*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Chương có nội dung bằng hình ảnh
"Văn phòng đại sứ quán Pháp nhận được công văn khẩn từ bộ ngoại giao nước này", "Văn phòng ngoại giao của ông Brown đã bị niêm phong", "Ông Brown bị cưỡng chế dừng mọi hoạt động ngoại giao theo lệnh mới", "Ông Brown buộc phải về nước Pháp để tiếp tục điều tra", tất cả những chuyện này diễn ra chỉ trong ba ngày ngắn ngủi.
Tin tức lan truyền nhanh đến mức làm Hứa Qua chóng mặt đau đầu, và cô chỉ quan tâm đ ến một vấn đề duy nhất: Ông Brown từ chức trên cương vị nhà ngoại giao, và rất mau sẽ rời khỏi Jerusalem.
Ông Brown đi thì tiểu thư Brown đương nhiên cũng rời khỏi Jerusalem. Tin tức này khiến Hứa Qua vô cùng vui vẻ, như vậy người ấy sẽ không còn lý do lui tới nhà Brown vào cuối tuần.
Nhưng nghĩ tới đây, Hứa Qua liền tự đập vào đầu mình một cái: Thật ngu ngốc, đầu óc nông cạn, cái đồ tiểu nhân nói một đằng làm một nẻo, thật là... Hứa Qua, mày đúng là vô phương cứu chữa. Tay cô chậm rãi buông xuống.
Có một số chuyện nghĩ thì đơn giản, nhưng làm lại rất khó, giống như mỗi lần Hứa Qua muốn gọi người kia là "anh", khi lời ra đến đầu lưỡi lại đổi thành "Hứa Thuần". Có một thời gian dài, miệng cô vừa mới gọi "anh", lúc sau trong nháy mắt lại gọi thành "Hứa Thuần".
Nhưng dù cô gọi anh thế nào, anh cũng chẳng phản ứng. Ngược lại, Hứa Qua là người nghĩ nhiều.
Giống như bây giờ, dù biết làm vậy là không đúng, dù làm bộ tự trách bản thân nhưng trong lòng cô có một niềm vui không nhỏ. Ông Brown phải về nước Pháp là niềm vui lớn nhất của cô thời gian này.
Buổi tối, Hứa Qua cố gắng kiềm chế bản thân làm một chuyện: Mặt dày lẻn vào thư phòng người ấy. Hứa Qua muốn biết, người ấy có bị đả kích khi ông Brown phải rời Jerusalem hay không?
Gần đây, nam nữ khu thành cổ đều bàn luận "con trai nhà kim khí hẹn hò với con gái của đại sứ Brown". Ở các quốc gia theo đạo Hồi, con trai mười lăm tuổi thường đã suy tính đến chuyện hôn nhân đại sự. Những chuyện yêu đương nam nữ mà họ bàn luận ấy không hẳn là lời đồn chính Hứa Qua cũng biết người ấy chính là hẹn hò với tiểu thư Brown.
Một buổi sáng nọ, cô lôi được một cặp vé xem phim từ chiếc quần anh ném đi giặt. Dù Hứa Qua không tận mắt nhìn thấy cảnh hai người đó đi xem phim, nhưng cô có thể khẳng định chất xúc tác tình yêu bắn tung toé từ họ.
**
Một chiều hoàng hôn, con chó lông xù được xích bởi một chiếc xích xinh đẹp, chiếc xích xinh đẹp ấy được dắt bởi người ấy. Hai người đi sóng vai với nhau, tiểu thư Brown thỉnh thoảng sẽ nhón tay nhón chân trêu chọc con chó kia một chút.
Hứa Qua vẫn luôn lén lút đi theo phía sau hai người, thỉnh thoảng lại nghe được tiếng cười khanh khách trong trẻo của tiểu thư Brown.
Người ấy tuy ít nói, biểu hiện y sì những người buôn bán nhỏ lẻ ở Jerusalem, đối mặt với người ở địa vị cao hơn mình, lễ phép, im lặng lắng nghe. Nhưng khi tiểu thư Brown trêu đùa con chó nhỏ, anh sẽ nói gì đó thích hợp, vừa vỗ về thú cưng, vừa lấy lòng người chủ xinh đẹp kia.
Điều khiến Hứa Qua buồn chính là họ đang đi trên đoạn đường dốc, người ấy thả bước chân rất chậm. Hứa Qua đôi lúc hi vọng mình ngốc hơn chút nữa, như vậy cô sẽ không suy nghĩ nhiều đến thế.
