Đừng Học Tiến Sĩ Sẽ Thoát Ế

chương 44: vận may có ý đồ quyến rũ kẻ phản đồ

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

"Giang Vũ đang bị bắt nạt ở một mức độ nào đó"

- ----------------------------------

Tháng thực tập đầu tiên trôi qua một cách yên bình. Một ngày nọ, giáo viên nước ngoài đưa cho Văn Địch tài liệu giáo án và yêu cầu cậu thử đứng lớp.

Hồi đại học Văn Địch từng đi dạy gia sư nhưng dạy 1-1 khác với dạy một lớp học. Mấy chục đứa học sinh, số điều cần chú ý tăng lên hàng chục lần. Dòng điệu kiến thức, phản ứng học sinh, kỹ năng đặt câu hỏi, phản hồi và đánh giá học sinh đòi hỏi phải huy động mọi giác quan, không khi nào được thả lỏng tinh thần mới có thể đảm bảo hoàn thành bài học.

Tuy nhiên vấn đề khó khăn nhất là kỷ luật. Đám con em nhà giàu có học sinh ba tốt (đạo đức tốt, học hành tốt, sức khỏe tốt), cũng có ăn chơi trác táng, những đứa này trừ lúc kể chuyện cười thì hồn toàn ở trên mây, chơi điện thoại, ngủ gật, thậm chí còn công khai nói chuyện trong lớp. Văn Địch không dám quản, cũng không quản nổi. Cậu chỉ là dân đen, đắc tội với mấy vị quan lớn tương lai làm gì?

Trong thời gian thực tập, Văn Địch bắt đầu suy tính, cậu học tiến sĩ phần lớn là vì địa vị xã hội của giảng viên đại học. Nếu sau này sống một đời khiêm tốn thế này thì sẽ đi ngược lại ý định ban đầu của anh.

Nhưng mà thu nhập, tiền lương và tiền ngoài giờ đều rất cao. Văn Địch vật lộn một hồi giữa tiền bạc và dự tính ban đầu, vậy nên tạm thời tiếp tục đi làm. Cũng chỉ là phục vụ người khác thôi mà? Xem như trong phòng học có hai mươi mấy Lưu già vậy.

Nhắc đến Lưu già, cậu không nói chuyện thực tập cho ông ta biết. Người hướng dẫn của cậu chưa bao giờ vui mừng khi thấy học trò mình có tiền đồ xán lạn, nghe được bọn họ đi thực tập thì chỉ biết nổi nóng vì chân chạy vặt cho mình đã bị cuỗm mất. Hồi trước có một đàn chị đi thực tập ở công ty nước ngoài, không biết Lưu già nghe được từ đâu, lúc họp bị xem thành bia đạn, bị chì chiết đến mức bật khóc nức nở tại chỗ.

Lưu già kết luận: Tốn thời gian vào những chuyện vặt vãnh chẳng những làm giảm năng lực học thuật mà còn giảm sức chịu đựng tâm lý.

Rút kinh nghiệm từ quá khứ, Văn Địch quyết định kín mồm chặt miệng, giữ bí mật thật tốt. Cũng may nghiên cứu sinh khoa Văn không cần tới phòng thí nghiệm điểm danh, bình thường đều đến những nơi như thư viện. Chỉ cần không bị Lưu già triệu tập đột ngột, tham dự buổi họp đúng giờ thì sẽ không bị lộ.

Cuộc sống cứ trôi qua như vậy, đông đi xuân tới, nhánh cây ngoài cửa sổ đâm chồi nảy lộc, chim chóc ca vang, mở cửa sổ, gió xuân mơn man gò má, khiến lòng người xao xuyến.

Văn Địch hít một hơi thật sâu, khoang mũi ngập hương đất tươi mát, tung tăng đi vào bếp, bắc nồi mở lửa. Hôm nay là ngày Vu Tĩnh Di đi thi vòng hai, phải đổi khẩu vị bữa sáng.

