có cơm ăn là tốt rồi, dù sao mình vẫn phải sống ở Vu Trại này.
Vu Trại Miêu Cương, nghe tên thôi đã rất thần bí.
Thời cổ đại, tổ tiên đã xây dựng Vu Trại tại Miêu Cương, mỗi người trong Vu Trại đều học Vu thuật.
Không học Vu thuật, thì lấy cái gì để bảo vệ bản thân?
Tổ tiên để lại rất nhiều sách cổ, người trong Vu Trại xem thấy có một quyển "Cổ trùng".
Bắt đầu có người nuôi "cổ trùng", họ bắt một số loài trùng bỏ vào trong những cái hủ khác nhau.
Có cổ trùng thích nơi ẩm ướt, có cổ trùng thì thích nơi nóng.
Cách nuôi dưỡng cổ trùng để hạ độc là cho ăn bò cạp độc, máu động vật, rết, kiến.....
Còn nuôi cổ trùng để trị bệnh thì dùng các loại thuốc đông y, giọt sương, dược liệu.....
Vu Thái Tích có một giấc mơ: nhất định phải rời khỏi Vu Trại, cô muốn ra ngoài nhìn ngắm thế giới.
Cô bắt đầu chăm chỉ học Vu thuật.
Khi những đứa trẻ khác đi ngủ, Vu Thái Tích vẫn ngồi trên mái nhà đọc sách.
Cô thích ban đêm yên tĩnh, ánh sáng trong màn đêm có một vẻ đẹp rất khác.
Đọc xong cuốn sách, Vu Thái Tích lấy ra một cây tiêu, đưa lên miệng thổi.
Tiếng tiêu vang xa xôi, mang theo một âm thanh đau thương, chất chứa nổi cô đơn của người thổi tiêu.
Thổi tiêu là việc Vu Thái Tích dùng giải trí.
Vu Trại Miêu Cương không có tivi, không có máy game, càng không có máy tính.
Bà còn nhớ, ở bên ngoài trại là một hồ nước với cánh đồng cỏ lau.
Vu Thái Tích thường xuyên theo các chị ra đây vẽ, chèo thuyền, ca hát.
Khi chèo thuyền, Vu Thái Tích sẽ hái một cây cỏ lau rồi nhảy múa.
Mỗi một tháng, người dân Vu Trại Miêu Cương phải rời khỏi trại một lần.
Người dân đi đến các thành thị dùng vật phẩm đổi lấy lương thực.
Người trong Vu Trại có thể dệt, làm trang sức.
Những thứ này đúng lúc người thành thị rất thích, bán được giá khá cao.
Vào cuối tháng, toàn bộ người trong trại sẽ đeo một cái sọt trang sức, để vào thành thị bán.
Vu Thái Tích nắm tay chị, tươi cười.
Đây là thời gian cô chờ đợi mỗi tháng, có thể ra khỏi trại, có thể vào thành thị chơi đùa.
Vu Trại ở nơi hẻo lánh, muốn xuống núi phải đi khoảng giờ.
Vu Thái Tích không sợ mệt, luôn cùng cười đùa với các chị của mình.
Sau khi trở về Vu Trại, Vu Thái Tích sẽ hỏi chị: "Chị, chúng ta có thể rời khỏi Vu Trại không? Có thể ra ngoài không?"
Chị nói với cô: "Thái Tích, trừ khi em chết, thì cả đời này cũng đừng mong rời khỏi trại.
Chúng ta chỉ có thể ở đây, bên ngoài nguy hiểm như vậy, sao em lại muốn ra ngoài?"
Vu Trại có quy định: chỉ có người chết mới được ra khỏi trại, phơi thây nơi hoang dã.
Cô nói với chị: "Chị, không lẽ chị chưa từng muốn rời khỏi đây?"
Chị lắc đầu: "Chị chưa từng, bởi vì không thể."
Sau đó, Vu Thái Tích mới biết tại sao chị lại nói như vậy.
Bởi vì Vu Trại Miêu Cương có một quy định rất nghiêm ngặt: người của trại tuyệt đối không thể rời khỏi, phải sống và chết ở trong trại.
Việc cưới xin của nam nữ trong trại cũng đơn giản, chỉ cần hai bên có lòng, vào ngày lễ do người Miêu Cương tổ chức hãy hát cho nhau nghe, xem như ra hiệu.
Vu Thái Tích không quan tâm đến việc này, cha mẹ nhìn hai chị gái đều lập gia đình, chỉ còn mỗi Vu Thái Tích.
Trời sinh cô ham học, sau khi học xong Vu thuật, thì lại học thuật cản thi, hạ cổ chi thuật, giải cổ chi thuật, dịch dung thuật, vô tương thuật.
Mẹ của cô giục: "Thái Tích, tuổi con không còn nhỏ, nên tìm một người tốt để gả.
Cả ngày con đều chạy tới nhà tộc trưởng Vu Trại để học, làm sao được.
Thanh xuân của con gái rất quý giá, mẹ rất lo cho con."
Vu Thái Tích lắc đầu, nghĩ thầm: mẹ, con không lấy chồng.
Con muốn rời khỏi trại, mẹ có đồng ý không?
Hai chị gái đều lấy chồng sinh con, ở tại nhà chồng.
Mỗi lần các chị ôm con về nhà, sẽ khuyên Vu Thái Tích: "Thái Tích em, em cũng không còn nhỏ, có chọn được ai chưa?"