Tháng sau chính là sinh nhật mười ba tuổi của Hứa Qua. Càng gần tới ngày sinh nhật, Hứa Qua càng thấy mình nhìn thông sõi cuộc đời. Hứa Qua biết anh cố tình đi chậm là vì tiểu thư Brown đang đi giày cao gót. Mà con đường dốc có thể khiến cô ta dễ trượt chân hơn.
Hiển nhiên tiểu thư Brown cũng không ngu ngơ. Một lúc sau, cô đã nhận ra tâm tư của người con trai bên cạnh, dừng lại quay sang nhìn một bên mặt của anh. Tuy Hứa Qua không cách nào nhìn được nét mặt của người ấy, nhưng từ góc mặt của tiểu thư Brown, cô có thể đoán rằng: Người ấy khẳng định đang nhìn cô nàng tóc xoăn người Pháp mà nở nụ cười toả nắng.
Mà cô gái đẹp cũng khoe ra nụ cười ngọt ngào đến tận khoé mắt.
Hứa Qua núp dưới gốc cây oliu, trong lòng chua xót như ai ấn vào miệng vết thương. Lúc này, cô thấy mình không khác gì mấy bà mẹ chồng hay soi mói chuyện tình cảm của con trai và con dâu.
Mẹ của cô không nên rời bỏ cô sớm như vậy, làm cô trở thành một cô nhóc già trước tuổi. Thiếu vắng tình thương của mẹ là điều không gì bù đắp được, cho dù cô có dì Mai bên cạnh, bởi dì không phải mẹ ruột của cô mà.
Rốt cục người kia cũng mở miệng nói "Đi thôi."
Tiểu thư Brown xoay người bước đi, Hứa Qua cũng từ sau cây oliu đi ra. Đi theo sau hai người vào một quán nhỏ, đây là nơi tập trung buôn bán các đặc sản địa phương ở Jerusalem, rất đông người nên Hứa Qua không sợ bị phát hiện.
Một trong những điểm thu hút du khách là ở đây có nhiều quán rong bán đồ ăn vặt. Hứa Qua nghe được tiểu thư Brown nói với người ấy rằng cô ta đói băng cái giọng mềm mại, nũng nịu khiến người ta không thể từ chối.
Ở giữa một rừng đồ ăn màu sắc phong phú, người ấy chọn mấy phần bánh Bourekas. Nhìn anh lấy tiền từ trong ví ra, bỗng nhiên nước mắt Hứa Qua lăn dài. Người ấy còn chưa bao giờ bỏ tiền mua đồ ăn vặt cho cô đâu. Tuy anh không giống các bạn học của mình tiền đầy túi, nhưng Hứa Qua biết tiền tiêu vặt của anh chắc chắn không ít.
Số tiền đó không chỉ từ ba hay từ những người trao tặng quà và học bổng thành tích học tập, anh còn có một khoản tiền boa khi giúp khách mở khoá. Những món đó tích dần lại, đến giờ khẳng định là không ít. Hứa Qua cũng có một ít tiền tiêu vặt, nhưng so với người ấy thì như châu chấu đá voi.
Người bán bánh trả lại vài đồng xu lẻ. Người ấy trước giờ chẳng mua cho cô cái gì, giờ lại mua liền cho tiểu thư Brown tận mấy cái. Đây có phải anh của cô không vậy? Thật là cha nào con nấy, cha thì trọng nam khinh nữ, con thì trọng sắc khinh em. Hứa Qua cũng rất thích ăn bánh Bourekas, đó là một trong ít món Ả rập cô ăn được.
Lau khô nước mắt, Hứa Qua đi đến trước mặt hai người kia, duỗi tay lấy đi miếng bánh Bourekas lớn nhất. Cô cũng không nhìn mặt người ấy một cái, cứ thế cầm lấy phần bánh cắn một miếng thật to. Và như thế, Hứa Qua thành công khiến người ấy lấy thêm tiền từ trong ví ra. Lần này, số tiền anh bỏ ra cũng nhiều hơn.
Nhìn thấy anh hào phóng, cô nhướn nhướn mày lên. Mũi chân cô cố nhón nhón lên gần cái cằm của người ấy, lấy tiếp chiếc hộp to thứ hai từ tay anh, trong nháy mắt lại cho vào miệng, mặt hướng vào anh như muốn nói: Để xem cái mặt poker của anh có thay đổi không. Hôm nay em sẽ ăn đến khi anh phá sản mới thôi.
