Hoàng lão cha nhếch miệng nhìn hắn cười gượng.
Nhưng trước mặt nhiều người như vậy, quả thực không thể ép buộc tỷ muội Đỗ Quyên.
Vì thế giận dữ nói: "Không đi thì thôi! Là do các nàng tự mình nháo, đừng có đi nói lung tung là hai chúng ta chỉ thương con lão Nhị, không thương con lão Đại. Đứa cháu này cũng lạ, không giống Hoàng gia ta, giống như con thiên hạ vậy. Ta cũng không hiểu ra sao nữa!"
Hoàng đại nương cũng sinh khí, ra lệnh người phụ nữ kia giao Đỗ Quyên cho Hoàng Lão Thực. Một đám người hầm hừ đi.
Chờ bọn hắn đi, Lâm Xuân và Cửu Nhi và những đứa trẻ khác đều vội vàng vây quanh.
Vừa rồi, Lâm Xuân cũng muốn xông lên phía trước nháo, nhưng bị vợ Đại Mãnh kéo lại.
Nãi nãi người ta muốn mang cháu gái đi ra ngoài chơi, một không đánh, hai không mắng, người bên ngoài không có lý do gì để chỉ trích, cho nên nàng không cho Lâm Xuân và Cửu Nhi tiến lên.
Vừa rồi khóc nháo nên Đỗ Quyên rất mệt, bây giờ mệt mỏi gục trên vai Hoàng Lão Thực.
Hoàng Lão Thực đau lòng vỗ nhẹ lưng nàng, vụng về dụ dỗ, nói buổi tối kêu nương nàng nấu chút đồ ngon cho nàng ăn vân vân.
Sau khi trở về, đám người vợ Đại Mãnh mới hỏi rốt cuộc là chuyện gì xảy ra.
Đỗ Quyên ủy khuất kể lại cho mọi người, lại cố ý nhìn Nhậm Tam Hòa nói: "Ta nói ta ngã bệnh, người không có sức, nãi nãi còn nhất định muốn mang ta đi. Ngày hôm qua đã nói muốn ta đi. Ta không muốn đi, càng ép ta đi."
Nàng không nghĩ ra bên trong có ý đồ gì, chỉ có thể mượn sức Nhậm Tam Hòa.
Hơn nữa, nàng không thể không thừa nhận: thân thể này còn quá nhỏ không thể tự bảo hộ. Nếu thật gia gia nãi nãi tính kế, duy nhất chỉ có Nhậm Tam Hòa có thể bảo hộ nàng, cho nên nàng rất không có tiết tháo nhìn về phía hắn xin giúp đỡ.
Quả nhiên, Nhậm Tam Hòa nghe xong lập tức cảnh giác, tỉ mỉ hỏi nàng tình hình nhà bà nội từ hôm qua, cùng với chuyện nãi nãi kêu tới ăn cơm hôm nay, thậm chí còn hỏi bọn họ dỗ nàng ra sao.
Đỗ Quyên nhất nhất đều nói.
Nhậm Tam Hòa nhíu mày suy tư.
Hắn ở nơi này có hơn hai năm, đặc biệt qua lại với Hoàng gia nhiều, đối với Hoàng lão cha cũng có chút lý giải.
Nhưng mặc hắn suy nghĩ nát óc cũng không đoán ra sự biến hóa trong tâm tư lão hán nông thôn - chỉ vì ghen ghét mà ra chuyện. Nhiều nhất hắn chỉ có thể nghĩ là Hoàng lão cha không bỏ qua được nhạc phụ Phùng Trường Thuận, cố ý đem Đỗ Quyên và Hoàng Tước Nhi đi, để lòng hắn ngột ngạt.
Phùng Trường Thuận cũng nghĩ như vậy nên mắng thông gia là đầu heo, vì để hắn không dễ chịu, ngay cả cháu gái bị bệnh cũng không để ý.
Rồi đối với đám người Lâm Đại Mãnh trách cứ nói: "Tuy nói là hai thông gia chúng ta cãi nhau, đây cũng là chuyện thường ngày. Nhưng ta luôn vì con rể và khuê nữ tốt, ngóng trông bọn họ qua ngày lành. Nhưng hắn thì sao, chẳng suy nghĩ nháo cho nhi tử cửa nát nhà tan, cũng phải tranh phần thắng. Có người làm cha mẹ như vậy sao?"
Lâm Đại Mãnh lúng túng cười cười, không tiện tiếp lời.
Cuối cùng việc này qua đi, mọi người bắt đầu chuyện khác.
Phùng gia và Nhậm Tam Hòa đem hôn kỳ định ngày mười tám tháng ba, ngày hôm sau Phùng Trường Thuận liền mang theo người nhà về nhà, muốn mau về chuẩn bị.
