Nghe thấy chúng tôi nói vậy, sếp răn: “Đáng thương tấm lòng cha mẹ trong thiên hạ! Cái thằng vô tâm như cậu thì biết gì!”
Các đồng nghiệp ở phòng giám định chứng cứ đang cẩn thận xem xét di vật sinh thời của Lý Tín Như. Nó chất đầy năm chiếc thùng các tông lớn.
Bên trong, thứ khiến người ta chú ý là một vài tấm ảnh cũ, nhìn từ khung cảnh thì chắc hẳn là ảnh chụp kỷ niệm du lịch Hải Nam hoặc Hoàng Sơn. Nhưng rất kỳ quái, tấm ảnh nào cũng chỉ chụp một mình Lý Tín Như, không thấy cô người yêu xinh đẹp nào của anh ta cả. Tôi cầm lấy một tấm nhìn kỹ. Ánh dương chói lóa, dưới ánh sáng này, gương mặt thanh mảnh của Lý Tín Như tỏa ra một luồng sáng trắng êm dịu bóng loáng như không có tì vết. Nụ cười của anh ta thoải mái hiếm thấy khiến người ta không nhịn được muốn biết người mà anh ta mỉm cười qua ống kính đó là ai? Là ai đã giơ máy ảnh, chụp được nét đẹp mĩ lệ nhường ấy trong giây phút đó?
Chúng tôi còn tìm được bằng tốt nghiệp cấp và đại học của anh ta. Tôi xem thử, hóa ra anh ta là sinh viên xuất sắc đại học Chính Pháp Tây Nam []. Do đã qua nhiều năm nên bằng tốt nghiệp đã ố vàng, tôi đặt nó sang một bên. Thật ra ở điều này thì tôi rất phục Lý Tín Như, có trời mới biết bằng tốt nghiệp đại học Cảnh sát đã bị tôi ném tới phương nào.
[] Đại học Chính Pháp Tây Nam (Southwest University of Political Science & Law – SWUPL): Viết tắt của đại học Chính trị Pháp luật Tây Nam, một trường đại học Luật trọng điểm của TQ, thành lập năm , là cái nôi ra đời nhiều tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực pháp luật và các ngành nghề khác.
Đa số đồ đạc còn lại trong thùng các tông đều là biên lai. Ví dụ như biên lai giao dịch tài khoản ngân hàng, biên lai chứng khoán, biên lai điện nước hàng tháng, chính sách bảo hiểm, thậm chí có cả biên lai mua hàng siêu thị. Bỗng thấy, phòng giám định chứng cứ của chúng tôi đã bị chồng chất như văn phòng kế toán.
Trong đó, chúng tôi phát hiện ra bằng chứng Lý Tín Như mua nhà cho cha mẹ Lý Mai, cũng tìm được hóa đơn mấy vạn tệ vài năm trước anh ta tài trợ cho em họ mình đi học.
Hôm nay, phòng chúng tôi lại tiếp nhận một vụ trọng án. Trong công viên ngoại ô thành phố xuất hiện một sát thủ bí ẩn, đã phát hiện ra hai thi thể ông già hơn bảy mươi tuổi tại các góc khuất. Vài đồng nghiệp trong ban điều tra phá án bị điều đi tra xét chuyện này, vụ án mạng của Lý Tín Như bị gạt sang một bên. Đại khái trong cảm nhận của các lãnh đạo, nó đã có được bước đột phá nhất định, chỉ đợi Lý Mai thú tội là sẽ kết án.
Hôm qua, Trình Minh có nhắc nhở tôi, sinh thời Lý Tín Như là một người hết sức cẩn thận nên tôi nghĩ, xem xét số di vật này có thể bắt được một vài suy nghĩ của anh ta chăng?
Vì thế tôi đến văn phòng và phòng làm việc của Lý Tín Như, xếp đồ dùng cá nhân của anh ta vào năm cái thùng lớn chuyển về Cục.
Tôi và đồng nghiệp ở phòng giám định chứng cứ xem cả ngày, chỉ thấy da đầu tê rần, căn bản không có đầu mối. Đồng nghiệp trong phòng vừa xem vừa luôn miệng kêu khổ, Lưu Ly thì duy trì vẻ bình thản hơn đàn ông chúng tôi nhiều.
“Trần Tử Ngư, anh xem này.”
Lưu Ly đột nhiên nói với tôi.
Tôi đặt tờ giấy trong tay xuống, đi qua.
