Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Máy bay lướt mây đến, xuyên mây về rồi khi chậm rãi hạ cánh thì bầu trời bên ngoài đã chuyển thành cảnh mùa đông phương Bắc. Khi máy bay dừng, Cù Yến Đình thong thả khép sách lại, bìa sách đơn giản, nội dung viết về nghề thủ công dân gian truyền thống.
Cù Yến Đình xách túi đi ra ngoài cabin máy bay, lúc bước vào hành lang cái lạnh thấu xương dội thẳng đỉnh đầu, hai ngày nay trời hạ nhiệt, nổi gió to thật rồi.
Vu Nam tới đón anh, trên tay bưng cà phê nóng vừa mua, thấy anh đi ra bèn vẫy tay hét toáng lên: “Anh đại, em ở đây!”
Cù Yến Đình thong thả lại gần và nhận lấy cà phê, lạnh lùng như một kẻ tư sản vô tình, nhìn trợ lý từ trên xuống dưới rồi mới bật thốt: “Gầy.”
Vu Nam cười khổ, dạo vừa rồi, ngày nào cậu cũng chạy ngược chạy xuôi hơn km để cho mèo của Cù Yến Đình ăn và tưới hoa. Hơn chục loại hoa hoa cỏ cỏ yếu ớt quý báu, chưa kể phân mèo, mỗi lần xúc là một lần thối tha đến mức hai ngày cậu ăn không ngon.
Cậu nói chân thành tha thiết: “Anh đại, em nhớ anh lắm.”
“Vất vả rồi.” Cù Yến Đình nói rồi nhét túi vào lòng Vu Nam, còn mình thì nhàn nhã bưng ly cà phê rảo bước.
Lên xe rời khỏi sân bay đã xế chiều, Cù Yến Đình về thẳng nhà, ô tô chạy lên đường quốc lộ, Vu Nam báo cáo lịch trình công việc sáng mai.
Chín giờ sáng mai có một cuộc họp, Cù Yến Đình nhâm nhi một hớp mocha ngọt ngào, anh nói: “Bữa sáng đã đặt rồi, tôi mời.”
“Cảm ơn anh đại.” Vu Nam nghĩ đến việc đi đường mệt nhọc: “Anh đại, em tiện đường mua cơm tối luôn nhé?”
Xe chạy dần vào nội thành sầm uất, nhà cao tầng mọc như nấm, muôn ngàn biển hiệu đủ sắc cầu vồng chen nhau đua nở, món ngon khắp năm châu bốn bể Trung Tây Nhật Hàn đủ cả, Cù Yến Đình trầm ngâm nói: “Cháo trứng muối thịt nạc đi.”
Một tiếng sau, xe dừng phịch trước cổng Tây khu chung cư, Cù Yến đã về đến nhà.
Anh sống trong một khu chung cư cao cấp lâu đời, hồi xưa là khu bất động sản đẹp nức tiếng với hệ thống hồ nước trùng điệp và cây cỏ tươi tốt trăm hoa đua nở, ngày nay tường ngói cũ rồi, núp mình dưới bóng cây râm mát mang lại cảm giác suy tàn của người đẹp tuổi xế chiều.
Cù Yến Đình sống trên tầng chín, một tầng có hai hộ. Hàng xóm là một cặp vợ chồng già bơ vơ.
Khóa cửa chuyển động, vừa đặt chân vào huyền quan đã thấy Tư Lệnh Hoàng tròn vo ngồi trên sàn nhà, râu dài óng ả, thân thịt săn chắc, nghe tiếng bước chân bèn mò ra đón.
Thấy chủ về, nó sung sướng nhảy lên vali hành lí.
Cù Yến Đình vào nhà, khoảnh khắc cửa khép lại, chừng như chim nhạn cô độc về tổ, mọi dây thần kinh đều được thả lỏng. Anh ôm lấy Tư Lệnh Hoàng ước lượng, thằng cu này có vẻ nặng hơn rồi.
Cù Yến Đình từng dặn trong nhà hơi bừa, nên Vu Nam nghe lời chẳng dọn dẹp, hết thảy đều y như lúc trước khi rời đi. Anh đặt mèo xuống, đi dạo từng căn phòng một lượt.