Nơi này, Đỗ Quyên cũng khôi phục bình tĩnh sinh hoạt.
Càng vui hơn là nàng lại lớn lên một chút. Trong cơn mưa bụi nắng nhẹ đầu xuân, nàng như hồ điệp bay khắp nơi trong mưa.
Trong thời gian này, Lâm lý chính lại làm một chuyện: triệu tập người cả thôn, hợp lực lại xây một tòa miếu bên bờ sông nơi Đỗ Quyên và Hoàng Tước Nhi rơi xuống lúc trước, cũng điêu khắc tượng đá "Nhân ngư nương nương", cung phụng hương khói.
Thôn nhân sôi nổi xuất động, không một ai chịu lọt về phía sau, có thể thấy được lực lượng của tín ngưỡng mạnh mẽ cỡ nào.
Vì thế, Đỗ Quyên bị thợ đá Vương đại thúc theo sát, cẩn thận hỏi nàng sau khi rơi xuống nước nhìn thấy bộ dạng mỹ nhân ngư như thế nào.
Đầu tiên Đỗ Quyên cố sức khoa tay múa chân, sau đó trong lòng vừa động, liền trầm tĩnh lại.
Yên tĩnh cả nửa ngày, mới không nói một lời dùng nhánh cây quẹt lên đất vẽ ra hình tượng mỹ nhân ngư tự nghĩ được: thân trên là hình người, phần dưới là đuôi cá, búi tóc chải phi thiên, ở trong nước bơi lội phảng phất như lăng không phi hành (bay trong không trung), tay áo phiêu phiêu, giống như tiên tử.
Một khắc kia, người xem đều nín thở.
Đúng vậy, bọn họ đều cho rằng Đỗ Quyên bị Ngư nương nương nhập vào thân.
Không có một đứa bé nào có thể vẽ ra bức tranh như vậy, dù thông minh cỡ nào đi nữa cũng không được.
Bọn họ không có trải qua thời đại kiếp trước như Đỗ Quyên công nghệ tin tức lan tràn, cũng không biết lai lịch Đỗ Quyên, dĩ nhiên nghĩ không ra sao nàng có thể thuần thục vẽ ra bức tranh như vậy.
Nhậm Tam Hòa cũng ngốc trệ.
Ban đầu hắn còn tưởng rằng tình tiết mỹ nhân ngư là do Đỗ Quyên hôn mê chủ quan nghĩ ra, nhưng sau khi thấy nàng thuần thục vẽ ra mỹ nhân kia, một chữ hắn cũng không nói ra được, chỉ nuốt nước miếng.
Cứ như vậy, bên bờ sông dựng lên một tòa miếu nhân ngư nương nương.
Ba gian mở, còn có phòng bếp nhà vệ sinh. Trừ bỏ chính điện, hai bên là phòng dành cho người nghèo khổ gặp rủi ro nghỉ tạm, hoặc là hội dâng hương mồng một, mười lăm để cho các phụ nữ chứa đồ.
Từ đó về sau, con nít thôn Thanh Tuyền có thêm một chỗ chơi đùa.
Mỗi khi Đỗ Quyên nhìn thấy tượng mỹ nhân ngư tự mình nghĩ ra, rất đắc ý.
Ngày tháng , Nhậm Tam Hòa thành thân.
Vài ngày trước, Lâm Đại Mãnh mang theo một đám thợ săn, bất kể là tay nghề giỏi hay không, chia vài con đường vào núi săn bắn, đánh vô số món ăn thôn quê về, vì Nhậm Tam Hòa xử lý tiệc cưới.
Mọi người cũng đều vui vẻ tham gia.
Nhậm Tam Hòa không tham gia, bởi vì người thành thân là hắn.
Hôm nay cho hắn một nhân tình, tương lai sẽ lấy lại càng nhiều, tuyệt sẽ không chịu thiệt.
Đầu bếp là Hồng Cô và Đại Cao nương trong thôn, những phụ nữ khác cũng tới giúp một tay.
Bởi vậy, tiệc cưới long trọng náo nhiệt chưa từng có: nhà nhà đều nhận được lời mời, nói không cần tổ chức bữa ăn tập thể, toàn bộ đều đi Nhậm gia uống tiệc rượu.
Tiệc rượu bày ba nơi: một bày ở cửa chính vào Nhậm gia, người ngồi ở đây đều là nhân vật lớn tuổi đức cao trọng vọng trong thôn. Hai nơi khác là ở nhà Đỗ Quyên và nhà Lâm Xuân. Sát vách nhà Lâm Xuân là nhà Tiểu Cân. Nồi và bếp nhà hắn cũng không nhàn rỗi, dùng để nấu nước cung ứng nước trà và rửa bát đũa.