Cậu đun nước, cho trứng vào, tắt bếp rồi xuống lầu mua bánh quẩy. Khi Vu Tĩnh Di bước vào bếp, bữa sáng nóng hổi đã được dọn ra.

"Ăn nhanh đi," Văn Địch nói, "một cái bánh quẩy và hai quả trứng."

Vu Tĩnh Di mỉm cười cầm lấy quả trứng đập lên mép bàn: "Lúc thi viết mà ăn cái này là muốn tôi thi thêm lần nữa hả?"

"Bà đứng đầu trong bài thi viết mà?" Văn Địch nói, "Ăn thêm một bữa, chắc được điểm tuyệt đối bài thi nói luôn."

"80 điểm thi nói là đã cao lắm rồi, không 100 điểm nổi đâu."

Văn Địch bịt tai không nghe: "Bà có giày Nike không?"

Vu Tĩnh Di lắc đầu.

Văn Địch thở dài, sau đó phấn chấn lại: "Không sao đâu, không cần đôi móc đấy thì bà cũng có thể đè đầu bọn họ."

"Ông quá coi thường thạc sĩ thông dịch rồi."

"Tôi đấu với bọn họ tất nhiên không có cửa thắng rồi, " Văn Địch nói, "Nhưng bà thì khác. Cuộc thi hùng biện năm đấy bọn họ là bại tướng dưới tay bà, huống chi bây giờ..."

Vu Tĩnh Di nuốt trọn quả trứng, giơ tay ngăn lời tâng bốc của cậu: "Được rồi được rồi, mượn lời chúc phúc của ông." Cô vừa bất lực vừa cảm kích nhìn Văn Địch: "Ông khen tôi lên tận trời luôn rồi, làm như tôi là thiên tài hiếm có vậy á."

"Thì bà đúng là vậy mà, " Văn Địch ngồi đối diện cô, bắt đầu ăn sáng, "Bà không biết bà ảnh hưởng tới cuộc đời tôi nhiều đến mức nào đâu."

"Ông lại nói quá rồi."

"Thật đấy," Văn Địch vừa bóc trứng vừa nhớ lại chuyện cũ, giọng điệu rất xúc động, "Năm nhất đại học lúc bà giành được Cúp Hy vọng lần đầu tiên, ban giám khảo đã hỏi có phải bà đã học với gia sư nước ngoài từ nhỏ không, có từng sống ở nước ngoài không. Bà ở trên sân khấu bình tĩnh nói rằng bố mẹ bà đều là công nhân nhà máy điện tử, chưa từng đi nước ngoài cũng chưa từng mời gia sư nước ngoài về. Hồi nhỏ bà luyện nói với một chiếc đài mẹ bà cầm từ nhà máy về."

Vu Tĩnh Di mờ mịt: "Có chuyện này hả?"

"Ừ," Văn Địch gom vỏ trứng vào bát, "Từ đó trở đi tôi liền thả lỏng hơn."

"Hả?"

Văn Địch lắc đầu, không trả lời, chỉ nói: "Thi nói thuận lợi nhé."

"Tôi về bờ sẽ đãi ông một bữa thịnh soạn." Cô ăn xong bánh quẩy, đeo balo đã sờn chỉ rồi đứng dậy đi ra ngoài, "Chơi lễ hội văn hóa vui nhé."

Văn Địch lại cầm một que bột chiên lên gặm: "Cố lên!"

Hôm nay là Lễ hội Văn hóa Quốc tế của trường Trung học Hưng Thành.

Hưng Thành có vô vàn các hoạt động ngoại khóa đa dạng. Lần đầu tiên thấy tờ rơi quảng cáo của hội học sinh, Văn Địch nhìn muốn hoa cả mắt. Ngoại trừ các câu lạc bộ học thuật và các nhóm sở thích nhỏ, còn có các buổi hòa nhạc, kịch và nhảy, các cuộc phiêu lưu ngoài trời, các hội nghị mô phỏng Liên Hiệp Quốc, các bữa tiệc trong vườn hoa, và các cuộc thi thể thao như chèo thuyền và leo núi.