Vu Thái Tích lắc đầu: "Chưa, em không muốn gả."
Chị: "Em đang nói cái gì vậy? Lẽ nào em bắt cha mẹ cả đời nuôi em? Họ sẽ già, không thể chăm sóc em mãi được."
Suy nghĩ của Vu Thái Tích không giống các chị.
Cô không muốn ở mãi trong Vu Trại, cả đời chỉ có mỗi việc lấy chồng sinh con.
Nhìn thấy cuộc sống của các chị hiện tại, Vu Thái Tích càng muốn rời khỏi Vu Trại.
Đây không phải là cuộc sống cô muốn, cô biết bản thân ích kỷ, không nghĩ cho cha mẹ.
Cha mẹ thì lại không muốn Vu Thái Tích mãi một mình, nên chưa được sự đồng ý của Vu Thái Tích đã hứa gả cô cho một chàng trai trong Vu Trại, Vu Loan Đao.
Vu Loan Đao đã sớm đế ý Vu Thái Tích, thường chạy đến cửa nhà cô, lén lút nhìn cô.
Cha mẹ nói chuyện này với Vu Thái Tích, Vu Thái Tích khóc: "Mẹ, ba...Sao hai người không hỏi ý của con mà đã chấp nhận....."
Vu Sơn, cha của Vu Thái Tích đập bàn nói: "Khóc lóc cái gì, con có thấy bản thân vô lý không? Con cái của hai chị cũng đã tuổi, còn con vẫn ở nhà!"
Trước lễ cưới một tháng, Vu Thái Tích thở dài: lẽ nào mình phải chịu cuộc sống giống hai chị sao? Mệnh của mình, thuộc về mình, chứ không phải do ông trời.
Tuyệt đối không.
Cô không nghe lời cha mẹ, vẫn kiên trì chạy đến nhà tộc trưởng tiếp tục học tập.
Trong nhà tộc trưởng có một nơi gọi là "Tàng Bảo Các".
Cả phòng sách đủ cho Vu Thái Tích đọc mấy năm.
Tộc trưởng đánh giá cao Vu Thái Tích: chăm học, thông minh, siêng năng.
Nên không phản đối Vu Thái Tích ham học hỏi, cảm thấy Vu Thái Tích là một tài năng có thể đào tạo.
Vu Thái Tích xem tất cả sách trong nhà của tộc trưởng, tìm thấy một cuốn "cấm thuật".
Lòng tò mò không thể ngăn cản, liền mở ra xem.
Bên trong cấm thuật, không những dạy nhìn thấu quá khứ vị lai, còn dạy một loại "Tạc Thi Thuật".
Tạc Thi Thuật: người thi pháp có thể dùng lên chính mình.
Điều kiện đặt ra phải giữ tỉnh táo trong vòng ngày, nếu mất đi ý thức sẽ vĩnh viễn không tỉnh lại.
Trong ba ngày này, người thi pháp sẽ vào trạng thái giống như người chết, không thở, không mạch đập, không có sự sống.
Vu Thái Tích đã tự học thành công cấm thuật này, cô bắt đầu thí nghiệm trên các động vật nhỏ.
Đầu tiên là bắt vài con chim nhỏ, rồi thi pháp lên chúng.
Chim nhỏ bị Vu Thái Tích hạ chú Tạc Thi Thuật, nằm im không nhúc nhích.
Cô đến gần để xem, nó giống như đã chết rồi.
Sau ngày, Vu Thái Tích nghiền một số loại thảo dược, đút cho chim nhỏ ăn.
Thành phần thảo dược đa số đều khiến ý thức tỉnh táo, hưng phấn, kích thích.
Chưa đầy ba tiếng, chim nhỏ lại nhảy nhót tưng bừng rồi bay mất.
Muốn thoát khỏi Vu Trại, chỉ đành dùng cách này.
Ngày cưới sắp đến gần, nên cô phải nhanh chóng nghĩ ra kế hoạch chạy trốn.
Để nghĩ ra một kế hoạch hoàn hảo, cô đã suy nghĩ cả nửa tháng.
Vào ngày cưới, người dân trong trại ít đề phòng.
Ngày đó cha mẹ sẽ mời tất cả người trong trại đến dự tiệc.
Vu Thái Tích nghĩ ra một mẹo nhỏ: khi ở trong kiệu, cô sẽ giả vờ tự sát chết.
Lý do: phản đối hôn nhân.
Vì để hiệu quả được tốt hơn, buổi tối trước ngày cưới cô đã viết một bức thư tuyệt mệnh.
Trong thư viết:
Cha, mẹ, xin lỗi, con gái bất hiếu.
Con không muốn gả cho người mình không có tình cảm, nếu bắt con gái cùng người đó chung chăn gối, điều đó làm con sống không bằng chết.
Thôi thì không để mọi người phải phiền lòng, con đành phải rời đi.
Vu Thái Tích tuyệt bút.
Ngay khi Vu Thái Tích ở trong kiệu cưới, cô sẽ thi triển Tạc Thi Thuật.
Để bản thân có thể tự tỉnh dậy, cô đã tốn rất nhiều thời gian nghiên cứu ra một loại thuốc, sau ba ngày ngủ sâu nó sẽ tự động kích thích não bộ.
Loại thuốc này được cô đặt tên là "Si Mị".
Người khác tưởng rằng cô đã chết, thật ra chỉ là "đang ngủ".
Giả vờ không nghe thấy, không nhìn thấy..