Đám con nít đều mừng như điên, từ sáng sớm đã xôn xao.
Đường xa, giao thông không tiện rất phiền toái. Không biết Phùng gia đưa dâu lúc nào, thôn Thanh Tuyền bên này, trời còn chưa sáng tiếng pháo đã vang lên, Nhậm Tam Hòa mang một đám đàn ông đi tiếp đón.
Không phải đón dâu. Ngày hôm qua đội ngũ đón dâu đã rời núi, hắn chỉ đi nửa đường nghênh đón cô dâu mới.
Bởi vì đường núi khó đi, tân nương tử người ta đều ngồi kiệu hoa, tân nương của hắn chỉ có thể cưỡi lừa. Hơn nữa trên đường đi có vài nơi rất hiểm trở, không thể cưỡi lừa đành phải xuống đi bộ.
Nhưng tân nương rời nhà mẹ đẻ, chân không thể chạm đất, chỉ có thể do thân ca ca (anh trai ruột) cõng đưa đi. Ca ca đành chịu khổ. Việc này khổ nỗi người ngoài không thể thay thế, cho nên Nhậm Tam Hòa tự mình đi đón.
Hắn không có mặt, trong nhà do Lâm lý chính chủ trì.
Bởi người quá đông, đợi không kịp tân lang tân nương trở về, nên khai tiệc trước.
Ba chỗ đãi tiệc, đương nhiên Hoàng đại nương tới nhà đại nhi tử, cùng mấy bà già ngồi trong phòng Phùng Thị uống trà nói chuyện, thập phần tôn quý, giống như hôm nay nàng cưới con dâu vậy.
Đỗ Quyên vừa nghe kêu khai tiệc, vội vàng chạy vào nói với nàng: "Nãi nãi, các ngươi ra ghế ngồi trước. Bây giờ người ít, lại là ăn tiệc trước nhất, bát đũa cũng sạch sẽ. Đợi lát nữa tân nương tử tới, mọi người đều trở lại, trời cũng tối, cùng người ta chen lấn ăn không thoải mái."
Mọi người nghe xong đồng loạt cười, dều khen nàng nghĩ chu đáo, lo cho lão nhân.
Một bà mụ đối với Hoàng đại nương nói: "Ta hâm mộ đứa cháu gái này của ngươi, vừa tri kỷ lại hiếu thuận. Xem chúng ta ngồi ở đây, nàng chạy vào chạy ra lấy cái ăn, kêu người châm trà, không nhàn rỗi chút nào. Lúc này lại kêu chúng ta giành ghế ngồi trước."
Mọi người sôi nổi phụ họa, đều cười nói: "Ăn trước đương nhiên là tốt rồi. Ăn xong không cần chen chúc với người ta, coi náo nhiệt thì tốt rồi."
Hoàng đại nương nắm tay Đỗ Quyên, cười không khép được miệng.
Lúc này là lúc nàng có mặt mũi nhất.
Trong nhà chính cùng bày bốn bàn, phía trên hai bàn, phía dưới hai bàn.
Đỗ Quyên dẫn nãi nãi các nàng đi tới bàn phía trên bên tay phải, Lâm Xuân và Cửu Nhi bọn họ đang ngồi ở đó. Thì ra là Đỗ Quyên kêu bọn họ ngồi giữ chỗ. Như có người đến thì nói bàn này đã có người ngồi, đều đầy.
Đội các lão nương này tới, bọn họ sẽ đi xuông, để cho các nàng ngồi.
Đỗ Quyên cười nói: "Nãi nãi, chỗ này tốt, thanh tịnh. Hai bàn phía gần cửa, người ta lui tới, ra ra vào vào bưng thức ăn lên lấn tới lấn lui, nếu hắt canh rau lên người sẽ không tốt."
Lời này lần nữa gợi ra một trận tán thưởng.
Hoàng đại nương nhìn đứa cháu gái này, thật vô cùng tri kỷ.
Lúc này, nàng vui vẻ bị vây trong cảnh giới "để ta vui vẻ để ta ưu".
Trận nháo loạn trong tháng giêng kia, nàng đã muốn quên.
Lần đó, sau khi nàng từ Cây Lê Câu trở về, thấy Đỗ Quyên nàng còn thở phì phò.
Ai ngờ Đỗ Quyên như không có sao cả, tươi cười rạng rỡ kêu "Nãi nãi, ngươi đã về? Chơi ở nhà Cữu gia có vui không? Sao không ở chơi thêm vài ngày?"
Một câu làm Hoàng đại nương tức giận đến hộc máu.