Hồi tưởng lại quãng thời gian trung học của mình, dường như cậu chỉ có học, thi, phụ đạo ngoài giờ học.

Lễ hội Văn hóa Quốc tế là một trong những truyền thống của trường. Mỗi lớp sẽ chọn một nền văn hóa từ khắp nơi trên thế giới để trưng bày nhằm mục đích mở rộng tầm nhìn và trau dồi kiến thức đa văn hóa.

Lễ hội văn hóa không có lớp buổi chiều, Văn Địch vốn có thể quay lại trường sớm hơn nhưng cậu tò mò về khả năng sáng tạo của đám nhà giàu này nên ở lại dạo xem bọn nó có thể làm được những gì.

Cậu bước tới sân trường. Một cái lều bạt lớn đã được các nhân viên trường dựng lên trên bãi cỏ nhân tạo, cảnh tượng huyên náo sống động diễn ra trước mắt cậu. Trước mỗi chiếc lều là những học sinh mặc trang phục dân tộc, trong lều là các hoạt động văn hóa và đồ thủ công mỹ nghệ. Văn Địch dạo một vòng rồi đi đến kết luận: Hệt như Bách Đoàn đại chiến của đại học. (Hy: Lễ hội văn hóa giành người của các câu lạc bộ)

Cậu bước đến góc khu lễ hội và nhìn thấy một tấm biển: Văn hóa truyền thống Trung Quốc.

Văn hóa Trung Quốc rất rộng lớn và sâu sắc, chủ đề lớp này chọn quá rộng rồi.

Văn Địch đi tới nhìn thử, trước lều có một chiếc bàn gỗ, trên đó bày cờ vây cùng bút, giấy, mực để du khách trải nghiệm. Trong trung tâm lều còn có một thứ giống như ống trúc, bên cạnh là vài chiếc tên gỗ vót cùn.

Văn Đế biết rất ít về văn hóa cổ đại nhưng cậu có nghiêm túc ngồi học các giờ lịch sử và ngữ văn. Đây là trò "đầu hồ". (Hy: ném thẻ vào bình rượu)

Gian hàng này thưa thớt khách tới, chỉ có một cậu nhóc đang nhặt tên trên mặt đất. Văn Địch đứng trước quầy nhìn ngó xung quanh, đột nhiên kêu lên: "Là em."

Cậu nhóc đứng thẳng người, chớp mắt, nở nụ cười rạng rỡ, hiển nhiên là cũng nhận ra cậu. Thấy cậu đang nhìn chằm chằm vào ống trúc liền bước tới đưa cho cậu toàn bộ mũi tên gỗ: "Anh muốn chơi không?"

Văn Địch xua tay: "Anh không phải là học sinh."

Cậu nhóc nhét mũi tên gỗ vào tay Văn Địch, lắc đầu: "Không có người khác đâu."

Văn Địch cầm mũi tên nhìn về phía gian hàng trống không: "Những người khác trong lớp em đâu?"

"Họ có việc phải làm," cậu nhóc nói. "Nên bảo em đợi ở đây."

Có vẻ như nhóc đang chơi một mình.

Văn Địch nhìn mũi tên trong tay mình, nếu cậu nhóc đã tốt bụng đưa thì từ chối lại không hay. Cậu híp mắt lấy một mũi tên ra, nhắm vào ống trúc rồi ném.

Không ngờ khoảng cách nhìn không xa nhưng lại rất khó nhắm vào. Mũi tên gỗ lao qua ống trúc, rơi đằng sau.

"Không sao đâu," cậu nhóc ở bên cạnh động viên, như sợ Văn Địch thất bại nên tự ti, "Ném lại đi anh."