Hai phòng ngủ trang trí theo phong cách đơn giản hiện đại, từ cửa vào là phòng khách nhỏ hình vuông, có cả một hộp sinh thái[] choán hết mặt tường do Cù Yến Đình tự tay thiết kế sắp đặt trông rất gì và này nọ.
[] Hộp sinh thái (Vivarium): là khu vực thường khép kín, nuôi nhốt và chăm sóc để quan sát hoặc nghiên cứu động thực vật.
Phòng ngủ nhỏ được sử dụng làm phòng làm việc, là nơi lưu trữ rất nhiều thứ quý báu, có sách, DVD dừng phát hành, máy chiếu, thiết bị chụp ảnh, ở góc phòng chất chồng đủ loại lego và mô hình.
Phòng ngủ chính có tông màu lạnh, đệm giường mềm mại, nằm lên đó sẽ hơi lõm xuống, Cù Yến Đình thay đồ ngủ, mở vali ra, treo từng bộ quần áo vào tủ.
Cảm giác mềm mại, là áo áo len màu tím khói, treo lên sợ làm hỏng dáng vai, Cù Yến Đình bèn gấp gọn lại, không khỏi suy đoán xem liệu Lục Văn đã phát hiện mảnh giấy trong áo sơ mi hay chưa.
Anh mở ngăn vali, cẩn thận lấy ra khăn tay bọc hoa ngọc lan, nước thấm khô rồi, anh nhấc đóa hoa nguyên vẹn đặt vào trang sách định làm thành tiêu bản.
Cháo hộp hơi nguội rồi, sau khi bỏ vào lò vi sóng, Cù Yến Đình bưng bát xứ đi băng qua phòng khách, mở cửa kính bước ra, đó là ban công dài rộng thông sang phòng ngủ chính.
Hoa cỏ nhiều đến mức hoa cả mắt, loa kèn châu Á cam nhạt, củ hoa chuông tím lịm, hoa Clematis trắng phau, hoa hồng châu Âu, hoa hồng Nhật đan cành chen lá. Cây mọng nước hơn năm chục chậu, sen đá họ Kalanchoe, sen đá móng rồng cúp, Pelargonium carnosum,… để chật một chiếc giá sắt. []
[] Loa kèn châu Á
Củ hoa chuông
Hoa Clematis (Hoa Ông lão)
Hồng châu Âu
Hồng Nhật
Sen đá Kalanchoe
Sen đá móng rồng
Pelargonium
Monstera xanh biếc ánh nước, Cù Yến Đình tiện tay mơn trớn, anh ngồi xuống sofa nhỏ đoạn dựa vào chiếc bàn tròn nhỏ kiểu Pháp ở chợ đồ cổ và hoa Thổ Hoàng Liên nở rộ, húp cháo.
Cây trầu bà Nam Mỹ xanh biếc óng ánh nước, Cù Yến Đình tiện tay vuốt ve, anh ngồi xuống sofa nhỏ, ghé sát vào chiếc bàn tròn nhỏ kiểu Pháp mua ở chợ đồ cổ với chậu Thalictrum aquilegiafolium[] nở rộ trên bàn, húp cháo.
[] Thalictrum aquilegiafolium:
Cù Yến Đình thả lỏng thần kinh hệt như Tư lệnh Hoàng nằm trong ổ, muốn ngửa bụng thì ngửa, muốn gãi ngứa thì gãi, cho đến khi điện thoại vang lên, cái thìa anh cầm khẽ run rẩy va vào thành bát.
Quen thói câu giờ, Cù Yến Đình chậm chạp nghe máy: “Alo?”
“Yến Đình, anh đây.” Người gọi là Nhâm Thụ: “Về đến nhà an toàn chứ?”
Cù Yến Đình quên không báo, anh trả lời: “Về đến nhà rồi, yên tâm đi, cũng ăn tối rồi.”
“Ăn một mình à?”
“Chứ hai mình chắc?”
Nhâm Thụ hiếm khi nhiều chuyện: “Cậu không đi với mấy người trong phòng làm việc à? Tiệc tùng gì gì đó?”