"Tại sao em lại ở đây?"
"Nơi này không phải là nhà anh, anh không có quyền không cho em tới đây", "Mà có là nhà anh thì cũng là nhà của em."
Một giọng nữ mềm mại cắt ngang cuộc trò chuyện của bọn họ "Em gái cậu đáng yêu thật đấy."
Không, không hề, cô một chút cũng không đáng yêu. Vừa rồi ở đoạn đường dốc kia, cô đã thầm nguyền rủa rằng ánh nhìn của mấy cậu nhóc trên phố có thể làm cô tiểu thư nước Pháp ngã chổng vó.
Hiện giờ, dù nhà Brown đang gặp cảnh khốn đốn, nhưng tiểu thư Brown cũng không giống các bạn đồng trang lứa, hoặc là bày ra khuôn mặt u sầu, hoặc buông xuôi theo số phận. Cô ấy đã đến phòng thư từ ở bộ ngoại giao, một mặt giúp đỡ ba mình, một mặt xin giúp đỡ cho ba của bạn.
**
Phòng học người ấy có tiếng đóng cửa rất nhỏ. Dưới ánh đèn vàng, cô hơi cụp mắt, khẽ đi qua trước bàn anh, nhẹ nhàng hỏi: "Dì Mai vừa đốt lò, anh có muốn xuống không..."
Jerusalem đã vào lúc lạnh nhất, thường kéo dài khoảng một tháng. Các gia đình có điều kiện sẽ để trong nhà một bó củi, chờ đến đêm sẽ nhét vào lò đốt, như vậy nhà sẽ ấm áp hơn một chút.
"Không cần, anh không lạnh." Anh dứt khoát cắt lời cô.
Lúc sau, sự tập trung của anh lại đặt lên quyển sách giáo khoa.
Nếu là trước kia, có lẽ Hứa Qua sẽ tìm cớ để gần anh hơn nữa, cho đến khi bị cha phát hiện xách cổ ra ngoài mới thôi. Nhưng đêm nay đầu cô hoạt động không tốt lắm, một cái cớ cũng không nghĩ ra được. Cô cứ như vậy đứng ngốc, ánh mắt nhìn chằm chằm mặt anh rất lâu, đến mức tưởng chừng như cả thế giới này chỉ có mỗi mình anh, yên tĩnh mà bình dị.
Còn anh sau một lúc thì nhướn mày, gấp sách lại nghiêng mặt nhìn cô như muốn nói: Sao em còn chưa đi?
Cô nghĩ nghĩ, chậm rì rì nói: "Nhà Laura đã xảy ra chuyện." Laura là tên của tiểu thư Brown, người xinh đẹp, tên cũng dễ nghe.
Người ấy không đáp lại.
Tốc độ nói của cô cũng nhanh hơn một chút: "Nhà Laura đã xảy ra chuyện, anh biết không?" Sao có thể không biết, tin tức trong thành cổ lan truyền nhanh như gió. Thậm chí đôi lúc còn nhanh hơn tin tức từ chính phủ.
Mày anh càng nhăn tợn.
Cô tiếp tục giả ngu: "Em nghe nói có người không vừa mắt ông Brown, bọn họ muốn đuổi ông ấy khỏi Jerusalem. Hứa Thuần, anh thấy những lời này có đúng không? Em thấy đúng lắm."
"Cho nên?" Anh nhả ra hai chữ.
"Cho nên......" Hứa Qua ấp úng, thực ra cô cũng không rõ lắm cho nên làm sao.
Điều cô vừa nói là do cô hóng được tin tức đầu ngõ cuối xóm. Chỉ cần tin liên quan đến nhà Brown, Hứa Qua đều rất hồi hộp quan tâm.
Ngón tay thon dài của anh chỉ về phía cửa phòng: "Em đang quấy rầy anh học đấy có biết không? Bây giờ rời khỏi đây ngay lập tức." Anh nói chẳng khác gì thường ngày, cô không tìm ra được điểm khác biệt.
Thật ra trong lòng Hứa Qua lại nghĩ "Có lẽ anh ấy đang buồn chuyện nhà tiểu thư Brown lắm ấy, hừ, thật đáng khinh."