Văn Địch không quan tâm có trúng hay không, cậu nhóc cứ ở bên cạnh cổ vũ làm cậu ngượng ngùng. Cậu lên tinh thần tìm quy luật, cũng ném chính xác hơn. Bất hạnh là ống trúc đặt trên bãi cỏ nhân tạo nên không đứng vững, mỗi lần mũi tên sượt qua vành ống hoặc ném trúng thì ống trúc liền đổ xuống. Còn chưa ném hết ống tên mà cậu nhóc đã chạy lại dựng ống trúc lên mấy lần.

"Cám ơn em," Văn Địch ném hết mũi tên gỗ, vẫy tay với cậu nhóc: "Anh chơi vui lắm. À mà em tên gì?"

Cậu nhóc cười với Văn Địch, hai bên má có lúm đồng tiền: "Em là Giang Vũ."

Nhìn thấy nụ cười vui vẻ của cậu nhóc, Văn Địch nhất thời không đành lòng.

Kết hợp với cảnh đẩy thùng gỗ trước đó, cậu có thể kết luận rằng Giang Vũ đang bị bắt nạt ở một mức độ nào đó.

Nhưng cậu do dự vài giây, hay thôi bỏ đi. Cậu chỉ là một giáo sinh, còn không có quyền giảng dạy chính thức, không có tư cách kỷ luật học sinh. Huống chi cậu được phân vào trường cấp ba, sao có thể quá phận chạy tới quản chuyện trường cấp hai?

Văn Đế vừa rời đi thì một nhóm học sinh nam quay về. Cầm đầu là một thiếu niên cao to, cũng tầm mười ba mười bốn tuổi như Giang Vũ. Nó đi tới chiếc ghế sau bàn gỗ rồi ngồi xuống, những người khác cũng lục tục ngồi xuống theo, chỉ có Giang Vũ là đứng ở bên cạnh.

Một lúc sau có vài học sinh đi tới, thấy trò đầu hồ này vô cùng mới mẻ. Giang Vũ đưa những chiếc tên gỗ cho bọn họ, vài người xếp hàng đứng chơi thử.

Ống trúc vẫn lung lay, tên vừa ném ống đã đổ.

Thiếu niên cao lớn cau mày, thấy vô cùng phiên phức, chỉ vào Giang Vũ nói: "Mày không có mắt hay sao mà không thấy nó đổ vậy?"

"Nhưng tớ còn phải nhặt mấy cái này." Giang Vũ ôm đống tên gỗ, nói.

"Không thể làm cả hai à?" Nó nổi giận, "Não dùng để trưng hay gì."

Vì vậy Giang Vũ đi qua, ngồi xổm đỡ ống trúc bằng hai tay. Ban đầu vẫn ổn, ném kiểu gì cũng không đổ nhưng mấy học sinh này hay ném lệch, thường ném trúng tên gỗ vào người nhóc. Mặc dù đầu tên đã bị vót cùn nhưng vẫn đau khi bị ném trúng. Có một mũi tên suýt thì ném vào mắt nhóc, nhóc đưa tay lên đỡ, ống trúc lại đổ.

Thiếu niên cao lớn cáu kỉnh đứng dậy, đi tới đập vào gáy nhóc: "Đã bảo mày giữ ống mà?"

"Đau." Giang Vũ chỉ vào chỗ bị ném trúng, nói.

"Cũng phục mày thật, đó còn đéo phải tên thật thì đau kiểu gì?" Nó nói, "Sao mày vô tích sự thế?" Nó chỉ những người xung quanh. "Mày có thể lên kế hoạch không, có thể viết báo cáo không, có thể thuê sân không? Mọi người đều có nhiệm vụ của họ, mỗi mày ăn không ngồi rồi, bảo mày làm tí chuyện này mà mày còn lầm bà lầm bầm?"