“Đây là hóa đơn tài khoản ngân hàng sáu tháng của Lý Tín Như khi còn sống. Anh xem, chỗ này, máy rút tiền tự động có một khoản, . tệ. Anh lại xem chỗ này…” Cô đưa cho tôi một tờ note-stick, bên trên viết qua loa vài chữ xác nhận: “Đã nhận tiền đặt cọc thuê nhà . tệ của Lý tiên sinh.”
Sau đó là địa chỉ nơi ở của Chu Khiết Khiết.
Ngày viết chính là ngày trên máy rút tiền tự động.
“Tiếp này, anh xem…” Lưu Ly nói: “Kể từ khi đó, mỗi tháng đều chi định kì . tệ. Thế nhưng những chuyện này Lý Tín Như hoàn toàn không ghi lại, cũng không tìm thấy hóa đơn liên quan. Số tiền đó đã đi đâu?”
“Có thể đặt giả thiết anh ta chuyển khoản tiền này cho Chu Khiết Khiết làm phí bao nuôi tình nhân hay không?” Tôi nói.
“Trời ơi! Năm nghìn tệ!” Lưu Ly suýt rớt nước mắt: “Sao chẳng bao giờ em gặp được người đàn ông nào hào phóng đến thế cơ chứ!”
“Đúng là rất hào phóng.” Tôi nói: “Hơn nữa đối với một sinh viên mà nói thì hơi nhiều quá.”
Lưu Ly lấy ngón tay chạm vào sổ tiết kiệm: “Không biết Lý Mai có biết chuyện này hay không?”
Người đàn ông của mình dùng hai tay dâng một đống tiền lớn cho một người phụ nữ khác tiêu xài hoang phí, hơn nữa người phụ nữ không biết xấu hổ kia không chỉ đòi hỏi có thế – đây đại khái là chuyện bất cứ người vợ nào hễ nghĩ đến cũng sẽ tức giận đến sôi gan phải không!
…
Đến ngày thứ ba, cuối cùng thì lớp phòng tuyến của Lý Mai đã xuất hiện sơ hở.
Chị ta thừa nhận biết chuyện Chu Khiết Khiết, như những gì chị ta khai báo, tuy không biết người phụ nữ kia tên là gì nhưng chị ta có biết về sự tồn tại của một người phụ nữ khác, cũng biết Lý Tín Như chu cấp cho cô ta.
“Cho nên chị hận chồng mình, muốn giết anh ta?”
Lý Mai gào khóc không thể kiềm chế.
“Tôi không hận anh ấy, tôi cũng không giết anh ấy.” Lý Mai nói: “Có lẽ lúc đầu tôi từng hận anh ấy, nhưng sau này tôi không hận nữa, tôi đã quen rồi. Dù các anh có tin hay không, tôi cũng quen rồi! Anh ấy có làm gì cũng không sao hết, tôi chỉ muốn yên lặng sống cuộc sống của mình mà thôi! Vì sao anh ấy lại chết lúc này cơ chứ? Vì sao tôi đã như vậy mà anh còn muốn hủy hoại cuộc sống của tôi?”
“Bác của Lý Tín Như nói chị từng dùng một ánh mắt hết sức đáng sợ nhìn chồng mình. Trong lúc đó, chị đã nghĩ gì?”
“Tôi… tôi không nhớ.” Chị nói: “Tôi thừa nhận tôi từng hận anh ấy, nhưng tôi chưa từng nghĩ đến chuyện muốn anh ấy chết! Tôi không dám, tôi ngay cả gà cũng không dám giết!”
“Vậy thì khó nói. Chị có hận gà đâu.” Tôi vẫn điềm nhiên: “Khi biết đến sự tồn tại của Chu Khiết Khiết, chị có từng nghĩ đến chuyện giết cô ta không?”
“Không. Tôi đã nói tôi quen rồi. Đó cùng lắm là một người phụ nữ khác của anh mà thôi. Dù sao thì không có cô ta cũng sẽ có những người khác. Tín Như là kiểu người như thế, tôi hết cách, tôi không quản được anh. Không phải tôi chưa từng thử, nhưng tôi không thể làm gì, tiền bạc đều do anh kiếm, mọi thứ nằm trong tay anh, tôi còn biết làm gì cơ chứ?”
Tôi từng gặp bà Lý mấy lần ở Cục cảnh sát.
Trước kia, tôi chỉ nhớ đây là một người phụ nữ nhút nhát vô cùng yếu đuối, tôi từng thấy bà vừa đi vừa lau nước mắt, quả nhiên hệt như những gì Lý Nhiễm đã nói: “Ngay cả khóc cũng không phát ra tiếng nào”. Nhưng lúc này, nhác thấy tôi, trước cửa văn phòng chúng tôi, trước mặt quần chúng bao người, bà sập một tiếng quỳ xuống trước mặt tôi. Tôi sợ tới mức hồn phi phách tán, sống chết kéo bà dậy, bà lại lầm lì u uất cứ như quả cân, quyết không chịu đứng lên. Bà Lý vừa chảy lệ vừa kéo góc quần tôi: “Đồng chí cảnh sát ơi, con gái tôi không giết người, con gái tôi không giết người mà”
Tôi sợ đến mức không biết làm sao cho phải, bối rối nhìn quanh, các đồng chí ai nấy đều hỉ hả như đang xem hài vậy. Cái đám chết tiệt này, không thằng nào tới giúp tôi hết. Sau này nghĩ lại, đại khái là họ cũng không dám tới, chọc vào rồi không thoát thân được thì làm sao. Bác gái này trông có vẻ tinh thần không được bình thường, nếu là tôi thì chắc cũng chỉ biết cười trừ đứng một bên xem náo nhiệt thôi.
Lưu Ly vốn cũng đang đứng cười đằng xa, nhưng không chống lại được ánh mắt cầu cứu của tôi mà chạy tới đỡ bà Lý dậy. Kết quả bà ta xoay người, lại liên tục dập đầu với Lưu Ly: “Đồng chí Cảnh sát ơi, con gái tôi thật sự không giết người, các anh các chị thả nó ra đi, thả nó ra đi. Tôi xin các vị, tôi lạy các vị!”
Bà Lý như vậy khiến Lưu Ly mặt mũi đỏ bừng. Một người phụ nữ lớn tuổi hơn mẹ bạn quỳ trước mặt bạn coi bạn như ông trời lại còn dập đầu cúi lạy. Lưu Ly cũng giống tôi, tuổi đời còn rất trẻ, không biết xử lý thế nào, cuối cùng thiếu chút nữa là cổ còn quỳ lại trước mặt bà Lý.
Vở kịch khôi hài này tiếp diễn đến tận lúc trưởng khoa đại nhân của chúng tôi ra mặt mời bà Lý đến phòng mình thì mới tính là hết kịch.
Bà Lý ngồi lỳ trong phòng trưởng khoa cả một buổi chiều, cuối cùng mới lau nước mắt bị trưởng khoa nửa dỗ nửa khuyên tiễn bước. Chúng tôi không biết trưởng khoa xử lý bà già ngu xuẩn khó chơi này như thế nào, nhưng từ đó về sau trưởng khoa được mang mỹ danh “sát thủ sư cô”.
Tôi từng nghe chuyện lừa mẹ vì bảo vệ la con mà dám đá cả sói, so ra thì một chiều “chặn đường kêu oan” của bà Lý hôm nay cũng chẳng thua kém gì.
Bà mang đến cho kiếp sống phá án nhàm chán của chúng tôi một chiều đầy tiếng hoan hỉ cười đùa, đồng nghiệp hăng say bàn tán cảnh vừa rồi, rủ rỉ sự sợ sệt kinh hoàng không biết làm gì của tôi và Lưu Ly, sống động như thật, pha trò chế giễu.
Tôi và Lưu Ly đành phải rời khỏi văn phòng như bỏ trốn.
…
Ở trên đường, tôi không khỏi cảm thán: “Tình mẫu tử thật là đáng sợ.”
Lưu Ly vẫn còn sợ hãi, gật đầu lia lịa.
Lúc này đúng lúc gặp được “sát thủ sư cô” vừa tấn chức của chúng tôi tiễn bước bà Lý rồi quay lại. Nghe thấy chúng tôi nói vậy, sếp răn: “Đáng thương tấm lòng cha mẹ trong thiên hạ! Cái thằng vô tâm như cậu thì biết gì!”
Tôi và Lưu Ly không dám tiếp lời, chỉ là bước chân chạy trốn nhanh hơn, sợ đi chậm một chút là sẽ bị sếp gọi lại răn đe giáo huấn, mở mang suy nghĩ, thúc đẩy tinh thần học tập văn minh kiến thiết cho chúng tôi ngay tại chỗ.
Mấy ngày nay, nhà Lý Mai cũng chỉ có bà Lý đến thăm nom, đưa cơm nước quần áo cho chị ta. Tôi vốn cho rằng chí ít Lý Nhiễm sẽ đến thăm chị mình, nhưng kết quả một lần cũng không thấy.