Cù Yến Đình vân vê cái thìa, cố ý nói: “Trời đang lạnh lắm, ai mà chịu đi ăn cơm với ông chủ cơ chứ, đương nhiên là phải đi tìm người yêu ôm cho ấm rồi.”
“Có lý.” Nhâm Thụ dừng một lát: “Ờm, biên kịch Kiều bên cậu có người yêu chưa?”
Cù Yến Đình bật cười, anh vừa quay về mà Nhâm Thụ đã nóng lòng gọi điện, chắc là hôm đi họp trúng tiếng sét ái tình rồi, tiếc rằng anh không biết rõ lắm về đời sống tình cảm của biên kịch Kiều lắm nên cần phải điều tra thêm.
Đột nhiên, Nhâm Thụ bỏ điện thoại ra hét lên: “Tiểu Lục! Đừng ăn nữa!”
Cái thìa lại va vào thành bát lanh canh, Cù Yến Đình như vô tình hỏi: “Cậu gào cái gì thế?”
“Gào Tiểu Lục đấy.” Nhâm Thụ nói, “Tối nay làm đêm, phải quay hai cảnh ăn cơm, tôi bắt cậu chàng để bụng rỗng, cậu chàng lại đi ăn vụng cơm hộp.”
Cù Yến Đình nói: “Chắc đói lắm rồi.”
“Lại chả đói.” Nhâm Thụ tức giận: “Ai bảo trưa không ăn không ngủ, chả biết trúng gió hay gì mà cứ xớn xác nhảy lên nhảy xuống rồi ngã sấp mặt như con gấu hoang, làm cả tổ nháo nhào.”
Cù Yến Đình phì cười vui vẻ, anh có thể tưởng tượng cảnh tượng đó ngay trước mắt, trước khi cúp máy, anh chêm vào: “Được rồi, đừng mắng cậu ấy nữa, nhảy lên nhảy xuống lúc nữa là tiêu hóa ngay.”
Hoàng hôn buông xuống, phủ lên dàn nho lớp ánh sáng đẹp đẽ, Lục Văn ngồi bên dưới ăn cơm hộp, bên cạnh còn có một bát đá bào do Tôn Tiểu Kiếm làm cho hắn để giảm bớt adrenalin tràn bờ đê.
Tay phải Lục Văn cầm thìa, tay trái rủ xuống đút túi áo khoác, bên trong là một chiếc ví, trong ví là tờ giấy Cù Yến Đình để lại.
Ăn một miếng đá bào, cảm giác mát lạnh không thắng được cái ngọt của đường mật tinh thần, bà nó adrenaline càng tăng thêm.
Màn đêm buông xuống, bắt đầu làm việc.
Lục Văn và Đào Mĩ Phàm đối diễn, dòng thời gian là sau cái chết của Diệp Tiểu Vũ.
Mẹ Diệp sốc nặng, nấu toàn những món Diệp Tiểu Vũ thích ăn để chật cả bàn, ở giữa là một nồi cá luộc. Diệp Sam ngồi trên giường như bị phạt, trong khoảng thời gian này, áy náy và đau khổ như xoắn bện thành gông xiềng trói chặt cậu vào chốn lao tù, linh hồn cậu đương lung lay chực đổ.
Bữa cơm này bày biện để cúng Diệp Tiểu Vũ, cuộc bạo hành lạnh chẳng nói năng gì của mẹ Diệp đã đè sập sự gắng gượng cuối cùng của Diệp Sam. Di ảnh Diệp Tiểu Vũ đặt trên bàn và đối diện cậu, khuôn mặt giống cậu như đúc biến thành màu đen trắng đang mỉm cười với cậu.
Diệp Sam run rẩy vươn đôi đũa gắp một miếng cá luộc, ăn hết.
Cậu gắng nhếch môi, bắt chước độ cong trên tấm ảnh mà phục chế lại nụ cười của Diệp Tiểu Vũ.