Giang Vũ mù tịt, một tràng dài vừa nãy nhóc chỉ hiểu được tí xíu.

"Đồ ngu", Thiếu niên cao lớn lại đập nó một cái, "Mày không biết đóng góp cho tập thể là gì hả?"

Giang Vũ gật đầu: "Tớ biết."

"Mày định gây rắc rối cho mọi người à?"

Giang Vũ lắc đầu.

"Vậy thì đỡ cái ống cho chắc, không được nhúc nhích, nghe thủng chưa?"

Sau đó Giang Vũ ngừng cử động, ngoan ngoãn giữ ống trúc bằng cả hai tay. Những mũi tên gỗ đập trúng tay, vai và chân của nhóc nhưng nhóc chẳng hề tránh.

Thiếu niên cao lớn quan sát một lúc rồi đột nhiên nói với bạn cùng lớp bên cạnh: "Tụi mày có thấy trò này chơi vui hơn đầu hồ không?"

Đối phương vô cùng hứng thú xem hồi lâu rồi gật đầu: "Đúng nha."

Thiếu niên cao lớn nhếch môi, đứng dậy nhặt những mũi tên gỗ trên mặt đất. Các học sinh khác trong lớp ăn ý mỉm cười và xếp hàng sau lưng nó.

"Cho điểm đi," một người đề nghị "Hai điểm cho chân, ba điểm cho tay, bốn điểm cho vai và năm điểm cho đầu."

"Được," thiếu niên cao lớn xoa tay, "Tao trước."

Giang Vũ nhìn bọn họ tụ tập trước bàn gỗ, vẻ mặt khó hiểu. Thiếu niên cao lớn cầm mũi tên gỗ, cười nói với nhóc: "Tụi tao thấy hoạt động văn hóa này cần phải tối ưu thêm. Mày đứng đó để tụi tao thử quy tắc mới nhé, đây cũng là cống hiến cho tập thể đấy, nghe rõ không?"

Giang Vũ không hiểu, nhưng thấy mọi người đang nhìn chằm chằm vào mình đợi câu trả lời, vì vậy giống như mọi lần nhóc không chắc chắn nhóc phải làm gì ---- nhóc gật đầu.

Các thành viên ở lối vào lều bật cười. Giang Vũ còn chưa kịp hiểu chuyện gì đã xảy ra thì những mũi tên gỗ như mưa rào đập lốp bốp vào người nhóc, nhóc muốn giơ tay che đầu nhưng chợt nhớ ra mình không được cử động nên chỉ có thể cúi đầu xuống thấp hết mức có thể, không để tên ném trúng mặt.

Nhóc không kêu cũng không không tránh, thiếu niên cao lớn kia chơi một lúc thì thấy hơi mệt, vỗ tay vài lần rồi hậm hực nói: "Thôi bỏ đi, chẳng thú vị gì sất." Rồi hỏi tiếp: "Ai thắng vậy?"

Một học sinh nam trong lớp giơ tay: "Tôi được năm mươi tám điểm."

Mọi người vỗ tay. Âm thanh truyền vào trong lều, Giang Vũ ngẩng đầu lên thì thấy mọi người đang vỗ tay. Mỗi lần phát thưởng trong lớp, mỗi lần tham gia đại hội thể thao mọi người đều vỗ tay nên nhóc cũng vỗ tay theo.

Tiếng cười ngoài cửa càng lớn hơn.

Những học sinh khác trong lớp đi theo từng tốp hai, ba người, có người im lặng đứng bên cạnh, có người dứt khoát bước ra ngoài. Thỉnh thoảng có người dè dặt nói "Đừng đùa nữa" nhưng bị thiếu niên cao to kia liếc một cái nên lại câm miệng. Cũng có giáo viên đi ngang qua nhưng đều nhìn thẳng bước đi, không ai dừng lại cũng chẳng ai can ngăn.