Suy nghĩ này làm Hứa Qua ghen ghét muốn chết, cô nổi đoá chỉ vào anh: "Em sẽ đi, Hứa Thuần, không cần giả vờ. Lúc nào anh cũng làm mấy điệu bộ chán ghét, em khinh. Giờ không phải hận không thể chạy ngay đến an ủi Laura đi."
Câu này thành công làm chỗ giữa hai mày anh nhăn lại.
Cô nhếch miệng cười: "Giả vờ giả vịt. Em khẳng định giờ trong lòng anh gấp đến độ như kiến bò trên chảo nóng ấy chứ. Nơi này ai chả biết anh với tiểu thư Brown là một đôi, những lời này nhất định làm mấy người vui sướng nở hoa trong lòng rồi nhỉ? Rốt cuộc câu chuyện tình yêu ngọt ngào của con trai nhà bán kim khí và con gái yêu nhà ngoại giao cũng được người ta bàn tán. Anh ước cả ngày được nghe những lời như vậy đúng không?"
Hứa Qua sao chép câu nói của bọn trẻ trên ngõ không thiếu một chữ, lại còn giữ nguyên được mùi ghen tức chua lòm.
Hứa Qua cho rằng người ấy nghe xong lật mặt với cô. Rồi sao, anh làm cô tức nổ phổi.
"Em nói xong rồi sao? Nếu nói xong nói rồi thì đi đi!" Anh đáp vậy đó.
Vẫn còn giả vờ được?
"Anh!" Cô tới gần anh hơn một chút, giọng vui sướng khi người khác gặp nạn: "Nhưng làm sao bây giờ? Laura phải rời đi."
Anh có vẻ chẳng hứng thú với đề tài cô đang nói. Anh đứng dậy khỏi ghế, bước đến cô, hơi cúi xuống, ánh mắt thẳng tắp nhìn mặt cô "Hứa Qua!"
Lòng cô hơi run sợ, người ấy ít khi như vậy lắm, cô rất ít khi nghe từ miệng anh gọi cả họ tên cô.
Vì sao anh lại đến gần cô? Có phải giống như những người con trai khi muốn thân thiết với con gái trong phim đều làm vậy ư? Giây phút ấy, trong lòng Hứa Qua bỗng nhớ lại chuyện mấy hôm trước, một cậu bạn người Armenia đã gửi cho cô một bức thư tình.
Ở trong thư, cậu bạn khen cô là một cô gái xinh đẹp. Cậu ta còn bảo môi cô tựa như cánh hoa hồng mềm mại, đằm thắm, và muốn hôn cô. Có phải anh cũng giống như cậu con trai kia phát hiện ra cô xinh đẹp không? Có phải anh cũng thấy môi cô tựa như cánh hoa hồng?
Đôi môi cô run rẩy, dù rong lòng Hứa Qua đang đấu tranh chan chát. Cô đã hứa sẽ nghe lời cha rồi, Hứa Qua màu trắng liên tục thúc giục: Hứa Qua, mau đẩy anh ấy ra!
Nhưng cơ thể cô lại bất động, thậm chí mí mắt còn khép hờ như sắp ngủ đến nơi. Lúc ấy....
"Hứa Qua, anh khẳng định mai sau em sẽ trở thành một cô nàng chanh chua, đanh đá."
Khi cô tỉnh táo lại, người anh đã sượt qua vai cô. Lúc cô hiểu ra anh nói gì, anh đã rời khỏi phòng.
Người ấy vừa nói cô sẽ nổi danh ở thành cổ là chanh chua đanh đá.
Nhìn cánh cửa đã khép lại, Hứa Qua lẩm bẩm: "Hứa Thuần, anh là tên khốn, dám nói em sẽ thành đứa chanh chua đanh đá."
Thanh âm dần nhỏ lại. Cuối cùng, tay cô dán lên má, lòng bàn tay cóng lạnh giục cô phải đi xuống chỗ lò sưởi phòng khách.
- -
Bánh Bourekas: là một trong những loại bánh ngọt nhồi phổ biến nhất ở Israel, thường được phục vụ vào những dịp đặc biệt và thường được tìm thấy ở các quán ăn đường phố.
Trong bản convert thì ghi là bánh mật và tớ tra Google thì không có nên tớ đã tra ra và pick chiếc bánh này có vẻ là bánh mật nhất =)))) Aigu nhìn đồ ăn ở Israel trông cũng thích mắt ghê =))