Cảnh quay này có độ khó cao, phòng tuyến tâm lý mỏng manh giòn yếu của Diệp Sam sụp đổ, không điên rồ, cũng chẳng đau đớn xé lòng, mà dồn nén đến cùng cực và rồi bật ngược lại, cái chết dẫn đến sự sống[] sau những vết thường chồng chất bởi gia đình tan vỡ.
[] Trích trong “Tồn tại và thời gian” của Martin Heidegger, theo ý hiểu của mình thì ở đây muốn nói rằng phần hồn của Diệp Sam đã chết và tái sinh thành một con người khác.
Lòng Lục Văn chùng xuống, cách thu thả lời kịch, nhịp điệu quay diễn và khoảng cách đối mặt với máy quay quyết định độ sâu của biểu cảm, hết thảy đều là Cù Yến Đình dạy hắn đấy.
Mà sự thõa mãn trong lòng hóa thành sức mạnh là Cù Yến Đình cho hắn đấy.
Lục Văn và Đào Mĩ Phàm diễn với nhau, một cái bàn, hai mẹ con tự lừa mình dối người, Diệp Sam giả làm Diệp Tiểu Vũ, mẹ Diệp bèn cho cậu một đĩa rau, sờ đầu cậu, an ủi cho những sai lầm của nhau.
Trường quay yên tĩnh và áp lực, chỉ có giọng diễn viên đọc thoại, Nhâm Thụ cau mày, từ đầu tới cuối không có bảo dừng.
Đêm nay mệt mỏi lắm thay, mệt hơn cả quay cảnh tai nạn đêm mưa, sau khi kết thúc, Lục Văn lần đầu ôm lấy Đào Mĩ Phàm. Hắn bước ra khỏi phòng , chạy xuống tầng, đằng chân trời rạng ánh sáng trắng.
Trên đường quay về khách sạn, Lục Văn trầm tư suy nghĩ, không phải hắn đắm chìm trong cảnh quay, mà chỉ đang nghĩ về Diệp Sam, về chứng rối loạn nhân cách phân liệt… Hắn hiểu rằng đây là tác phẩm của Cù Yến Đình, có lẽ tình tiết chỉ là hư cấu mà thôi, nhưng vẫy vùng vật lộn nặng nề bí bức của người thiếu niên chưa chắc là giả.
Lục Văn muốn làm gì đó, vì mỗi một “Diệp Sam” trong hiện thực.
Trở về khách sạn tắm rửa, Lục Văn mặc áo choàng tắm rộng rãi ngồi trên sofa, bữa sáng phong phú trong phòng khách được để ở một bên, hắn chuyên chú lướt danh bạ điện thoại.
Tuy rằng công ty chỉ cho hắn mỗi Tôn Tiểu Kiểm, nhưng trong công ty nhà họ Lục, hắn không chỉ có một trợ thủ đắc lực, lướt đến nhóm “Công việc”, kế toán cao cấp, luật sự, quản lý tài chính,… của hắn, cả một dãy dài.
Nhưng vòng đi vòng lại, Lục Văn chọn lão Trịnh, trợ lí của Lục Chiến Kình.
Mới tám giờ, chưa đến giờ làm việc, điện thoại đợi lệnh / bắt máy nhanh gọn, giọng nam trung niên thuần hậu truyền tới: “Cháu Văn đấy à? Đã bao lâu con không nói chuyện với chú Trịnh hả?”
Lục Văn nói đùa: “Lịch trình kín mít, sốt ruột lắm mà không được ạ.”
“Cái thằng này!” Lão Trịnh cười nói sang sảng: “Nói đi, có chuyện gì, chú Trịnh dọn dẹp cho con.”
Lục Văn cạn lời: “Con không hề gây chuyện nhá!”
Không thể trách đối phương hiểu lầm được, từ bé Lục Văn đã làm người khác nhức hết cả đầu.
Hồi lớp hai hắn gọi cho lão Trịnh, mách lẻo rằng ở trường mình bị một người đàn ông bắt nạt, đáng sợ khủng khiếp, lão Trịnh tức thì lao đến, kết quả người đàn ông đó là giáo viên số học.