Chủ đề của lớp bên cạnh là văn hóa của người dân đảo Thái Bình Dương. Một học sinh nữ mặc trang phục truyền thống của người Samoa không thể nhìn được nữa, nói: "Đừng quá trớn."

"Gì chứ?" Thiếu niên cao to nhướng mày, "Tụi tôi làm gì? Tụi tôi đang giỡn với nhau thôi mà, chẳng phải trông nó vui lắm sao? Cậu nhìn đi, nó còn đang cười kìa."

Cô bé nhìn Giang Vũ. Nhóc bước tới nhặt những mũi tên gỗ mà người khác đã ném, vẫn nở nụ cười trong veo như thường, giống như chẳng hề thấy khó chịu chút nào. Cô bé cảm thấy mình đang xen vào chuyện của người khác nên quay người bỏ đi.

Bạn cùng lớp bên cạnh thiếu niên cao to vỗ vai nó: "Ê xem kìa, to vãi."

Những học sinh nam cười cợt không nói gì, hiển nhiên đều chú ý. Quần đảo Thái Bình Dương nằm ở vùng nhiệt đới, trang phục truyền thống của các cô gái tương đối mát mẻ. Cô bé kia mặc cái áo bó sát như yếm và váy cỏ, dậy thì khá tốt, vừa nhìn đã thấy.

Thiếu niên cao lớn đột nhiên nảy ra ý tưởng. Nó bước tới bên cạnh Giang Vũ, vỗ vai nhóc rồi hỏi: "Mày biết nghĩa khí là gì không?"

Giang Vũ chậm rãi chớp mắt và lắc đầu.

"Đó là việc anh em muốn làm nhưng không dám làm, nhưng mày làm giúp họ," nó giơ ngón tay cái lên, "Cái này gọi là nghĩa khí. Đàn ông ai cũng bái phục người có nghĩa khí, mày có muốn người khác bái phục mày không?"

Đôi mắt của Giang Vũ sáng lên, gật đầu.

Thiếu niên cao lớn quàng tay qua vai nhóc, chỉ vào cô bé hồi nãy: "Mày có thấy dây áo trên lưng con nhóc kia không?"

Quả thực có một sợi dây ở sau yếm. Giang Vũ nói: "Có thấy."

"Đi tháo cái dây đó ra," Thiếu niên cao lớn vỗ vai nhóc, "Thì mày chính là một người đàn ông nghĩa khí."

Các học sinh nam xung quanh cười khúc khích, mọi ánh mắt đều tập trung vào cô bé kia. Thằng ngu này nghe gió tưởng mưa, vừa dễ lừa gạt còn nhẫn nhục chịu đựng. Bây giờ có trò hay để xem rồi.

Giang Vũ nhìn các bạn cùng lớp rồi lại nhìn cô bé kia, đứng yên không nhúc nhích.

Thiếu niên cao lớn đẩy nhóc: "Còn chờ gì nữa?"

Giang Vũ hỏi: "Bạn ấy có biết không?"

"Gì hả?" Thiếu niên cao lớn cau mày, "Ai?"

"Mẹ tớ dặn trước khi đụng vào người bạn nữ thì phải hỏi xem bạn ấy có đồng ý không, " Giang Vũ hỏi, "Bạn ấy đồng ý không?"

Thiếu niên cao lớn mất kiên nhẫn, không ngờ muốn nhìn cảnh xuân còn phải đi nhiều bước thế này.

"Mẹ mày nói người bình thường, " Thiếu niên cao lớn nói: "Mày thì khác, mày là đồ ngu, đồ ngu giết người cũng không sao."

Giang Vũ kiên định lắc đầu: "Làm vậy không tốt."

Không cần biết thiếu niên cao lớn nói thế nào thì Giang Vũ cũng không ngừng lặp đi lặp lại "Làm vậy không tốt". Thiếu niên cao lớn tức giận đến mức đá nhóc: "Đồ ngu như mày còn dám lên mặt dạy tao?"