Nàng trừng bé gái nói: "Thú vị hay không, ngươi đi là biết, mắc chứng gì mà liều chết cũng không chịu đi?"
Đỗ Quyên hì hì ngây ngô cười, xấu hổ nói: "Người ta ngã bệnh, không muốn đi nha, chỉ muốn ở trong nhà. Nãi nãi, ngươi đừng nóng giận. Ta đưa thịt gà tới cho ngươi ăn. Nương ta mang thai tiểu đệ đệ, giết một con gà, đưa một chén đến cho gia gia và nãi nãi ăn."
Hoàng đại nương cả kinh nói: "Mẹ ngươi lại mang bầu?"
Đỗ Quyên đắc ý gật đầu nói: "Ân! Mang thai tiểu đệ đệ."
Hoàng đại nương hơi giật mình nhìn nàng, không mắng người.
Nàng cũng hy vọng lão Đại có hậu.
Vì thế, Đỗ Quyên vẫn là cháu gái ngoan như thường.
Hơn nữa nói trước mắt, Đỗ Quyên an trí thỏa đáng mấy lão nương xong, đang định đi, Hoàng đại nương kéo lấy nàng hỏi: "Tỷ tỷ ngươi đâu, sao không thấy?"
Đỗ Quyên nói: "Tỷ tỷ ở trong phòng bên kia, trông Đông Sinh đệ đệ ngủ."
Hoàng đại nương luôn có ý kiến với Lâm gia, không thích thấy đại nhi tử và bọn họ thân cận, nghe xong nổi giận, mắng: "Hôm nay bao nhiêu người tới đây, nàng không ở bên ngoài phụ giúp lại giúp người ta trông con. Thật là việc nhà thì nhác việc chú bác thì siêng! Lâm gia không có ai hả? Không phải có mấy ca ca sao? Còn để nàng xen vào việc của người khác!"
Đỗ Quyên vội nói: "Tỷ tỷ ở trong phòng chiếu ứng, không cho con nít vào sợ loạn, thuận tiện trông Đông Sinh đệ đệ. Ta nhờ sữa của Thím Lâm lớn lên, giúp trông Đông Sinh đệ đệ cũng là nên. Thím Lâm đang làm việc với nương, nương mang thai tiểu đệ đệ, Thím Lâm có thể chiếu ứng nàng."
Nói một hơi làm Hoàng đại nương á khẩu không trả lời được. Trước mặt người, sắc mặt hết biến xanh lại đổi hồng.
Lúc này, bà lại bị buồn bực trong cảnh giới "Để ta vui vẻ để ta ưu", trong lòng cực hận miệng mồm của đứa cháu gái này, nói chuyện quá thẳng thắn.
Bởi trước giờ Đỗ Quyên rất hiếu thuận, bà không thể hoài nghi Đỗ Quyên cố ý làm cho bà xấu hổ.
Có một bà mụ biết lý lẽ nhìn hai bà cháu, lặng lẽ quay đầu cười trộm.
Đỗ Quyên cũng mặc kệ, nói xong liền len qua đám ngươi đi.
Ồn ào, mở hai bàn tiệc rượu, mặt trời đã khuất sau dãy núi.
Đúng lúc này, đội ngũ đón dâu vào thôn.
Chiêng trống vang trời, kèn thổi tò te, người cả thôn đều đổ ra xem náo nhiệt. Lớn bé già trẻ, nam nam nữ nữ đều nhảy nhót theo tiết tấu vui nhộn kia, mặt phiếm hồng, đầy vẻ tươi cười.
Nhậm Tam Hòa bố trí tân phòng rất chỉnh tề, khác biệt, tiệc cưới lại làm náo nhiệt thể diện chưa từng có, làm mờ mắt một đám người, cho đến khi nhìn thấy của hồi môn Phùng gia, lần nữa oanh động không thôi.
Đường xa như vậy, dĩ nhiên Phùng gia không thể mua sắm chuẩn bị dụng cụ đồ gỗ, nên tất cả đều là đệm chăn màn giường cùng với vải vóc, xiêm y, giày dép và những vật thực dụng nhẹ nhàng. Các loại chăn đệm vải dệt đủ màu sắc làm người xem ngây người.
Hoàng đại nương ghen tị đến phát run, ánh mắt đều đỏ.
Hôm nay oán khí của bà rất lớn, trước mặt sau lưng đều lộ nét oán giận, nói việc hôn nhân này vốn là của cháu gái nhà mẹ đẻ bà, là do con dâu trưởng ở bên trong giở trò mới không thành, kết quả tiện nghi tiểu muội nhà mẹ đẻ nàng.
Hiện tại thấy của hồi môn Phùng gia nhiều thứ tốt như vậy, càng nổi nóng hơn.