Trong lần huấn luyện quân sự đầu tiên hồi trung học, hắn lập chí muốn làm một người lính, không mặc đồng phục mà chơi hẳn một cây rằn ri đi học, lẻn vào phòng phát thanh của trường đổi bài tập thể dục theo đài thành bài võ thuật quân đội, khiến thầy trò toàn trường ngơ ngác trong giờ ra chơi.
Năm cấp ba thì đam mê âm nhạc, thành lập ban nhạc, mua nhạc cụ, chạy khắp nơi trong trường học tổ chức hòa nhạc, hoàn toàn tạm biệt việc học tập. Giữa chừng bị Lục Chiến Kình bắt phải giải tán ban nhạc và cho trận đòn no, trong cơn giận dữ hắn đã bỏ nhà ra đi, chạy thẳng đến Phúc Kiến chơi.
Tốt nghiệp đại học xong lại càng khó quản hơn, mở phòng nhạc, ký hợp đồng với một công ty thu âm, ra album, lăn qua lăn lại suốt nhiều năm. Lục Chiến Kình không thể nhịn được nữa, nói “Nuông chiều giết chết con trẻ”không thể sống chết mặc bay được nữa.
Lục Văn còn khờ khạo hỏi lại, bánh chưng[]gì cơ?
[]“Nuông chiều giết chết con trẻ” – “Túng tử như sát tử” (纵子如杀子), Lục Văn nghe nhầm thành bánh chưng (tống tử).
“Không gây chuyện thật à?” Lão Trịnh thay đổi mạch suy nghĩ: “Thế chắc thiếu tiền chứ gì.”
Lục Văn không muốn khiến đối phương lo lắng, hắn kéo dài giọng, trịnh trọng tuyên bố: “Sai rồi, con biếu chú tiền thì có.”
Lão Trịnh ngây người: “Mới sáng ra đã tấu hài à?”
Lục Văn cầm di động, nói rất nhẹ: “Con muốn quyên một số tiền cho quỹ Văn Gia.”
Văn Gia là mẹ của Lục Văn, sau khi bà qua đời, Lục Chiến Kình đã lấy tên người vợ thân yêu của mình thành lập “Qũy Văn Gia”, không kêu gọi ủng hộ công khai, ban đầu chỉ trợ giúp những gia đình đơn thân và trẻ mồ côi gặp khó khăn. Giờ đây, quỹ đã phát triển đa dạng, bao gồm rất nhiều hạng mục từ thiện được công chúng chú ý.
Lục Văn muốn quyên góp cát-xê đóng bộ phim này, đây là số tiền đầu tiên hắn tự tay kiếm được, hắn muốn nộp cho người mẹ chưa từng thấy mặt, đồng thời giúp đỡ cho những người khó khăn.
Lão Trịnh thở dài, lược bớt đi ngàn vạn lời muốn nói, chú hỏi: “Con có ý tưởng gì thì cứ nói, chú Trịnh làm giúp con.”
Lục Văn đã cân nhắc kỹ: “Về vấn đề bệnh tâm lý ạ, làm nghiên cứu hoặc cho các tổ chức phúc lợi xã hội phổ cập khoa học, tư vấn và điều trị tâm lý cũng được.”
“Được, chú sẽ đi làm ngay.” Lão Trịnh đồng ý, sau đó nghi ngờ hỏi: “Văn à, mọi thứ vẫn ổn chứ? Giới giải trí bừa bãi lắm, có áp lực gì cũng đừng tự mình gánh chịu.”
Lục Văn bó tay: “Con không sao.”
Bấy giờ lão Trịnh mới an tâm.
Qũy Văn Gia do Lục Chiến Kình đích thân phụ trách, một là gửi gắm tình cảm, hai là dự án từ thiện không được phép xảy ra sai lầm, lão Trịnh nói: “Chuyện này không thể giấu diếm bố con được, sao con không trực tiếp tìm ông ấy?”
Lục Văn trả lời: “Chú dỗ dành con, ông ấy mắng con, chú nói xem con sẽ đi tìm ai?”
“Đây là việc tốt, ông ấy chắc chắn sẽ không mắng con.” Lão Trịnh bất đắc dĩ nói: “Con vô tâm quá đấy, hôm trước dự báo thời tiết nói Trùng Khánh mưa to, bố con lo lắng gọi điện thoại bảo cầm thêm cho con ít quần áo, sao con không nhớ chuyện tốt của ông ấy?”
Cúp máy xong, điện thoại trượt xuống từ kẽ tay, Lục Văn ngửa ra sau dựa vào lưng ghế sofa, bối rối trước tình thương lặng lẽ của Lục Chiến Kình.
Ăn sáng xong, Lục Văn lên giường ngủ, mơ thấy mình ngồi ghế dài trên xe RV với Cù Yến Đình, bỗng nhiên chuông điện thoại vang lên, Cù Yến Đình rụt vào sau lưng hắn.
Ngủ thẳng cẳng đến tận chiều, Lục Văn khát quá tỉnh giấc, ăn cá luộc xong cổ họng như ngậm một đống cát. Hắn đứng dậy uống nước, cầm điện thoại lên xem, lão Trịnh gửi hơn ba mươi tin chưa đọc.
Quá trình quyên góp nghiêm ngặt, đầu tiên lão Trịnh cung cấp cho hắn một số tin tức liên quan, ví dụ như các mục khác của dự án, thông tin của tất cả các tổ chức xã hội, lập kế hoạch giúp đỡ nhằm vào nhóm người cụ thể,…
Lục Văn đọc từ đầu đến cuối một lần, hắn không chuyên nghiệp, chỉ hiểu chung chung, trong số đó có một tổ chức tên là “Dự án cây Sam” đã thu hút sự chú ý của hắn.
Đây là một tổ chức phi lợi nhuận chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn tâm lý miễn phí cho thanh thiếu niên, năm ngoái hợp tác với quỹ Văn Gia đã thành lập một trang web, lão Trịnh gửi địa chỉ trang web đó cho hắn.
Lục Văn dùng máy tính khách sạn để đăng ký, hắn cho rằng đây là một trang web tuyên truyền công ích, không ngờ rằng đây là một diễn đàn. Các mục rất rõ ràng, trầm cảm, rối loạn căng thẳng, lo âu, sợ hãi,… Những người được giúp đỡ thông qua “Dự án cây Sam” như có một ngôi nhà online có thể thổ lộ nỗi lòng.
Lục Văn nhấn nhầm vào mục này, xem lâu ơi là lâu, trong muôn hình vạn trạng các vấn đề tâm lý, hắn nhấn vào cột “Hội chứng sợ xã hội”, không hiểu sao, hắn liên tưởng đến các trạng thái của Cù Yến Đình.
Trang web đăng ký chia làm hai hình thức, một là cho người dùng cần giúp đỡ, cái còn lại là cho các tình nguyện viên phi lợi nhuận.
Lục Văn lựa chọn người thứ hai, đăng ký xét duyệt, cung cấp thông tin thực, hoàn thành xác nhận và kiểm tra đánh giá,… hắn đã có được một tài khoản chưa thiết lập gì cả, hệ thống chỉ định ngẫu nhiên cho hắn một người dùng -.
Người nọ dán nhãn “Hội chứng sợ xã hội” mà hắn xem nhiều nhất.
“Làm gì giờ, trò chuyện với nhau à?” Lục Văn nghĩ đến việc làm một chú chó giúp điều trị tâm lý: “Ồ, còn có thời gian thử việc nữa…”
Hắn tự nhủ và ấn vài tên người dùng, đối phương không online, không biết là nam hay nữ, tuổi tác và tính cách, cũng chẳng có ảnh đại diện, chỉ một biệt danh dễ hiểu.
“Dí dỏm đáo để đấy chứ.” Lục Văn thì thầm: “Nhà văn nhỏ sợ xã hội.”
Hắn ngẫm nghĩ chốc lát, rồi tự đặt cho mình một biệt danh—— Ca sĩ nhỏ xui xẻo.
Tác giả có lời muốn nói:
Siêu sao tuy rằng ngốc, nhưng mỗi một quyết định đều rất thần kỳ, chuyện này dù có thông minh đến đâu cũng chưa chắc đã làm được.