Giang Vũ ngã xuống đất, những mũi tên bằng gỗ vương vãi khắp nơi. Nhóc gom những mũi tên lại rồi bò dậy.

"Anh Hoa, đi thôi," bạn cùng lớp bên cạnh nhìn đồng hồ, "Lớp IELTS sắp bắt đầu rồi."

Quả thật, nhìn xung quanh hầu hết các lớp đang bắt đầu dẹp quầy, lễ hội văn hóa đã kết thúc. Sau khi dẹp quầy, các nhân viên của trường đã tháo dỡ lều bạt, những thứ khác do học sinh đem đến nên chúng cũng tự mang về. Bàn cờ, ống trúc, cầm từng thứ thì không nặng nhưng gom chung vào thì cũng hơi mệt. Thiếu niên cao lớn chỉ vào Giang Vũ và nói: "Tụi tao phải đi học gấp, mày đem về lớp đi."

Những học sinh khác rối rít phụ họa, có người nói phải đi chơi golf với bố mẹ, có người nói phải đi học cưỡi ngựa. Họ vội vàng rời đi, để lại tất cả đồ văn hóa truyền thống linh tinh cho Giang Vũ.

Giang Vũ nhìn bọn họ cười nói ồn ào, chẳng hề vội vã rời đi. Hai thành viên của câu lạc bộ đạp xe thậm chí còn mang những chiếc xe đạp địa hình mới mua từ phòng sinh hoạt của câu lạc bộ ra giới thiệu với những người khác rằng đây là mẫu mới nào, trông chẳng hề gấp gáp.

Nhân viên dỡ lều đi tới hỏi có thể dẹp quầy được chưa. Giang Vũ bỏ đồ đạc trên bàn vào hộp bìa cứng, nhặt lên rồi rời đi. Từ sân trường đến phòng học của khu cấp hai phải đi qua nửa sân trường, nhóc đi trên con đường trồng cây hai bên gần tòa nhà dạy học, tay hơi mỏi. Giang Vũ muốn đặt chiếc hộp xuống nghỉ ngơi một lúc nhưng đột nhiên nhóc nghe thấy tiếng chuông xe đạp phía sau, quay đầu lại thì thấy thiếu niên cao lớn đang đạp xe phóng về phía mình.

"Ê!" Đối phương hét lên, "Cẩn thận!"

Nó nói vậy nhưng chẳng thèm quay đầu xe. Giang Vũ vội vàng né sang một bên nhưng chiếc xe lập tức đuổi theo, bánh xe sắp sửa tông vào người nhóc.

"Sao phanh không có tác dụng vậy?" Thiếu niên cao lớn nghi ngờ.

Giang Vũ ôm chặt chiếc hộp và bắt đầu chạy. Gần như cùng lúc đó, chiếc xe lao tới và tông thẳng vào lưng nhóc, khiến nhóc ngã nhào về phía trước.

Chiếc hộp bị đổ, quân cờ đen trắng lăn xuống đất. Cuối cùng chiếc xe địa hình kia cũng dừng lại.

"Mày đang làm gì vậy!" Thiếu niên cao lớn ngồi trên xe, cau mày mắng: "Những thứ này tao đem từ nhà lên đấy, rớt hỏng thì mày đền nổi không?"

Trên tay Giang Vũ trầy một mảng lớn, máu rỉ ra từ thịt. Nhóc ngơ ngác nhìn đống hỗn độn trên mặt đất, sau đó một đôi tay xuất hiện trong tầm nhìn, kéo cậu nhóc dậy.

"Tông người còn la làng, sao tên nhãi nhà cậu lại ngông cuồng vậy?" Chàng trai trẻ trừng mắt nhìn thiếu niên cao lớn, "Cậu học lớp nào? Đi cùng tôi tới phòng giáo vụ, gọi người nhà tới!"

~~~~

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio